1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

130 690 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý thiết bịdạy học của hiệu trưởng, luận văn nghiên cứu những biện pháp quản lý nhằmnâng cao hiệu quả quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN MINH TÂM

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐĂK

R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH THÁI DUY TUYÊN

HÀ NỘI, NĂM 2014

Trang 2

đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở GD & ĐT Đăk Nông, các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và toàn thể Hội đồng sư phạm 4 trường THPT huyện Đăk R’lấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có những tư liệu để hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Minh Tâm

i

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 8

1.2.1 Quản lý 8

1.3.3 Cấu trúc hệ thống và phân loại TBDH ở trường THPT 18

1.3.4 Mối quan hệ của TBDH với các thành tố khác của QTDH 20

1.4.1 Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 22

1.4.2 Nội dung và chức năng quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THPT 24

CHƯƠNG 2 35

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG 35

2.2 Thực trạng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 42

2.2.3 Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học: 48

2.2.4 Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học 54

2.3 Thực trạng quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 56

2.3.1 Thực trạng nội dung quản lý TBDH của hiệu trưởng 56

2.3.2 Thực trạng quản lý về số lượng và chất lượng TBDH của Hiệu trưởng 59

2.3.3 Thực trạng quản lý trang bị thiết bị dạy học của Hiệu trưởng 60

2.3.4 Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng 62

2.3.5 Thực trạng quản lý bảo quản TBDH của Hiệu trưởng 63

2.3.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH của Hiệu trưởng 64

Trang 4

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ

thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 65

2.4.1 Thành công, hạn chế 65

2.4.2 Nguyên nhân làm cho việc quản lý TBDH ở một số trường THPT chưa đạt hiệu quả cao 69

Kết luận chương 2 70

CHƯƠNG 3 71

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG 71

3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 73

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của TBDH 73

3.2.2 Xây dựng kế hoạch quản lý TBDH của Hiệu trưởng 77

3.2.3 Tổ chức đầu tư trang bị TBDH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa 83

3.2.4 Đẩy mạnh công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả TBDH 90

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra trong quản lý TBDH 96

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 101

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất 101

3.4 Khảo nghiệm giá trị khoa học các biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 102

Kết luận chương 3 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106

1 KẾT LUẬN 106

2 KHUYẾN NGHỊ 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

iv

Trang 6

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của các biện pháp 104

vi

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để nâng cao năng suất lao động con người luôn phải sử dụng và cảitiến các công cụ lao động Người thầy giáo cũng vậy, các thiết bị dạy học(TBDH) phải luôn được cải tiến: từ thước tính, bảng con, quả địa cầu đến cácphương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, bài học điện tử, như ngày nay

Quá trình dạy học là một hệ thống động bao gồm: mục đích, nội dung,phương pháp, phương tiện, hình thức, kiểm tra đánh giá Phương tiện dạy học

là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình dạy học

Thiết bị dạy học hỗ trợ tích cực và mang lại nhiều hiệu quả trong mộttiết dạy của người thầy Nó giúp người thầy thuận lợi hơn trong việc đổi mớiphương pháp dạy học, làm phong phú bài giảng, giúp học sinh hứng thú vàsáng tạo hơn trong việc tiếp thu kiến thức Trong các kỳ thi dạy giỏi nhất thiếtcác thầy giáo đều sử dụng thiết bị dạy học

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quan điểm

“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luậngắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáodục xã hội” “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phùhợp quy luật khách quan Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếutheo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêucầu số lượng” [14]

Nhận thức rõ vai trò của thiết bị trong quá trình dạy học, nhiều năm quaĐảng và nhà nước luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết

bị dạy học theo chuẩn cho các nhà trường phổ thông cũng như các cơ sở giáo

Trang 9

dục ngoài công lập đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về một số môn học, tiếthọc cần thiết phải sử dụng thiết bị dạy học.

Tuy nhiên công tác quản lý thiết bị dạy học hiện nay ở các trường trunghọc phổ thông vẫn còn nhiều bất cập nhất là trong công tác quản lý trang bị,bảo quản và sử dụng TBDH Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học khôngthể tách rời việc yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Côngtác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấpvẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết Từ các lý do nêu trên, đề tài được

lựa chọn là: “Quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT

huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông” với lòng mong muốn tìm kiếm các biện

pháp quản lý TBDH có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhàtrường

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý thiết bịdạy học của hiệu trưởng, luận văn nghiên cứu những biện pháp quản lý nhằmnâng cao hiệu quả quản lý trong công tác thiết bị dạy học ở trường trung họcphổ thông trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông đáp ứng nhiệm vụgiáo dục mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục & Đào tạo đã giao cho

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Đăk R’lấp

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyệnĐăk R’lấp tỉnh Đăk Nông

4 Giả thuyết khoa học

Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng của các trường THPT huyệnĐăk R’lấp trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiện nay còn có những

Trang 10

hạn chế nên dẫn đến hiệu quả chưa cao Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụngcác biện pháp quản lý TBDH phù hợp thì hiệu quả sử dụng TBDH sẽ cao hơn

và góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bànhuyện Đăk R’lấp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của biện pháp quản lý thiết bị dạy họccủa Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

5.2 Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệutrưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông qua

đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tácquản lý

5.3 Đề xuất biện pháp và đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản

lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bịdạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường trung họcphổ thông

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

04 trường trung học phổ thông đóng chân trên địa bàn huyện ĐăkR’lấp, tỉnh Đăk Nông gồm: THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Phạm VănĐồng, THPT Trường Chinh, THPT Nguyễn Đình Chiểu

6.3 Giới hạn về khách thể điều tra:

Trang 11

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

7.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng khi nghiên cứu

các tài liệu liên quan đến nghị quyết, chỉ thị, quyết định trong hệ thống vănbản của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các tài liệu khác

có liên quan đến quản lý thiết bị dạy học

7.1.2 Phương pháp so sánh, khái quát hóa: hình thành các khái niệm

liên quan đến đề tài nghiên cứu để từ đó có cơ sở trong việc đề xuất các biệnpháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: dùng các phiếu hỏi để thu

thập ý kiến về thực trạng thiết bị dạy học, việc quản lý thiết bị dạy học ở 04trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông để từ đó có cơ sở

để đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng

7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm: để thu thập thông tin, số liệu

chính xác từ thực tế bằng việc tham quan, tiếp xúc, quan sát môi trường dạyhọc ở 04 trường nhằm nắm rõ thực trạng quản lý thiết bị dạy học

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: nhằm tìm hiểu kỹ những thông tin từ các

phiếu hỏi bằng cách trao đổi ý kiến với một số cán bộ, quản lý, giáo viên vàhọc sinh trong 04 trường

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tiến hành sưu tầm, nghiên

cứu, phân tích rút kinh nghiệm hoạt động của Hiệu trưởng, đề xuất các biệnpháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thiết bị dạy học

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số côngthức toán học để thống kê, xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các nhận xét,kết luận khoa học của đề tài

Trang 12

8 Cấu trúc luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng

trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học của Hiệu

trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông

Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng

các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông

Phần kết luận và khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Vài nét tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Thế kỷ 21 – thế kỷ của khoa học - kỹ thuật - công nghệ chứng kiến

sự phát triển mạnh mẽ và liên tục về tri thức của loài người Giáo dục đangđứng trước những cơ hội và thách thức đồng thời cũng nhận được nhiều sựquan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Thiết bị dạy học và vai tròcủa các biện pháp quản lý TBDH để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy vàhọc trong nhà trường có cơ sở triết học từ lâu Vấn đề trực quan, cảm tính

đã được các nhà khoa học đề cập nhiều trong lí luận về nhận thức

Lê nin khi phân tích bản chất của quá trình nhận thức đã chỉ ra: “Từtrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thựctiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thựckhách quan”

Trong tác phẩm “Phép dạy học vĩ đại” J.A.Komenski (1592 – 1679)

đã viết: “ không có gì trong trí não nếu như trước đó không có gì trongcảm giác Vì thế, tất nhiên bắt đầu dạy học không thể từ sự giải thích bằnglời về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng Lời nói không baogiờ đi trước sự vật”

Đối với dạy học, TBDH giúp lôi kéo các em học sinh vào nhiều hìnhthức tác động tương hỗ Điều đó làm lộ rõ những mối liên hệ nội tại giữa cácvật làm xuất hiện những bức tranh chân thực về thế giới Trong quá trình thínghiệm, thực hành, các kiến thức lý thuyết mà học sinh tiếp thu trên lớpthường ở dạng tĩnh và cô lập với kiến thức khác sẽ tác động tương hỗ làm chochúng trở nên động, làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng Nhờ vậy, họcsinh sẽ thấy rõ vị trí, vai trò của mỗi kiến thức trong hoạt động thực tiễn

Trang 14

Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Đổi mới nội dungchương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiệnđồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.

Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề trực quan và cácTBDH như các tác giả V.G.Bêlinxky (1811-1848), Vũ Trọng Rỹ, Thái DuyTuyên, Tô Xuân Giáp Những công trình của các tác giả nói trên đã xây dựngđược một hệ thống lí luận về vai trò, tác dụng của TBDH cùng một số yêu cầu

và nguyên tắc sử dụng nó trong QTDH

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chính thức ban hành các tiêu chíTBDH từ mẫu giáo đến phổ thông trong đó có Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việcban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông

Đã có một số tác giả nghiên cứu về quản lý TBDH trong thời giangần đây Đó là: “Biện pháp quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởngcác trường THPT Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình” năm 2008 của tác giảPhạm Đăng Quát; “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng cáctrường THPT huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình” năm 2008 của tác giả LêQuốc Trưởng; “Biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học của Hiệu trưởngcác trường THPT huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình” năm 2012 của tác giả VũThị Hồng Mến Các công trình nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng: Đánh giáđược thực trạng TBDH, thực trạng quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng

để từ đó đề ra biện pháp chiến lược nhằm phát huy hiệu quả của TBDH làviệc làm hết sức cần thiết, cấp bách đối với CBQL ở các nhà trường

Tuy nhiên trong các hướng nghiên cứu trên, lĩnh vực nghiên cứu quản líTBDH trong QTDH nói chung và trong các trường THPT huyện Đăk R’lấp

Trang 15

nói riêng thì chưa được nghiên cứu đầy đủ Đây là lí do để chúng tôi lựa chọnnghiên cứu vấn đề này.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Hoạt động QL gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nó là nhân

tố không thể thiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội Loài người

đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nêncũng đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau Nó là một phạm trù tồntại khách quan và là một tất yếu lịch sử Tuỳ cách tiếp cận mà quản lý đượcđịnh nghĩa theo nhiều cách khác nhau

K.Marx đã khẳng định: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao độngchung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sựchỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là nhữngchức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sựvận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của nhữngkhí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điềukhiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [17].Như vậy Marx đã có một chỉ dẫn sâu sắc về vấn đề là con người muốn sinhtồn và xã hội muốn phát triển, phải biết phân công khéo và hợp tác tốt tronglao động, phải chọn được thủ lĩnh xứng đáng cho cộng đồng lao động củamình

Theo W.Taylor, một nhà QL người Mỹ, thì: “Quản lý là nghệ thuật biết

rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháptốt nhất, rẻ nhất”[4]

Theo Nigel Bennett: “Quản lý là một hoạt động duy lý trong đó liênquan với việc tìm ra những cách hiệu quả, hiệu suất nhất như có thể để sửdụng tài nguyên đạt được mục đích tổ chức”[24]

Trang 16

Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lý là hoạt động hay tác động cóđịnh hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thểquản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành

và đạt được mục đích của tổ chức” [12]

Tiếp cận quan điểm hệ thống, tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý

là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệthống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới” [23]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổchức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặtchính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, giáo dục bằng một hệ thống các luật lệ,các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thểnhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [7]

Tác giả Trần Kiểm thì quan niệm “Quản lý là các hoạt động được thựchiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác” hay

“Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những ngườicộng sự khác cùng chung một tổ chức”[18]

Như vậy, các định nghĩa về quản lý đều hướng đến hiệu quả công tácquản lý, phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mụcđích hướng đến của công tác quản lý bằng tác động từ chủ thể đến khách thểquản lý thông qua công cụ và phương pháp quản lý Mục đích hay mục tiêuchung của hoạt động quản lý có thể do chủ thể quản lý áp đặt, do yêu cầukhách quan của xã hội hay do có sự cam kết, thoả thuận giữa chủ thể và kháchthể quản lý, từ đó nảy sinh các mối tác động tương hỗ giữa chủ thể và kháchthể quản lý

Vì vậy, dù với cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý cũng vẫn là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật

Trang 17

của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra

Hoạt động quản lí có thể thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc hoạt động QL

Với định nghĩa trên, QL bao gồm các yếu tố sau:

Chủ thể QL là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị QL tiếpnhận trực tiếp các tác động của chủ thể QL và các khách thể khác chịu các tácđộng gián tiếp từ chủ thể QL Tác động có thể liên tục nhiều lần

Việc xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể QL là cần thiết và cótính quyết định đến sự thành công trong công tác QL

Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể làcon người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật

QL là một hoạt động khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quantrọng của xã hội loài người Nhờ có QL mà có thể tạo ra sự thống nhất ý chítrong tổ chức (các thành viên của tổ chức, giữa những người bị QL với nhau

và giữa những người bị QL với người QL) Từ đó mới có thể đạt được mụctiêu đề ra với hiệu quả cao nhất

* Các chức năng quản lý

Các nhà nghiên cứu phân chia các chức năng quản lý như sau:

Kế hoạch hóa: Là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt

được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồnlực như nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin đã có và sẽ khai thác

CÔNG CỤ

MỤC TIÊU PHƯƠNG PHÁP

Trang 18

Khi lập kế hoạch và thực thi nó, cần chú ý quan hệ giữa mục đích, phươngtiện và sự chuyển hóa giữa chúng Ví dụ, khi triển khai đổi mới chương trình

và sách giáo khoa thì đổi mới thiết bị dạy học nhằm mục đích đổi mới phươngpháp dạy học; đến lượt nó, đổi mới phương pháp dạy học lại nhằm mục đíchnâng cao hiệu quả dạy học Quan hệ này cho ta hình dung việc thực thi kếhoạch là một quá trình, trong đó diễn ra một chuỗi giai đoạn có quan hệ gắn

bó hữu cơ với nhau một cách biện chứng

Tổ chức: Tổ chức là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp

với mục tiêu của tổ chức Đồng thời việc thực hiện chức năng này còn phảichú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điềukiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ -người vận hành các bộ phận của tổ chức Theo quan niệm của Ernest Dale,chức năng tổ chức như một quá trình bao gồm năm bước sau:

(i) Lập danh sách các công việc cần hoàn thành để đạt được mục tiêucủa tổ chức

(ii) Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viênhay bộ phận trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic

(iii) Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả

(iv) Thiết lập một cơ chế điều phối tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách

dễ dàng

(v) Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức

Chỉ đạo: là huy động lực lượng vào thực hiện kế hoạch, là điều hành

mọi việc nhằm đảm bảo cho hệ vận hành thuận lợi theo đúng kế hoạch để đạtđược mục tiêu quản lý Người quản lý phải hướng dẫn, giải thích rõ nhữngnhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức, đơn vị; quyền hạn, trách nhiệm,nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, từng thành viên Người quản lý phải biết

Trang 19

tập hợp, liên kết các bộ phận các thành viên trong tổ chức cùng thực hiệnnhiệm vụ được giao

Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá

nhân, một nhóm hay một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động

và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Đó cũng là quátrình tự điều chỉnh, diễn ra có chu kỳ

Các chức năng quản lý có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Chức năng quản lý

1.2.2 Thiết bị dạy học

Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng “TBDH là những công cụ mà thầygiáo và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đíchdạy học” [34]

Nhà giáo dục Lotx.Klinbơ (Đức) định nghĩa “TBDH là tất cả nhữngphương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hànhhợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấphọc”

Đó là những công cụ giúp người thầy tổ chức, điều khiển quá trình dạyhọc thông qua các hoạt động như kích thích hoạt động nhận thức, tổ chức hoạtđộng nhận thức, kiểm tra đánh giá , nhằm hình thành ở họ các kỹ năng, kỹxảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục

Chỉ đạo

Kế hoạch

Thông tin

Trang 20

Đó là những phương tiện rất cần thiết cho giáo viên (GV) và học sinh(HS) tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình dạy học ở các mônhọc, cấp học.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu TBDH là một bộ phậncủa cơ sở vật chất (CSVC) trường học, bao gồm những đối tượng vật chấtđược thiết kế sư phạm mà GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức củaHS; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hìnhthành kỹ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học

Ngày 18/01/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số01/2010/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổthông

1.3 Vị trí, chức năng và cấu trúc của thiết bị dạy học

1.3.1 Vị trí và khả năng của thiết bị dạy học

Nói đến vị trí, vai trò của TBDH, V.P.Golov đã nêu rõ: “Phương tiệndạy học là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáodưỡng, giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạy – học”

Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Đổi mới nội dungchương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiệnđồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học.” [26]

TBDH là một thành tố của hệ thống quá trình dạy học Hiện nay cónhiều tác giả nghiên cứu cấu trúc của quá trình dạy học và đưa ra những môhình cấu trúc khác nhau Nhưng nhìn chung các tác giả đều thừa nhận rằngtrong mô hình dạy học nhất thiết phải có các yếu tố: Mục đích, nội dung,phương pháp, TBDH và hình thức tổ chức dạy học Mô hình cấu trúc quátrình dạy học có thể mô tả qua sơ đồ sau:

Trang 21

Sơ đồ 1.3 Cấu trúc quá trình dạy học

Nhà giáo dục điều khiển hệ thống này Thầy giáo sẽ cụ thể hóa mụcđích và nội dung đã được xác định cho phù hợp với đối tượng và điều kiệnđặc thù của địa phương, xác định phương pháp, phương tiện và hình thức dạyhọc trong những môi trường sư phạm cụ thể Mối quan hệ giữa thầy giáo, họcsinh, nội dung, phương pháp, phương tiện rất chặt chẽ và thay đổi theo thờigian Tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp thầy giáo sử dụng các thiết bị có hiệu quảhơn

Môi trườngMục đích

Nội dung dạy học

TBDH

Trang 22

Như vậy, TBDH có vị trí quan trọng trong trường phổ thông Trong quátrình dạy học, TBDH chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học.nội dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản của TBDH TBDH lạiđược lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời cũng phảithỏa mãn các yêu cầu về sư phạm, kinh tế và yêu cầu về thẩm mĩ, sự an toàncho GV và HS TBDH có vị trí quan trọng đối với tất cả các môn học ởtrường phổ thông, nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với các môn khoa họcthực nghiệm như: Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ Các môn học này

đã coi thực nghiệm là phương pháp cơ bản để truyền thụ và tiếp thu kiến thức:tìm kiếm những dữ liệu, khám phá những nguyên lí, những định luật, nhữngquá trình Thông qua việc trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, học sinh đượcrèn luyện các thao tác trí tuệ

* Khả năng của TBDH có thể đem lại những tác động

Đối với việc rèn luyện kỹ năng thực hành

Chúng ta không những cần đào tạo những con người nắm vững cáckiến thức khoa học, mà còn cần giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thể hiện

Trang 23

được những điều mà bộ óc suy nghĩ Cơ sở bên trong của hoạt động trí tuệphải được xây dựng trên những hoạt động thực tiễn bên ngoài Qua hoạt độngthực tiễn, cấu trúc của các vật và phương pháp hoạt động đối với chúng dầndần chuyển vào vỏ não biến thành nhận thức cấu trúc của các vật và phươngpháp hoạt động trí tuệ đối với chúng, logic hoạt động thực tiễn chuyển vào vỏnão và biến thành logic tư duy.

Qua thực hành, hứng thú nhận thức của học sinh được kích thích Khitiếp xúc với thực tiễn, tư duy của học sinh luôn luôn được đặt trước nhữngtình huống mới, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo.Qua thực hành, đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác, kỷ luật được rènluyện, ý chí và tình yêu lao động sẽ nảy nở

Làm tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh

TBDH đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động Quanhiều thế hệ, các thiết bị dạy học luôn được cải tiến kéo theo năng suất laođộng đã không ngừng tăng lên Việc sử dụng các phương tiện hiện đại vàonhà trường sẽ cho phép giới thiệu những kiến thức chính xác, diễn cảm chohọc sinh hơn Chất lượng kiến thức truyền thụ, ở khả năng tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của học sinh Điều đó cho phép rút ngắn thời gian học Cácthiết bị hiện đại mở ra khả năng to lớn cho công tác dạy học Chúng khôngchỉ cho phép thông báo kiến thức đồng thời cho một số lớn hơn học sinh, màcòn có thể điều khiển tối ưu quá trình học tập của họ Đó là điều vô cùng quantrọng và là một trong những đặc điểm của nhà trường hiện đại

Làm thay đổi phong cách tư duy và hành động

Sống trong xã hội hiện đại con người phải tư duy và hoạt động chínhxác, nhanh chóng Điều đó không thể có được khi sử dụng trong nhà trườngnhững phương tiện thô sơ, với lối dạy chậm chạp và kém hiệu quả do việc dạyhọc bằng miệng và đồng loạt như hiện nay Phương pháp làm việc của thầy

Trang 24

giáo và học sinh sẽ thay đổi khi nhà trường được trang bị các phương tiệnhiện đại, phong cách tư duy và hành động do đó cũng được hiện đại hóa.

1.3.2 Chức năng thiết bị dạy học

Chức năng của TBDH thể hiện rõ trong việc đảm bảo cho HS lĩnh hộitốt nhất các biểu tượng, khái niệm, định luật, các lý thuyết khoa học, các kỹnăng kỹ xảo theo chương trình của môn học, các phương pháp khoa học, đảmbảo cho HS biết áp dụng những tri thức và những phương pháp đã được học

tin:

TBDH chứa đầy đủ thông tin (kiến thức) về nội dung dạy học Ngườidạy hiểu biết về những thông tin đó và sử dụng TBDH để chuyển tải thông tinđến người học

TBDH chứa thông tin về phương pháp dạy học, nó hướng người dạyđến việc lựa chọn phương pháp dạy học nào là hợp lý và hiệu quả

TBDH là hiện thực khách quan (hoặc mô tả hiện thực khách quan mộtcách ước lệ), vì vậy nó phản ánh các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các quyluật khách quan của xã hội, của tự nhiên và của tư duy Các nội dung và chitiết mà nó phản ánh sẽ được người dạy và người học tiếp nhận trong QTDH

và cùng nhau tương tác, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dạy học

TBDH có khả năng làm cho quá trình giáo dục trở thành quá trình tựgiáo dục, làm cho quá trình nhận thức trở thành tự nhận thức, làm cho quátrình dạy học trở thành quá trình tự học của HS

TBDH hàm chứa tư duy của các nhà khoa học HS không chỉ tiếp nhậntri thức mà thông qua làm việc với TBDH, HS còn nhận thức cả cách suynghĩ, cách làm của các nhà khoa học

Trang 25

TBDH hàm chứa quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, vìvậy nó có chức năng giáo dục toàn diện.

TBDH là phương tiện phục vụ trực tiếp cho GV và HS hoạt động trongquá trình dạy học nói chung, cho từng bài học, từng đơn vị kiến thức trongmột bài học nói riêng

1.3.3 Cấu trúc hệ thống và phân loại TBDH ở trường THPT

Các phương tiện và tài liệu trực quan

Phương tiện

nghe nhìn

Mẫu vật

Tranh ảnh

Mô hình

Máy móc nghe nhìn

Vật liệu

nghe nhìn

Hóa chất

ProjectorScannerMáy chiếu vật thể

Máy PhotocopyMáy vi tínhMáy inMáy ảnh kĩ thuật sốMáy quay phim kỹ thuật số

Trang 26

1.3.3.2 Phân loại TBDH

Có nhiều cách phân loại TBDH, cách phân loại TBDH sau được gọi làphân loại theo điều kiện sử dụng Theo cách phân loại này khi sử dụng cácthiết bị phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài, ví dụ sự phụ thuộc vàonăng lượng điện Trong cách phân loại này, người ta chia loại thiết bị có sửdụng năng lượng điện và loại không sử dụng năng lượng điện

Nhóm không dùng năng lượng điện, thường quen gọi là TBDH truyềnthống

Nhóm TBDH truyền thống, bao gồm các loại thiết bị:

- Tranh ảnh, biểu đồ giáo khoa

- Bản đồ, lược đồ giáo khoa

- Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu

- Băng đĩa ghi âm

- Băng đĩa ghi hình

- Phần mềm dạy học

Ngoài cách phân loại trên, người ta có thể phân loại TBDH theo tínhnăng công nghệ và quá trình chế tạo và sử dụng Theo quan điểm này TBDHđược chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: Các loại TB thông thường, có nguồn gốc tự nhiên hoặc có cấutạo và tính năng kỹ thuật đơn giản (do ngành giáo dục chế tạo) bao gồm:

Tự nhiên, nguyên mẫu: Các vật tự nhiên, vật thật, các vật coi là nguyênmẫu không bị thay đổi khi đưa vào dạy học: cây, củ, quả, mẫu đất, mẫu nước,

Ti viĐầu VCD, DVDAmply, loa, microOverHead

ProjectorScannerMáy chiếu vật thể

Máy PhotocopyMáy vi tínhMáy inMáy ảnh kĩ thuật sốMáy quay phim kỹ thuật sốMáy chiếu phim dương bản

Hệ thống mạng máy tính

Trang 27

hóa chất, kìm, kéo, búa, vải , bìa,…; Lời nói và các nghi thức lời nói: độcthoại, đối thoại, hội thoại; Các hành vi giao tiếp và biểu đạt không lời: cử chỉ,điệu bộ, vẻ mặt, phong cách, đi lại.

Dụng cụ giảng dạy và học tập: Dụng cụ dùng chung, công cộng: bảngphấn, giấy, bút, bàn học, bàn thí nghiệm, thước kẻ, máy tính cầm tay…; Dụng

cụ cá nhân: bảng học sinh, vở, thước kẻ, máy tính cầm tay, com pa, bút viếtcác loại

Tài liệu giáo khoa: Tài liệu in: SGK, sách giáo viên, sách bài tập, sáchtham khảo của GV, HS; Tài liệu và bản đồ, tranh ảnh của các môn học

Nhóm 2: Các loại thiết bị kĩ thuật được sản xuất công nghiệp, có tínhchất chuyên nghiệp và có năng kĩ thuật phức tạp bao gồm :

Các thiết bị nghe nhìn: Máy và băng đĩa ghi âm, các thiết bị phát âmnhư loa phóng thanh, chuông, còi, tín hiệu, các nhạc cụ; Máy ảnh, kính lúp,kính hiển vi, ống nhòm, viễn vọng, các bản vẽ kĩ thuật, máy chiếu ảnh và hìnhvẽ; Máy băng đĩa hình, video, các loại phim điện ảnh, đèn chiếu, phim dươngbản, phim giáo khoa, phim khoa học, phim tài liệu, phim hoạt hình

Các máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo mônhọc: Các dụng cụ, thiết bị thực hành, thực nghiệm theo môn học; Sa bàn và

mô hình kĩ thuật động:

Các phương tiện tương tác mạnh: Máy tính điện tử, các phần mềm củamáy vi tính, các phần mềm dạy học, sử dụng thông tin trên mạng

1.3.4 Mối quan hệ của TBDH với các thành tố khác của QTDH

Hiểu theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố

cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, thiết bị dạy học, người dạy, ngườihọc Các thành tố này tương tác qua lại tạo thành một chỉnh thể vận hànhtrong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội củacộng đồng

Trang 28

Mối quan hệ giữa TBDH với các thành tố khác của QTDH được mô tảtrong sơ đồ sau:

Mục tiêuNgười dạy Người học

Nội dung Phương pháp

Thiết bị dạy học

Sơ đồ 1.5 Mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH

Mục tiêu dạy học của nhà trường phụ thuộc và đáp ứng mục tiêu kinh

tế - xã hội Mục tiêu dạy học như thế nào sẽ có nội dung dạy học đáp ứngđược mục tiêu đó Để thực hiện được mục tiêu và nội dung phải có phươngpháp dạy học Muốn thực hiện tốt phương pháp dạy học phải có TBDH.Người dạy và người học tác động lẫn nhau, thông qua TBDH người dạytruyền đạt và người học chiếm lĩnh nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học

TBDH không chỉ minh họa hoặc trực quan hóa các nội dung dạy học,

mà còn chứa đựng nội dung dạy học Đặc biệt, TBDH có mối quan hệ khăngkhít với phương pháp dạy học Mặt khác, nội dung, phương pháp khôngnhững chỉ được xác định dựa vào mục tiêu giáo dục mà còn được xác địnhdựa vào thực tế TBDH mà nhà trường có thể có

Như vậy, TBDH vừa mang tính độc lập, vừa phụ thuộc và tác động lẫnnhau với các thành tố khác của quá trình dạy học (sơ đồ trên)

Quản lý

Trang 29

TBDH tự nó là minh chứng khách quan chứa đựng nội dung dạy học,

nó là phương tiện cho hoạt động nhận thức, là điều kiện để các lực lượng giáodục thực hiện chức năng và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó kết nối các hoạtđộng bên trong nhà trường và kết nối nhà trường với bên ngoài

1.4 Quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THPT

1.4.1 Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

1.4.1.1 Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông

Luật Giáo dục (Điều 54) quy định: “Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm quản lý hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

bổ nhiệm, công nhận ” [19]

Như vậy, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm và có quyền quyếtđịnh về mọi mặt hoạt động của nhà trường Vì thế người Hiệu trưởng phảikhông ngừng học hỏi, rèn luyện để thể hiện một cách đầy đủ vai trò của mình

là người đại diện Nhà nước về mặt hành chính; nhà sư phạm mẫu mực, nhàhoạt động xã hội, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý giáo dục; biết động viênthu hút quần chúng chăm lo sự nghiệp giáo dục; có khả năng sáng tạo, luôntìm tòi, cải tiến phương pháp giáo dục, giảng dạy và quản lý nhà trường

1.4.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông

Điều lệ trường trung học phổ thông (Điều 19) quy định nhiệm vụ,quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường:

+ Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng pháttriển của nhà trường;

+ Quyết nghị về huy động nguồn lực cho nhà trường;

Trang 30

+ Quyết định về tổ chức, nhân sự theo quy định và có quyền giới thiệungười để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;

+ Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việcthực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát cáchoạt động của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công côngtác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khenthưởng kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản

lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổchức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ vàquyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên,nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động củanhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ nêu trên Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý hàng đầu củangười Hiệu trưởng Đó là quá trình tác động có tổ chức, có tính định hướngnhằm làm cho thiết bị dạy học được sử dụng đúng mục đích đồng thời đảmbảo cho việc đầu tư, khai thác, sử dụng TBDH phát triển phù hợp với mụctiêu đào tạo của mỗi nhà trường

Trang 31

Quản lý TBDH là quản lý có mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và

sử dụng TBDH của cán bộ giáo viên sao cho TBDH thực hiện được các chứcnăng của nó Công tác quản lý TBDH chịu sự chi phối của nhiệm vụ, mục tiêucũng như trình độ nghiệp vụ của mỗi giáo viên

Quản lý TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, vừamang tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý phải tuân thủ các yêu cầuchung về quản lý kinh tế, khoa học đồng thời phải tuân theo các yêu cầu quản

Quản lý TBDH là quản lý có mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và

sử dụng TBDH của cán bộ giáo viên sao cho TBDH thực hiện được các chứcnăng của nó Công tác quản lý TBDH chịu sự chi phối của nhiệm vụ, mục tiêucũng như trình độ nghiệp vụ của mỗi giáo viên

TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, vừa mang tínhkhoa học - giáo dục nên việc quản lý phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản

lý kinh tế, khoa học đồng thời phải tuân theo các yêu cầu quản lý chuyênngành giáo dục

Chức năng cơ bản của quản lý TBDH

Nếu tiếp cận quản lý như là một quá trình với các chức năng thì quản lýTBDH được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra việc

Trang 32

trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.Dưới đây xin trình bày một số chức năng chính của quản lý TBDH.

Lập kế hoạch: Đó là quá trình thiết lập các mục tiêu về TBDH, hệ

thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó Nộidung của kế hoạch bao gồm:

+ Đầu tư theo nhu cầu, tức là xác định các nhu cầu đầu tư về TBDH

cho mỗi môn học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu trong QTDH đã đặt ra

+ Xây dựng các quy định, quy trình quản lý và sử dụng các TBDH

nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đặt ra là nâng cao chất lượng đào tạo

và giảm chi phí sử dụng

Tổ chức: Là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các

nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được mục tiêu làquản lý TBDH một cách có hiệu quả nhất

Lãnh đạo: là điều hành (điều khiển) giúp người quản lý thực hiện trách

nhiệm quản lý TBDH một cách thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất

Kiểm tra: Người quản lý phải kiểm tra việc quản lý TBDH theo các

mục tiêu đã đề ra Như vậy, hoạt động quản lý TBDH thực hiện 4 chức năng

cơ bản là: lập kế hoạch; tổ chức và lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch; kiểm trađánh giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Nội dung quản lý TBDH

Quản lý TBDH trong nhà trường bao gồm 3 nội dung sau:

+ Quản lý trang bị TBDH phù hợp với nội dung, chương trình

+ Quản lý sử dụng TBDH để nâng cao CLDH

+ Quản lý bảo quản tốt các TBDH đã được trang bị

Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong việc tổchức sử dụng có hiệu quả các TBDH để nâng cao CLDH là nội dung cơ bản

và cũng là mục đích cuối cùng của công tác quản lý TBDH trong nhà trường

Trang 33

Ta có thể mô tả “ma trận” quản lý TBDH bằng cách phối kết hợp bốnchức năng quản lý với 3 nội dung quản lý TBDH Với ma trận này cho phéphình dung ra nhiệm vụ quản lý TBDH của người Hiệu trưởng.

Chỉ đạo thực hiện

Kiểm tra, đánh giá

Xây dựngtrang bịTBDH

Tổ chức bộmáy xâydựng trang

bị TBDH

Chỉ đạo thựchiện trang bịTBDH

Kiểm tra,đánh giátrang bịTBDHTrang bị TBDH

Sử dụng TBDH

Lập kếhoạch sửdụngTBDH

Tổ chức bộmáy sử dụngTBDH

Chỉ đạo việc

sử dụng sửdụng TBDH

Kiểm traviệc sử dụngTBDH

Bảo quản

TBDH

Lập kếhoạch bảoquản TBDH

Tổ chức bộmáy bảoquản TBDH

Chỉ đạocông tác bảoquản TBDH

Kiểm trađánh giá việcbảo quảnTBDH

Bảng 1.1 Chức năng, nhiệm vụ và các nội dung quản lý TBDH

1.4.2.1 Quản lý trang bị TBDH

Để nâng cao CLDH đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông hiện nay, việc trang bị TBDH phải được thực hiện một cách toàndiện và cân đối cho từng hoạt động giáo dục Để thực hiện điều đó, ngườiHiệu trưởng phải nắm được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hệ thốngCSVC nói chung, hệ thống TBDH nói riêng, như vai trò của TBDH trong quátrình dạy học, phương pháp sử dụng TBDH và các biện pháp nâng cao hiệuquả sử dụng TBDH đồng thời người Hiệu trưởng phải có chiến lược, lộ trình

Trang 34

xây dựng hệ thống TBDH đáp ứng yêu cầu dạy học Một khi công tác trang bịTBDH được quan tâm đúng mức và triển khai thường xuyên, kịp thời thì sẽphát huy được tác dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong quátrình dạy học.

Quản lý công tác đầu tư mua sắm TBDH

Quản lý đầu tư mua sắm TBDH là quản lý về vốn đầu tư, cách thứchiệu quả, kế hoạch đầu tư của các cơ sở đào tạo

Ngay từ đầu năm học, cán bộ chuyên trách về TBDH, các tổ trưởngchuyên môn, các bộ phận có liên quan tham mưu với Hiệu trưởng trong việclập kế hoạch rà soát các thiết bị cần thiết và theo thứ tự ưu tiên, sau đó thamkhảo các bảng báo giá trên thị trường, dự toán kinh phí cần thiết cho từng đợt,cân đối các nguồn thu chi để tổ chức mua sắm TBDH có hiệu quả

Trong việc mua sắm TBDH cần tuân thủ đúng quy trình về mua sắmTBDH như lập tờ trình xin chủ trương của các cấp lãnh đạo cũng như đảmbảo một số yêu cầu sau:

Trước khi tiến hành mua sắm thiết bị dạy học cần chú ý đến việc khaithác sử dụng hết công sức, khả năng của các thiết bị mà nhà trường hiện có

Mua sắm TBDH ứng dụng công nghệ thông tin cần đồng bộ và đầy đủcác phần mềm ứng dụng thích hợp

Mua sắm TBDH hiện đại, đa chức năng nhưng với giá cả hợp lý vàphải khai thác sử dụng hết các chức năng của thiết bị

Mua sắm mới các thiết bị với điều kiện phải có người đủ kiến thức, khảnăng để vận hành và khai thác sử dụng

Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh để mua sắm TBDH đúngquy định

Như vậy, khi mua sắm cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH

có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa

Trang 35

học, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ sư phạm, an toàn và có giá cả hợp lý,tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là nhữngthiết bị đắt tiền.

Quản lý việc tự làm và sưu tầm TBDH

Hiện nay vấn đề tự làm và sưu tầm TBDH đang trở thành một xu thếquan trọng của thế giới Ở các nước châu Á và Australia, nghiên cứu vấn đề

tự làm và sưu tầm TBDH được tiến hành dưới sự bảo trợ của UNESCO khuvực trong “Chương trình cách tân giáo dục để phát triển (APEID), dưới tiêu

đề “phát triển các thiết bị dạy học rẻ tiền”

Trong những năm qua, mặc dù nhà nước đã cố gắng đầu tư vào sảnxuất TBDH, nhưng đến nay trừ một số trường trọng điểm của Trung ương vàđịa phương, tình hình TBDH nói chung vẫn vô cùng thiếu thốn Vì vậy việc tổchức cho giáo viên và học sinh tự làm và sưu tầm TBDH là một trong nhữngbiện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ, trang bị cho nhà trường, mộtbước thỏa mãn những yêu cầu do đổi mới nền giáo dục đặt ra, góp phần nângcao chất lượng giáo dục

Vấn đề tự làm và sưu tầm TBDH có ý nghĩa rất to lớn đối với quá trìnhgiáo dục về mặt nhận thức, sư phạm và kinh tế

Vấn đề nhận thức: Qua việc tự làm và sưu tầm TBDH, thầy giáo và học

sinh nắm các vấn đề khoa học sâu sắc và bền vững hơn, tư duy tích cực, sángtạo và hứng thú học tập của các em được bồi dưỡng; kỹ năng thực hành vàcác phẩm chất khác của các em có điều kiện phát triển Đối với học sinh, tựlàm và sưu tầm TBDH là một khâu của quá trình nhận thức: vận dụng kiếnthức để cải tạo thực tiễn

Vấn đề sư phạm: TBDH tự làm hay được sưu tầm thỏa mãn tính thời

sự, phục vụ kịp thời những vấn đề mà xã hội đang đặt ra, phù hợp với đặcđiểm đại phương và trình độ nhận thức của học sinh trong những điều kiện cụ

Trang 36

thể, do đó đem lại hiệu quả sư phạm cao hơn Đây là những ưu điểm mà cácdụng cụ do nhà máy sản xuất không thể nào đáp ứng được.

Ý nghĩa kinh tế: TBDH tự làm hay được sưu tầm đem lại hiệu quả sư

phạm cao hơn, huy động được các nguồn năng lực và trí sáng tạo của hàngtriệu giáo viên và học sinh, tận dụng được nguồn vật tư rất phong phú và đadạng mà nền sản xuất xã hội nhiều khi không sử dụng đến Vì vậy, khôngphải hiện nay còn nghèo, chúng ta mới phát động phong trào tự làm và sưutầm TBDH, mà sau này, khi đất nước trở nên giàu có, vấn đề tự làm và sưutầm TBDH vẫn có vị trí xứng đáng của nó

Như vậy, TBDH tự làm có những tính chất sau:

- Kỹ thuật sản xuất đơn giản, không đòi hỏi những công cụ sản xuất phứctạp

- Sử dụng nguyên vật liệu địa phương hoặc những phế phẩm, phaes liệu

mà học sinh có thể tự kiếm được

- Sử dụng lực luộng của giáo viên và học sinh, nguồn nhân lực dồi dào

mà nàh trường có thể huy động, nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụnghợp lý

- Phục vụ thiết thực, kịp thời và có hiệu quả quá trình dạy học

Vườn trường

Vườn trường là một trong những phương tiện quan trọng nhất đối vớiviệc học tập lý thuyết và thực hành các môn Sinh vật, Địa lý Ở các trườngnông thôn, việc xây dựng vườn trường có nhiều thuận lợi vì có diện tích đấttrồng cây rộng Tổ chức lao động xây dựng vườn thuốc, vườn sinh vật đểphục vụ cho công tác giảng dạy và học tập Nếu những trường không có điềukiện về đất trồng có thể làm các vườn trường lưu động Cây được trồng trongchậu và phân công cho các em chăm bón ở nhà Chỉ khi nào học, các loại cây

Trang 37

mới được tập trung theo kế hoạch của thầy giáo Điều đó giảm nhẹ việc bảoquản và kinh phí cho nhà trường.

1.4.2.1 Quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của TBDH hiệnnay là “nghiên cứu sử dụng TBDH” Sử dụng sao có hiệu quả TBDH phải làmột trong những khâu cần được quan tâm trong công tác quản lý trường học.Thiết bị dù hiện đại đến đâu cũng chỉ là những vật vô tri giác không thể làmthay nhiệm vụ của người thầy Nó chỉ phát huy được tác dụng trong việc nângcao chất lượng giáo dục học sinh khi được ông thầy sử dụng đúng phươngpháp trong quá trình dạy học

Hiện nay, nhìn chung năng lực sử dụng thiết bị của giáo viên còn rấtkém Vì vậy, nghiên cứu quản lý sử dụng các TBDH là hết sức cần thiết Việc

sử dụng TBDH cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

Sử dụng đúng mục đích: Khi sử dụng một thiết bị nào đó, phải xác địnhđược mục đích của nó trên bài học Nếu thiết bị không hướng đến mục đích rõràng trong quá trình dạy học thì không nên sử dụng, vì điều đó sẽ có hại vềmặt sư phạm và kinh tế, phá hoại cấu trúc của bài học, phân tán sự chú ý củahọc sinh, lãng phí thời gian và nguyên liệu vật liệu

Sử dụng đúng lúc: Xác định rõ TBDH đó được sử dụng vào lúc mà nộidung và phương pháp cần đến Sử dụng phải được xác định hợp lý, phù hợpvới tính chất, khối lượng kiến thức mà thiết bị giới thiệu và khả năng nhậnthức của học sinh Nếu vấn đề không quan trọng mà dành thời gian sử dụngthiết bị quá dài sẽ làm mất cân đối cấu trúc bài học và làm học sinh hiểu lệchtrọng tâm của đề tài nghiên cứu

Sử dụng đúng chỗ: Là tìm các vị trí hợp lý để trình bày thiết bị, đó là để

vị trí mà tất cả học sinh ở trong lớp đều nhìn rõ các chi tiết hoặc có thể nghe

rõ những âm thanh phát ra từ thiết bị đó Đặt thiết bị ở vị trí an toàn cho học

Trang 38

sinh và giáo viên (ví dụ thí nghiệm hóa học có chất độc, dây điện) Vị trí đặtcác thiết bị trong lớp học cần đảm bảo đủ ánh sáng, thông gió, gần ổ cắm điện(nếu thiết bị có sử dụng nguồn điện).

Sử dụng đúng liều lượng: Sử dụng thiết bị cần quan tâm đến số lần sửdụng thiết bị trong một tiết học Đặc biệt trong các thí nghiệm, lượng thôngtin cần vừa phải, không nên nhiều và phức tạp quá làm học sinh mệt mỏinhưng cũng không nên quá ít, không thỏa mãn nhu cầu nhận thức và tư duy,làm các em thấy vấn đề nghiên cứu nông cạn, hời hợt do đó không có thái độnghiêm chỉnh đối với vấn đề nghiên cứu Khi có nhiều thí nghiệm đơn giản,thì cần ghép chúng lại với nhau và giới thiệu với học sinh như mỗi thí nghiệmthống nhất để đảm bảo lượng thông tin cần thiết

Phối hợp sử dụng các thiết bị với nhau: Trong quá trình sư phạm nếu sửdụng kết hợp khai thác hợp lý các thiết bị sẽ đạt được hiệu quả sư phạm cao.Khi hình thành các khái niệm, hiện tượng bằng phương pháp quy nạp, cácthiết bị thường được sử dụng theo trình từ tính trừu tượng tăng dần: vật thật,

mô hình, sơ đồ, ký hiệu v.v Cần nhấn mạnh rằng, khi sử dụng phối hợp cácthiết bị phải chú ý đến logic chung của chúng Mỗi thiết bị phải là một bộphận hợp thành của một vấn đề thống nhất về mặt cấu trúc cũng như về cácphương pháp phải phù hợp với nội dung kiến thức mà ta muốn truyền thụ.Nói cách khác, hệ thống thiết bị phải đẳng cấu với hệ thống kiến thức Có nhưvậy thiết bị mới góp phần truyền thụ kiến thức một cách chính xác và có hiệuquả

1.4.2.3 Quản lý bảo quản thiết bị dạy học

Quản lý bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết, quan trọng vì nếukhông bảo quản cẩn thận thì thiết bị dễ bị hỏng, mất mát, làm lãng phí tiềncủa, công sức trang bị, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng Duytrì, bảo quản TBDH cần tuân thủ một số chế độ quản lý và quy trình sau:

Trang 39

+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện chế độtrách nhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra.

+ Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật: cầnquan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ đến cácloại dụng cụ tinh vi, đắt tiền, cần có kinh phí cho việc bảo quản

+ Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫncủa nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH của Hiệu trưởng

1.5.1 Phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng

Người Hiệu trưởng cần có: lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng;tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục; gương mẫu về đạođức, nói đi đôi với làm; uy tín với tập thể, với nhà trường

Người Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi nghiệp vụ quản lý nhàtrường cũng như quản lý TBDH để áp dụng linh hoạt kỹ năng và kiến thứctrong công tác quản lý TBDH nhằm đem lại kết quả cao trong công việc: đó làvận dụng một cách sáng tạo những tri thức và kỹ năng đã được trang bị phùhợp với nhà trường; đó là những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ liên quanđến TBDH, về khoa học quản lý giáo dục nói chung, khoa học quản lý TBDHnói riêng; đó là việc nắm chắc những kiến thức về cấu trúc hệ thống TBDH,

về trang bị, sử dụng và bảo quản chúng Người hiệu trưởng cũng cần có nănglực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động liênquan đến TBDH của nhà trường; Biết phối kết hợp với các lực lượng trong vàngoài nhà trường làm tốt công tác TBDH

1.5.2 Nhận thức của CBQL, GV, NV, cha mẹ học sinh và học sinh

Nhận thức đúng đắn của CBQL, GV, NV, HS và các lực lượng thamgia giáo dục khác về ý nghĩa của trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH sẽ cótác dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy

Trang 40

học Nâng cao nhận thức về vai trò to lớn của TBDH đối với chất lượng dạyhọc cho giáo viên, viên chức và học sinh là công việc thường xuyên liên tụccủa người Hiệu trưởng.

1.5.3 Những quy chế của ngành và quy định của nhà trường về trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH.

Những văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động về trang bị, sử dụng

và bảo quản TBDH cũng sẽ tác động đến hiệu quả quản lý của người Hiệutrưởng; là những định hướng giúp nhà trường đảm bảo được yêu cầu mà mụctiêu, nội dung, phương pháp và TBDH được đồng bộ nhằm nâng cao chấtlượng dạy học Dựa trên những quy chế, quy định sẽ có sự chỉ đạo, kiểm tra,đánh giá của cấp trên đối với nhà trường qua đó giúp nhà trường điều chỉnhkịp thời nhằm khắc phục những hạn chế về quản lý TBDH

1.5.4 Hệ thống TBDH hiện có của nhà trường

Số lượng và chất lượng TBDH góp phần quan trọng trong việc tạo rađộng lực của toàn bộ quá trình dạy học trong nhà trường; là yếu tố cơ bản ảnhhưởng đến việc tạo dựng môi trường sư phạm cho sử dụng TBDH NgườiHiệu trưởng cần có biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hệ thốngTBDH của nhà trường theo hướng hiện đại và khoa học; Đó là một trongnhững nhiệm vụ mà người Hiệu trưởng phải đặt ra trong quá trình tìm kiếmcon đường nâng cao chất lượng dạy học

1.5.5 Sự phối hợp các cá nhân và tổ chức nhà trường

Nhằm khai thác, huy động tiềm năng của các nguồn nhân lực choTBDH trong một tổ chức nhà trường bởi vì trong việc thực hiện mục tiêuTBDH khó có thể nói chỉ là công sức của Người Hiệu trưởng (mặc dù đây làđóng qóp quyết định nhất) hoặc của đội ngũ giáo viên, viên chức TBDH Đây

là sản phẩm của tập thể thể hiện sự phối hợp hiệu quả của người Hiệu trưởng

và tất cả các thành viên trong tổ chức nhà trường

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (2012), "Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáodục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 ban hành về danh mục TBDH tối thiểu cấp trung học phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
3. Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư, về việc xây dựng nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư, "về việc xây dựng nâng cao độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Bài giảng dành cho học viên cao học QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), "Cơ sở khoa học quảnlý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
5. Phạm Khắc Chương ( 2004 ), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Nhà xuất bản đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Khắc Chương ( 2004 ), "Lý luận quản lý giáo dục đại cương
Nhà XB: Nhàxuất bản đại học sư phạm
6. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tư (2000), Về công tác tự làm thiết bị dạy học, Nghiên cứu giáo dục (số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tư (2000), "Về công tác tự làm thiếtbị dạy học
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tư
Năm: 2000
7. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh Đạo (1997), "Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
Năm: 1997
8. Trần Quốc Đắc (chủ biên) (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở vật chất và TBDH, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Quốc Đắc (chủ biên) (2002), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễncủa việc xây dựng cơ sở vật chất và TBDH
Tác giả: Trần Quốc Đắc (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2002
9. Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức làm công tác TBDH ở cơ sở giáo dục phổ thông, NXB GD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Sỹ Đức (chủ biên), "Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chứclàm công tác TBDH ở cơ sở giáo dục phổ thông
Nhà XB: NXB GD Việt Nam
10. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Khánh Đức (2002), "Sư phạm kỹ thuật
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
11. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Xuân Giáp (1997), "Phương tiện dạy học
Tác giả: Tô Xuân Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
12. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001),"Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2001
13. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo ( 2006 ), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo ( 2006 ), "Quản lýgiáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm
14. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Số 29-NQ/TW – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013), "Nghị quyết về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Tác giả: Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
Năm: 2013
15. Đỗ Huân (2001), Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Huân (2001), "Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học
Tác giả: Đỗ Huân
Nhà XB: NXBĐại học quốc gia
Năm: 2001
16. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Kiểm (2010), "Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dụ
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2010
17. Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức ( 2012 ), Giáo trình đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức ( 2012 ), "Giáo trình đại cương khoahọc quản lý và quản lý giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội
18. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Kiểm (2012), "Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáodục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
20. Phạm Văn Nam (2008), Quan niệm về đánh giá thiết bị dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí thiết bị dạy học (32) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Nam (2008), "Quan niệm về đánh giá thiết bị dạy học ởtrường phổ thông
Tác giả: Phạm Văn Nam
Năm: 2008
22. Cao Xuân Nguyên (1984), Một số phương tiện kỹ thuật dạy học, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Xuân Nguyên (1984), "Một số phương tiện kỹ thuật dạy học
Tác giả: Cao Xuân Nguyên
Nhà XB: NXBgiáo dục
Năm: 1984

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w