1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội

23 803 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 384,52 KB

Nội dung

Keywords: Hiệu trưởng; Quản lý giáo dục; Giáo dục trung học Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà

Trang 1

Quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng tại các Trường trung học phổ thông huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Abstract: Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý hoạt động chuyên môn

của Hiệu trưởng Trường THPT Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng Trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng

ở các Trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Keywords: Hiệu trưởng; Quản lý giáo dục; Giáo dục trung học

Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nhằm đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp với phát triển nền giáo dục trong thời kỳ đổi mới của đất nước là vấn đề cấp thiết

Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động

chuyên môn của Hiệu trưởng tại các Trường trung học phổ thông huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội"

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng tại các trường đó, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

2.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

2.3 Khách thể điều tra

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 15 đồng chí; Giáo viên 04 trường THPT huyện Chương Mỹ: 300 đồng chí; chuyên viên Sở GD-ĐT: 30 đồng chí

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội rất quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn tại các trường do mình quản lý, bước đầu đã thu được những kết quả tốt Tuy nhiên vẫn còn có những bất cập, vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động này, do nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của

Nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

5.2 Tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng Trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

5.3 Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THPT của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp toán thống kê

8 Đóng góp mới của đề tài

Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

Trang 3

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá về quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn cho người Hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu; kết luận; khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục, luận văn được trình bày như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT

1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu

Việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong các nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Việt Nam quan tâm, nghiên cứu Các tác giả đã dành nhiều công sức tìm hiểu, nghiên cứu, qua hoạt động thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, tìm ra nhiều biện pháp quản lý trong đó có quản lý hoạt động chuyên môn, sao cho hiệu quả nhất, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu về mặt lý luận như quản lý và chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các phẩm chất cần có của người quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng trường THPT, về sự liên hệ giữa khoa học quản lý và khoa học khác, cũng có những công trình nghiên cứu riêng về chân dung người Hiệu trưởng trường học, có thể kể đến

là các công trình của các tác giả như: Đặng Quốc Bảo, Lê Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Ngọc Quang,

Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Lê Tuấn trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục

Gần đây một số luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, chuyên ngành quản lý giáo dục bước đầu tổ chức nghiên cứu thực trạng và hệ thống được một số vấn đề về quản lý cũng như

đề xuất một số biện pháp quản lý trường học, các tả giả như: Trần Ngọc Chi; Nguyễn Khắc Tâm; Đinh Tuyết Mai

Với giáo dục phổ thông thành phố Hà Nội, còn ít chuyên đề, bài viết, tham luận về các vấn đề: quản lý hoạt động chuyên môn như thế nào; vấn đề quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường THPT; Biện pháp thực hiện ra sao

1.2 Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niện quản lý

Trang 4

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý, nhưng theo tác giả nhận thấy: quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý Quản lý có bốn chức năng cơ bản, là bốn khâu có liên quan mật thiết với nhau gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra

Trong quá trình quản lý, hệ thống các chức năng quản lý được thực hiện liên tiếp, đan xen, phối hợp, bổ sung cho nhau một cách logic tạo thành chu trình quản lý

1.3 Quản lý nhà trường và quản lý trường THPT

1.3.1 Quản lý nhà trường

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai

Có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm 6 thành tố: Mục đích yêu cầu; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục; Thầy giáo; Học sinh; Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ giáo dục

Hoạt động quản lý của người quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn, trong đó người quản lý trường học

là Hiệu trưởng các trường

1.3.2 Quản lý trường THPT

Quản lý trường THPT là tập hợp các tác động tối ưu sự công tác, tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có, do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp nhằm đạt được mục tiêu

1.4 Hiệu trưởng trường THPT trong quản lý hoạt động chuyên môn

1.4.1 Đặc điểm chung của trường THPT

Trường THPT là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, gồm 3 năm Đây là bậc học hoàn thiện kiến thức phổ thông cho học sinh, là bậc học tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cực, trực tiếp cho thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời, đi vào cuộc

Trang 5

sống lao động sản xuất làm nghĩa vụ công dân và có điều kiện để tiếp tục học lên bậc học cao hơn

Giáo dục THPT phải có "Mục tiêu kép" vừa chuẩn bị cho học sinh vào Đại học- Cao

đẳng, vừa chuẩn bị cho học sinh vào đời Trường THPT ngoài trang bị kiến thức, cần phải hình thành cho học sinh, năng lực thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn để chủ động, tự chủ trong lao động, trong cuộc sống và hoà nhập với môi trường lao động

1.4.2 Vai trò, vị trí của Hiệu trưởng trong trường THPT

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng THPT được quy định rõ trong các văn bản Luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục, ngày 25/11/2009; Điều lệ trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của

Bộ trưởng bộ GD-ĐT

1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

Quản lý hoạt động chuyên môn là công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của giáo viên

Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng: là những cách thức cụ thể của người Hiệu trưởng tiến hành để tác động đến đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường đề ra

Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT tập trung vào những nội dung quản lý sau:

1.4.3.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn

Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng hướng dẫn họ biết cách xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra biện pháp rõ ràng, hợp lý Giúp giáo viên xây dựng hoạt động của cá nhân, của tổ chuyên môn, của lớp chủ nhiệm, để họ có các điều kiện đạt được mục tiêu

Kết quả của Hoạt động giáo dục nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Hiệu trưởng biết bố trí cán bộ, biết phân phối chức năng của họ, tổ chức sự liên hệ, tác động qua lại của họ với nhau được đúng đắn và hợp lý

1.4.3.2 Tổ chức hoạt động dạy và học

Chỉ đạo việc thực hiện chương trình là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, cần quản lý:

* Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học;

* Quản lý giáo viên soạn bài trước khi lên lớp;

* Quản lý giờ lên lớp của giáo viên;

* Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để quản lý giờ lên lớp;

* Quản lý giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh;

* Quản lý hồ sơ chuyên môn

1.4.3.3 Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Trang 6

* Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn thực hiện:

Xây dựng kế hoạch chi tiết các hoạt động trong cả năm học; Kiểm tra việc soạn bài, các hồ sơ chuyên môn khác, kí duyệt trước khi thực hiện; dự giờ, kiểm tra việc thực hiện chương trình, tiến độ thực hiện chương trình kiểm tra việc thực hiện đồ dung dạy học, thiết bị thực hành, thí nghiệm của giáo viên khi giảng dạy; Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học, bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi thành phố; thống nhất nội dung ôn tập sau mỗi chương, mỗi kì, xây dựng ngân hành đề để phục vụ việc kiểm tra đánh giá học sinh

* Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

Tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học của GV theo hướng phù hợp từng nhóm đối tượng HS, tránh lối dạy rặp khuôn, áp đặt; chỉ đạo việc tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học; chỉ đạo việc cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng đối với HS, qua đó để thấy rõ được ưu điểm

và hạn chế của quá trình dạy học, từ đó đề ra các biện pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất

lượng và hiệu quả dạy học

* Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên, các nội dung bồi dưỡng:

Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị; bồi dưỡng về trình độ chuyên môn; bồi dưỡng về nghiệp vụ; bồi dưỡng về hình thức tổ chức; bồi dưỡng thông qua thực hiện chuyên đề

1.4.3.4 Quản lý hoạt độnghọc tập và rèn luyện của học sinh

Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt dạy của thầy giáo Phải làm cho học sinh có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện, ham thích đến trường, đến lớp, ham muốn được học tập, tìm hiểu Tự giác tìm tòi phát hiện vấn đề, chủ động lĩnh hội kiến thức, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, giúp học sinh học tập có phương pháp, nắm được phương pháp học tập của bộ môn, giúp học sinh hình thành nề nếp, thói quen học tập, chủ yếu tập trung quản lý các vấn đề sau:

* Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập của học sinh giúp cho học sinh:

Nắm được kĩ năng chung của hoạt động học tập; có kĩ năng học tập phù hợp với từng

bộ môn; có phương pháp học tập đúng đắn ở trên lớp và ở nhà

* Quản lý nề nếp học tập của học sinh:

Hình thành tinh thần, thái độ trong học tập, chuyên cần, trung thực; nề nếp tổ chức các hoạt động ở trường cũng như ở nhà, những nơi hoạt động văn hóa khác; nề nếp và bảo quản,

sử dụng đồng dung học tập của cá nhân cũng như của tập thể, của bạn bè, thầy cô; nề nếp trong khen thưởng kỉ luật, chấp hành nề nếp nội quy học tập

* Quản lý học tập, vui chơi, giải trí:

Hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của học sinh phải được tổ chức hợp lý, phù hợp với tâm lý và sức khỏe của học sinh, cần tính toán, cân nhắc để điều khiển các hoạt động, tránh tình trạng lôi kéo học sinh quá sâu vào những hoạt động này gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh

* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Trang 7

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong các khâu của quá trình dạy học Kiểm tra, đánh giá phải đảm khách quan, phản ánh đúng thực trạng của học sinh, qua đó giúp học sinh khác phục những thiếu sót, lỗ hổng kiến thức để tự hoàn thiện của mình

1.4.3.5 Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn

Việc kiểm tra, đánh giá trong nội bộ nhà trường là việc hết sức quan trọng, thông qua việc kiểm tra Hiệu trưởng sẽ nhận định được những mặt mạnh, mặt yếu để phát huy và khắc phục Thông qua quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức, năng lực tự kiểm tra của mỗi cá nhân, việc kiểm tra bao gồm những nội dung sau:

* Kiểm tra hoạt động của giáo viên

Cần kiểm tra: Kế hoạch giảng dạy; Kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục

* Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn:

Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ, nhận định của tổ trưởng về từng thành viên trong tổ, uy tín của tổ trưởng; kiểm tra hồ sơ chuyên môn như kế hoạch tổ, kế hoạch cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm; kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ, thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi; kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, vào quản lý

1.4.3.6 Chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác

* Tổ chức khai giảng năm học, tổng kết năm học; hội thao, hội khỏe phù đổng, hội

diễn văn nghệ; tổ chức tham quan ngoại khóa; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục; phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông; giáo dục phòng, chống ma túy; giáo dục quốc phòng, an ninh; công tác hướng nghiệp; tổ chức hoạt động ngoài giờ, lên lớp

1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng

1.4.4.1 Các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác quản lý của Hiệu trưởng

1.4.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng trong nhà trường

Năng lực của hiệu trưởng; năng lực của các tổ trưởng chuyên môn; năng lực thực hiện của giáo viên; sự hỗ trợ của các tổ chức, các nhân viên khác trong trường

1.4.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài

Điều kiện văn hóa (trình độ dân trí, phong tục tập quán, truyền thống hiếu học ); điều kiện xã hội (thành thị - nông thôn ); điều kiện kinh tế (các nhà cung cấp, thu nhập dân cư ); điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng); tiến bộ khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ dạy học ); điều kiện quốc tế (hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức ); chủ trương chính sách quản lý giáo dục các cấp; mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà

trường; môi trường xã hội và gia đình học sinh; điều kiện cơ sở vật chất

Quản lý nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Trong quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động chuyên môn đối với Hiệu trưởng là một việc làm hết sức quan trọng góp

Trang 8

phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THPT gồm các vấn đề sau:

Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn, của giáo viên; quản lý hoạt động dạy và học; quản lý hoạt động của tổ chuyên môn; quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh; quản lý các hoạt động giáo dục khác Đây là những vấn đề cơ bản, cần thiết để Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về giáo dục của huyện Chương Mỹ

2.1.1 Vị trí tự nhiên

Huyện Chương Mỹ nằm trên trục đường quốc lộ số 6 có thể xuôi xuống thị xã Hà Đông,

Hà Nội và ngược lên Hoà Bình rồi qua Sơn La, Lai Châu, Thị trấn Xuân Mai vừa là giao điểm của quốc lộ số 6 vừa có thể nối với quốc lộ 21 ở Việt Trì về phía bắc và với Tam Điệp (Ninh Bình) ở phía nam ngoài ra có thể nối với đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, trục giao thông mới rất quan trọng của Hà Nội

2.1.2 Kinh tế xã hội

- Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế chủ yếu của Chương Mỹ là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

cơ bản, nông-lâm -ngư nghiệp, dịch vụ, thương mại Những năm gần đây, kinh tế -xã hội huyện Chương Mỹ có nhiều chuyển biến tích cực Tỷ trọng cơ cấu kinh tế ở mức 29-38-33

- Về văn hoá xã hội, giáo dục

Cũng như các địa phương khác của Hà Nội đất Chương Mỹ có truyền thống cần cù lao động và hiếu học, có lòng yêu nước nồng nàn cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm

và thiên tai Trong lịch sử dựng nước và giữ nước Chương Mỹ là quê hương của nhiều nhân tài xuất chúng từng lưu truyền sử sách

2.2 Thực trạng quản lí hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

2.2.1 Khái quát về các trường THPT huyện Chương Mỹ

Cấp học THPT của huyện Chương Mỹ qua thống kê, có các loại hình trường sau: Công lập; Dân lập; GD thường Xuyên, với khoảng 9000 học sinh theo học hành năm Đội ngũ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn trên 95%, trên chuẩn 2% số ít còn lại Sở GD-ĐT Hà Nội đã

có kế hoạch cho đi đào tạo tiếp, số này tập trung chủ yếu vào giáo viên giáo dục thể chất Trong năm học 2010-2011: 100% giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 80% có chuyên môn khá, giỏi; không có giáo viên có chuyên môn yếu kém đứng lớp Kết quả toàn Huyện khối 12: 100% học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nhiệp, thi tốt nghiệp đạt kết quả 98,6 %; khối 10-11 lên lớp thẳng đạt tỷ lệ 99,1 %

Trang 9

Tác giả đã nghiên cứu thực trạng và đánh giá những biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở 4 trường THPT trong huyện Chương Mỹ, gồm các trường sau: Trường THPT Chương MỹA; Trường THPT Chương Mỹ B; Trường THPT Xuân Mai; Trường THPT Chúc Động

Về cán bộ quản lý đều là người có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lý và đã đào tạo qua các lớp về quản lý nhà nước 100% Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là Đảng viên; các Hiệu trưởng đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường, luôn chủ động, sáng tạo trong mọi công việc lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

Về ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng, đạt chuẩn về đào tạo Trường THPT Chương Mỹ A, Trường THPT Xuân Mai phần lớn giáo viên tuổi đời trên 45 có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu ngành, yêu nghề Các trường THPT Chương

Mỹ B, Trường THPT Chúc Động lực lượng giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao có trình độ năng lực, chuyên môn khá được đào tạo cơ bản dễ thích ứng với cái mới, tiếp cận nhanh với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

Về học sinh: Do đặc điểm địa bàn dân cư khác nhau, 4 trường được nghiên cứu 2 trường Chương Mỹ A và Xuân Mai thuộc 2 thị trấn, còn 2 trường Chương Mỹ B và Chúc Động thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Chương Mỹ nên chất lượng giáo dục không đồng đều, có sự chênh lệch

2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng Trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Để nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, tác giả đã đi khảo sát thực và tiến hành điều tra qua phiếu trên 300 cán bộ quản lý và giáo viên của 4 trường THPT trong huyện Chương Mỹ Để có số liệu đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng đang được thực hiện, tác giả dùng phiếu điều tra, khảo sát về 2 mức độ là: mức độ nhận thức và mức độ thực hiện

Đánh giá mức độ nhận thức về các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng, tác giả điều tra qua 3 mức độ: Quan trọng, bình thường, không quan trọng, ở mỗi mức

độ tác giả quy ước số điểm chấm như sau: quan trọng: 3 điểm; bình thường: 2 điểm; không quan trọng: 1 điểm

Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng với cách tiến hành tính điểm như trên ở 3 mức độ: thường xuyên: 3 điểm; thỉnh thoảng: 2 điểm; không thực hiện: 1 điểm

Sau đó tổng hợp số phiếu tán thành của từng biện pháp ở từng mức khác nhau với

mức điểm từng loại rồi tính điểm trung bình cộng X Từ đó đánh giá được mức nhận thức,

thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của từng biện pháp

Trang 10

Qua khảo sát, điều tra tại các trường THPT huyện Chương Mỹ, tác giả nhận thấy, Hiệu trưởng các trường có quan tâm và đã đưa ra 5 biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn sau:

2.2.2.1 Quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên

Sau đây là tổng hợp ý kiến của 152 giáo viên về nội dung biện pháp phân công giảng

dạy của Hiệu trưởng:

Bảng 2.3: Thực trạng quản lý việc phân công giảng dạy của Hiệu trưởng

TT Biện pháp quản lý

Nhận thức Thực hiện Tổng

điểm X

Thứ bậc

Tổng điểm X

Thứ bậc

1

Căn cứ phân công giảng dạy:

- Năng lực chuyên môn

- Điều kiện hoàn cảnh

- Nguyện vọng cá nhân

- Dự kiến của tổ chuyên môn

- Rút kinh nghiệm qua giảng

dạy ở các năm học trước

- Dạy cùng buổi một khối nhiều năm

- Dạy 5/7 buổi một tuần cả sáng cả

2

1

4

3

2.2.2.2 Quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp

Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng, mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo

giáo viên soạn bài của Hiệu trưởng: (Qua phiếu trưng cầu của 103 giáo viên và Hiệu

trưởng)

TT Nội dung chỉ đạo

của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt

Tổn

g điểm X

g

%

Số lượn

g

%

Số lượn

Trang 11

2

Nghiên cứu kỹ nội dung

bài dạy và những kiến

thức có liên quan, tham

khảo thêm tài liệu để bài

dạy thêm sinh động, hiệu

giảng dạy phù hợp với

bài và đối tượng học sinh 40

2.2.2.3 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Bảng 2.6: Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy

T

T

Các biện pháp quản lý

Giáo viên thực hiện

chương trình giảng dạy

Thực hiện Thường Xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực hiện Tổn

g điể

m

X

Th

ứ bậc

Số lượn

g

%

Số lượn

g

%

Số lượn

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aunapu F.F (1994), Quản lý là gì?. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thị Ân (1997), Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục, GD-ĐT 11/1997 Khác
3. Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011của các trường THPT huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Khác
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. NXB, Hà Nội Khác
5. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý. NXB, Hà Nội Khác
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ GD-ĐT Khác
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc (1997), Cơ sở khoa học về quản lý giáo dục. NXB, Hà Nội Khác
8. Hoàng Chủng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. NXB Giáo dục Khác
9. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Lê Ngọc Doanh (2002), Chương Mỹ xưa và nay. NXB Lao động Khác
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
13. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW 2 (khoá VIII). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
16. Đảng bộ Thành Phố Hà Nội, Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành Phố Hà Nội lần thứ IX . 17. Đảng bộ huyện Chương Mỹ, Văn kiện Đại hội huyện Chương Mỹ lần thứ XX Khác
18. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khao học quản lý. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
19. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ xã hội phát triển kinh tế. XNB Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
20. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ 21 (Việt Nam và thế giới). NXBGD, Hà Nội Khác
21. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007) – Giáo dục Việt Nam dổi mới phát triển và hiện đại hóa. NXBGD, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2 Một số hình thức phân công: - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
2 Một số hình thức phân công: (Trang 10)
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng, mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo  giáo  viên  soạn  bài  của  Hiệu  trưởng:  (Qua  phiếu  trưng  cầu  của  103  giáo  viên  và  Hiệu - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng, mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo giáo viên soạn bài của Hiệu trưởng: (Qua phiếu trưng cầu của 103 giáo viên và Hiệu (Trang 10)
Bảng 2.6: Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.6 Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy (Trang 11)
Bảng 2.6: Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.6 Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy (Trang 11)
Bảng 2.7: Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.7 Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên (Trang 12)
Bảng 2.7: Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.7 Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên (Trang 12)
Bảng 2.8: Thực trạng biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.8 Thực trạng biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên (Trang 13)
Bảng 2.8: Thực trạng biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.8 Thực trạng biện pháp kiểm tra đánh giá giáo viên (Trang 13)
Bảng 2.9: Tổng hợp thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn đang tiến hành - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Bảng 2.9 Tổng hợp thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn đang tiến hành (Trang 14)
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa 5 biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn - Quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện chương mỹ, thành phố hà nội
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa 5 biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w