Những giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 83 - 84)

III. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ

1. Những giải pháp trước mắt

• Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vì trong nghị định này đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục triển khai dự án, cách đánh thuế XNK, thuế lợi tức, cụ thể hóa những ngành, những vùng ưu tiên, ưu đãi đầu tư...nhằm khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn FDI.

• Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đã triển khai hoạt động mở rộng, tăng công suất hiện có, tránh cho phép đầu tư vào các ngành còn dư thừa năng lực

• Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư, khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với những dự án công nghệ cao, công nghệ mới; các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao. Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp thua lỗ kéo dài hoặc mâu thuẫn nghiêm trọng, có nguy cơ đổ vỡ hoặc đang hoạt động bình thường nhưng đối tác trong nước muốn rút vốn đầu tư vào dự án khác có hiệu quả hơn.

• Các văn bản pháp lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư FDI cần được dịch ra tiếng Anh ngay từ cấp ban hành và tổ chức thông tin công khai ở tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan để tránh sự diễn giải và áp dụng tùy tiện gây phiền nhiễu cho các nhà đầu tư nước ngoài.

• Tiếp tục thành lập các hiệp hội kinh doanh của giới doanh nhân các nước tại Việt Nam, duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc, hội thảo giữa Chính phủ, cán bộ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Thành lập một trung tâm đầu mối để giải quyết các vướng mắc có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. Cần đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư.

• Thực hiện giảm tiền thuê đất, đối với những vùng kinh tế khó khăn chỉ thu tiền thuê đất tượng trưng để giữ chủ quyền đất. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp và đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

• Cho phép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất.

• Tổ chức theo dõi, rà soát khâu tổ chức thực hiện luật như: hải quan, thuế, cơ quan quản lý đất.. chống quan liêu, cửa quyền, tránh sự phiền hà và chi phí cho các nhà đầu tư.

• Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các khâu, các cấp. Xử lý nghiêm khắc những hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định pháp luật của các cán bộ thừa hành, góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư. áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, có hiệu quả để chống nạn buôn lậu, chống hàng giả, hàng nhái, chống gian lận thương mại...

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w