Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 59 - 61)

III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI FDI Ở NƯỚCTA 1 Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam

5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN ở Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và hiện đang đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tình hình thực hiện FDI của ASEAN tại Việt Nam đã được đề cập nhiều ở các mức độ khác nhau. Trong phần này, chúng ta không đi sâu vào phân tích, đánh giá quá trình thực hiện FDI của các nước ASEAN tại Việt Nam mà tập trung vào xem xét “yếu tố xác định FDI của ASEAN ở Việt Nam là gì” và “FDI của ASEAN ở Việt Nam có những hạn chế gì”. Đây là những vấn đề rất quan trọng nhưng hầu như chưa được đề cập đến.

5.1. Các yếu tố xác định FDI của ASEAN tại Việt Nam a. Yếu tố xác định quy mô đầu tư a. Yếu tố xác định quy mô đầu tư

Trình độ phát triển của nền kinh tế

Một xu hướng lớn hiện nay trên thế giới, kể cả đối với các nước ASEAN, nước nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì càng có xu hướng đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì nước có trình độ phát triển càng cao thì càng có động cơ đầu tư ra nước ngoài để tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách: mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình; giảm giá thành sản phẩm do công lao động và các chi phí khác đang tăng nhanh; chuyển những công nghệ đã bắt đầu lạc hậu sang các nước khác...Có nhiều tiêu chuẩn để xếp loại trình độ phát triển của một nền kinh tế, một trong những tiêu chí quan trọng là mức GDP trên đầu người. Thường nước càng phát triển càng có GDP trên đầu người cao.

Trừ trường hợp ngoại lệ của Bruney (do khai thác được nguồn dầu lửa khổng lồ của mình), điều này có lẽ là đúng với tất cả các nước ASEAN như Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Singapore có mức GDP đầu người cao nhất (21493 USD) đồng thời cũng được coi là nước phát triển nhất khu vực. Tiếp theo là Malaixia có mức thu nhập đầu người đứng thứ hai (8763 USD) và cũng được xem là nước phát

triển thứ hai trong nhóm này. Tương tự như vậy đối với các nước Thái Lan, Philippin và Inđônêxia.

Điều quan trọng là xét về mức độ đầu tư vào Việt Nam thì các nước ASEAN cũng theo thứ tự xếp hạng như vậy. Điều đó cho phép nêu nhận định là một trong những yếu tố quan trọng xác định mức độ đầu tư của các nước thuộc ASEAN vào Việt Nam là trình độ phát triển kinh tế, được đánh giá bằng mức GDP đầu người.

Mức độ dư thừa tư bản

Một tiêu chí của mức độ dư thừa tư bản của một nền kinh tế là nguồn dự trữ ngoại tệ của nước đó. Thông thường nước nào có tích lũy nhiều và dư thừa tư bản càng cao thì có nguồn dự trữ càng lớn. Trong ASEAN, Singapore có nguồn dự trữ lớn nhất (69,4 tỷ USD), tiếp theo là Thái Lan (37,6 tỷ USD), Malaixia (25,1 tỷ USD), Inđônêxia (14,7 tỷ USD) và Philippin (8,3 tỷ USD). Xét theo mức độ đầu tư vào Việt Nam, các nước ASEAN cũng cơ bản có thứ tự xếp hạng như vậy, chỉ trừ trường hợp của Malaixia và Thái Lan có sự đổi thứ tự cho nhau. Có thể giải thích là tuy Thái Lan có mức dự trữ cao hơn của Malaixia, song về mức độ phát triển thì còn thua khá xa Malaixia, nên nếu xét đồng thời cả hai yếu tố thì Malaixia vẫn có thế mạnh hơn Thái Lan trong việc đầu tư ra nước ngoài. Dưới đây là các số liệu đến năm 1996 của các nước ASEAN

Nước GDP / người

(USD)

Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD)

Vốn đầu tư tại VN (triệu USD) Singapore 21493 69. 4 2500 Malaixia 8763 25.1 1000 Thái Lan 6870 37.6 700 Philippin 3690 14.7 240 Inđônêxia 2800 8.3 226 Tổng 4666

Nguồn : Asiaweek, 7-6-1996 và Việt Nam Economic Times 12-1996

Phân tích trên cho phép có thêm một nhận định nữa là mức độ dư thừa tư bản có lẽ cũng là một yếu tố quan trọng nữa xác định mức độ đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam. Do thiếu số liệu về dự trữ ngoại tệ của các nước nên chúng ta không kiểm tra được nhận định này trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhận định về vai trò của trình độ phát triển kinh tế trong việc đầu tư ra nước ngoài của các nước ASEAN vẫn đúng với số liệu các năm gần đây.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.docx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w