Một số mặt trái của FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 57 - 59)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚCTA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam

4.Một số mặt trái của FDI tại Việt Nam

Sau hơn 10 năm thu hút FDI, chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như ở tất cả các nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI ở nước ta còn nhiều mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Vấn đề lớn nhất mà FDI gây ra trong những năm qua là không ít những công

nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải loại đã được nhập vào Việt Nam với giá đắt hơn giá thị trường từ 15-20%. Một cuộc khảo sát của ngành công nghiệp nhẹ ở 42 xí nghiệp có vốn nước ngoài năm 1993 cho biết: 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ những năm 1950-1960, 70% số máy nhập đã hết khấu hao, 50% là đồ cũ tân trang lại. Riêng việc định giá cao hơn giá thực tế từ 15-20% của các công nghệ do nước ngoài đưa vào dưới hình thức liên doanh đã gây thiệt hại cho ta khoảng 50 triệu USD. Điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam công bố năm 1995 cho biết hệ thống CO2 ở liên doanh bia BGI do Pháp chế tạo năm 1979, đã lắp ở Camơrun năm 1980. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đang báo động nguy cơ nước ta trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước phát triển, gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và có nguy cơ gia tăng mức độ lạc hậu. Chẳng hạn như: việc nhập công nghệ cũ của ngành phân bón đã làm cho nồng độ hóa chất gây hơi, các loại khí độc gấp nhiều lần cho phép, làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Hoặc công nghệ tạo bọt PVC từ hóa chất Alkysbenen là chất dễ gây ung thư cũng đã được nhập vào nước ta.

Nguyên nhân chính của tình hình trên là do Việt Nam thiếu thông tin về các loại công nghệ nhập, trình độ kỹ thuật còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu. Quan trọng hơn là các chính sách về chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực.. còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.

Hai là, có không ít nhà đầu tư đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư hay sự sơ hở

trong chính sách và kiểm tra, kiểm soát để buôn lậu, trốn thuế, gây thiệt hại không nhỏ cho nước ta. Chẳng hạn như vụ buôn lậu 1,2 triệu gói “Caraven A” của công ty trách nhiệm hữu hạn hàng hải Lizenna năm 1993. Hoặc như vụ nhà máy thuốc lá LOTABA và nhà máy thuốc lá Khánh Hòa hợp tác sản xuất Marlboro giả để xuất khẩu sang Hà Lan...Các hiện tượng này có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh kinh tế nước ta. Bên cạnh đó là sự chèn ép bên Việt Nam trong các liên doanh, khai báo lỗ giả để bên Việt Nam gánh chịu còn họ hưởng lợi về thuế và giá công nghệ, nguyên liệu nhập khẩu. Liên doanh Liver-Viso, liên doanh Coca-Cola Ngọc Hồi, bia BGI Đà Nẵng đã từng chịu hậu quả này. Sự lũng đoạn về cổ phần và kỹ thuật của phía đối tác nước ngoài trong các doanh nghiệp FDI còn có thể tạo nên mối đe doạ đối với an toàn và nâng cấp một số ngành còn non yếu trong nước. Đặc biệt, khi nước ngoài kiểm soát những ngành, những địa bàn trọng yếu, những kỹ thuật quan trọng.. có thể ảnh hưởng xấu đến chủ quyền quốc gia.

Ba là, mục đích của các nhà đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì vậy, họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà. Một lợi thế lớn nhất của Việt Nam là giá nhân công rẻ. Vì vậy các nhà đầu tư đã khai thác triệt để lợi thế này gây nhiều thiệt thòi cho người lao động. Chẳng hạn như, ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động, thậm chí xúc phạm nhân phẩm của họ, mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn. Vì vậy đã có nhiều cuộc tranh chấp lao động xảy ra ở các xí nghiệp này (14 trong số hơn 700 xí nghiệp đang hoạt động, số liệu năm 98). Nếu tính từ 1990 đến nay đã xảy ra gần 200 vụ đình công ở các doanh nghiệp. Nhiều vụ tranh chấp đã phải đưa ra Hội đồng trọng tài lao động xét xử, làm thiệt hại không nhỏ và ảnh hưởng đến uy tín cho cả hai phía như vụ tranh chấp lao động ở công ty chế tạo biến thế ABB Hà Nội gần đây.

Chúng ta vẫn khẳng định FDI là một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông, một yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi

quốc gia và được coi là nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề về công nghệ và vốn, một cách thông minh để bước nhanh trên con đường CNH và HĐH đất nước. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận từ mặt trái của vấn đề FDI để góp phần tìm ra đối sách hạn chế và đẩy lùi tiêu cực trong thu hút FDI và làm lành mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 57 - 59)