2.3.1.1 Về số dự án và số vốn đầu tư
Mặc dù Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua từ năm 1987 nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai trên thực tế chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 90. Giai đoạn từ 1990 – 1993 là khoảng thời gian Đồng Nai tiếp cận với nguồn vốn FDI, một số khu công nghiệp đã được quy hoạch đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Từ năm 1994 trở đi việc thu hút đầu tư nước ngoài bắt đầu phát triển, tăng tốc cả về số dự án và số vốn đầu tư, bước đầu tạo ra sựđột phá trong tăng trưởng công nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế xã hội.
* Về số dự án đầu tư:
Từ năm 1991 – 1995, số dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai liên tục tăng qua các năm: 3 dự án (1992) tăng lên 9 dự án (1993), 17 dự án (1994) và 31 dự án (1995). Tính đến cuối năm 1995, toàn tỉnh Đồng Nai thu hút được 115 dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp là 67 dự án (tính cả 2 dự án công ty Vedan và Công ty Pouchen nằm ngoài khu công nghiệp nhưng hoạt động theo quy chế khu công nghiệp), chiếm 58,3 % tổng số dự án FDI toàn tỉnh.
Biểu đồ 1- Cơ cấu dự án đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai (1991-1995)
FDI khu công nghiệp 58,3%
FDI lĩnh vực khác 41,7%
* Về số vốn đầu tư:
Giai đoạn 1991 – 1995, tổng số vốn đầu tư FDI vào tỉnh Đồng Nai là 3.373 triệu USD, trong đó số vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là 2.763 triệu USD (tính cả Vedan: 438.8 triệu USD và Pouchen: 95 triệu USD) chiếm 81,9 % tổng số vốn FDI toàn tỉnh.
Trong giai đoạn này, trong tổng số 67 dự án FDI thì có 19 dự án xin điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 190,4 triệu USD, đáng kể là các dự án: Công ty Chang Shin Việt Nam (tăng 30 triệu USD), Công ty Nest’le Việt Nam (tăng 20 triệu USD), Công ty TNHH Ritek (tăng 28 triệu USD), Công ty TNHH Đông Phương (tăng thêm 18 triệu USD), công ty Việt Vinh (tăng thêm 13,3 triệu USD), công ty Hwaseung (tăng thêm 16 triệu USD), công ty gốm sứ Taicera (tăng thêm 16,6 triệu USD)… Năm 1995 được xem là “năm vàng” – đỉnh cao về thu hút đầu tư nước ngoài ởĐồng Nai, khi số vốn đầu tưđạt 1.096 triệu USD cao gấp 2,5 lần năm 1994 (452,5 triệu USD).
gjkfgjj
FDI khu công nghiệp 81,9%
Biểu đồ 2 - Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài Đồng Nai (1991-1995)
FDI các lĩnh vực khác
19,1%
2.3.1.2 Quy mô và hình thức đầu tư
* Quy mô đầu tư
Với tổng số vốn 2.763 triệu USD/67 dự án thì bình quân vốn đầu tư của 1 dự án FDI vào khu công nghiệp Đồng Nai giai đoạn 1991 – 1995 là 41,2 triệu USD. Đây là một con số đầu tư rất cao. Sở dĩ vốn bình quân một dự án FDI lại có tỉ lệ cao như vậy là do giai đoạn 1991-1995, toàn tỉnh có 6 dự án có vốn đầu tư cao trên 100 triệu USD (Công ty Hualon: 477 triệu USD, Công ty Vedan: 438 triệu USD, Công ty Samsung Synthetic: 192 triệu USD, Công ty TNHH nhựa và hóa chất TPC Vina: 105 triệu USD, Công ty sản phẩm máy tính Fujitsu: 198 triệu USD, Công ty TNHH CP – VN: 131 triệu USD). Trong đó, dự án có quy mô lớn nhất là Hualon ở khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 (sản xuất linh kiện dệt nhuộm với số vốn đầu tư là 477 triệu USD), tiếp đến là Vedan (sản xuất bột ngọt, NaOH với số vốn đầu tư là 438,8 triệu USD). * Hình thức đầu tư
Dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ởĐồng Nai giai đoạn 1991 -1995 chủ yếu dưới các hình thức:
- 100% vốn nước ngoài : 51 dự án chiếm 76,1% tổng số dự án thu hút - xí nghiệp liên doanh : 15 dự án chiếm 22,3% tổng số dự án thu hút - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 1 dự án chiếm 1,49 % tổng số dự án thu hút
2.3.1.3 Đối tác và địa bàn đầu tư
* Đối tác đầu tư
Đến năm 1995, có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai. Trong đó, chủ yếu đến từ khu vực châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Inđônêxia, Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư là 2.509 triệu USD chiếm 90,8% tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp; dẫn đầu là Đài Loan (43%), Nhật Bản (25%), Hàn Quốc (15,8%). Các quốc gia thuộc khu vực châu Âu có tỉ lệđầu tư rất ít với tổng số vốn đầu tư 114,4 triệu USD chiếm 4,14% tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, đó là một số nước như: Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà
Lan. Khu vực châu Mỹ có 3 dự án của Mỹ với tổng số vốn 104 triệu USD chiếm 3,76% tỉ lệđầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp.
* Địa bàn đầu tư
Giai đoạn 1991 -1995, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Trong tổng số 67 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 2.763 triệu USD thì thành phố Biên Hòa với lợi thế nhiều mặt (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dịch vụ…) là địa bàn thu hút đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất tỉnh. Với 3 khu công nghiệp: Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Biên Hòa thu hút 56 dự án (tính cả công ty Pouchen), tổng số vốn đầu tư là 1.266 triệu USD chiếm 45,8% trong tổng số vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp đó là huyện Nhơn Trạch với khu công nghiệp Nhơn Trạch 1(Tuy Hạ) thu hút 6 dự án với số vốn đầu tư là 816,4 triệu USD chiếm 29,5 % tổng số vốn FDI toàn khu công nghiệp; huyện Long Thành với khu công nghiệp Gò Dầu thu hút 5 dự án với số vốn đầu tư là 681,5 triệu USD chiếm 24,6% tổng số vốn FDI toàn khu công nghiệp. Các địa bàn còn lại trong tỉnh đều đang trong giai đoạn lập thủ tục để thành lập các khu công nghiệp.
2.3.1.4 Về ngành nghề thu hút đầu tư Bảng 2.3 Cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tưở KCN Đồng Nai Ngành nghề Vốn (triệu USD) Tỷ lệ (%) Chế biến nông sản thực phẩm 689 24,9% Chế biến lâm sản 5.4 0,19%
Giày da, dệt, may mặc 1.046 37,8% Cơ khí, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa điện, điện tử 517 18,7%
Công nghiệp nhựa, sơn, phân bón, hóa chất 311 11,2%
Vật liệu xây dựng 142 5,13%
Các lĩnh vực khác 53 1,91%
Nguồn: Tính từ số liệu Cục thống kê Đồng Nai (1995)
Giai đoạn 1991-1995, các dự án đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai có ngành nghề khá đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào những ngành nghề có lợi nhuận cao và khả năng thu hồi vốn nhanh.
Ngành giày da, dệt, may mặc có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất, với tổng vốn đầu tưđến năm 1995 là 1.046 triệu USD, chiếm tỷ trọng 37,8% tổng số vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.
Đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư là ngành chế biến nông sản thực phẩm đạt 689 triệu USD, chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
Ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, lắp ráp và sửa chữa hàng điện, điện tử gia dụng xếp thứ 3 khi đạt 517 triệu USD chiếm 18,7% tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp. Tiếp đó là các ngành công nghiệp nhựa, sơn, phân bón, hóa chất; ngành vật liệu xây dựng; ngành chế biến lâm sản và các ngành nghề khác.