Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Đồng Nai (Trang 54 - 62)

3.2.1.1 Công tác xây dựng các khu công nghiệp

Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã thành lập các công ty trong nước và công ty liên doanh với nước ngoài như: Công ty liên doanh phát triển khu công nghiệp Long Bình, Công ty phát triển Đô thị và Khu công nghiệp, Công ty xây dựng Dân dụng và Công nghiệp số 2, Công ty tư vấn đầu tư thuộc Tổng công ty Cao su, Công ty phát triển Khu công nghiệp Sông Mây, Công ty Tín Nghĩa, Công ty Minh Hiệp, Công ty phát triển hạ tầng miền núi thuộc Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Các công ty này thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Loteco (vị trí: phường Long Bình, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai)

Năm 1996, Công ty liên doanh phát triển Khu công nghiệp Long Bình (liên doanh giữa tập đoàn thương mại Sojitz – Nhật Bản và Công ty X28 – Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Loteco với số vốn đầu tư hạ tầng là 22,71 triệu USD, diện tích 100 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư

là: Cơ khí, điện, điện tử; dệt, may mặc, giày da; thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, thiết bị y tế; sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê; vật liệu xây dựng, bao bì, công nghiệp giấy. Đây là khu công nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh có khu chế xuất ngay trong khu công nghiệp (13 héc ta).

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (vị trí: xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)

Năm 1997, Công ty xây dựng Dân dụng và Công nghiệp số 2 làm chủđầu tư xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai) với số vốn 5,75 triệu USD, diện tích 350 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư: dệt nhuộm, may mặc, giày da; điện, điện tử; cơ khí chế tạo; vật liệu xây dựng; chế biến gỗ; chế biến thực phẩm; hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm.

Khu công nghiệp Hố Nai (vị trí: xã Hố Nai 3 và Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)

Năm 1998, Công ty Xây dựng và Tư vấn thuộc Tổng công ty Cao su làm chủđầu tư xây dựng Khu công nghiệp Hố Nai với số vốn đầu tư 2,95 triệu USD, diện tích 230 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư: may mặc; điện, điện tử; cơ khí; hương liệu, mỹ phẩm; vật liệu xây dựng; thiết bị trang trí nội thất, sản phẩm gỗ.

Khu công nghiệp Sông Mây(vị trí: xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)

Năm 1998, Công ty phát triển Khu công nghiệp Sông Mây làm chủđầu tư xây dựng Khu công nghiệp Sông Mây với số vốn 2,5 triệu USD, diện tích 227 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư: công nghiệp gia công, chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm; may mặc, giày da, bao bì, sản phẩm nhựa;dược liệu.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (vị trí: xã Hiệp Phước và Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)

Năm 1999, Công ty Tín Nghĩa làm chủđầu tư xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 với số vốn đầu tư 3,31 triệu USD, diện tích 368 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư: dệt, may mặc, giày da; điện, điện tử, cơ khí; vật liệu xây dựng; chế biến gỗ, giấy, bao bì giấy; gốm sứ, thủy tinh; sản phẩm nhựa, sản phẩm từ cao su thiên nhiên và tổng hợp; dược liệu, hương liệu, hóa mỹ phẩm; thực phẩm; thức ăn gia súc.

Năm 2000, Công ty SONADEZI làm chủ đầu tư tiếp tục nâng cấp, cải tạo khu công nghiệp Biên Hòa 1 với số vốn đầu tư 3,79 triệu USD.

Khu công nghiệp Long Thành (vị trí: xã An Phước và Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

Năm 2003, Công ty SONADEZI đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Long Thành với số vốn 3,9 triệu USD, diện tích 510 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là: Cơ khí chế tạo, luyện kim, điện tử; hóa chất, hóa dầu, thuốc bảo vệ thực vật; mỹ phẩm; dệt may, giày da, sản phẩm da cao cấp; giấy, chế biến nông lâm hải sản; gốm sứ, thủy tinh; công nghiệp nhựa.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 (vị trí: xã Long Tân và Hiệp Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

Năm 2003, Công ty phát triển Đô thị và Khu công nghiệp (IDICO) làm chủ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 với số vốn 0,36 triệu USD, diện tích 302 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư là:

dệt, may mặc, giày da; điện, điện tử, cơ khí; vật liệu xây dựng; thực phẩm (không chế biến thủy hải sản); dược phẩm; mỹ phẩm; hóa chất; nhuộm; thiết bị y tế, dụng cụ thể thao, pin, ắc quy; trang trí nội thất, chế biến gỗ; gốm sứ, thủy tinh; nhựa, cao sư (không chế biến mủ); bao bì, giấy.

Khu công nghiệp Tam Phước(vị trí xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

Năm 2003, Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Tam Phước với số vốn 7,09 triệu USD, diện tích 323 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư: may mặc, thực phẩm, chế biến gỗ; cơ khí; gạch men.

Khu công nghiệp An Phước (vị trí: xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

Năm 2003, khu công nghiệp được xây dựng với diện tích 130 héc ta. Lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là: dệt nhuộm, may mặc, giày da; đồ gia dụng bằng gỗ, nhựa, nhôm, sắt, tráng men; cơ khí; điện, điện tử; vật liệu xây dựng.

Khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch (vị trí: xã Hiệp Phước và Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh

Đồng Nai).

Năm 2003, công ty cổ phần đầu tư Vinatex – Tân Tạo làm chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch với quy mô 185 héc ta. Đây là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm dệt, may mặc, giày, da.

Khu công nghiệp Định Quán (vị trí: xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai)

Năm 2004, Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Định Quán (trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai) là chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Định Quán với diện tích 54 héc ta. Đây là khu công nghiệp miền núi đầu tiên thành lập nhằm góp phần hiện đại hóa nông thôn tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn. Lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là: Bao bì, giày da, may mặc; điện tử, cơ khí (không xi mạ); vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; chế biến nông sản.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6 (vị trí: xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)

Tháng 6 năm 2005, khu công nghiệp Nhơn Trạch VI được xây dựng với chủ đầu tư là liên doanh các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tín Nghĩa, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xây dựng Khương Hy, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và vật liệu xây dựng Sài Gòn, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Thái, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đỉnh Vàng. Lĩnh vực dự kiến thu hút đầu tư:

- Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế biến gỗ và sản phẩm sản xuất từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) - Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết, bện

- Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; dệt; sản xuất trang phục

- Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuât giường, tủ, bàn, ghế

- Công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiện vận tải khác; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

- Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất thiết bị địên.

Cho đến năm 2005, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch được 32 khu công nghiệp trong đó 17 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, 15 khu công nghiệp đang chờ quyết định thành lập (Xem ph lc 3). Tổng số vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng tại 17 khu công nghiệp (Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco, Gò Dầu, Long Thành, An Phước, Tam Phước, Nhơn Trạc 1, 2, 3, 5, 6, Dệt may Nhơn Trạch, Hố Nai, Sông Mây, Định Quán) đạt 175,58 triệu USD. Tại 17 khu công nghiệp ởĐồng Nai, cho đến năm 2005 tổng diện tích đất đã cho thuê là 2.039 héc ta, đạt 57,8% diện tích đất dành cho thuê (3.565,7 héc ta). Một số khu công nghiệp đã lấp đầy diện tích cho thuê như: Amata (giai đoạn 1), Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Tam Phước, Định Quán; có 3 khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung là Biên Hòa 2, Amata, Loteco; 3 khu công nghiệp đang chuẩn bị hoàn tất xây dựng nhà máy đưa vào hoạt động trong năm 2005 là Nhơn Trạch 1, Long Thành và Gò Dầu; 1 khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải là Tam Phước.

3.2.1.2 Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, kỹ thuật Về giao thông vận tải

Để phát triển các khu công nghiệp, Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo Sở Giao thông vận tải xây dựng, cải tạo, nâng cấp 3.203 tuyến giao thông với tổng chiều dài 6.156,586 km. Hiện nay đã hoàn thành nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: quốc lộ 1A theo tiêu chuẩn đường cấp 1 và cấp 2; quốc lộ 51 theo tiêu chuẩn đường cấp 1; quốc lộ 20 theo tiêu chuẩn đường cấp 3. Triển khai xây dựng quốc lộ 56 theo tiêu chuẩn đường cấp 2, nâng cấp quốc lộ 1K (đoạn qua tỉnh Đồng Nai – tỉnh Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh), xây dựng cầu Hóa An 2, xây dựng quốc lộ 1A đoạn tránh thị trấn Gia Ray. Đối với hệ thống tỉnh lộ, hoàn thành nâng cấp đoạn quốc lộ 1A cũ (từ chợ Sặt đến Rạch Cát), tỉnh lộ 15 theo tiêu chuẩn đường cấp 3, nâng cấp các đường Đồng Khởi, đường 760, đường 763, đường 769, đường 765, đường 764, đường 25B, đường 762, đường 319; hoàn thành 274 tuyến đường huyện, thị xã, thành phố với tổng chiều dài 1.317,26 km, trong đó có 531,815 km đường bê tông nhựa nóng. [46, tr.282]

Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng hệ thống đường liên hoàn, liên tuyến từ cơ sở đến hệ thống quốc lộ. Đây là điều kiện thuận lợi để nối liền Đồng Nai với các tỉnh, thành trong cả nước. Các khu công nghiệp trên địa bàn cơ bản được quy hoạch và xây dựng dọc theo các tuyến giao thông chính như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 20, quốc lộ 15 và dọc theo các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ.

Đối với hệ thống đường chuyên dùng trong khu công nghiệp, Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng và hoàn thành 87 tuyến với tổng chiều dài 88,403 km, kết cấu mặt đường là bê tông nhựa và bêtông xi măng.

Hệ thống cảng sông, cảng biển được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ các nhà máy xí nghiệp trong các khu công nghiệp có nhu cầu bốc xếp đường thủy và cảng container: Cảng Cogido trên sông Cái do Nhà máy giấy Đồng Nai đầu tư. Hiện có 1 bến cho sà lan dưới 500 tấn, năng lực bốc xếp 200.000 tấn/năm; Cảng phân bón (con cò) trên sông Cái - đây là cảng chế biến thức ăn gia súc thuộc liên doanh Việt Pháp. Hiện nay luồng vào cảng đảm bảo cho sà lan 500 tấn vào làm hàng. Năng lực bốc xếp 200.000 tấn/năm; cảng Công ty Tín Nghĩa Biên Hòa trên sông Cái là cảng chuyên phục vụ bốc xếp hàng container của Công ty Tín Nghĩa. Luồng vào cảng đảm bảo cho sà lan 500 tấn vào làm hàng, đang thực hiện nạo vét luồng cho sà lan 1.000 tấn vào làm hàng, năng suất thông qua cảng 400.000 tấn/năm; Cảng bột ngọt Ajinomoto trên sông Đồng Nai chuyên dùng bốc xếp nguyên liệu và thành phẩm cho nhà máy, luồng vào cảng đảm bảo cho sà lan 500 tấn vào làm hàng, năng xuất thông qua cảng 200.000 tấn/năm; cảng lỏng của Công ty Tín Nghĩa và của Công ty vật tư tổng hợp Đồng Nai, hai cảng này hiện cho công ty SCTGaz của Thái Lan thuê, phục vụ tàu chở ga lỏng dưới 1.000 tấn neo đậu bơm gaz lên các bồn chứa trên bờ. Ngoài ra, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xây dựng các cảng chuyên dùng bốc xếp vật liệu tại Hóa An gồm 32 bến cho sà lan 200-500 tấn làm hàng, năng suất toàn khu vực cảng này khoảng 2 triệu tấn/năm. Cảng bao gồm khu bến cát, sỏi tại địa phương An Bình (trên sông Đồng Nai), năng suất 500.000 tấn/năm. Khu bến cát bên tả ngạn sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai chuyên bốc xếp cát cho sà lan 200-500 tấn, năng suất 1.500.000 tấn/năm. Khu bốc xếp vật liệu xây dựng huyện Vĩnh Cửu với năng suất 300.000 tấn/năm. Khu bến cát, đá, sỏi đỏ trên sông Cái (phường An Bình), khu bốc xếp đất trên sông Buông huyện Long Thành (bến Láng Lun).[46, tr 284]

Trên cơ sở quy hoạch năm 1995, các cảng biển đã được xây dựng và đưa vào khai thác 3 cảng cho tàu đến trọng tải 2.000 DWT, trong đó có một bến hàng tổng hợp và 2 bến hàng lỏng; khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, hiện đang khai thác 3 cảng chuyên dùng cho tàu trọng tải đến 25.000 DWT, tổng chiều dài bến là 526 m; khu cảng trên sông Thị Vải (Gò Dầu) hiện đang khai thác cho tàu trọng tải đến 12.000 DWT, tổng chiều dài bến là 728 m.

Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 3249/UBT ngày 28/7/2003 giao cho Sở Giao thông vận tải Đồng Nai lập quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng ô tô buýt cho khu vực thành phố Biên Hòa, các khu công nghiệp, các vùng lân cận. Đề án “Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt” đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 5278/QĐ-CP-UB ngày 28-10-2004. Các tuyến xe buýt đã được triển khai bao gồm: Biên Hòa – Hố Nai; Biên Hòa – Bến xe

Đồng Nai; thành phố Biên Hòa – ngã tư Vũng Tàu; thành phố Biên Hòa – Trạm xe buýt Thạnh Phú; ngã tư Vũng Tàu – Trạm xe Thạnh Phú (ChangShin), thành phố Biên Hòa – thị trấn Long Thành; thành phố Biên Hòa – thị trấn Trảng Bom; thành phố Biên Hòa – thành phố Hồ Chí Minh; Bến xe Biên Hòa – thành phố Biên Hòa – thành phố Hồ Chí Minh.

Về mạng lưới điện

Để nâng cao chất lượng hiệu quả cung cấp điện cho các khu công nghiệp Đồng Nai, năm 1999, Tổng công ty Điện lực Việt Nam quyết định Điện lực Đồng Nai trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam thay vì qua trung gian là Điện lực Khu vực 2. Quyết định này tạo điều kiện cho Công ty Điện lực Đồng Nai thu hút nhiều vốn hơn để đầu tư xây dựng thêm đường giây và trạm 110 KV, cải tạo nâng cấp trạm 110 và lưới điện cũ, phát triển thêm đường dây phân phối nhằm bảo đảm cung cấp đủđiện cho khách hàng trong các khu công nghiệp với chất lượng tốt. Thực hiện mục tiêu phát triển nhanh mạng lưới điện, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tập trung chỉ đạo giải quyết nhanh các vướng mắc trong sản xuất điện. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành trong và ngoài tỉnh. Nhờ sự nỗ lực đó, đến nay sản lượng điện năng thương phẩm toàn tỉnh đạt 2.449,167 triệu KWh, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,37%/năm [46]. Để phát triển các khu công nghiệp, Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo Công ty Điện lực Đồng Nai phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành điện đưa nhanh các trạm biến áp truyền tải 220KV, 110KV vào vận hành, trong đó các trạm trung gian cung cấp điện cho các khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Đồng Nai xây dựng các công trình phụ trợ để khai thác có hiệu quả các trạm biến áp truyền tải như: thực hiện các đường ra, phương án chống quá tải các tuyến đường dây, cải tạo lưới điện, thiết lập các đường dây mới, khắc phục sự cố lưới điện, giải quyết nhanh cấp điện cho phụ tải. Thực hiện các biện pháp trên, Công ty Điện lực đã đáp ứng nhu cầu dùng điện với chất lượng cao của khách hàng trong khu công nghiệp.

Với hệ thống lưới điện như vậy, Công ty Điện lực Đồng Nai đã thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bán điện cho từng khách hàng trong khu công nghiệp. Hiện nay, Công ty Điện lực Đồng Nai

Một phần của tài liệu Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Đồng Nai (Trang 54 - 62)