1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào tổ chức dạy học đọc hiểu nhân vật tử văn trong văn bản “chuyện chức phán sự đền tản viên” (nguyễn dữ) (2018)

67 966 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 794,34 KB

Nội dung

21 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT TỬ VĂN TRONG VĂN BẢN “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” NGUYỄN DỮ CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ..... 2 dạy phải biết tổ c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VĂN BẢN CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN

TẢN VIÊN ( NGUYỄN DỮ)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VĂN BẢN CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN

TẢN VIÊN ( NGUYỄN DỮ)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học

ThS TRẦN HẠNH PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn- Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Hạnh Phương

đã trực tiếp hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với

sự hướng dẫn, chỉ bảo của Thạc sĩ Trần Hạnh Phương và các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Công trình này chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, tháng 05 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 6

1.1 Dạy học tích cực 6

1.1.1 Khái niệm dạy học tích cực 6

1.1.2 Đặc trưng của dạy học tích cực 8

1.1.3 Hoạt động của GV và HS trong dạy học tích cực 9

1.1.4 Các kĩ thuật dạy học tích cực được dùng trong bài 10

1.2 Vấn đề dạy học đọc hiểu 13

1.2.1 Khái niệm đọc hiểu 13

1.2.2 Chức năng của dạy học đọc hiểu 14

1.3 Hình tượng nhân vật 17

1.3.1 Khái niệm 17

1.3.2 Đặc trưng của hình tượng nhân vật 21

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT TỬ VĂN TRONG VĂN BẢN “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” (NGUYỄN DỮ) CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 23

Trang 7

2.1 Kĩ thuật động não 23

2.1.1 Mục đích 23

2.1.2 Thời gian tiến 5 phút 23

2.1.3 Các yêu cầu 23

2.1.4 Các bước thực hiện 23

2.2 Kĩ thuật XYZ 27

2.2.1 Mục đích 27

2.2.2 Thời gian 6 phút 27

2.2.3 Các yêu cầu 27

2.2.4 Các bước thực hiện 27

2.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy 30

2.3.1 Mục đích 30

2.3.2 Thời gian 10 phút 30

2.3.3 Những yêu cầu 30

2.3.4 Các bước thực hiện 30

CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 34

KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông có vị trí hết sức quan trọng, mang tính nền tảng của

cả hệ thống giáo dục quốc dân Chất lượng giáo dục phổ thông trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, sâu xa hơn là nguồn gốc góp phần quyết định chất lượng của nguồn nhân lực quốc gia

Do yêu cầu đổi mới hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, đồng thời phát huy tính tích cực chủ động của người học Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Để làm được điều này việc giảng dạy không đi theo mô hình truyền thống, không đơn thuần truyền thụ kiến thức mà cần có những thay đổi

Ngữ văn là môn học quan trọng, chiếm thời lượng lớn trong chương trình học của học sinh Môn học này giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chất đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung Trong đó, năng lực tư duy, năng lực tưởng tưởng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng lực liên quan đến nhiều môn học Ngoài

ra, năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ là những năng lực quan trọng giúp các em trong học tập cũng như công việc hiện tại và tương lai, nâng cao chất lượng cuộc sống Tất cả các năng lực và phẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học, xoay quanh bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Các kiến thức lí thuyết về Tiếng Việt, lịch sử văn học, lí luận văn học và tập làm văn chủ yếu được dùng như là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy đó Như vậy, việc dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực là cần thiết Để thực hiện được điều đó thì người

Trang 9

2

dạy phải biết tổ chức các hoạt động dạy học đọc hiểu một văn bản để phát triển năng lực của người học dựa trên những kĩ thuật dạy học tích cực

Với việc đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay, tôi lựa chọn

đề tài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào tổ chức dạy học đọc hiểu nhân

vật Tử Văn trong văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ)” để góp một hướng tiếp cận mới trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngoài ra,

việc thực hiện đề tài trên là cơ hội để người viết học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu việc về dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát huy năng lực của người học, phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy sau này

2 Lịch sử vấn đề

Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy học mà ở đó người giáo viên đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng những vấn đề liên quan Phương pháp này lấy sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng Vấn đề này đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau

Ở Việt Nam ta thấy một số tác giả tiêu biểu đã nghiên cứu về vấn đề này: Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo với cuốn sách “Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” Ông đã đưa ra quan niệm hoạt động tích cực là hoạt động trung tâm của dạy học và nêu lên các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh

Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Năm giảng về thể loại”, “ Văn học- học văn” đã trình bày về truyện ngắn, tiểu thuyết, kí và đưa ra việc phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại

Tác giả Nguyễn Kì trong bài viết “ Biến quá trình dạy học bằng quá trình tự học” đã trình bày về cơ sở tích cực của phương pháp dạy học tích cực Ông chỉ

Trang 10

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, NXB Giáo Dục do tác giả Hoàng Hữu Bội chủ biên Ông đưa ra một hướng dạy học để tìm hiểu về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Tác giả Nguyễn Thị Thơm với đề tài “ Nhân vật yêu ma trong Truyền kì

mạn lục của Nguyễn Dữ” đã khái quát vài nét tiêu biểu về nhân vật Tử Văn trong

tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Ở đề tài này người viết trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước cùng những hiểu biết nhất định về các phương pháp dạy học tích cực nhằm đưa ra các kĩ thuật dạy học tích cực để có thể vận dụng vào tổ chức đọc hiểu nhân vật Tử Văn trong văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ)

Trang 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa kiến thức về phương pháp dạy học tích cực

- Hướng dẫn học sinh cách thức đọc hiểu văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” dựa trên các kĩ thuật dạy học tích cực

- Xây dựng giáo án thực nghiệm cho văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trong nhà trường THPT

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài :

Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học đọc hiểu nhân vật Tử văn trong văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

- Phạm vi nghiên cứu :

Luận văn nghiên cứu về các kĩ thuật dạy học tích cực và dạy học đọc hiểu nhân vật Tử Văn trong văn bản “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trong SGK Ngữ Văn 12 THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

❖ Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp:

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh, hệ thống

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 12

5

7 Bố cục của khóa luận

- MỞ ĐẦU

- NỘI DUNG: Gồm 3 chương

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT TỬ VĂN TRONG VĂN BẢN “ CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” (NGUYỄN DỮ) CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

- KẾT LUẬN

- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- PHỤ LỤC

Trang 13

6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1 Dạy học tích cực

1.1.1 Khái niệm dạy học tích cực

Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan niệm về TTC Tác giả Vũ Hồng Tiến quan niệm: TTC là một phẩm chất vốn có của con người bởi vì để tồn tại và phát triển con người chủ động tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội Vì vậy, hình thành và phát triển là một trong những nhiệm

vụ của giáo dục

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể hiểu rằng tính tích cực là sự biểu hiện nỗ lực cá nhân (bằng thái độ, tình cảm, ý chí, ) trong quá trình tác động đến đối tượng nhằm thu được kết quả cao trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn

* Khái niệm tính tích cực nhận thức ( tính tích cực học tập)

- Theo I.F.Kharlamôp: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của

HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng tri tuệ và nghị lực trong quá trình nắm vững kiến thức” [ 6; tr43]

Theo I.I.Samôva: TTC nhận thức là mục đích, phương tiện và kết quả của hoạt động học tập, là phẩm chất của HS Nó xuất hiện trong mối quan hệ của HS

Trang 14

7

với nội dung, với quá trình học tập, với sự nỗ lực để nắm được tri thức và phương pháp trong một thời gian ngắn nhất với việc huy động ý chí để đạt được kết quả học tập TTC nhận thức được biểu hiện bằng sự sẵn sàng về mặt tâm lí cũng như việc xác định rõ mục đích dạy học, tình huống và những hành động để đạt được mục đích đó

Theo Nguyễn Ngọc Bảo, TTC nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao của các chức năng tâm lí nhằm giải quyết vấn đề học tập- nhận thức Nó vừa là mục đích học tập, vừa là phương tiện, là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động Nó

là phẩm chất hoạt động của cá nhân

Tác giả Trần Bá Hoành lại cho rằng, TTC học tập thực chất là TTC nhận thức Biếu hiện của nó là cố gắng cao trong học tập, khát khao hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu khái quát: TTC nhận thức là một khái niệm biểu thị sự nỗ lực, chủ động của chủ thể trong quá trình học tập nghiên cứu, là sự biểu hiện mức độ huy động cao của các chức năng tâm lí nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức, góp phần làm cho nhân cách của chủ thể phát triển Trong quá trình dạy học, TTC nhận thức được biểu hiện ở những dấu hiệu: hăng hái trả lời các câu hỏi của GV,

bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu

ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú

ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước những tình huống khó khăn [4; tr81]

Trang 15

8

1.1.2 Đặc trưng của dạy học tích cực

PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy theo định hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Tích cực trong PPDH- tích cực được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoat động, thụ động chứ không dùng theo trái nghĩa với tiêu cực

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tích cực của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy định hướng cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của học trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đạp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen lối học tập thụ động Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công Như vậy dùng thuật ngữ “Dạy học tích cực” để phân biệt với “Dạy học thụ động”

Trang 16

9

1.1.3 Hoạt động của GV và HS trong dạy học tích cực

Trong quá trình dạy học tích cực, nhiệm vụ chủ yếu của GV là thiết kế và thực hiện cho việc học tích cực của HS trong bối cảnh cụ thể Nhiệm vụ truyền thống của người GV trước đây là chuyển giao thông tin, nay được điều chỉnh và

mở rộng thành một nhiệm vụ tạo ra các điều kiện học tập và hỗ trợ quá trình học tập cho HS GV là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn cho HS học, tổ chức cho các em tìm ra kiến thức Hành động giáo dục cũng như hệ thống dạy học không xoay quanh trọng tâm của GV mà xoay quanh trọng tâm và nhu cầu của người học HS được tham gia một cách tích cực trong xây dựng sự hiểu biết và quan niệm của học (tự suy nghĩ và tìm hiểu bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, làm bài tập và ghi nhớ thông tin) Quan hệ thầy- trò cũ diễn ra theo chiều dọc, học sinh tuyệt đối nghe theo lời thầy Thì nay, quan hệ giữa thầy và trò vẫn tồn tại nhưng dựa trên cơ sở thông cảm, tin cậy, tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và quan

hệ thầy trò không thường xuyên bằng quan hệ trò- trò Đây là quan hệ trở thành yếu tố chủ yếu chi phối tính năng động của lớp học Hoạt động học của HS là hoạt động được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV Muốn tiếp thu kiến thức,

kỹ năng, HS phải dựa vào nội dung kiến thức được thể hiện ở SGK và các tài liệu tham khảo khác Qua đó, người học chiếm lĩnh tri thức và biến thành năng lực thể chất, tinh thần cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách Thực chất của

PP này là cách dạy HS hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động của HS trước đây Người học được xem là chủ thể của quá trình nhận thức và hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động do GV tổ chức, chỉ đạo Qua đó, tự lực khám phá những cái mình chưa biết, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức sắp đặt sẵn Được đặt vào những tình huống trong đời sống thực tế, người học trực tiếp quan

Trang 17

GV cần phải thường xuyên bảo đảm các mối liên hệ này để hướng dẫn HS thực hiện bài học trong mỗi tiết học

1.1.4 Các kĩ thuật dạy học tích cực được dùng trong bài

1.1.4.1 Kĩ thuật động não

* Khái niệm

Kĩ thuật động não là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản của nó Các ý niệm hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới

Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá

* Dụng cụ

Trang 18

11

- Bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý kiến, hoặc có thể thay thế bằng giấy viết

- Có thể sử dụng hệ thống máy tính kết nối mạng để tiến hành động não

* Cách tiến hành kĩ thuật động não

- GV chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký

- Giao vấn đề cho nhóm

- Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt

- Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xoá những ý kiến không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả

* Ưu điểm

- Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian

- Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ

- Mọi ý kiến đề được ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoat động

1.1.4.2 Kĩ thuật XYZ

* Khái niệm

Kĩ thuật XYZ là kĩ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z Mô hình mà ta sử dụng ở đây

là mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, kĩ thuật này gọi là kĩ thuật 635

* Dụng cụ

Giấy bút cho các thành viên

Trang 19

12

* Cách tiến hành

- GV tiến hành chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể: mỗi nhóm có 6 người, mỗi người có 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh

- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đề viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác

- Con số X- Y- Z có thể thay đổi

- Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến

* Lưu ý

Số lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định và theo dõi thời gian cụ thể

* Ưu điểm

Yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm việc

1.1.4.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy

* Khái niệm

Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng nhờ sự kết nối các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được pham vi sâu rộng Kỹ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy Não trái đống vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng

* Dụng cụ

Bảng lớn, hoặc giấy khổ lớn, bút, có thể sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ

tư duy

* Cách tiến hành

Trang 20

13

GV chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm đến ý tưởng cá nhân, mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài ký tự ngắn gọn

* Lưu ý

- Có nhiều cách tổ chức thông tin theo sơ đồ: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ

đồ chuỗi, GV cần để học sinh tự lựa chọn sơ đồ mà các em thích

- GV cần đưa câu hỏi gợi ý để thành viên nhóm lập sơ đồ

- Khuyến khích sử dụng biểu tượng ký hiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt

* Ưu điểm

- Khi vẽ sơ đồ tư duy, học sinh học được quá tình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích được thông tin và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình

- Rất thích hợp cho các nội dung ôn tập, liên kết lý thuyết thực tế

1.2 Vấn đề dạy học đọc hiểu

1.2.1 Khái niệm đọc hiểu

Có nhiều cách khác nhau về khái niệm đọc hiểu

Theo “Từ điển Tiếng Việt” : “Đọc là tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu” [ 12; 431] Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ bởi vậy đọc là khâu đầu tiên và cần thiết để tiếp cận tác phẩm Muốn hiểu được nội dung tác phẩm thì ta cần phải đọc để giải mã lớp kí hiệu ngôn từ được tác giả xây dựng mang dụng ý nghệ thuật Đọc là bước đầu tiên cũng là bàn đạp để ta hiểu tác phẩm

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Hiểu là nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ” [3; 436] Hiểu được xem như là một cấp độ,

kĩ năng trong tư duy bậc cao, hiểu là một mức độ cần đạt đến của người đọc

Trang 21

mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm” “Đọc không phải chỉ là hoạt động nhận thức nội dung ý nghĩa từ văn bản mà còn là hoạt động trực giác và khái quát trong nếm trải của con người Đọc văn còn là hành động mang tính chất tâm lí một hoạt động tinh thần của độc giả bộc lộ rõ năng lực văn hóa từng người”

“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản Ý nghĩa ấy hình thành và sáng tỏ dần nhờ sự soi chiếu tổng hợp khái quát hóa từ ý nghĩa tồn tại trong hình thức hóa nghệ thuật của tác phẩm từ ý đồ sáng tạo quan niệm nghệ thuật của nhà văn và ý nghĩa phái sinh thông qua khả năng tiếp nhận của người đọc” [5; 22]

Như vậy, đọc hiểu là việc biến một văn bản thành một tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc thông qua hoạt động tiếp nhận của người đọc Đây là phương pháp đặc thù trong dạy học Ngữ văn hiện nay

1.2.2 Chức năng của dạy học đọc hiểu

Trong thực tiễn đổi mới phương pháp văn học hiện nay, đọc hiểu được coi là bước đột phá, là phương pháp chủ đạo trong việc dạy học tác phẩm văn học

Đọc- hiểu văn bản thực chất là phương pháp tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ bằng sự cảm thụ trực tiếp, là sự hiểu thấu ngôn ngữ và là sự phân tích, phát hiện

ý nghĩa sâu xa trong văn bản Mục đích của đọc hiểu là hình thành và duy trì

Trang 22

15

những ấn tượng nghệ thuật đề HS tiếp tục đi sâu vào nội dung tư tưởng và hình thức ngôn ngữ tác phẩm Theo tinh thần này, đọc hiểu văn chính là toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã các văn bản văn học tiêu biểu cho các thể loại ở từng giai đoạn lịch sử văn học qua đó cung cấp và hình thành ở HS những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học, lí luận văn học, tác giả và tác phẩm văn học, làm nền tảng để từng bước xây dựng văn hóa đọc cho HS

Dưới góc độ phương pháp, dạy đọc- hiểu là dạy người tiếp nhận cách thức đọc ra nội dung trong những mối quan hệ qua lại phức tạp của văn bản, là cung cấp cho người tiếp nhận cách đọc để có quan điểm, thái độ và kĩ năng đọc những sáng tạo ngôn từ theo quan điểm thẩm mĩ nhất định Dạy đọc- hiểu vừa là dạy cách tiếp xúc với văn bản, thông hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò của các biện pháp nghệ thuật, các thông điệp tư tưởng, các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật, cả ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm, tập trung hình thành cách đọc văn, phương pháp đọc hiểu theo thể loại để các em có thể tự đọc hiểu các tác phẩm

Luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy đọc văn là quan điểm: “Học sinh là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy văn” Đây cũng là điểm

mà tác giả Phan Trọng Luận đã nhắc đến trong công trình của mình Từ điểm này, theo hướng dẫn của chương trình Ngữ văn THPT, đọc hiểu văn bản được xem là hoạt động chủ yếu của quá trình học Nó cũng là khâu trung tâm của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường Xây dựng ổn định khái niệm người đọc- học sinh là bước đột phá mang ý nghĩa nhân thức về người dạy

và học

Trang 23

16

Khi HS tham gia vào giờ đọc hiểu với tư cách người đọc, giờ học sẽ trở thành giờ đối thoại, trao đổi bình đẳng giữa các chủ thể cùng giao lưu, hợp tác cùng sáng tạo

Đọc hiểu trả lại cho người đọc vai trò, vị trí đúng HS không lệ thuộc vào thầy mà trong tư thế chủ động, tích cực, tự lực, tự giác, là bạn đọc sáng tạo HS

từ chỗ tiếp thu một cách thụ động chuyển thành người đọc trực tiếp, có suy nghĩ

và kết hợp với kinh nghiệm vốn sống HS đọc, từ đó tưởng tượng để từng bước tri giác ngôn ngữ, âm thanh, định hình những hình ảnh chính của tác phẩm và nhận ra tiếng nói của tác giả, qua đó xác định chủ đề của tác phẩm Đọc để tìm ra cái bản thân cần, để đối thoại với giáo viên, tác giả và với cách hiểu của người đi trước

Để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cần phải đề cao vai trò chủ thể học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập Phương hướng đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện nay mà còn là vấn đề nhận thực khoa học, quan điểm nhân văn Trong quá trình dạy học, hoạt động tương tác tích cực được hình dung như một hệ thống hoạt động về phía giáo viên- người thiết kế kế hoạch, tổ chức hoạt động, về phía học sinh- người thực hiện những hoạt động mang tính tình huống và cụ thể qua đó tạo nên những điều kiện phát triển bản thân

Hoạt động tương tác giữa GV và HS chính là chìa khóa mở cửa thành công đối với chất lượng dạy và học Dạy là hoạt động truyền thụ Học là hoạt động nhân thức Dạy học là quá trình hoạt động biến kinh nghiệm, tri thức của loài người thành tri thức của HS Dạy và học tạo ra một hệ động lực khi giữa chúng

có sự tương tác giữa người học và người dạy Sự tương tác này càng phong phú thì động lực càng lớn, hiệu quả giáo dục càng cao

Trang 24

17

Trước đây, hoạt động dạy chủ yếu là cung cấp tri thức cho HS theo một chiều, người học phụ thuộc vào người dạy Hiện nay, nét nổi bật của quá trình chuyển hóa giáo dục thành một yếu tố phát triển xã hội được được hiện thực hóa tính nhân văn của quá trình dạy học Việc hiện thực hóa ấy được nhìn nhận trong hoạt động tương tác và giao tiếp giữa giáo viên và HS, ở đó GV và HS đều được coi như những chủ thể có cùng mục đích và nhiệm vụ hoạt động Quá trình tự học của HS là trung tâm của hoạt động giáo dục, GV là người hướng dẫn, đồng hành cùng HS trong quá trình giúp HS tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức Thực hiện nhiệm vụ đó một trong những mục tiêu hoạt động của GV là tạo ra trạng thái tối ưu trong giờ học, giúp cả GV và HS có thể phát huy hết tiềm năng sáng tạo của bản thân Có nghĩa là sự tương tác giữa GV và HS phải tạo ra một bầu không khí thân thiện, tin cậy, mọi người cảm nhận điều tốt đẹp về nhau, tiếp thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ học tập và giảng dạy

Vai trò đặc biệt quan trọng của người đọc trong tiếp nhận văn học đã làm thay đổi cơ chế dạy học Ngữ văn trong nhà trường Đó là tương tác nhiều chiều giữa ba bên là GV, HS và tác giả HS là nhân tố quan trọng thúc đẩy và cải tiến, đổi mới quá trình giảng dạy tác phẩm văn học HS là bạn đọc Bạn đọc là HS được tin cậy, bình đảng với giáo viên và nhà văn HS là chủ thể của hoạt động tiếp nhân văn chương và là đối tượng của sự định hướng của GV GV là bạn đọc

có kinh nghiệm và là chủ thể của hoạt động giáo dục trong nhà trường Hoạt động dạy học diễn ra trong sự tương tác, tác động biện chứng giữa GV, HS và nhà văn thông qua đối thoại, chia sẻ của những người đọc

1.3 Hình tượng nhân vật

1.3.1 Khái niệm

1.3.1.1 Khái niệm nhân vật

Trang 25

18

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật Những con người này có thể được miêu tả kĩ hoặc sơ lược, xuất hiện nhiều hay ít, giữ vai trò quan trọng hay ít ảnh hưởng đối với tác phẩm Nhân vật văn học có thể là con người có tên như: Thúy Vân, Thúy Kiều, Tử Văn, Kiều Nguyệt Nga, Tnú, Có thể là những người không có tên như: anh cả,

em út, anh nông dân, Cũng có thể là một đại từ nhân xưng nào đó, ví dụ như nhân vật xưng tôi, ta trong các truyện ngăn, tiểu thuyết, Khái niệm con người này được hiểu trên hai phương diện là số lượng và chất lượng Số lượng, hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đền văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận con người Về chất lượng thì nhà văn miêu tả ma quỷ, thần linh, đồ vật, cây cối, nhưng gán cho nó những phẩm chất của người

Nhiều trường hợp thì khái niệm nhân vật được sử dụng ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Ví dụ chiếc bánh bao tẩm máu người trong tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn Cái bánh bao ở đây không phải là chiếc bánh đơn thuần trong thực tế mà nó là liều thuốc dã bệnh đánh vào sự u mê chính trị của người dân Trung Quốc Hay rừng xà nu trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành cũng vậy Nó đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất anh hùng, kiên cường, bất khuất của người dân làng Xô Man Nhìn chung nhân vật vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có dấu hiệu

để nhận biết: tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, ngoại hình, tính cách, Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu ấy Nhân vật văn học không giống với những nhân vật nghệ thuật khác Nhân vật ở đây được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ Bởi vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng

Trang 26

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nhân vật là yếu tố phong phú, biến hóa vô cùng,

vô tận Khả năng sáng tạo của nhân vật rất dồi dào, đòi hỏi nhiều công phu của người viết Tên tuổi của nhà văn gắn liền với tác phẩm chủ yếu là thông qua nhân vật Sức sống của nhân vật, giá trị điển hình của nhân vật thể hiện rõ tài năng sáng tạo nghệ thuật và bản lĩnh của người nghệ sĩ

Như vậy, các nhà nghiên cứu , nhà lý luận văn học đưa ra khá nhiều quan điểm, định nghĩa cụ thể về nhân vật văn học Song tựu trung lại, các ý kiến cơ bản gặp nhau trong sự khẳng định: Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu

tả, thể hiện bằng phương tiện văn học Thứ hai, đó là những con người, hoặc những con vật, sự vật, đồ vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh gần gũi của con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu

so với đời sống hiện thực bởi nó được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn Nghiên cứu tác phẩm văn chương cần thiết phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận những đóng góp riêng của nhà văn đó

1.3.1.2 Hình tượng nhân vật

Trang 27

tư duy khoa học và các phạm trù khác như: cảm giác, tri giác, biểu tượng Nó thâm nhập vào bản chất của các hiện tượng đời sống và làm sáng tỏ ý nghĩa sâu

xa của chúng Hình tượng nghệ thuật là phương tiện nghệ thuật nhằm thể hiện cuộc sống Phát sinh từ cuộc sống, các hình tượng nghệ thuật trở về với cuộc sống, tác động vào tình cảm, thức tỉnh tư duy, giúp con người ý thức được mình,

ý thức được mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa cá nhân và xã hội, giữa hiện thực và lí tưởng Hình tượng nghệ thuật là điều kiện đầu tiên để tạo nên giá trị của tác phẩm nghệ thuật Sự khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương và các loại hình nghệ thuật khác đó là hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương được thể hiện thông qua hình tượng nhân vật, đó là phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình Mỗi khi cầm bút, nhà văn phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu, đặc sắc Không phải tác phẩm nào cũng

có hình tượng văn học Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học cũng trở thành hình tượng nhân vật văn học Để trở thành hình tượng văn học, điều tiên quyết là phải có tính điển hình Trong văn học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Nghĩa là nhân vật ấy phải có sức

Trang 28

21

tập trung, khái quát cao Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp, mà mình đại diện Và bối cảnh nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm lịch sử nhất định

1.3.2 Đặc trưng của hình tượng nhân vật

Hình tượng nhân vật là sự thể hiện sinh động và cụ thể của hình tượng nghệ thuật một cách hữu hình, hữu ảnh Đồng thời khái niệm đó cũng góp phần nâng tầm ý nghĩa của nhân vật Nếu chỉ đơn giản nói “nhân vật này”, “ nhân vật kia” thì đó chính là khối hình cụ thể hóa ở dạng động, có tính riêng, biệt lập, tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm Nhìn vào một bức tranh siêu thực, không phải ai cũng hiểu Nhưng nếu nhìn vào bức tranh có hình vẽ liên quan đến khung cảnh thiên nhiên, con người, đồ vật mà người ta biết thì ai cũng có thể hiểu được, chỉ có điều mức độ hiểu nông- sâu khác nhau tương ứng với các bậc thang trình độ kiến thức của từng người.Tác phẩm văn học cũng vậy Một khi đã xuất hiện nhân vật, theo một trình tự cốt truyện rõ ràng thì ai cũng có thể tiếp xúc, đọc và hiểu Đó chính là cái hay của nhân vật Nhưng khi nói “ hình tượng nhân vật” thì nhân vật này không đơn giản là chính nó- sự biểu hiện hình ảnh người, cảnh, vật trong tác phẩm của nghệ sĩ, mà lúc này, với từ “hình tượng” nó sẽ trở nên trừu tượng hơn, cái biểu hiện sinh động- “ nhân vật” được chắp thêm cánh của bề sâu ý nghĩa: đó

là tư tưởng tác phẩm và tư tưởng tác giả Và đến lúc này, tác phẩm văn học không chỉ là một sự co cụm chữ nghĩa trên trang giấy, cũng không còn là những nhân hình động di chuyển dọc chiều cốt truyện mà trở thành một phông nền tri thức có chiều rộng và bề sâu trong tâm tư của người tiếp nhận Đối xứng với nó chính là tầm tác động mang tính tư tưởng mà nhà văn đạt tới

Hình tượng nhân vật được chia thành nhiều kiểu loại nhỏ, tùy theo dạng, loại của nhân vật, với mực độ và phạm vi biểu hiện khác nhau Có thể đó là một

Trang 29

22

hình tượng nhân vật cụ thể trong một tác phẩm như: hình tượng nhân vật Chí Phèo, hình tượng nhân vật Bá Kiến( “ Chí Phèo”, Nam Cao) Đương nhiên, một nhân vật có tên tuổi, quê quán, ngoại hình, hành động cụ thể khi được gọi là hình tượng nhân vật đó phải đạt đến mức độ biểu trưng, điển hình cho một loại người, lớp người trong xã hội, cũng có thể đó là hình tượng nhân vật tập thể mang đặc tính của nhóm người nào đó như: hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến,

Một đặc điểm quan trọng của hình tượng nhân vật chính là tầm lan tỏa ý nghĩa và phạm vi tác động Lật ngược lại, tức là: một hình tượng nhân vật cần dung chứa nhiều vấn đề đậm tính thế sự, bao quát nhân sinh Đó là dạng người đang mang trong đó những mâu thuẫn, nghịch lý, giằng xé, đấu tranh với thế lực bên ngoài hay sự tự đấu tranh với các thói tật của mình, và đương nhiên, xuyên suốt trong đó là một nguồn mạch hết sức nhân bản, sự vươn lên theo chiều hướng thiện

Trang 30

23

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT TỬ VĂN TRONG VĂN BẢN “CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN” (NGUYỄN DỮ) CÓ SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.1 Kĩ thuật động não

2.1.1 Mục đích

HS nắm được những kiến thức ban đầu về văn bản

Phát huy được tính chủ động, tích cực của HS khi làm việc với văn bản Rèn luyện cho HS năng lực hợp tác, trao đổi, giao tiếp, thuyết trình

2.1.2 Thời gian tiến 5 phút

2.1.3 Các yêu cầu

Tất cả HS đều đưa ra hướng giải quyết cho câu hỏi

Các ý kiến đều được tôn trọng và ghi chép lại

Các em phải tích cực, có tinh thần tự giác

2.1.4 Các bước thực hiện

2.1.4.1 Thao tác 1: GV giải thích về kĩ thuật động não

HS nhớ lại văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và trả lời những câu hỏi sau bằng cách hoàn thiện vào phiếu học tập được để trống

2.1.4.2 Thao tác 2: GV đưa ra câu hỏi động não, phát phiếu học tập

Việc làm 1: GV đưa ngữ liệu và câu hỏi

Câu hỏi 1: Nhân vật Tử Văn được tác giả giới thiệu qua những chi tiết nào? Câu hỏi 2: Nguyên nhân Tử Văn đốt đền? Tử Văn thực hiện việc đốt đền như thế nào?

Câu hỏi 3: Những sự việc gì đã xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền?

Việc làm 2: GV phát phiếu học tập

Trang 31

24

Tên học sinh: Lớp:

1 Nhân vật Tử Văn được tác giả

giới thiệu qua những chi tiết nào?

2 Nguyên nhân Tử Văn đốt đền?

Tử Văn thực hiện việc đốt đền như thế nào?

3 Những sự việc gì đã xảy ra sau

Trang 32

25

- Phẩm chất: cương trực, dũng cảm, trọng công lí

Văn đốt đền? Tử Văn thực hiện việc đốt đền như thế nào?

Nguyên nhân Tử Văn đốt đền và quá trình thực hiện việc đốt đền

- Nguyên nhân Tử văn đốt đền là : Đền là nơi thờ người có công với nước, với dân Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bạn trận, cướp nước không đáng

để thờ Không những thế hồn ma tên tướng giặc tác quái trong dân gian Tử Văn rất tức giận, không chịu được nên

đã đốt đền để trừ hại cho dân mong mang lại cho dân cuộc sống yên bình

- Quá trình thực hiện việc đốt đền của Tử Văn

+ Tắm gội sạch sẽ + Khấn trời đất + Châm lửa đốt đền: mọi người lắc đầu, lè lưỡi, Tử Văn vung tay không cần gì

+ Không hề lo sợ hậu quả

→ Hành động có ý thức, không đáng trách vì hợp lòng dân

→ Tử văn là người cẩn trọng, làm

Trang 33

26

việc công khai, đàng hoàng, quyết liệt

=> Thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm vì muốn trừ hại cho dân của kẻ sĩ

Thể hiện tinh thần dân tộc, quyết tâm trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt

- Trong khi sốt, chàng gặp hồn ma tên tướng giặc và bị đe dọa → Tử văn mặc kệ, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên→ Thái độ điềm nhiên, không sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần

- Chàng gặp Thổ Thần nước Việt

để cùng nhau bàn cách đối phó với tên tướng giặc→ Nghe theo sự sắp đặt của Thổ Thần

- Đến âm phủ gặp quỷ dữ, cảnh

Ngày đăng: 07/09/2018, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w