XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN FDI CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 78 - 82)

GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005

1. Hiệu quả đầu tư và thực trạng hệ số ICOR ở nước ta

ICOR là chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư của một nền kinh tế, được tính toán trên cơ sở so sánh đầu tư với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Theo cách tính thông thường và đơn giản nhất, ICOR bằng tỷ lệ đầu tư toàn xã hội so với GDP chia cho tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Về phương diện lý thuyết, khi hệ số ICOR càng thấp, chứng tỏ nền kinh tế càng có hiệu quả, vốn đầu tư bỏ ra tuy ít nhưng tăng trưởng kinh tế đã đạt mức cao theo mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, ICOR còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nền kinh tế đang ở giai đoạn phát triển nào, đã công nghiệp hóa chưa, đó là nền kinh tế “mở” hay “đóng”, mức độ tác động của bối cảnh quốc tế ra sao, chất lượng quản lý Nhà nướctrong đầu tư cao hay thấp, thực trạng tham nhũng trong đầu tư nhiều hay ít...

Đối với những nền kinh tế đang ở giai đoạn CNH-HĐH, thông thường, một hệ số ICOR ở mức cao nhưng thấp hơn 10 phản ánh thực tế đã có sự tùy tiện trong khâu lựa chọn dự án và quyết định đầu tư, thiếu những tính toán cụ thể về khả năng sinh lời hoặc khả năng hoàn vốn của dự án, vấp phải các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nguyên vật liệu đầu vào, giá cả, sức cạnh tranh...Khi phê duyệt còn nặng về quy mô hình thức, thiên về lợi ích trước mắt, chưa quan tâm thực sự đến hiệu quả và lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư.

Khai thác hệ quả công thức tính ICOR, người ta có thể dự báo được tiềm năng tăng trưởng kinh tế và dự báo tổng mức vốn đầu tư cần thiết cho một giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, khi dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế thông qua hệ số ICOR cần tôn trọng phép biện chứng và nguyên tắc thận trọng. Trong giai đoạn 2001- 2005, với giả định hệ số ICOR bình quân từ 4 đến 4,5; để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 7% năm, tổng vốn đầu tư cần thiết được tính bằng tích giữa ICOR (4 hoặc 4,5) với tốc độ tăng trưởng kinh tế (7%), đưa tỷ suất đầu tư bình quân đạt từ 28% đến 31,5% GDP. Tính ra, nhu cầu vốn đầu tư cần thiết cho cả 5 năm 2001- 2005 dao động trong khoảng từ 765 nghìn tỷ đồng đến 860 nghìn tỷ đồng, tương

đương khảng 55 đến 61 tỷ USD theo giá cố định năm 2000. Về mặt toán học, các tính toán này không sai nhưng xét về kinh tế học, dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư nói trên dựa trên cơ sở 2 số liệu dự báo sẽ chỉ cho ra kết quả đáng tin cậy khi các số liệu dự báo đó (ICOR và tăng trưởng kinh tế) có độ tin cậy cao.

Hệ số ICOR của Việt Nam thời gian qua

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

ICOR 3.0 2.6 3.7 3.4 3.1 3.1 3.8 4.7 5.5 4

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2000-2001

Tình hình đầu tư những năm qua cho thấy có một sự phù hợp khá chặt chẽ giữa đầu tư và kết quả tăng trưởng theo mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng, thiên về số lượng. Khi lựa chọn và quyết định đầu tư, hầu như ta chỉ tập trung vào các dự án lớn, vốn nhiều, ít chú ý đến khả năng sinh lời và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của từng dự án, chưa coi trọng mức độ hiện đại của công nghệ, chưa quan tâm tới kết cấu ngành và kết cấu kỹ thuật của vốn đầu tư.

Phân tích tác động của các yếu tố tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua cho thấy nguồn vốn đóng vai trò chủ yếu, yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ đóng góp vào tăng trưởng khoảng 1,1%-1,2%, bằng mức của Nhật Bản những năm 1960- 1970, và giống như mức của Malaixia (1,1%), Singapore (1,2%), và Inđônêxia (1,25%) trong thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90.

Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

GDP Lao động Vốn Năng suất

1987 2.4 2.1 3.1 -0.1 1988 6.0 1.8 2.5 3.9 1989 8.0 1.6 5.2 5.0 1990 5.1 4.7 3.5 0.9 1991 6.0 2.2 4.8 2.7 1992 8.7 2.7 8.0 3.8 1993 8.1 2.8 10.4 2.2 1994 8.9 2.9 16.3 0.5 1995 9.5 2.7 15.4 1.6

Bảng trên là số liệu về tốc độ tăng trưởng các yếu tố của kinh tế Việt Nam giai đoạn 1987-1995 do tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tính toán năm 1996. Đối với các nước khác nhau và ở các giai đoạn phát triển khác nhau, việc tăng trưởng của các yếu tố vốn, lao động, tiến bộ khoa học công nghệ có tác động đến tăng trưởng chung của nền kinh tế không giống nhau. Mô hình hóa mối quan hệ giữa

tăng trưởng các yếu tố với tăng trưởng của nền kinh tế nước ta giai đoạn 1987-1995 ta được kết quả dưới đây:

Gr(G) = - 0,003 + 0,593× Gr(L) + 0,41×Gr(C) + 0,996 × Gr(P)

Trong đó: Gr(G), Gr(L), Gr(C), Gr(P) lần lượt là tốc độ tăng trưởng GDP, lao động, vốn và năng suất lao động.

Kết quả trên cho thấy trong giai đoạn 1987-1995, khi các yếu tố khác không đổi, lao động tăng 1% sẽ làm GDP tăng 0,593%; khi vốn tăng 1% thì GDP tăng 0,41% và khi năng suất lao động tăng lên 1% sẽ làm cho GDP tăng 0,996%.

Ta thấy rằng khi cùng tăng lên 1% thì sự tăng lên của năng suất và lao động có ý nghĩa lớn hơn đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế so với yếu tố vốn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1987-1995, sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do sự tăng trưởng của vốn (45%), tăng năng suất lao động đóng góp 33% và tăng lao động đóng góp 22%.

Vốn đầu tư tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1997. Tính theo giá 1995, vốn đầu tư năm 1997 gấp 3,6 lần năm 1991, tăng bình quân 24% năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 10,5 lần trong cùng thời gian trên. Số liệu 1991-2000 cho một cơ cấu đầu tư toàn xã hội như sau:

• Đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp : 10,37% tổng vốn đầu tư. • Đầu tư cho công nghiệp, xây dựng : 41,85% tổng vốn đầu tư.

• Đầu tư cho dịch vụ : 47,78% tổng vốn đầu tư, trong đó 15,14% cho giao thông, bưu điện, kho bãi.

Do việc đánh giá vốn đầu tư toàn xã hội khác nhau nên việc ước tính hệ số ICOR gặp nhiều khó khăn và có điểm chưa thống nhất. Tuy vậy, có thể thấy rằng những năm gần đây để làm thêm ra một đồng GDP số vốn đầu tư ngày càng nhiều lên, ước tính chung cho cả giai đoạn 1996-2000 con số này là trên bốn (tương ứng tỷ trọng đầu tư trên GDP ở mức bình quân 27,5% và nhịp tăng trưởng GDP là 6,8% bình quân năm), nghĩa là để tăng thêm một đồng GDP cần hơn 4 đồng vốn đầu tư. Thực trạng đầu tư, tăng trưởng và hệ số ICOR phản ánh sát thực mô hình kinh tế thiên về số lượng, cơ cấu kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, mất cân đối, cần được xử lý; nền kinh tế đòi hỏi những biện pháp cụ thể, dứt khóat nhằm hạ thấp hệ số ICOR thông qua việc đổi mới thực sự cơ cấu đầu tư, tiến tới một sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nướcta trong giai đoạn tới, làm sao trong giai đoạn chiến lược

2001-2010, ta chỉ cần khoảng 4 - 4,5 đồng vốn đầu tư để tạo ra 1 đồng tăng trưởng GDP. Đây là một hệ số hợp lý, có thể chấp nhận được, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới.

2. Mục tiêu và định hướng phát triển của nền kinh tế

Với những cách tiếp cận khác nhau, dưới những tiền đề khác nhau về điểm xuất phát năm 2000 của Việt Nam, mức tăng trưởng GDP bình quân năm của các giai đoạn 2001-2010 co giãn trong một khoảng khá rộng tùy thuộc vào các yếu tố nội lực và bối cảnh quốc tế. Các yếu tố sau đây là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng cao của đất nước :

• Thực tiễn 10 năm qua khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Tiếp tục đường lối đổi mới một cách sâu rộng sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển đất nước ta trong những thập kỷ tới. • Xem xét các yếu tố sản xuất có thể thấy, yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cao trong

giai đoạn 1991-1997 là vốn đầu tư. Yếu tố lao động (không tay nghề) đóng góp chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Hàm lượng khoa học kỹ thuật trong tăng trưởng chưa cao, nếu có chính sách đầu tư đúng để nâng cao hàm lượng này thì đây là một yếu tố tích cực tác động tới tăng trưởng cao trong những thập kỷ tới.

• Tiềm lực khu vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ sản xuất vẫn còn to lớn • Tạo được sự bổ sung lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế.

Để tính toán cho các nước đang phát triển, các chuyên gia quốc tế thường ước tính đối với các yếu tố đầu vào: vốn đóng vai trò lớn hơn, từ 60%-70%, lao động đóng góp 30-40%. Khảo sát tình hình tăng trưởng của các nước khu vực trong vòng 30 năm qua cho thấy có thể lấy mức đóng góp của lao động là 35%, của vốn 65% và TFP trong khoảng từ 2% đến 2,5% để mô phỏng cho Việt Nam. Kết quả mô phỏng cho thấy về trung bình mức tăng trưởng 7%-8% năm cho giai đoạn 2001-2010 đối với Việt Nam có thể coi là mức cơ sở.

Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá đó Đảng và Nhà nước đã xác định phương án tăng trưởng cho nền kinh tế đến 2010 với giả thiết hết năm 2000 đất nước ta về cơ bản đã chặn được đà suy giảm tăng trưởng; trong giai đoạn đầu đến 2005 các yếu tố nội lực được phát huy tốt, các yếu tố ngoại lực ở mức trung bình (tương ứng với mức tăng trưởng vốn cố định khoảng 7% bình quân năm, thu hút lao động thêm vào các ngành kinh tế quốc dân khoảng 2,5% năm và đóng góp của khoa học công nghệ

vào tăng trưởng khoảng 1,8%), việc thực hiện các thoả thuận AFTA vào năm 2006 có thể hạn chế mức tăng trưởng đến 2010. Nhờ chuyển dịch cơ cấu đầu tư nên hiệu quả vốn tăng dần. Theo phương án này, trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm ở mức 7,0%-7,5%. Trong đó, nông nghiệp 3,3%-3,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 9%-10%, dịch vụ tăng 6,3%-6,7%. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 7%-7,5%, trong đó, nông lâm ngư nghiệp tăng 3,2% - 3,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 9,5%-10%, dịch vụ tăng 6,4%-6,8%. Với tốc độ tăng trưởng như trên, đến năm 2005 tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong GDP tương ứng là 21% - 36,9% - 42,1% và đến 2010 là 17,3% - 39,6% - 43,2%.

Để tăng gấp đôi GDP trong khoảng 10 năm đòi hỏi một nhịp tăng trưởng bình quân năm khoảng 7,2% trong cả giai đoạn 2001-2010. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, Đảng và Nhà nước ta xác định phải huy động được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 10-12 tỷ USD cho giai đoạn 2001-2005 và 14-16 tỷ USD giai đoạn 2006-2010. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn nhất là trong điều kiện nước ta đang phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu có những giải pháp đúng đắn và đồng bộ, chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu này. Sự ổn định chính trị - xã hội cùng với chính sách nhất quán và lâu dài của Việt Nam trong hội nhập với khu vực và thế giới và những lợithế vốn có về tài nguyên, con người sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trường đầu tư Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w