giai đoạn 1986 – 1995
Giai đoạn 1986 – 1995, dù đạt được những thành tựu khả quan nhưng bên cạnh đó trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp cũng xuất hiện nhiều mặt hạn chế.
Trước hết, giai đoạn này chưa có sựđịnh hướng, lựa chọn các dự án đầu tư FDI. Do đây là thời kỳ đầu của quá trình thu hút vốn FDI nên các nhà đầu tư hạ tầng có xu hướng thu hút ồạt để lấp đầy diện tích cho thuê mà không quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu khác như: vốn đầu tư, số lao động, trình độ công nghệ, trình độ lao động, hiệu quả dự án, mức độ ô nhiễm… Mục tiêu lấp đầy nhanh các khu công nghiệp sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng nhưng mặt trái của nó là: ở các khu công nghiệp đã lấp đầy gần hết diện tích (KCN Biên Hòa 2), các doanh nghiệp đang hoạt động muốn mở rộng quy mô sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc thuê đất tại chỗ. Những dự án chất lượng chưa cao đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh vào trước chiếm giữ chỗ, những dự án triển khai sau có ảnh hưởng tốt lại gặp khó khăn trong thuê đất (hoặc không muốn hoạt động cạnh các doanh nghiệp gây ô nhiễm hoặc muốn thuê đất lớn, cơ sở hạ tầng tốt nhưng không còn). Đa số các dự án dệt may, giày da, chế biến gỗđều cần
diện tích thuê đất rộng, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, hiệu quả của các dự án trên là giải quyết tình trạng thất nghiệp của lao động nông nhàn tại địa phương và các vùng phụ cận, tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn…Tuy nhiên, khi quy mô dự án tăng lên, việc thu hút nhiều loại dự án trên đã dẫn đến những nguy cơ như: thâm dụng lao động lớn, các vấn đề xã hội phải giải quyết cho lao động nhập cư nhiều: nhà ở, an ninh trật tự, tính ổn định của nguồn nhân lực…
Hai là, có rất ít các dự án đầu tư công nghệ kỹ thuật cao trong các khu công nghiệp, những dự án và vốn đầu tư FDI đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển thuộc châu Âu, châu Mỹ - những nước có trình độ khoa học công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt, có thị phần trên thế giới lớn và ổn định -
ở giai đoạn này chiếm tỉ trọng rất thấp.
Ba là, công tác xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ khu công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phụ trợ phục vụ các khu công nghiệp chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh của các khu công nghiệp. Các công trình giao thông bên ngoài khu công nghiệp liên tục bị quá tải. Các lĩnh vực khác như cấp điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông, các dịch vụ hải quan, thuế, ngân hàng… tuy được đầu tư nhưng thường đi sau sự phát triển của các khu công nghiệp. Bởi lẽ hầu hết các loại hình dịch vụ này mới được xây dựng và bước đầu đưa vào khai thác. Do chưa tạo thành một hệ thống nên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp. Về vấn đề nhân lực, số lượng lao động có tay nghề trong các khu công nghiệp giai đoạn này còn thấp, chưa có được nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ cao, chưa đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề. Các khu công nghiệp ở Đồng Nai đang thiếu trầm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao.
Bốn là, việc triển khai thực hiện các dự án FDI còn chậm. Mặc dù nguồn vốn FDI được thu hút vào các khu công nghiệp trong giai đoạn 1991 -1995 rất cao (2.763 triệu USD, riêng năm 1995, tổng số vốn FDI đăng kí là 1.096 triệu USD) nhưng số vốn FDI thực hiện cho đến năm 1995 chỉ chiếm khoảng 39,4 % số vốn đăng ký ( 712 triệu USD) chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nguồn vốn này. Nguyên nhân của vấn đề giải ngân nguồn vốn FDI chậm là do các yếu tốđến từ nhiều phía: việc đánh thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng giai đoạn này có nhiều quy định chưa hợp lý gây nên những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư; việc kiểm hóa xuất nhập khẩu còn nhiều biểu hiện tiêu cực gây phiền hà cho nhà đầu tư; việc đánh thuế thu nhập cá nhân cao đối với những chuyên gia nước ngoài giỏi nên chưa khuyến khích được bộ phận này vào Việt Nam. Bên cạnh đó, do Ban Quản lý các khu công nghiệp mới được thành lập (6 – 1995) chưa có kinh nghiệm, thiếu thốn về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nên công tác quản lý, xúc tiến dự án sau khi thu hút còn nhiều hạn chế.
Tiểu kết chương 2
Bước vào giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã nắm bắt kịp thời cơ, xác định rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để từ đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn đổi mới. Đó là việc huy động mọi nguồn lực, trong đó chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp tạo động lực thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ.
5 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986-1990) là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Sản xuất công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức ấy chính là nguồn vốn đầu tư để phát triển. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (1991-1995) là thời kỳđánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Đồng Nai. Nhờ thực hiện các biện pháp có tính đột phá, Đồng Nai đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu được xem là thành công nhất, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển mạnh trong giai đoạn này là: Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực thi hành, nhờ nắm bắt thời cơ, xác định rõ lợi thế của địa phương, lãnh đạo tỉnh đã sớm đề ra chủ trương, quyết sách đúng đắn kịp thời. Đó là: triển khai nghiên cứu, quy hoạch xây dựng 17 khu công nghiệp tập trung với diện tích 7.840 hecta; đồng thời đưa ra các chủ trương đúng đắn, biện pháp tích cực để thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp. Chỉ sau 5 năm (1991-1995), Đồng Nai đã xây dựng thành công 4 khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh: Biên Hòa 2, Amata, Nhơn Trạch 1, Gò Dầu cùng với khu công nghiệp Biên Hòa 1 đã được xây dựng từ trước giải phóng. 5 khu công nghiệp này đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài với nhiều ngành công nghiệp mới. Ngành công nghiệp Đồng Nai có sự phát triển vượt bậc với sự xuất hiện và đóng góp quan trọng của đầu tư nước ngoài, hình thành khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt năm 1995 là năm đạt kỉ lục về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai khi số vốn đầu tư lên đến 1.096 triệu USD, cao gấp 2 lần so với năm 1994. Sự tăng mạnh về vốn đầu tư năm 1995 đã góp phần đưa công nghiệp thời kỳ này đạt mức tăng trưởng cao nhất trong cả giai đoạn đổi mới, tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh từnông nghiệp (50,1%) – dịch vụ (29,2%) – công nghiệp (20,7%) sang công nghiệp (38,7%) – nông nghiệp (31,8%) – dịch vụ (29,5%).Đồng Nai đứng thứ 3 cả nước về sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều nằm trong các khu công nghiệp của tỉnh.Mặc dù có nhiều vấn đề còn tồn tại trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 – 1995 nhưng đây là những hạn chế khó tránh khỏi trong giai đoạn đầu tiếp cận với nguồn vốn này. Khắc phục dần những hạn chế và từ sự thành công bước đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp thời kỳ này đã tạo thêm
thế và lực mới để Đồng Nai tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 3: