Tác động về mặt kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Đồng Nai (Trang 39 - 41)

2.3.2.1 Về mặt kinh tế

Đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai nói riêng và nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói chung. Công nghiệp đầu tư nước ngoài là khu vực có xu hướng phát triển mạnh, tăng trưởng nhanh về quy mô và tốc độ phát triển. Đến năm 1995, tỉnh Đồng Nai có 5 khu công nghiệp: Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Gò Dầu, Nhơn Trạch 1. Các khu công nghiệp đã thu hút đầu tư vào nhiều ngành nghề: dệt da, may mặc; chế biến nông sản thực phẩm; luyện kim, cơ khí, điện, điện tử; nhựa, sơn, phân bón, hóa chất; vật liệu xây dựng…góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp Đồng Nai phát triển vượt bậc, đưa tốc độ phát triển công nghiệp Đồng Nai bình quân từ 2,7% (thời kỳ 1986- 1990) tăng lên 13% (thời kỳ 1991-1995). Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt sự tăng trưởng rất nhanh, từ chỗ năm 1992 mới có một số dự án đi vào hoạt động nhưng đến năm 1995 đã đạt giá trị sản xuất là 2.802,6 tỷđồng, chiếm 39,2% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1995 tăng gấp 4,87 lần so với năm 1990.[32]

Đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp, dịch vụ. Thời kỳ 1986 – 1990, trong cơ cấu kinh tếĐồng Nai tỷ lệ nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp tương ứng là: 50,1% - 29,2% -20,7%. [32]Trong cơ cấu kinh tế này, tuy ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn ngành công nghiệp, nhưng ngành nông nghiệp đang trong chiều hướng giảm dần, từng bước nhường vị trí số một cho ngành công nghiệp. Từ năm 1991- 1995 là một thời kỳđánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của các khu công nghiệp đã thúc đẩy hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,72% GDP năm 1990 lên 38,7% GDP năm 1995. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của Đồng Nai đến cuối năm 1995 là: công nghiệp: 38,7% - nông nghiệp: 31,8% - dịch vụ: 29,5%.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: mạng lưới điện, bưu chính viễn thông; hệ thống cấp nước; hệ thống giao thông (đường sá, cầu cống)…ở cả trong khu vực kinh tế cũng như khu vực xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hệ thống các cảng biển, cảng sông đã được quy hoạch và xây dựng tương đối nhanh. Phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995, các loại phương tiện

tăng 35,9%. Ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh và từng bước được hiện đại hóa. Mật độđiện thoại năm 1995 đạt 1 máy/100 dân. Trên cơ sở này, tỉnh Đồng Nai sẽ có điều kiện khai thác có hiệu quả những thế mạnh của địa phương.

Sản xuất công nghiệp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao mức đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tỷ lệđóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 1992: 8 tỷđồng; năm 1993: 13 tỷ đồng; năm 1994: 34 tỷđồng; năm 1995: 121 tỷđồng).[2]

Thông qua các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một cách để Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung bước đầu tiếp cận với những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nhờđó góp phần giúp ngắn khoảng cách của ta so với thế giới.

2.3.2.2 Về mặt xã hội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp góp phần giải quyết việc làm và cải thiện

đời sống của người lao động.Đây cũng là một nhân tố quan trọng để làm giảm tệ nạn trong xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội. Đội ngũ lao động không ngừng tăng về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng. Hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Khi các dự án đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp đi vào hoạt động và không ngừng tăng qua các năm thì nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng nhiều. Cho đến năm 1995, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho hơn 21.000 lao động, giúp làm giảm nạn thất nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người là 749.000 đồng/năm (trung bình 62.4000 đồng/tháng) thì đến năm 1995 đã tăng lên 3,68 triệu đồng/năm (trung bình 305.600 đồng/tháng)[49, tr.235]. Đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trong giai đoạn này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã góp phần làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhà ở được xây dựng nhiều hơn, kiên cố hơn; số nhà tranh, tre, nứa, lá giảm dần. Hàng năm, các hộ gia đình bổ sung dần các tiện nghi sinh hoạt. Số hộ gia đình có ti vi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại cũng ngày càng tăng. Trước năm 1986, tỷ lệ hộ có ti vi chỉ dưới 30%, hầu hết là đen trắng. Đến năm 1995, tỷ lệ này đạt trên 50%, trong đó nhiều hộ sử dụng ti vi màu. Bên cạnh đó, việc cung cấp điện, nước và thông tin liên lạc cũng từng bước được cải thiện, không chỉ phục vụ cho các khu công nghiệp mà còn bước đầu đáp ứng nhu cầu của người dân.

Việc phát triển hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài một mặt giúp giải quyết áp lực của nạn thất nghiệp, mặt khác đã tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ những yếu tố của nó: cung – cầu và tính cạnh tranh. Nhờ đó, đã thúc đẩy đông đảo tầng lớp nhân dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục; tạo động lực và mục tiêu cụ thể trong việc học tập của thanh thiếu niên với mong muốn kiếm được một việc làm có thu nhập ngày càng cao và có một chỗđứng ổn định trong xã hội.

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Những người sử dụng lao động có chính sách thỏa đáng hơn trong tuyển dụng, sử dụng và đào tạo người lao động phục vụ cho doanh nghiệp của mình. Chính sách tiền lương và điều kiện làm việc là hai yếu tố thu hút người lao động; đã có hiện tượng chuyển dịch lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác và ngay cả việc chuyển dịch lao động giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam học tập

được kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cách làm thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường để từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo ra được những thị trường mới rộng lớn hơn.

Các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ra đời góp phần làm phong phú thêm các hoạt

động dịch vụ, giao thông vận tải, thương mại. Sự tăng thêm số lượng lao động ở các khu công nghiệp (bao gồm lao động ở những vùng xung quanh tỉnh) đã kéo theo những nhu cầu về cung cấp thực phẩm, nhà ở, điều kiện đi lại, nhu cầu học tập, sinh hoạt, nhu cầu vui chơi, giải trí… Như một hiệu ứng dây chuyền, hoạt động đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã tạo ra nhiều loại nhu cầu cho xã hội và việc giải quyết những nhu cầu này đã thúc đẩy hoạt động của các ngành khác.

Tại Đồng Nai, trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 thì đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực sự diễn ra vào những năm đầu thập niên 90 và đạt những kết quả tăng trưởng nhanh vào những năm 94, 95. Do đó, nhìn chung 10 năm sau đổi mới đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bắt đầu có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Đồng Nai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)