1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG

152 3,2K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Việc quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS huyện Tứ Kỳ,tỉnh Hải Dương còn chưa được thống nhất, đồng bộ, nếu đề xuất và áp dụngmột số biện pháp quản lý như:

Trang 1

Lời cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy (cô) giáo khoa Quản lý giáo dụctrường Đại học Sư phạm Hà Nội và các thầy (cô) giáo tham gia giảng dạy lớpCao học quản lý giáo dục K22 đã tận tình giảng dạy, quan tâm và giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tuyết Mai Người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

-Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòngGiáo dục & Đào tạo huyện Tứ Kỳ, các thầy cô trong Ban giám hiệu, giáo viêncủa các trường THCS huyện Tứ Kỳ, các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ vàtạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này

Do điều kiện nghiên cứu và thực hiện đề tài còn hạn chế, luận vănkhông tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp củacác thầy (cô) giáo và các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

TÁC GIẢ

Lê Văn Biên

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

T

T

Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ viết đầy đủ

tạo

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm có liên quan 8

1.2.1 Quản lý 8

1.2.2 Quản lý nhà trường 9

1.2.3 Hoạt động chuyên môn 10

1.2.4 Quản lý hoạt động chuyên môn 12

1.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn 13

1.3 Hiệu trưởng trường THCS trong quản lý hoạt động chuyên môn 14

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS 14

1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THCS 14

1.3.3 Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng THCS 15

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn 34

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 34

1.4.2 Các yếu tố khách quan 36

Kết luận chương 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG 40

2.1 Vài nét về kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương .40

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 40

2.1.2 Giáo dục trung học cơ sở huyện Tứ Kỳ 43

Trang 4

2.2 Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS ở

huyện Tứ Kỳ hiện nay 47

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS về tầm quan trọng của quản lý hoạt động chuyên môn 48

2.2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch chuyên môn hiệu trưởng các trường THCS 49

2.2.3 Xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS 51

2.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS 52

2.2.5 Thực trạng tổ chức hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng 53

2.2.6 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy - học của hiệu trưởng 61

2.2.7 Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động rèn luyện của học sinh 65

2.2.8 Thực trạng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng 67

2.2.9 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác của hiệu trưởng 71

2.2.10 Tạo động lực cho giáo viên tự học, tự phát triển chuyên môn .76

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Tứ Kỳ hiện nay 77

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS ở huyện Tứ Kỳ 81

2.4.1 Mặt mạnh 81

2.4.2 Hạn chế 81

2.4.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 84

Kết luận chương 2 86

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN TỨ KỲ, HẢI DƯƠNG 87

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 87

Trang 5

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 87

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 88

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 88

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 88

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS 89

3.2.1 Cụ thể hóa các văn bản pháp quy để tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động chuyên môn 89

3.2.2 Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 90

3.2.3 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng 95

3.2.4 Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả 98

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn 103

3.2.6 Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quản lý hoạt động chuyên môn 108

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 111

3.4 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất112 3.4.1 Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết 112

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi 114

3.5.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 115

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 117

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 1

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê số liệu kết quả xét tốt nghiệp học sinh các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 46Bảng 2.2 Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động chuyên môn 48Bảng 2.3 Ý kiến của khách thể khảo sát về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của hiệu trưởng 49Bảng 2.4 Thực trạng quản lý việc xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng 51Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng quản lý tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn 52Bảng 2.6 Đánh giá của khách thể khảo sát về việc tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt

tổ chuyên môn của hiệu trường 54Bảng 2.7 Ý kiến của khách thể khảo sát về việc hiệu trưởng các trường

THCS giám sát thực hiện quy chế chuyên môn 56Bảng 2.8 Đánh giá việc Hiệu trưởng thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên 57Bảng 2.9 Mức độ hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ 59Bảng 2.10 Thực trạng hiệu trưởng tổ chức hoạt động giảng dạy 61Bảng 2.11 Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của người hiệu trưởng 62Bảng 2.12 Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý hoạt động rèn luyện của học sinh 65Bảng 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra, đánh giáhoạt động chuyên môn 67Bảng 2.14 Kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 69

Trang 7

Bảng 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 71Bảng 2.16 Hiệu trưởng chỉ đạo công tác viết sáng kiến kinh nghiệm 73Bảng 2.17 Đánh giá thực hiện công tác trao đổi chuyên môn 75Bảng 2.18 Kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng tạo động lực cho giáo viên tự học, tự phát triển chuyên môn 76Bảng 2.19 Đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn 77Bảng 2.20 Đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn 78Bảng 2.21 So sánh thứ bậc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn 79Bảng 3.1: Kết quả nhận thức tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất 113Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 114Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn 115

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Mức độ phù hợp trong đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn 80Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất 116

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 coi phát triển và nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là mộtkhâu đột phá chiến lược để “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhnước công nghiệp theo hướng hiện đại; ” [11, tr 50]

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI yêu cầu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới

cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáodục là khâu then chốt” [11, tr 70]

Mục tiêu tổng quát đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạotrong giai đoạn hiện nay là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người ViệtNam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạocủa mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làmviệc hiệu quả [12]

Luật giáo dục 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009 chỉ rõ “Phương phápgiáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạocủa người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươnlên” Chính vì vậy đổi mới công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện naycần thường xuyên nghiên cứu tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụquản lý, cải tiến công tác quản lý vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vàođiều kiện thực tế của đơn vị mình

Trang 9

Hoạt động quản lý của nhà trường có nhiều nội dung, song quản lý hoạtđộng chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm và luôn được đặt lên vị trí hàng đầubởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng dạy của giáoviên và chất lượng học tập của học sinh Hoạt động quản lý chuyên môn đứngđầu là Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến đội ngũ giáoviên và học sinh của nhà trường Chình vì vậy, hiệu trưởng phải là hạt nhânchủ yếu việc ứng dụng các khoa học quản lý để vận dụng linh hoạt, sáng tạocác biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra

Hoạt động chuyên môn góp phần quan trọng trong việc thực hiện cácnhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường

Vì vậy, quản lý hoạt động chuyên môn là yêu cầu tất yếu và là một trongnhững nội dung quản lý quan trọng trong quản lý trường học

Trong khoa học Quản lý giáo dục, quản lý hoạt động chuyên môn củacác trường trung học cơ sở là một trong những vấn đề được nghiên cứu tươngđối phổ biến Tuy nhiên, nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động chuyênmôn của người Hiệu trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tứ Kỳ cònchưa nhiều và không mang tính hệ thống

Công tác quản lý hoạt động chuyên môn của các trường trung học cơ sởtrên địa bàn huyện Tứ Kỳ thời gian qua đã có nhiều cố gắng, song hiệu quảquản lý chưa được như mong muốn, chất lượng quản lý hoạt động chuyênmôn chưa cao, chưa đồng đều Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng dạy học và giáo dục của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một trong những nguyên nhân

đó là các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của người Hiệu trưởngđang áp dụng hầu hết do kinh nghiệm của bản thân, chưa phát phát huy hếtsức mạnh nội lực của nhà trường và chưa thực sự phù hợp với đối tượng vàđiều kiện thực tế của nhà trường

Trang 10

Từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động chuyên môn

của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương"

làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn quản lý hoạt độngchuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo của các trường THCS ở địa bàn nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học cơ sở.

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Biện quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học

cơ sở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

4 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS huyện Tứ Kỳ,tỉnh Hải Dương còn chưa được thống nhất, đồng bộ, nếu đề xuất và áp dụngmột số biện pháp quản lý như: tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động chuyênmôn; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Bồi dưỡng nghiệp vụquản lý cho Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; Chỉ đạo các tổ chuyên môn xâydựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn v.v thì chất lượng hoạtđộng chuyên môn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tứ Kỳ sẽ được nânglên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu

trưởng trường trung học cơ sở

Trang 11

5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng

trường trung học cơ sở ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng

các trường trung học cơ sở ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động chuyên môncủa hiệu trưởng trường trung học cơ sở

6.3 Về thời gian khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của các trườngTHCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương từ năm học 2010-2011đến năm học2012-2013

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khát quáthóa tài liệu để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyếtcho vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Lập phiếu điều tra, sử dụng bảng câu hỏi nhằm thu thập ý kiến củakhách thể khảo sát về vấn đề nghiên cứu Khách thể khảo sát là cán bộ phònggiáo dục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên vàhọc sinh trường trung học cơ sở

Trang 12

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn:

Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ phòng giáodục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và họcsinh các trường trung học cơ sở để có thể nắm bắt đầy đủ những thông tinthiết thực cho nội dung nghiên cứu của đề tài

7.2.3 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến chuyên gia về nội dung phiếu trưng cầu ý kiến, đánh giámức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động quản lý chuyên môncủa hiệu trưởng các trường trung học cơ sở được khảo sát, luận văn tổng kếtnhững kinh nghiệm tốt, có hiệu quả để ứng dụng vào quản lý trường trung học

cơ sở ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu nhận được từ các phương pháp nghiên cứu khác

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu

trưởng trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng

các trường trung học cơ sở ở huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng

các trường trung học cơ sở huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Giáo dục & Đào tạo có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế

-xã hội của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luônxác định giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, một lầnnữa xác định nhiệm vụ của giáo dục là: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa "Đổi mới chương trình, nội

dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra theo hướng hiện đại; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng" [11, tr 120],

Để xây dựng nền giáo dục bền vững, mỗi địa phương cần quan tâm đếncông tác quản lý giáo dục, cần đầu tư cho công tác nghiên cứu tìm ra các giảipháp phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ sở giáo dục nhằm đạt hiệu quảcao trong công tác quản lý Giáo dục và Đào tạo Một trong những lĩnh vựcquan trọng cần tập trung đổi mới đó chính là công tác quản lý hoạt độngchuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS

Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường nói chung vàtrong nhà trường THCS nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của cácnước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng caochất lượng giảng dạy, thì vai trò của công tác quản lý rất quan trọng Đây làvấn đề luôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm Họ nghiêncứu thực tiễn các nhà trường để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt độngchuyên môn sao cho có hiệu quả nhất

Trang 14

Các nghiên cứu về quản lý của giáo dục Xô Viết đã chỉ ra rằng: " Kết

quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn

và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên" Với kinh nghiệm 26 năm

làm Hiệu trưởng, V.A.Xukhomlin xki đã tổng kết được những thành công vàthất bại của mình Cùng với nhiều tác giả khác, một trong những biện phápquản lý trường THPT ông đã đưa ra là "Việc phân công công việc hợp lý quacác thành viên trong Ban giám hiệu, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn" Ông nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản

lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra, qua đó tất

cả đều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về mặt lý luậnnhư quản lý và chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và phẩm chất cần có củangười quản lý, vai trò quản lý của người Hiệu trưởng trường THCS, về sự liênkết giữa khoa học quản lý và khoa học khác Các công trình nghiên cứu vềchân dung người Hiệu trưởng trường học, có thể kể đến các tác giả: NguyễnNgọc Quang, Hà Sỹ Hồ, Lê Tuấn, Nguyễn Văn Lê…

Trong các công trình đó, các tác giả nhấn mạnh vai trò của quản lýtrong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Đặc biệt sự tâm huyết của mình vớicông tác giáo dục, các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người "luônluôn biết kết hợp một cách hữu cơ sự quản lý dạy và học các môn và các hoạtđộng khác bổ trợ cho hoạt động dạy và học nhằm làm cho tác động giáo dụcđược hoàn chỉnh, trọn vẹn"

Gần đây một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành Quản

lý giáo dục bước đầu tổ chức nghiên cứu thực trạng và hệ thống được một số

vấn đề quản lý cũng như đề xuất một số biện pháp quản lý như đề tài: "Quản

lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo hướng tiếp cận

lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể" của Vũ Mạnh Hùng (2008) "Biện pháp

Trang 15

quản lý các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của các trường THPT công lập quận Ba Đình, thành phố Hà Nội" của Chử Xuân

Dũng (2008) "Quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng" của Phan Thị Ngọc Châu (2013).

Các đề tài đã nghiên cứu lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lýtrường học tương đối sát với thực trạng các biện pháp quản lý hoạt độngchuyên môn của hiệu trưởng và đề xuất được một số biện pháp quản lý củaHiệu trưởng Kết quả nghiên cứu các đề tài trên đã đóng góp thêm vào việchiểu rõ, sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệutrưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và phổ biến một sốkinh nghiệm quản lý cho cán bộ quản lý ở từng địa phương

Tóm lại, các chuyên đề, bài viết sâu về quản lý hoạt động chuyên môncủa Hiệu trưởng trường THCS còn chưa nhiều Biện pháp thực hiện như thếnào để công tác quản lý chuyên môn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy và học tập nhằm thực hiện tốt mục tiêu của trường THCS

Đó cũng chính là nội dung mà luận văn đề cập tới

1.2 Một số khái niệm có liên quan

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trongcác hoạt động của con người Quản lý đúng tức là con người đã nhận thứcđược quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt tới mức thành công to lớn.Nghiên cứu quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bảnnhất, chung nhất đối với hoạt động quản lý

Theo quan điểm xã hội, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng "Quản lý

là những tác động có hướng đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định" [26]

Trang 16

Trong tác phẩm "Những vấn đề cốt yếu của quản lý", tác giả người Mỹ

H.Kootz đưa ra khái niệm "Quản lý là hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối

hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [15]

Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trênquy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa nhữnghoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vậnđộng của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quanđộc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cònmột dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng [9]

Từ những định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách là một hoạt động

ta có thể định nghĩa:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản

lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra [18, tr 12]

Trong định nghĩa trên ta cần lưu ý một số điểm:

+ Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.+ Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đốitượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tínhbắt buộc

+ Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp vớiquy luật khách quan

+ Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý vàngược lại

1.2.2 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệthống giáo dục nói chung

Trang 17

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường

lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [14]

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác

định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm

vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội” [20, tr 259]

Quản lý nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản lývào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với

sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàndiện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Mặt khác,quản lý trường học về bản chất là quản lý con người Điều này tạo cho cácchủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽkhông chỉ bởi cơ chế hoạt động theo những quy luật/tính quy luật khách quancủa một tổ chức xã hội - nhà trường, mà còn bởi một hoạt động chủ quan,hoạt động quản lý của chính bản thân giáo viên và học sinh Trong nhàtrường, giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý Với tưcách là đối tượng quản lý, họ chịu sự quản lý của chủ thể quản lý (hiệutrưởng) Với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia chủ động, tíchcực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ tự quản lý Chonên quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của người hiệu trưởng,

mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trường [24, tr 12]

1.2.3 Hoạt động chuyên môn

1.2.3.1 Chuyên môn

Theo Từ điển Tiếng Việt “Chuyên môn là lĩnh vực riêng, những kiến

thức riêng nói chung của một ngành khoa học, kỹ thuật” [19]

Trang 18

Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà conngười tiếp thu được, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt côngviệc trong một phạm vi ngành nghề nhất định theo phân công xã hội Hay nóicách khác, chuyên môn là học vấn, và nghiệp vụ của con người trong lĩnh vực

họ được đào tạo và làm việc Cũng có thể hiểu rằng chuyên môn là lĩnh vựcriêng, những kiến thức riêng của một ngành khoa học kỹ thuật

Chuyên môn sư phạm là một ngành khoa học về lĩnh vực GD&ĐT, cónội dung, phương pháp sư phạm riêng biệt Đối với chuyên môn của các nhàkhoa học thì lĩnh vực chuyên môn của họ là tinh thông nghề nghiệp, sự hiểubiết về lĩnh vực mà họ đang đảm nhiệm, còn chuyên môn sư phạm thì khôngchỉ hiểu biết về lĩnh vực môn học mình dạy, mà còn biết tổ chức hướng dẫnhọc sinh chiếm lĩnh tri thức và tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhằmhình thành nhân cách cho học sinh

Chuyên môn trong trường học là những hiểu biết tinh thông về kiếnthức bộ môn, phương pháp, kỹ thuật lên lớp của giáo viên; là những quy định

về nề nếp dạy học, về việc tổ chức nề nếp dạy học và những tài liệu hướngdẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của ngành GD&ĐT; là yêu cầu chuẩn kiến thức củamỗi cấp học để học sinh phấn đấu đạt được về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảotrong các yêu cầu giáo dục khác

1.2.3.2 Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông

Những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức nghề nghiệp vận dụng vào

tổ chức quá trình dạy học, giáo dục trong nhà trường gọi là hoạt động chuyênmôn Mọi hoạt động chuyên môn trong trường THCS, xét cho đến cùng chính

là nhằm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng dạy của thầy, và chất lượnghọc của trò nhằm thúc đẩy sự vận hành của bộ máy và sự phát triển đi lên củanhà trường

Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông bao gồm:

Trang 19

- Giảng dạy tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của

Bộ GD&ĐT ban hành và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên(do giáo viên bộ môn thực hiện)

- Quản lý, giáo dục và rèn luyện học sinh (Do giáo viên bộ môn thực hiện)

- Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và học tập, bồi dưỡng nâng caotrình độ (Do giáo viên bộ môn thực hiện)

- Học tập, rèn luyện mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động

Hoạt động chuyên môn trong trường học được thể hiện qua các việc cụthể của quá trình dạy học, là hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt độngchuyên môn của giáo viên Đây là một hoạt động đặc trưng của mỗi trườnghọc, chi phối mọi hoạt động giáo dục khác trong nhà trường

1.2.4 Quản lý hoạt động chuyên môn

Công tác chuyên môn ở trường THCS đa dạng, phong phú, bao gồmnhiều hoạt động, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều mặt Nội dung công tácquản lý chuyên môn bao gồm thực hiện các chức năng quản lý, nhằm thựchiện các mục tiêu quản lý

Quản lý chuyên môn trong nhà trường là quản lý toàn bộ việc giảng

dạy, giáo dục của thầy, việc học tập và rèn luyện của trò theo nội dung giáodục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu đường lối giáo dục của Đảng

Quản lý hoạt động chuyên môn đó là công tác chỉ đạo việc xây dựng kế

hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt độngchuyên môn của giáo viên

Quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng là quá trình người Hiệu trưởng

xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn,giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra Trong toàn bộ quá trình quản lý củanhà trường thì quản lý hoạt động chuyên môn là quan trọng nhất, là hoạt độngtrọng tâm đòi hỏi người Hiệu trưởng tốn nhiều tâm lực và thể lực nhất

Trang 20

Bản chất quản lý hoạt động chuyên môn là quản lý hoạt động dạy học

mà người Hiệu trưởng ủy quyền cho tổ trưởng các tổ chuyên môn thay mặtHiệu trưởng quản lý kiểm tra đánh giá việc dạy của giáo viên Nhiệm vụchính của giáo viên là giảng dạy, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức, rènluyện kỹ năng, giúp học sinh đón nhận những giá trị về tư tưởng, đạo đức từ

đó nâng cao chất lượng giảng dạy

Quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạyhọc của giáo viên thể hiện ở việc quản lý chương trình, kế hoạch dạy học,quản lý giờ lên lớp của giáo viên, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, công tácbồi dưỡng, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, các yếu tố cácphương tiện có tác dụng lớn đối với việc dạy học Bên cạnh đó Hiệu trưởngcũng cần quan tâm đến đặc điểm riêng của mỗi nhà trường

Hiệu trưởng quản lý hoạt động chuyên môn trên cơ sở các quy định củaLuật giáo dục, của Điều lệ trường trung học, của mục tiêu đào tạo, của sự chỉđạo ở từng năm học của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo,Phòng giáo dục và đào tạo, các quy định về chế độ chính sách của Nhà nướcđối với các trường học và đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên

1.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn

Biện pháp là cách thức, con đườngđược sử dụng để tiến hành một mộthoạt động nào đó nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng

Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn: là tổ hợp các phương pháptiến hành của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến đối tượng quản lý để cáchoạt động chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất Các biện pháp quản lý phải cómục tiêu xác định rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và tính thực tiễn, biệnpháp có tính khả thi, biện pháp có tính khả thi và đạt mục tiêu đề ra

Biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS: là nhữngcách thức cụ thể của người Hiệu trưởng tiến hành để tác động đến đội ngũgiáo viên nhằm đạt mục tiêu quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường

đề ra

Trang 21

1.3 Hiệu trưởng trường THCS trong quản lý hoạt động chuyên môn

1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS

1.3.1.1 Vị trí của trường THCS

Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dụcquốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng

1.3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dungcác hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượnggiáo dục

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản

lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quyđịnh của Nhà nước

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội

- Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật[5, tr 2]

1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THCS

Hiệu trưởng trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

Trang 22

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trướcHội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công côngtác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khenthưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáoviên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhânviên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ của trường phổthông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên,nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động củanhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động củangành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [ 5, tr 12]

1.3.3 Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng THCS

1.3.3.1 Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn

Xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng của công tác quản lý nhàtrường THCS Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyếtđịnh chất lượng hiệu quả của quá trình giáo dục học sinh Trên cơ sở mục

Trang 23

tiêu, phương hướng nhiệm vụ của ngành, tình hình cụ thể của nhà trường,Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch và định hướng mục tiêu cho các bộphận, hướng dẫn chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch hoạt động chuyênmôn cho bộ phận phụ trách Cụ thể:

- Kế hoạch của Ban chuyên môn nhà trường: Kế hoạch hoạt độngchuyên môn của toàn trường trong năm học; Kế hoạch đổi mới phương phápdạy học; Kế hoạch hoạt động chuyên đề, ngoại khóa; Kế hoạch Bồi dưỡnghọc sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Kế hoạch kiểm tra học kỳ; Kế hoạchdạy thêm, học thêm; Kế hoạch phân công chuyên môn, thời khóa biểu; Kếhoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học

- Kế hoạch hoạt động của các Tổ chuyên môn: Kế hoạch hoạt độngchuyên môn của tổ trưởng theo tháng, tuần; Kế hoạc hoạt động chuyên đề,ngoại khóa; Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo tổ

- Kế hoạch chuyên môn của giáo viên: Kế hoạch giảng dạy bộ môn; kếhoạch chủ nhiệm; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch phụ đạo họcsinh yếu kém

Để xây dựng kế hoạch chuyên môn, Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Căn cứ vào Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, quy định củanhà trường xây dựng Quy chế chuyên môn của nhà trường

- Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến các bộ phận,đến từng giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhânphấn đấu

- Hướng dẫn các bộ phận, giáo viên trong nhà trường xây dựng kếhoạch và duyết kế hoạch với họ, giúp giáo viên nắm chắc kế hoạch, nội dungchương trình giảng dạy, nội dung giảm tải

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch mẫu

Trang 24

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất việc giảng dạy, dựgiờ thăm lớp, phê ký Sổ ghi đầu bài dạy, tiến độ vào điểm theo chủ đề, chủđiểm, theo nhiệm vụ cụ thể và theo thời gian

- Xây dựng chuẩn phương pháp đánh giá việc thực hiện kế hoạch

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tổ, cá nhân các đoàn thể trongnhà trường các lực lượng bên ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực

để hoàn thành nhiệm vụ trong năm học

- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong năm học Chính vì thế việc chỉđạo xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng và có khả năng thực thi là một yêucầu bắt buộc đối với người Hiệu trưởng Tất cả các kế hoạch của các bộ phậnđều phải thống nhất với kế hoạch của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợpgiữa các bộ phận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường

1.3.3.2 Hiệu trưởng tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn

Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạtđược mục tiêu của kế hoạch Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả,

có khoa học thì sẽ phát huy được tính trồi của hệ thống

Ở trường học khi phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạytrong năm học, Hiệu trưởng không thể trực tiếp phân công nhiệm vụ cho tất

cả các giáo viên trong nhà trường, chỉ phân công được bộ khung, một sốnhiệm vụ giảng dạy quan trọng như các giáo viên đảm nhiệm chức vụ tổtrưởng, tổ phó, giáo viên dạy các lớp cuối cấp ở một số môn chính, các giáoviên làm nhiệm vụ giảng dạy các đội tuyển học sinh giỏi Việc phân công cònlại, trên cơ sở định hướng của Hiệu trưởng các tổ chuyên môn sẽ thảo luận và

tổ trưởng tổng hợp, đề xuất phương án trình hiệu trưởng duyệt Sau khi kiểmtra tính hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện nhà trường Hiệu trưởng điềuchỉnh bổ sung, sau đó ra quyết định phân công nhiệm vụ năm học cho từnggiáo viên

Trang 25

Trong việc tổ chức, bố trí phân công nghiệm vụ giáo viên, Hiệu trưởngchú ý đến tổ chuyên môn về phương án điều chỉnh khi có giáo viên chuyểncông tác, nghỉ hưu, thai sản, Bên cạnh đó tổ chuyên môn cũng cần lưu ýphân công các nhiệm vụ giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên như: Ngoạikhóa thể dục, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, hoạt động ngoài giờlên lớp, công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

1.3.3.3 Hiệu trưởng tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn

a Tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là cấp độ tổ chức hành chính chuyên môn dưới cấptrường Nếu nhà trường là đơn vị cấp cơ sở thì tổ chuyên môn là đơn vị tổchức dưới cấp cơ sở, nhưng là cấp tổ chức triển khai cụ thể nhất, triệt để nhấtcác yêu cầu quan điểm và nội dung giáo dục bộ môn, là nơi trực tiếp quản lýcác hoạt động giáo dục của người giáo viên theo bộ môn hoặc nhóm bộ môn,quản lý nguồn nhân lực chủ yếu của nhà trường

"Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tácthư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh củatrường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm mônhọc hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyênmôn có tổ trưởng, từ một đến hai tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệutrưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn vàgiao nhiệm vụ vào đầu năm học" [ 5, tr 11]

Tổ chuyên môn là đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành công tácchuyên môn của mỗi giáo viên trong nhà trường Trong thực tế phần lớn ở cácnhà trường THCS tổ chuyên môn được tổ chức theo nhóm bộ môn Các nhómcác bộ môn để sinh hoạt cùng tổ thường lựa chọn sự tương đồng giữa cácmôn: Tổ Khoa học tự nhiên gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; Tổ Khoakhọc xã hội: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ; Tổ Năng khiếu: Âm nhạc,

Mỹ thuật, Thể dục, Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ một đến hai tổphó do Hiệu trưởng bổ nhiệm và được kiện toàn theo từng năm học

Trang 26

b Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Một là, thực hiện quy chế chuyên môn

Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đượcgiao nhiệm vụ giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảngdạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ giáo viêntrong mỗi học kỳ, năm học Là căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên theochuẩn Quy định của Bộ GD&ĐT

Mục đích của Quy chế chuyên môn nhằm đáp dụng thống nhất tất cảcác quy định về công tác chuyên môn, ổn định nề nếp dạy học trong nhàtrường, tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt việc quản lý, tổchức và chỉ đạo công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụccủa nhà trường

Quy chế chuyên môn của trường THCS được xây dựng căn cứ vào cácThông tư, quy định của Bộ GD&ĐT, các quy định của Luật giáo dục củaĐiều lệ trường phổ thông, của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT

Hai là, thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Mỗi tháng, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần

- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng bàn các chuyên đề về đổimới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, các nội dung mới vàkhó của chương trình, xác định kiến thức chuẩn cho từng bài, chương theokhung chương trình được ban hành theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BGDĐTcủa Bộ GD&ĐT, xây dựng ngân hàng đề, xây dựng ma trận đề, phụ đạo họcsinh yếu kém, dạy học tự chọn, rút kinh nghiệm các giờ thao giảng, bàn nội dung

ôn tập, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì Đối với các môn Ngữ văn, Lịch

sử, Địa lí bàn bạc thống nhất nội dung dạy học phần địa phương

- Các chuyên đề dạy học tự chọn cần được tổ thẩm định và Hiệu trưởngphê duyệt trước khi tổ chức dạy học, và thực hiện thống nhất trong toàn tổ

Trang 27

- Đối với các tổ chuyên môn ghép của nhiều môn: Dành nhiều thời gian

để các nhóm bộ môn tổ chức sinh hoạt

- Về dự giờ: Các tiết dự cần dự các giờ thuộc cùng bộ môn, có góp ývới người dạy để chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp, tiếp cận kiến thức mới

Quy định dự giờ giáo viên ít nhất 2 tiết/tháng.

- Về kiểm tra thực hiện khung phân phối chương trình, tiến độ thựchiện chương trình được tiến hành 2 tháng 1 lần với cấp tổ, 1 lần / học kì vớicấp trường Kết quả kiểm tra được lưu trữ vào hồ sơ tổ

Ba là, bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên.

Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Bồi dưỡngchuyên môn là các hoạt động học tập, rèn luyện của giáo viên nhằm làm tăngthêm phẩm chất và năng lực giúp họ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảngdạy và giáo dục học sinh

Phẩm chất và năng lực của người thầy là yếu tố hàng đầu quyết địnhchất lượng giáo dục của nhà trường Chất lượng đội ngũ nhà giáo được thểhiện ở đạo đức nhà giáo và năng lực dạy học Với vai trò quan trọng củangười thầy trong việc đào tạo, rèn luyện phát triển trí tuệ và hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ, việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho độingũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhằm nâng cao nguồn nhânlực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo xu hướng hộinhập quốc tế

Nâng cao chất lượng chuyên môn luôn có ý nghĩa sống còn đối với mỗinhà trường Nâng cao chất lượng chuyên môn là việc biểu hiện cụ thể củaviệc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Nhất là trong điều kiện ngày naytrình độ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, khi mà đất nước chuyểnsang nền kinh tế tri thức thì yêu cầu nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên là

vô cùng quan trọng

Trang 28

Nghiên cứu chuyên môn là con đường tốt nhất để bổ sung kiến thức lýluận, kiến thức về thực tế và nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ giáoviên, cán bộ quản lý, đồng thời cải tiến các khâu công tác nhằm đưa lại nhữngchuyển biến có lợi cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường

Công tác học tập, bồi dưỡng của giáo viên bao gồm: theo các lớp dàihạn (Cao đẳng, Đại học, Cao học) theo quy định của nhà nước và nâng caohọc vị, bằng cấp; học các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm, về ngoại ngữ,tin học, tập huấn chế độ chính sách, pháp luật có liên quan đến giảng dạy.Ngoài ra giáo viên còn tự nghiên cứu sách, bào, tài liệu từ nhiều nguồn nhằmnâng cao nhận thức xã hội và bổ sung tư liệu cho bài giảng

Bốn là, triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học

SKKN là những tri thức, kỹ năng, kỹ sảo mà người viết tích lũy đượctrong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể

đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thườngkhông thể giải quyết được, góp phần nâng cao nâng cao hiệu quả rõ rệt laođộng của cán bộ, giáo viên SKKN là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ,giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục Thực tế trong nhiều năm cho thấy,SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quảcao trong hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục và đào tạo trong các nhà trường.Đẩy mạnh hoạt động tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến áp dụng sẽ tạođộng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện thànhcông các mục tiêu đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay

SKKN là tổng thể những tri thức, kỹ năng, kỹ sảo mà cán bộ, giáo viêntích lũy được trong thực tiễn, là cơ sở của nghệ thuật giáo dục, là cơ sở quantrọng của lý luận giáo dục Việc khuyến khích, động viên đội ngũ viết sángkiến kinh nghiệm là cách người lãnh đạo tập trung được kinh nghiệm và sứcmạnh tập thể trong việc nâng cao tay nghề và năng lực Thông qua việc lựachọn những SKKN hay để áp dụng trong nhà trường, đội ngũ sẽ có cơ hội đểhọc hỏi lẫn nhau từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn

Trang 29

Năm là, tổ chức việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Chương trình sách giáo khoa THCS mới có rất nhiều thay đổi về nộidung so với chương trình THCS trước năm 2002 Sự thay đổi nội dung này làcấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm đưa giáo dục THCS nước ta tiếp cậnvới sự tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vựcĐông Nam Á và trên thế giới Chương trình này có lượng thông tin phongphú, mang tính thời sự, hiện đại Lượng tri thức tăng rất nhiều cả về khoa học

tự nhiên và khoa học xã hội Do đó phương pháp dạy học cần phải có sự đổimới thì mới phù hợp với thay đổi nội dung dạy học Nếu cứ sử dụng cácphương pháp dạy học truyền thống thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu mà

xã hội đặt ra cho ngành giáo dục đó là nâng cao chất lượng giáo dục Chính vìvậy trong nhà trường THCS, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đềcần được đặc biệt quan tâm Tuy nhiên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

ở đây không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống, thayvào đó là các phương pháp dạy học mới mà là đổi mới cách sử dụng phươngpháp, cách lựa chọn, phối hợp các phương pháp Để chỉ đạo tốt việc thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS, người hiệu trưởng cầnhướng giáo viên vào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh Người dạy là người trựctiếp quản lý, tổ chức quá trình nhận thức để người học tự tìm tòi tái phát hiệntra kiến thức, tự sáng tạo

c Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch được thể hiện ởnhững nội dung sau:

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của tổ như đội ngũ giáo viên, họcsinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổnhăm học trước, để xây dựng hoạt động của tổ, chú ý đến các biện pháp đểđạt được mục tiêu của tổ

Trang 30

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch

bộ môn và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phânphối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụcho tổ viên

- Hướng dẫn tổ trưởng đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy địnhcủa Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành

- Thực hiện công tác nhân sự giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

- Tổ trưởng đại diện cho tổ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

- Tổ chức họp Tổ chuyên môn hai tuần một lần và có thể họp đột xuấttheo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu

1.3.3.4 Hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức hoạt động dạy học

a Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hồ sơ dạy học

Để quản lý tốt hồ sơ chuyên môn, hiệu trưởng cần phải có những quyđịnh nội dung và thống nhất các loại mẫu hồ sơ, cách ghi chép từng loại hồ sơngay từ đầu năm học đồng thời có thường xuyên kiểm tra, đánh giá hồ sơchuyên môn của giáo viên

* Hồ sơ giáo viên

- Các loại hồ sơ, sổ sách

+ Bài soạn

+ Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ,thăm lớp

+ Sổ đăng ký sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học

+ Sổ tự bồi dưỡng chuyên môn

- Phân công trách nhiệm thực hiện:

+ Giáo viên bộ môn lập đủ và thực hiện đúng các qui định về các hồ sơ

sổ sách của mình

Trang 31

+ Tổ trưởng, Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá theo định kì, theo kế hoạchkiểm tra đối với giáo viên về sử dụng và bảo quản các loại sổ.

- Việc thực hiện các loại hồ sơ

+ Bài soạn được thiết kế theo qui định, tăng cường đầu tư soạn giảngphần phương pháp của thầy và trò, hằng năm có bổ sung điều chỉnh về nộidung và phương pháp Bài soạn được đóng thành tập Giáo viên có đầy đủ bàisoạn của các chương trình được phân công giảng dạy kể cả bài soạn dạy họccác chủ đề tự chọn

+ Các tiết dự giờ bảo đảm tính pháp lí, có đủ chữ kí của người dạy vàngười dự, thời gian, lớp dự

+ Sổ điểm cá nhân có giá trị pháp lí, có ý nghĩa trợ giúp giáo viên theo dõikết quả của học sinh; mỗi giáo viên phải cập nhật hoá điểm vào sổ gọi tên và ghiđiểm theo qui định về thời gian, ghi điểm và sửa điểm theo đúng qui định

* Hồ sơ giáo viên chủ nhiệm

- Các loại hồ sơ sổ sách

Sổ chủ nhiệm lớp; các hồ sơ liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp nhưxây dựng trường học thân thiện, phòng chống tệ nạn xã hội và ma tuý, an toàngiao thông, biên bản họp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp

- Phân công trách nhiệm thực hiện

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong

số chủ nhiệm theo qui định

+ Khối trưởng chủ nhiệm, Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá theo định kì,theo kế hoạch kiểm tra đối với giáo viên chủ nhiệm về sử dụng và bảo quản

sổ chủ nhiệm và các hồ sơ liên quan đến công tác chủ nhiệm

b Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chương trình, nội dung dạy học

Chương trình dạy học quy định nội dung giảng dạy, thời gian giảng dạy

cụ thể cho từng môn học, từng tiết học, tuần học, trong từng năm học nhằmthực hiện những yêu cầu, mục tiêu của bậc THCS Thực hiện chương trình

Trang 32

dạy học chính là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của trường THCS.Chương trình dạy học THCS là Pháp lệnh của nhà nước, do Bộ GD & ĐT banhành thống nhất sử dụng trong toàn quốc Vì vậy các trường phải thực hiệnnghiêm chỉnh, không được phép tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt, làm sai lệchchương trình dạy học.

Thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình chính là đã nắm toàn bộchương trình hoạt động dạy của giáo viên: Soạn bài, lên lớp, ôn tập, kiểm tra,

tổ chức các hình thức học tập ngoài giờ… Để quản lý giáo viên dạy đủ, dạyđúng chương trình, người hiệu trưởng phải:

- Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững chương trình từng khối lớp,từng lớp, từng môn học mà giáo viên sẽ giảng dạy

- Yêu cầu giáo viên xây dựng chương trình giảng dạy môn học do mìnhđảm nhiệm

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học thôngqua lịch báo giảng, thời khoá biểu của từng khối lớp, từng lớp

Sử dụng sách giáo khoa: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên dạy theo đúngchương trình sách giáo khoa mới do Bộ GD & ĐT quy định Nhà trường cầntrang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và một số sách tham khảo chogiáo viên Đối với học sinh, nhà trường yêu cầu phụ huynh học sinh phải mua

đủ bộ sách giáo khoa, sách bài tập của năm học và khuyến khích mua một sốsách tham khảo Chất lượng dạy học không thể cao nếu như không có đủ sáchgiáo khoa cho cả thầy và trò

c Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên

Thực hiện việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp: Việc soạn giáo án là việcchuẩn bị quan trọng nhất của người giáo viên cho giờ lên lớp của mình Giáo

án chính là công cụ làm việc không thể thiếu của người giáo viên, nó là bản

Trang 33

thiết kế cụ thể cho từng giờ lên lớp Nội dung giáo án xác định rõ mục đíchyêu cầu của bài dạy về nội dung tri thức, kỹ năng, thái độ đối với học sinhsau khi học xong bài học đó, đồng thời cũng nêu rõ các hoạt động dạy học,các phương pháp dạy học sẽ sử dụng, các hình thức tổ chức dạy học và thờigian cụ thể cho từng hoạt động trong từng tiết học, từng môn học.

d Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý giờ dạy trên lớp

Thực hiện giờ lên lớp của giáo viên: Hoạt động dạy học ở trườngTHCS được thực hiện chủ yếu là bằng hình thức dạy học trên lớp với nhữngbài dạy, những giờ lên lớp Giờ lên lớp thực chất là quá trình tổ chức nhậnthức cho học sinh, là một tập hợp gắn bó chặt chẽ với nhau với những phươngpháp, phương tiện và kỹ thuật giúp học sinh tự tìm ra kiến thức Giờ lên lớpgiữ vai trò quyết định chất lượng dạy học và người quyết định chất lượng giờlên lớp lại chính là giáo viên Công tác quản lý như thế nào để giờ lên lớp củagiáo viên đạt hiệu quả cao là trách nhiệm của hiệu trưởng Người hiệu trưởngcần phải có những biện pháp tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong giờ lên lớpđồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để giáo viên ngàycàng trưởng thành hơn trong giảng dạy

1.3.3.5 Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh

Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh được thực hiện đầy đủ,toàn diện mang tính giáo dục cao Nội dung cơ bản gồm:

a Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng phương pháp học tập của học sinh

Phương pháp học tập là hệ thống các cách sử dụng hết sức quan trọngtrong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh Vì vậy, quản lý việc giáodục phương pháp học tập giúp học sinh cần phải đạt được những yêu cầu cụthể là:

- Làm cho học sinh nắm được kỹ năng chung của hoạt động học tập

Trang 34

- Làm cho học sinh có kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn

- Giúp cho học sinh có phương pháp học tập ở trên lớp

- Giúp cho học sinh có phương pháp học tập ở nhà

Để đạt được những yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải học tập nghiên cứu,bồi dưỡng để toàn thể giáo viên trong nhà trường nắm vững và thống nhấtphương pháp học tập cho học sinh Từ đó Hiệu trưởng vạch ra kế hoạch chỉđạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, điều chỉnh uốn nắn kịp thờinhững biểu hiện sai lệch nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục phươngpháp học tập cho học sinh

b Quản lý nề nếp học tập của học sinh

Nền nếp học tập, kỷ luật học tập là những điều quy định cụ thể về tinhthần thái độ hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạt động học tập được nhịp nhàng

và có hiệu quả Nền nếp học tập sẽ quyết định nhiều đến kết quả học tập Vìvậy, cần phải xây dựng và hình thành được những nề nếp học tập sau đây:

- Tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp họcbài và làm bài đầy đủ

- Có nề nếp tổ chức hoạt động ở trường cũng như ở nhà và ở những nơihoạt động văn hóa…

c Quản lý học tập, vui chơi, giải trí

Trang 35

Yêu cầu quan trọng đối với hiệu trưởng trong việc quản lý các hoạtđộng học tập của học sinh, các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức mộtcách hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khỏe của học sinh Hiệu trưởng phảicân nhắc, tính toán cân đối để điều khiển hoạt động hàng tháng, học kỳ, cảnăm học để tránh tình trạng lôi kéo học sinh vào các hoạt động, những phongtrào đề ra một cách tùy tiện, bất thường, gián đoạn học tập của học sinh, xáotrộn chương trình kế hoạch hoạt động của nhà trường

d Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá kết quả hoạt động học tập của học sinh là yêu cầu cần thiếttrong quản lý của hiệu trưởng Điểm số của học sinh phải được cập nhật, cácbài kiểm tra 15 phút, một tiết trở lên phải được trả cho học sinh đúng thời hạnquy định của ngành giáo dục Giáo viên chấm kỹ, có nhận xét, phát hiệnnhững lỗi của học sinh thường hay mắc phải, chữa tại lớp để học sinh cùng rútkinh nghiệm Căn cứ vào số điểm, dự giờ thăm lớp, sổ đầu bài, hiệu trưởnghoặc phó hiệu trưởng, tổ trưởng phân tích đánh giá kết quả học tập của họcsinh thường xuyên trong tháng Nội dung cần tập trung vào những vấn đề chủyếu là:

- Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sựchuyên cần và kỷ luật học sinh

- Chất lượng học tập của học sinh trong các môn học, các yêu cầu các

kỹ năng đạt được của học sinh qua các môn học

1.3.3.6 Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn

Việc kiểm tra, đánh giá trong nội bộ nhà trường là một việc hết sức

quan trọng Qua kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặtyếu, để ngăn chặn, uốn nắn những sai lệch của tập thể, cá nhân khi tiến hànhcông việc quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức, và năng lực tự

Trang 36

kiểm tra của chính mỗi cán bộ, giáo viên Trong trường THCS việt kiểm trarất quan trọng Bao gồm các nội dung sau:

a Kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung

công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốtcông tác chuyên môn, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiệnmục tiêu giáo dục một cách đồng bộ Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra kếhoạch giảng dạy, kiểm tra kết hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch triển khai, các hoạt động giáo dục

b Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: Công tác này giúp Hiệu

trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mốitương tác của các thành viên trong tập thể Hiệu trưởng có thể tham gia toàndiện hoặc từng phần hoạt động của tổ chuyên môn như:

- Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp hoạt động của tổ, nhận định của tổtrưởng về từng thành viên trong tập thể, uy tín của tổ trưởng

- Kiểm tra Hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch hoạt động của tổ, của các cánhân, biên bản sinh hoạt của tổ, các sáng kiến kinh nghiệm

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của tổ, thực hiệncác chuyên đề, hội giảng, hội thi

- Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy

- Kiểm tra công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục, cơ

sở vật chất phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục

c Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo của học sinh là khâuquan trọng của quá trình dạy học, có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thựctrạng hoạt động học và hoạt động dạy, củng cố và phát triển trí tuệ học sinhcũng như giáo dục phẩm chất và nhân cách cho học sinh

Trang 37

Nội dung đánh giá:

- Đánh giá, xếp loại theo đúng Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh(Thông tư 58 Bộ GD&ĐT)

- Thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra, đủ số lượng điểm và cơ số điểm

- Chấm bài, trả bài đúng thời gian quy định, có sửa lỗi trong bài kiểmtra, có nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ ra cách khắc phục các hạn chế

- Chấm bài theo đúng đáp án, biểu điểm

- Báo cáo kết quả kiểm tra vào sổ theo dõi chất lượng, lưu kết quả đánhgiá trong Sổ điểm điện tử, sổ điểm cá nhân để sử dụng trong việc tổng kết,phân loại, đánh giá học sinh qua mỗi học kỳ, cuối năm học

Để quản lý tốt nội dung này, Hiệu trưởng cần làm những việc sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra học kỳ, cuối năm học cho các khối lớp

- Yêu cầu giáo viên chấm, trả bài, chữa bài đúng thời gian quy định

- Tổng hợp việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập định kỳ

- Yêu cầu giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá theochuẩn kiến thức, kỹ năng và được chia thành các cấp độ: Nhận biết, thônghiểu, vận dụng Cần kết hợp hài hòa trong việc ra đề thi, kiểm tra theo hìnhthức tự luận và trắc nghiệm

- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo coi thi và cho điểm chính xác, công bằng

1.3.3.7 Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoạikhoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông,phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dụchướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡngnăng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáodục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp vớiđặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh [5, tr 16]

Trang 38

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận hữu cơ của quátrình giáo dục ở nhà trường phổ thông trung học cơ sở Đó là những hoạtđộng được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đườnggắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hànhđộng, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho

các em Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện thuận lợi để học

sinh phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cựchoạt động rèn luyện nhân cách phát triển toàn diện

a Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS hướng đến nhữngmục tiêu sau đây:

- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng vànâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làmphong phú hơn vốn tri thức kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh

- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học

cơ sở như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý vàtham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động, khả năngkiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố phát triển các hành vi,thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội

- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể vàhoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng vớicuộc sống, với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tựnhiên và xã hội

b Các nội dung tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Các nội dung tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm: Các hoạt độngngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giaothông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật

Trang 39

- Giáo dục hướng nghiệp: Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống cácbiện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức

về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợpnguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội

Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên

cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốtnghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình

độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điềukiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngànhnghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước

Nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho họcsinh cả về tâm thế và kỹ năng để các em có thể sãn sàng đi vào lao động hoặc

tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà xã hội cần phát triển, đồng thời phù hợpvới hứng thú, năng lực cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình

Giúp các em tự đánh giá bản thân và biết lựa chọn nghề một cách có ýthức, góp phần vào việc phân luồng học sinh sau bậc học THCS

- Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiếnthức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những kỹ năngsống cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, môitrường sống, Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và cho học sinhTHCS nói riêng là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh Giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hànhcàng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể

ở tuổi mầm non Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính cách và nhâncách đang dần được hình thành

Các nhóm kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THCS, đó là:

Trang 40

+ Nhóm kĩ năng tự nhận thức: Kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩnăng tự tin, kĩ năng tự trọng

+ Nhóm kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng phản hồi, lắng nghe; kĩ năng trình bàysuy nghĩ, ý tưởng; kĩ năng ứng xử, giao tiếp; kĩ năng thể hiện sự cảm thông

+ Nhóm kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Kĩ năng nêu vấn đề; kĩ năng bìnhluận; kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kĩ năng phân tích đối chiếu

+ Nhóm kĩ năng làm chủ bản thân: kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản

lý thời gian, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng kiểm soát cảm xúc

c Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá

Một là Hội thi, Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp

dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện vàđịnh hướng giá trị cho người tham gia Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tậpthể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình

tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể.Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối hoặc toàntrường Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học Đối tượngtham gia hội thi là các cá nhân hoặc nhóm học sinh

Hai là Hội vui, Hội vui cũng là một hình thức phổ biến của hoạt động

ngoại khoá Hội vui có thể tổ chức theo từng chuyên đề hoặc tổ chức tổng hợpcác phần, tổ chức phối hợp giữa các môn học, tổchức cho từng lớp, theo khốilớp hoặc toàn trường

Ba là, tham quan ngoại khoá

Tham quan ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học trong thực tếnhờ quan sát trực tiếp của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cơ sởtham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dungdạy học

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBWLGD&ĐT Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2007
3. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang năng lực quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
4. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2012
10. Nguyễn Thị Doan (chủ biên) (1996) - Học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết quản lý
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo số 29-NQ/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" số
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
15. Harold Koontz - Cyril - Odonnell - Heinz Weihrieh (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz - Cyril - Odonnell - Heinz Weihrieh
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1992
18. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2011
19. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2010
20. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục – Quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục – Quản lý trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
21. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội 22. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại họcsư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường phổ thông", NXB ĐHQG Hà Nội22. Trần Kiểm (2007), "Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội 22. Trần Kiểm
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội22. Trần Kiểm (2007)
Năm: 2007
23. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
24. Trần Kiểm(2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
25. Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam số 38/2005/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 (số:44/2009/QH12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam số 38/2005/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 (số
26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,-
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1989
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học, Ban hành kèm theo quyết định số 58/2011/TT - BGDĐT ngày 12/12/2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w