DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆUBảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa điểm ở Lào Cai độBảng 1.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai” được hoàn thiện tạikhoa Địa Lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học hết sứcnghiêm túc và sự chỉ dạy tận tình của PGS.TS Đặng Duy Lợi Tác giả luận văn xingửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đặng Duy Lợi
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Địa Lí,
bộ môn Địa lí tự nhiên – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ vàtạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan: Thưviện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, thư viện tỉnh Lào Cai, thư viện – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn vàMôi trường, Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Quốc gia, Trung tâm Khítượng và Thủy văn tỉnh Lào Cai, các trạm khí tượng và thủy văn trên địa bàn tỉnhLào Cai…
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn đến trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai, giađình và bạn bè đã giành nhiều sự quan tâm giúp đỡ trong quá trình tác giả tham giahọc tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa đào tạo sau đại học tại trường Đại học Sưphạm Hà Nội
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giảluận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy, cô vàđồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phạm Văn Đại
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa điểm ở Lào Cai (độ)Bảng 1.3: Thời gian chiếu sáng trung bình trong tháng tại một số địa điểm ở Lào Cai (giờ)Bảng 1.4: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (giờ)Bảng 1.5: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai(phần mười bầu trời)
Bảng 1.6: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai(kcal/cm2)
Bảng 1.7: Cán cân bức xạ trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (kcal/cm2)Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại Lào Cai (0C)
Bảng 2.2: Chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 1 so với vĩ tuyến (0C)
Bảng 2.3: Chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng 7 so với vĩ tuyến (0C)
Bảng 2.4: Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm tại một số địa điểm
Bảng 2.12: Biên độ nhiệt độ năm của Lào Cai và một số địa phương khác ở nước ta (0C)Bảng 2.13: Ngày chuyển mức nhiệt độ không khí trung bình ở Lào Cai và một sốđịa điểm miền Bắc Việt Nam (ngày – tháng)
Bảng 2.14: Độ lệch chuẩn nhiệt độ tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai(0C)Bảng 2.15: Thời gian và tần suất (%) xảy ra trị số cao nhất và thấp nhất của nhiệt độkhông khí tại một số địa điểm ở Lào Cai
Trang 3Bảng 2.16: Chế độ nhiệt giữa Sa Pa và Tp Lào Cai (0C)
Bảng 2.17: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm)Bảng 2.18: Số ngày mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (ngày)Bảng 2.19: Số ngày mưa trung bình năm tại Lào Cai và một số địa phương ở nước ta (ngày)Bảng 2.20: Lượng mưa trung bình của một ngày tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm)Bảng 2.21: Biến suất tương đối lượng mưa tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (%)Bảng 2.22: Lượng mưa lớn nhất (Rx) và nhỏ nhất (Rm) trung bình tháng và năm tạimột số địa điểm ở Lào Cai (mm)
Bảng 2.23: Lượng mưa ngày lớn nhất tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mm)Bảng 2.24: Lượng mưa các tháng mùa mưa tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.25: Lượng mưa các tháng mùa khô tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.26: Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (mb)Bảng 2.27: Độ ẩm tuyệt đối tối cao (max) và tối thấp tuyệt đối (min) tại một số địađiểm ở Lào Cai (mb)
Bảng 2.28: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (%)Bảng 2.29: Chênh lệch độ ẩm tương đối lúc 13 giờ so với trung bình ngày ở Sa Pa
và Bảo Hà (%)
Bảng 2.30: Lượng bốc hơi (Piche) trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (mm)Bảng 2.31: Hệ số ẩm ướt tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.32: Hệ số tương quan nhiệt ẩm tại một số địa điểm ở Lào Cai
Bảng 2.33: Khí áp mực trạm trung bình tháng và năm tại trạm Sa Pa và Tp Lào Cai (mb)Bảng 2.34: Khí áp mực trạm cao nhất và thấp nhất tuyệt đối tháng và năm tại trạm
Sa Pa và Tp Lào Cai (mb)
Bảng 2.35: Tần suất hướng gió một số tháng tiêu biểu tại một số địa điểm ở Lào Cai (%)Bảng 2.36: Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai và một sốđịa phương khác ở nước ta (m/s)
Bảng 2.37: Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm một số địa điểm ở Lào Cai (m/s)Bảng 2.38: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở Lào Cai trong 20 năm gần đây (0C)Bảng 2.39: Lượng mưa trung bình tại một số địa điểm ở Lào Cai trong 20 năm gần đây (mm)
Trang 4Bảng 2.40: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở cácvùng khí hậu của Việt Nam
Bảng 2.41: Tần suất gió mùa Đông Bắc trung bình tháng và năm ở một số địa phương (lần)Bảng 2.42: Một số đặc trưng phản ánh ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới Lào CaiBảng 2.43: Tần suất (đợt) và số ngày kéo dài cực đại (ngày) của gió Ô Quý Hồ qua các thángBảng 2.44: Số ngày dông trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (ngày)Bảng 2.45: Số ngày mưa phùn trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai(ngày)
Bảng 2.46: Số ngày sương mù trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai(ngày)
Bảng 2.47: Số ngày sương muối trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai(ngày)
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Biến trình năm của nhiệt độ không khí tại các trạm Bắc Hà, Sa Pa và Tp Lào Cai Hình 2.2: Biến trình năm của lượng mưa tại các trạm Bắc Hà, Sa Pa và Tp Lào Cai Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Bản đồ 2: Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai
Bản đồ 3: Bản đồ nhiệt độ không khí trung bình năm tỉnh Lào Cai
Bản đồ 4: Bản đồ lượng mưa trung bình năm tỉnh Lào Cai
Bản đồ 5: Bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
Trang 6MỤC LỤ
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 2
2.3 Nhiệm vụ của đề tài 2
3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Phương pháp luận 2
3.1.1 Quan điểm tổng hợp 2
3.1.2 Quan điểm lãnh thổ 3
3.1.3 Quan điểm hệ thống 3
3.1.4 Quan điểm sinh thái 4
3.2 Phương pháp nghiên cứu 4
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 4
3.2.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu 4
3.2.3 Phương pháp biểu đồ - bản đồ 4
3.2.4 Phương pháp thực địa 5
3.2.5 Phương pháp chuyên gia 5
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
4.1 Công trình nghiên cứu của các nhà Địa lí học 5
4.2 Công trình nghiên cứu của các nhà khí hậu học 6
4.3 Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành 6
5 Đóng góp của đề tài 6
6 Cấu trúc của luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI 8
1.1 Bức xạ Mặt Trời 8
1.1.1 Vị trí địa lí tỉnh Lào Cai 8
1.1.2 Bức xạ Mặt Trời 9
Trang 71.2 Hoàn lưu khí quyển 16
1.2.1 Hoàn lưu mùa đông 17
1.2.2 Hoàn lưu mùa hạ 19
1.3 Đặc điểm của bề mặt đệm 21
1.3.1 Địa hình 21
1.3.2 Thủy văn 24
1.3.3 Lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật 27
CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI 33
2.1 Chế độ nhiệt 33
2.1.1 Nhiệt độ trung bình 33
2.1.2 Nhiệt độ cực trị 35
2.1.3 Diễn biến của nhiệt độ theo thời gian và không gian 42
2.2 Chế độ mưa 50
2.2.1 Tổng lượng mưa trung bình năm 50
2.2.2 Số ngày mưa và cường độ mưa 51
2.2.3 Diễn biến của mưa theo thời gian và không gian 59
2.3 Chế độ ẩm và sự bốc hơi 65
2.3.1 Chế độ ẩm 65
2.3.3 Chỉ số ẩm ướt 73
2.3.4 Phân hóa chế độ nhiệt ẩm 75
2.4 Khí áp và gió 76
2.4.1 Khí áp 76
2.4.2.Chế độ gió 79
2.5 Sự biến đổi khí hậu tỉnh Lào Cai 84
2.5.1 Sự biến đổi về nhiệt độ 84
2.5.2 Sự biến đổi về lượng mưa 86
2.6 Một số loại hình thời tiết đặc biệt 88
2.6.1 Gió mùa Đông Bắc 88
2.6.2 Gió Ô Quý Hồ 92
2.6.3 Gió Tây (gió Lào) 94
Trang 82.6.4 Tuyết, băng giá 96
2.6.5 Dông, mưa đá, mưa phùn 97
2.6.6 Sương mù, sương muối 102
2.6.7 Bão, mưa lớn 105
CHƯƠNG 3: PHÂN VÙNG KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI 107
3.1 Mục đích của phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai 107
3.2 Nguyên tắc phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai 107
3.3 Sự phân hóa mang tính quy luật của khí hậu Lào Cai 108
3.3.1 Phân hóa theo địa đới 108
3.3.2 Phân hóa theo phi địa đới 109
3.4 Các cấp phân vị và các tiêu chí của các cấp phân vị trong phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai 111
3.4.1 Cấp vùng khí hậu 111
3.4.2 Cấp tiểu vùng khí hậu 112
3.5 Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai 113
3.5.1 Tiểu vùng khí hậu núi cao Hoàng Liên Sơn 113
3.5.2 Tiểu vùng khí hậu thung lũng sông Hồng, sông Chảy 115
3.5.3 Tiểu vùng khí hậu thượng sông Chảy 118
KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể tự nhiên, khí hậu là thànhphần đặc biệt quan trọng không thể thiếu Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiênkhác như đất, nước, sinh vật… luôn có mối quan hệ thống nhất và biện chứng vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau Khí hậu tác động đến các thành phần khác với vaitrò như một nhân tố thành tạo, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên Cácyếu tố tự nhiên như bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm đã tác độngsâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự phânhóa đa dạng theo thời gian và không gian
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồnnhiệt dồi dào và lượng mưa, ẩm phong phú Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo dàitheo phương kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên khí hậunước ta có sự phân hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lêncao Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền với bảy vùng khí hậu với các đặc điểmkhí hậu đặc trưng khác nhau Lào Cai là một tỉnh có đặc điểm khí hậu đặc biệt nhất
cả nước, mang cả những nét riêng của khí hậu vùng Đông Bắc, vừa có những nétriêng của khí hậu Tây Bắc Đây là địa phương duy nhất trên cả nước mà sự phânhóa đai cao đầy đủ nhất, rõ rệt nhất
Lào Cai nổi tiếng với khu vực chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu, cácloài rau, hoa có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới Hơn nữa, Lào Cai còn được biết đếnvới các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nhờ
có đặc điểm khí hậu mát mẻ mà hiếm có địa phương nào có được điều kiện đó đểphát triển Tuy nhiên, hiện nay Lào Cai chưa khai thác tốt các ưu đãi của khí hậu đểphát triển kinh tế - xã hội Do đó, việc nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai có ý nghĩathực tiễn to lớn trong việc đánh giá đúng tiềm năng và khai thác có hiệu quả hơnnữa tài nguyên khí hậu của tỉnh, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, vùng và cả nước nói chung
Trang 10Với lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai”
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu và các đặc điểm chính củakhí hậu tỉnh Lào Cai, bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
2.2 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu, đặc điểm
của khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố của thời tiết và khí hậu, trên cơ sở đóbước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là phạm vi
tỉnh Lào Cai, gồm lãnh thổ tự nhiên của 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố)
là thành phố Lào Cai (Tp Lào Cai) và các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, BảoYên, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn
2.3 Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích và làm rõ các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai thông qua các yếu tố khí hậu
và các đặc trưng riêng biệt của khí hậu
- Bước đầu tiến hành phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 11nhiên là tập hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhautheo những quy luật phát triển riêng Khi có sự tác động vào một hợp phần hay một
bộ phận tự nhiên nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác Vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai, tác giảxác định khí hậu là một thành phần quan trọng của tự nhiên có mối quan hệ tácđộng qua lại với các thành phần tự nhiên khác trong thể tổng hợp tự nhiên tỉnh LàoCai nói chung Mặt khác, khí hậu lại là một tổng thể có sự kết hợp chặt chẽ giữa cácyếu tố khí hậu và thời tiết tạo nên đặc trưng chung của khí hậu toàn tỉnh cũng như
sự phân hóa thành các khu vực khác nhau
3.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Trong nghiên cứu địa lí tự nhiên, bất kì một đối tượng địa lí nào cũng luôn gắnvới một không gian lãnh thổ cụ thể, trong đó các đối tượng địa lí có các quy luậthoạt động riêng, chúng luôn gắn bó và phụ thuộc rất chặt chẽ vào đặc điểm của lãnhthổ đó, đồng thời các đối tượng địa lí đó phản ánh những đặc trưng của lãnh thổ,phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác Trong mỗi lãnh thổ luôn có sự phân hóanội tại và mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ cận kề cả về tự nhiên lẫn và các hoạtđộng kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó, giúp ta có những ý kiến đánh giá, kiến nghịcho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với từng loại cảnh quan cụ thể
Việc vận dụng quan điểm lãnh thổ khi nghiên cứu đặc điểm khí hậu tỉnh LàoCai, đề tài xác định khí hậu tỉnh Lào Cai có mối quan hệ chặt chẽ với khí hậu cáclãnh thổ xung quanh như tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), các tỉnh vùng Đông Bắc vàTây Bắc Việt Nam, cũng như mối quan hệ với các tiểu vùng khí hậu khác trongmiền khí hậu phía Bắc
3.1.3 Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều có mối quan hệqua lại mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh Mỗi hệ thốngvừa là một bộ phận của một hệ thống lớn hơn, vừa có thể phân chia thành các đơn
vị nhỏ hơn
Trang 12Vận dụng quan điểm hệ thống trong nghiên cứu khí hậu Lào Cai đó là một bộ phậnkhông thể tách rời của khí hậu Việt Nam, một bộ phận của miền khí hậu phía Bắc, đồngthời trong nội bộ vùng lại có sự phân hóa thành các khu vực khí hậu khác nhau.
3.1.4 Quan điểm sinh thái
Quan điểm sinh thái cho rằng, môi trường ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại,sinh trưởng và phát triển của sinh vật Mỗi cá thể cũng như các quần xã sinh vật đều
có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố trong môi trường xung quanh Sự thay đổicủa điều kiện khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường, do đó
sẽ tác động đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, có sự phân hóa sâu sắc theo bậc cao địa hình,lại chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, có nhiều thất thường trong năm…điều đócũng tác động không nhỏ đến hệ sinh thái của Lào Cai Do đó cần đặt mối quan hệgiữa các điều kiện khí hậu với môi trường sinh thái và sự phát triển của sinh vậttrong quá trình nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thu thập những tài liệu liên quan từ các cơ quan, trung tâm nghiên cứu trongtỉnh, quốc gia Trong đó các số liệu khí hậu chủ yếu được lựa chọn từ kết quả đođạc và lưu trữ tại các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, số liệu khí tượngthủy văn chương trình tiến bộ khoa học kĩ thuật cấp nhà nước 42A của Tổng cục khítượng thủy văn, số liệu khí hậu của tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) và số liệu quan trắctrong thời gian 20 năm gần đây của Lào Cai (1994 – 2013)
Trên cơ sở các số liệu và các tài liệu thu thập được sẽ tiến hành chọn lọc vàdùng các phương pháp toán học để tính toán nhằm tìm ra các chỉ số cần thiết sửdụng trong quá trình nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu
Phương pháp phân tích – tổng hợp dùng để phân tích mối quan hệ giữa cácyếu tố hình thành khí hậu, đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai, cũng như so sánh sự khác
Trang 13biệt và các đặc điểm khí hậu giữa các địa phương trong tỉnh, cũng như giữa Lào Caivới các tỉnh, vùng khác và trong cả nước
3.2.3 Phương pháp biểu đồ - bản đồ
Phương pháp biểu đồ là phương pháp hữu hiệu dùng để thể hiện sự phân bốkhông gian của đối tượng địa lí Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắtđầu cũng là việc kết thúc quá trình nghiên cứu địa lí, thể hiện kết quả nghiên cứucủa các công trình Đây có thể coi là một phương pháp quan trọng, sử dụng phổbiến và không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí
Sử dụng phương pháp bản đồ bắt đầu bằng việc nghiên cứu bản đồ nhằm nắmbắt nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưngcho từng khu vực; sau cùng đó là việc thành lập nên các bản đồ thành phần (bản đồnhiệt độ, lượng mưa trung bình năm, bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai…)
Trong quá trình nghiên cứu, việc thành lập một số biểu đồ thể hiện một sốyếu tố khí hậu chính thông qua sử dụng một số phần mềm như Excel, Mafinfo hayArcGIS là cần thiết, giúp cho việc nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và từ đórút ra các đặc điểm của khí hậu tỉnh Lào Cai
3.2.4 Phương pháp thực địa
Tiến hành phương pháp này để điều tra, khảo sát thực tế nhằm đối chiếu các
số liệu thu thập được, kiểm chứng và bổ sung những thông tin từ thực tế cho nhữngđánh giá trước đó
3.2.5 Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu khí hậu tỉnh Lào Cai là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi kết quảđánh giá phải chính xác và khoa học Sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tăngthêm độ chính xác và khoa học đối với kết quả nghiên cứu, nhất là ý kiến của cácchuyên gia về lĩnh vực khí hậu cũng như một số chuyên ngành khác như Địa lí, sinhhọc, môi trường ở trong nước, trong tỉnh Lào Cai
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về khí hậu Việt Nam nói chung và khí hậu một địa phương nóiriêng là một lĩnh vực được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có thể
Trang 14phân chia thành 3 nhóm nghiên cứu: Các nhà Địa lí học, các nhà khí hậu học và cácnhà khoa học chuyên ngành
4.1 Công trình nghiên cứu của các nhà Địa lí học
Lào Cai được nghiên cứu là một bộ phận của vùng khí hậu Đông Bắc và vùngkhí hậu Tây Bắc Các tác giả nghiên cứu khí hậu của các vùng trên cơ sở phân tíchcác yếu tố khí hậu của vùng, trong đó có Lào Cai Tiêu biểu là các công trình như Địa
lí tự nhiên Việt Nam của Vũ Tự Lập; Thiên nhiên Việt Nam của Lê Bá Thảo; Sinhkhí hậu Việt Nam của Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;Địa lí tự nhiên Việt Nam tập 1 và tập 2 do Đặng Duy Lợi làm chủ biên…
4.2 Công trình nghiên cứu của các nhà khí hậu học
Lào Cai được nghiên cứu với vai trò là một tỉnh thuộc miền khí hậu phíaBắc, với một số công trình của các tác giả như: Khí hậu Việt Nam của Phạm NgọcToàn và Phan Tất Đắc; Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam của Nguyễn ĐứcNgữ và Nguyễn Trọng Hiệu; Phân vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn Hữu Tài;Giáo trình tài nguyên khí hậu của Mai Trọng Thông… Liên quan trực tiếp đến lãnhthổ nghiên cứu còn có công trình “Đặc điểm khí hậu Hoàng Liên Sơn” của BanKhoa học kĩ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ)
4.3 Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên ngành
Nghiên cứu khí hậu với vai trò của một yếu tố tự nhiên quan trọng để quyếtđịnh điều kiện hình thành đất và môi trường sinh thái của sinh vật Một số tác giả điđầu trong công tác nghiên cứu khí hậu chuyên ngành như Thái Văn Trừng, LâmCông Định, Tôn Thất Chiểu… Riêng nghiên cứu về khí hậu Lào Cai để phục vụmột số mục đích chuyên ngành kinh tế có thể kể đến một số công trình như: Nghiêncứu đặc điểm cảnh quan phục vị cho bố trí hợp lí cây trồng nông – lâm nghiệp miềnnúi Lào Cai của Nguyễn Trọng Tiến; Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai pháttriển một số cây dược liệu của Kiều Quốc Lập…
Các công trình trên chưa nghiên cứu thực sự đầy đủ và chi tiết về khí hậutỉnh Lào Cai, mà mới chỉ đánh giá khí hậu một cách chung, như một yếu tố tác độngđến các thành phần tự nhiên cũng như tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Trang 155 Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu các yếu tố và điều kiện hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu đặc điểm khí hậu Lào Cai và xây dựng bản đồ một số yếu tốkhí hậu cơ bản của tỉnh Lào Cai
- Phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bàytrong 3 chương:
Chương 1: Các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Lào Cai
Chương 2: Các đặc trưng khí hậu tỉnh Lào Cai
Chương 3: Phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai
Ngoài ra luận văn còn bao gồm 05 bản đồ, 02 hình vẽ, 47 bảng biểu liên quan đến nội dung luận văn
Trang 16PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI
1.1 Bức xạ Mặt Trời
1.1.1 Vị trí địa lí tỉnh Lào Cai
Là một tỉnh miền núi ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùngTây Bắc và Đông Bắc đồng thời giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), có tổng diệntích tự nhiên 6383,89 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tích lớn19/63 tỉnh, thành phố của cả nước), dân số vào khoảng 648,27 nghìn người (năm2012) Về hành chính, tỉnh Lào Cai phân chia thành 9 đơn vị cấp huyện (thành phố trựcthuộc tỉnh) gồm: Tp Lào Cai và 8 huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên,Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn với 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã
Tỉnh Lào Cai gần với chí tuyến Bắc, với tọa độ địa lí: Điểm cực Bắc 22051’Bthuộc xã Pha Long, huyện Mường Khương; điểm cực Nam 21051’B thuộc xã NậmTha, huyện Văn Bàn; điểm cực Tây 103031’Đ thuộc xã Ý Tý, huyện Bát Xát vàđiểm cực Đông 104038’Đ thuộc xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên Như vậy lãnh thổtỉnh Lào Cai trải dài trên khoảng 10 vĩ tuyến (khoảng 113km) trải rộng trên 1007’
Trang 17kinh tuyến (khoảng 124km) Về tiếp giáp, phía Bắc Lào Cai tiếp giáp với tỉnh VânNam – Trung Quốc với 203km đường biên giới (gồm 100km đường biên giới làsông suối và 103km đường đất liền), phía Nam giáp tỉnh Yên Bái với chiều dài203km, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với chiều dài 250km và phía Đông giáp tỉnh
Hà Giang với chiều dài 90km
Với vị trí địa lí trên, Lào Cai nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầuBắc, gần với chí tuyến hơn Trong năm tất cả các địa điểm trong tỉnh đều có hai lầnMặt Trời đi qua thiên đỉnh với khoảng cách rất gần nhau Độ cao Mặt Trời có sựthay đổi rất lớn trong năm, với chế độ nhiệt chung của tỉnh thiên về tính chất chítuyến, trong chế độ nhiệt có một cực đại và một cực tiểu trong năm, nền nhiệt nhìnchung là thấp hơn so với các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên
Vị trí địa lí đó cũng quy định đặc điểm hoàn lưu của tỉnh Là một tỉnh nằmtrong miền khí hậu phía Bắc, giáp chí tuyến Bắc nên Lào Cai chịu tác động của giómùa và gió mậu dịch bán cầu Bắc Trên thực tế gió mùa và gió mậu dịch đã phốihợp tác động, có thể tăng cường và đối lập nhau, tạo nên nét riêng của khí hậu LàoCai Mặc dù ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã suy yếu đi so với các tỉnh ĐôngBắc do ảnh hưởng của địa hình chắn gió nhưng nền nhiệt của tỉnh về mùa đông vẫn
hạ thấp do tác động của độ cao địa hình
Là địa phương nằm sâu trong nội địa, trải dọc theo hai bờ sông Hồng theohướng Tây Bắc – Đông Nam, ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu Lào Caikhông lớn lắm Tuy nhiên, vào mùa hạ những luồng gió Đông Nam từ biển mentheo thung lũng sông Hồng cũng ảnh hưởng tới khí hậu của Lào Cai Nằm cách xabiển nên Lào Cai ít chịu tác động trực tiếp của bão, mà thường là ảnh hưởng của dớtbão gây mưa to, lũ ở các sông suối lên nhanh, thường xảy ra lũ ống và lũ quét
1.1.2 Bức xạ Mặt Trời
1.1.2.1 Độ cao Mặt Trời và số giờ nắng
Vị trí địa lí Lào Cai nằm trong khoảng từ 21051’B đến 22051’B nên Lào Caimang nét đặc trưng của chế độ nhiệt vùng nhiệt đới thiên về chí tuyến Trong nămvẫn có hiện tượng hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng khoảng cách rất gần nhau,
Trang 18lần thứ nhất vào khoảng trung tuần tháng 6 (từ 16 - 20/6), lần thứ hai vào hạ tuầntháng 6 (24 - 28/6) (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một số địa điểm ở Lào Cai
Địa điểm Vĩ độ
Ngày Mặt Trời qua thiên đỉnh lần thứ nhất
Ngày Mặt Trời qua thiên đỉnh lần thứ hai
Khoảng cách
Cực Bắc 22051’B 20/6 24/6 04 ngàyMường Khương 22046’B 19/6 25/6 06 ngàyBắc Hà 22032’B 18/6 26/6 08 ngày
Tp Lào Cai 22030’B 18/6 26/6 08 ngàyHoàng Liên Sơn 22021’B 18/6 26/6 08 ngày
Sa Pa 22020’B 18/6 26/6 08 ngàyCực Nam 21051’B 16/6 28/6 12 ngày
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc nên mặc dù có hai lần Mặt Trời lên thiênđỉnh trong năm nhưng khoảng cách giữa hai lần là rất ngắn Ở phía Nam của LàoCai, khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong nằm dài nhất là 12ngày, càng lên phía Bắc, khoảng cách đó càng bị rút ngắn (tại Cực Bắc của Lào Caikhoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là 04 ngày) Do đó, khác với cáctỉnh khác ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 160B, trong chế độ nhiệt của Lào Cai không
có hiện tượng xuất hiện hai cực đại và hai cực tiểu trong năm, mà chế độ nhiệt củaLào Cai chỉ có một cực đại và một cực tiểu Cực đại trong chế độ nhiệt xảy ra vàokhoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 (ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai),cực tiểu rơi vào khoảng thời gian có độ cao Mặt Trời nhỏ nhất (khoảng tháng 1).Như thế, chế độ nhiệt của Lào Cai có tính chất nhiệt đới cận chí tuyến
Bên cạnh thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, một khía cạnh cũng rất tiêu biểu củachế độ bức xạ là độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa của ngày 15 hàng tháng (bảng 1.2)
Bảng 1.2: Độ cao Mặt Trời giữa trưa trung bình tháng tại một số địa điểm ở
Lào Cai (độ)
Trang 19(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Từ bảng 1.2 cho thấy Lào Cai có độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa thấp nhất làtháng 11, tháng 12 và tháng 1 với trị số góc nhập xạ nhỏ hơn 500 Đến tháng 2,tháng 3 độ cao Mặt Trời có sự tăng dần lên nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt trên dưới
600, riêng Mường Khương độ cao Mặt Trời tháng 2 vẫn còn thấp (đạt 53,40) Đây làtrị số khá thấp so với các địa phương khác trong cả nước, nhất là so với các địaphương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hay các địa phương ở Trung và Nam Bộ Từtháng 4 đến tháng 9, độ cao Mặt Trời tăng dần, hầu hết các trạm quan sát đều có gócnhập xạ lớn hơn 700, đặc biệt là tháng 6 và tháng 7 có góc nhập xạ cao nhất, phùhợp với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm
Xét theo chu kì ngày, dễ dàng nhận thấy độ cao Mặt Trời thấp nhất vào lúcsáng sớm, sau đó trị số đó tăng dần lên, đạt cực đại vào lúc giữa trưa, sau đó giảmdần và thấp nhất lúc chiều tối Xét theo chu kì năm thì độ cao Mặt Trời tương đốithấp vào các tháng mùa đông, tương đối cao vào các tháng mùa hạ, đạt giá trị cựcđỉnh vào các ngày Mặt Trời đi qua thiên đỉnh tại các địa điểm
Không chỉ có độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời – mộttrong những đặc trưng tiêu biểu trong chế độ bức xạ khí hậu, cũng có sự thay đổitheo chu kì năm Thông thường, thời gian chiếu sáng thường cao vào thời kì mùa hạ(từ tháng 4 đến tháng 9 hoặc tháng 10, có thể đạt 12 giờ – 13 giờ chiếu sáng trongngày, nhất là các tháng 6 và tháng 7), thấp vào thời kì mùa đông (từ tháng 10 hoặctháng 11 đến tháng 3 năm sau, trị số đạt trên 10 giờ chiếu sáng mỗi ngày nhưngkhông vượt quá 12 giờ, nhất là các tháng 12 và tháng 1 (bảng 1.3)
Bảng 1.3: Thời gian chiếu sáng trung bình trong tháng tại một số địa điểm ở
Lào Cai (giờ)
Trang 2012,53
13,10
13,39
13,28
12,80
12,18
11,52
10,92
10,60
11,88
12,53
13,08
13,38
13,27
12,79
12,18
11,52
10,93
10,20
Sa Pa 10,8
4
11,28
11,88
12,50
13,00
13,28
13,18
12,75
12,15
11,56
11,00
10,71Bảo
Hà
10,8
6
11,31
11,88
12,50
13,06
13,20
13,18
12,75
12,15
11,56
11,02
10,70
(Nguồn: Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Về số giờ nắng, Lào Cai là tỉnh có số giờ nắng thuộc loại trung bình so vớicác địa phương khác trong cả nước Số giờ nắng trung bình năm dao động khoảng
1400 – 1600 giờ (so với trung bình cả nước là từ 1400 – 3000 giờ/năm, so với cáctỉnh Nam Bộ dao động từ 2200 – 2800 giờ/năm…) Trong các địa phương trongtỉnh thì Tp Lào Cai có số giờ nắng cao nhất, đạt 1588,4 giờ/năm Một số huyện trị
số giờ nắng thấp như Sa Pa 1445,3 giờ/năm, Bắc Hà 1474,3 giờ/năm…
Theo qui luật chung, số giờ nắng ở Lào Cai cũng phân hóa tuân theo chu kìngày và năm, tùy thuộc vào từng khu vực địa hình Theo chu kì ngày thì ban đêmbằng 0, từ sáng sớm tăng dần và cực đại lúc giữa trưa, sau đó lại giảm dần đến tối.Theo chu kì năm thì có sự khác biệt giữa các tháng và các khu vực địa hình Cácvùng thấp hơn thì có số giờ nắng cao nhất vào khoảng tháng 5 (như Tp Lào Cai,Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, hay cao hơn là huyện Bắc Hà… số giờ nắng có thểđạt trên 170 giờ) Ở những nơi có độ cao lớn như Sa Pa thì tháng có số giờ nắng cao
là tháng 3, tháng 4 với trị số trên dưới 170 giờ nắng/tháng (bảng 1.4)
Bảng 1.4: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai (giờ)
Trang 21m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bắc
Hà 75,8 88,1
122, 7
150, 1
176, 4
140, 9
146, 1
132, 8
116, 2
114,
5 98,2
112, 5
1474 ,3
189, 2
148, 9
166, 6
168, 1
162, 5
129, 9
105, 4
110, 6
1588 ,4 Hoà
176, 6
127,
1 75,2 76,7
103, 9
102, 4
123, 3
110, 3
151, 1
1531 ,4
168, 9
150,
5 91,8
110, 0
114,
3 97,8 95,9
104, 6
126, 5
1445 ,3
(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A)
Ở Lào Cai, số giờ nắng ít liên quan đến vị trí gần chí tuyến Bắc, thêm vào đólại có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mưa phùn vàomùa đông nên trời nhiều mây, u ám, ảnh hưởng đến số giờ nắng Mùa hạ, số giờnắng nhiều địa phương thấp liên quan đến mùa mưa, lượng mây và mưa lớn làmcho số giờ nắng không cao Đặc biệt tại Sa Pa và trạm Hoàng Liên Sơn các thángmùa hạ số giờ nắng ít, do chịu ảnh hưởng của độ cao và nằm ở sườn đón gió ĐôngNam của dãy Hoàng Liên Sơn, nên lượng mưa lớn, mây mù bao phủ nhiều nên sốgiờ nắng ít, vào tháng 7 và tháng 8 số giờ nắng ở Hoàng Liên Sơn chỉ đạt 75 - 76giờ/tháng Mối tương quan giữa số giờ nắng trong tháng và lượng mây thể hiện rõnét qua bảng 1.5 dưới đây
Bảng 1.5: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm tại một số trạm ở
Lào Cai (phần mười bầu trời)
Bắc Hà 8,0 8,0 7,7 7,3 7,3 8,1 8,0 7,8 7,2 7,5 7,4 7,0 7,6
Tp Lào Cai 8,4 8,5 8,2 8,0 7,6 8,4 8,3 8,1 7,5 7,6 7,7 7,6 8,0Hoàng Liên
Sơn 6,6 6,5 6,2 7,1 8,5 9,3 9,2 8,9 8,4 7,4 7,6 6,4 7,7
Sa Pa 7,1 7,3 6,9 7,2 7,9 8,8 8,6 8,4 7,9 7,8 7,2 6,5 7,6
Trang 22(Nguồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A)
Từ bảng 1.4 và bảng 1.5 cho thấy rằng, số giờ nắng của các địa phương trongtỉnh Lào Cai tỉ lệ nghịch với lượng mây Tháng nào có lượng mây bao phủ ít thì sốgiờ nắng cao (như tại trạm Hoàng Liên Sơn tháng 3 có lượng mây phủ ít nhất, đồngthời là tháng có số giờ nắng cao nhất với 185,8 giờ, tương tự như vậy là tháng 5 đốivới trạm Lào Cai và Bắc Hà…), ngược lại tháng nào có lượng mây bao phủ nhiều,tất yếu số giờ nắng sẽ ít (tháng 1, tháng 2 đối với trạm Lào Cai và Bắc Hà, tháng 6,tháng 7 đối với trạm Sa Pa và Hoàng Liên Sơn)
Nếu coi mùa nắng là mùa mà có các tháng với số giờ nắng vượt quá 100 giờ[16], thì ở Lào Cai mùa nắng kéo dài khoảng từ 7 - 10 tháng Tuy nhiên do sự phânhóa cao độ về địa hình, lượng mưa và độ che phủ của mây mà có sự khác biệt vềmùa nắng giữa các địa phương Đa số các huyện (thành phố) có mùa nắng bắt đầu
từ tháng 3 và kéo dài đến tận tháng 12 Riêng Sa Pa và một số khu vực núi caokhác, mùa nắng kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân năm sau
Nhìn chung, độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng và số giờ nắng là nhữngchỉ số thể hiện rõ nét nhất chế độ bức xạ của Lào Cai Và tất yếu theo qui luậtchung, độ cao Mặt Trời càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài, số giờ nắng trongnăm càng lớn thì lượng bức xạ tổng cộng nhận được trong năm càng lớn Lượngbức xạ tổng cộng không chỉ dùng để tính toán sự thu – chi năng lượng, để từ đó làm
cơ sở đánh giá cán cân bức xạ mà đó còn là một trong những cơ sở để xác định thờigian mùa mưa, mùa khô ở mỗi khu vực khác nhau
1.1.2.2 Bức xạ tổng cộng
Là một tỉnh nằm gần chí tuyến Bắc, lại không có mùa khô sâu sắc kéo dàinhư các địa phương khác trên cả nước, lượng mây lớn trong năm nên Lào Cai cólượng bức xạ ở mức trung bình Tổng lượng bức xạ thu được trong điều kiện quangmây ở các địa điểm có thể đạt từ 150 – 200 kcal/cm2/năm Tuy nhiên trong thực tếkhông phải lúc nào trời cũng quang mây mà có những tháng lượng mây chiếm quá
Trang 232/3 bầu trời (75 – 80%), điều đó làm cho lượng bức xạ tổng cộng đo được tại mặtđất (lượng bức xạ thực tế) ở mức tương đối thấp (bảng 1.6).
Bảng 1.6: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm tại một số trạm ở
Lào Cai (kcal/cm 2 )
Sa Pa 5,0 5,6 8,5 11,7 10,4 11,6 5,4 8,1 5,4 4,9 3,4 6.0 86,0Bảo Hà 4,8 5,7 7,8 10,0 12,4 11,1 11,6 10,2 9,8 7,9 6,2 5,0 102,5
(N guồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Lượng bức xạ tổng cộng có sự thay đổi theo khu vực và theo mùa Các khuvực thấp, lượng mưa và độ mây che phủ thấp nên có lượng bức xạ cao hơn (Bảo Hàbức xạ tổng cộng 102,5 kcal/cm2/năm), ngược lại, nơi có địa hình cao, mây mù baophủ nhiều tháng trong năm, nhất là mùa đông nên lượng bức xạ nhận được thấp hơnnhiều (Sa Pa chỉ đạt 86,0 kcal/cm2/năm)
Theo mùa, lượng bức xạ tổng cộng tại Lào Cai cao hơn vào các tháng mùa
hạ, nhất là các tháng từ tháng 4 đến tháng 8 (tháng 4 tại Sa Pa là 11,7 kcal/cm2/năm,tháng 5 tại Bảo Hà là 12,4 kcal/cm2/năm) Riêng tháng 7 là tháng có nhiệt độ caonhất ở Lào Cai nhưng lượng bức xạ tổng cộng lại không phải cao nhất, điều đó liênquan đến lượng mây và mưa trong tháng này Tháng 7 cũng là tháng có lượng mưalớn, phần nào ảnh hưởng đến sự bao phủ của mây trên bầu trời, do đó lượng bức xạcủa tháng 7 tương đối thấp Các tháng có bức xạ tổng cộng thấp là các tháng đầu vàgiữa mùa đông (từ tháng 11 – tháng 2), lượng bức xạ tổng cộng chỉ đạt từ 3,0 – 6,0kcal/cm2/tháng)
Biên độ trung bình năm của bức xạ tổng cộng khá lớn, khoảng 7 – 8kcal/cm2/năm Biên độ này cao hơn rất nhiều so với các tỉnh Nam Bộ (Cần Thơ 4,5kcal/cm2/năm, Tp Hồ Chí Minh 6,8 kcal/cm2/năm…), tương đương với biên độ bức
xạ của các địa phương ở Tây Nguyên (Plây – ku 10,6 kcal/cm2/năm, Đà Lạt 8,2kcal/cm2/năm )
1.1.2.3 Cán cân bức xạ
Trang 24Cán cân bức xạ là đại lượng đặc trưng cho khả năng thu và chi năng lượngcủa mặt đất Nó phản ánh các đặc điểm vĩ độ và chế độ Mặt Trời nhưng lại phụthuộc vào tính chất của bề mặt đệm Do đó, trị số của cán cân bức xạ không đồngnhất mà có sự thay đổi tùy từng khu vực, tùy thời điểm khác nhau.
Tại Lào Cai, cán cân bức xạ luôn dương, nhưng trị số không cao, dao động
từ 40 – 65 kcal/cm2/năm Đó là do nằm ở vĩ độ cận chí tuyến, góc chiếu sáng củaMặt Trời không lớn, lại chịu tác động của gió mùa cực đới, mùa khô không rõ rệt…Cán cân bức xạ này thấp hơn cán cân bức xạ của vùng nhiệt đới điển hình (75kcal/cm2/năm) (bảng 1.7)
Bảng 1.7: Cán cân bức xạ trung bình tháng và năm tại một số trạm ở Lào Cai
(kcal/cm 2 )
Sa Pa 2,9 3,0 4,7 5,3 3,8 4,6 3,1 7,3 3,8 2,2 1,2 2,8 44,7Bảo Hà 2,1 2,8 4,4 7,5 8,7 7,5 8,0 7,4 6,5 4,6 3,0 2,0 64,5
(N guồn: Số liệu khí hậu – Chương trình khoa học 42A và Khí hậu Hoàng Liên Sơn, 1983)
Tương tự như lượng bức xạ tổng cộng, cán cân bức xạ tại Lào Cai có sự khácbiệt giữa các khu vực, tại vùng núi cao, cán cân bức xạ đạt giá trị rất thấp (Sa Pa đạt44,7 kcal/cm2/năm), vùng địa hình thấp, bức xạ Mặt Trời lớn hơn nên cán cân bức xạcao hơn (Bảo Hà 64,5 kcal/cm2/năm) Nếu xem xét về biến trình cán cân bức xạ trongnăm, dễ dàng nhận thấy giá trị cán cân bức xạ cao vào các tháng mùa hạ (tháng 4 đếntháng 8) với trị số dao động khoảng từ 3,0 – 9,0 kcal/cm2/tháng Các tháng mùa đông
có cán cân bức xạ thấp hơn, một phần do lượng bức xạ thu được trong mùa đông ít(do độ cao Mặt Trời nhỏ, trời nhiều mây lại có mưa phùn), năng lượng mặt đất tỏa rakhá lớn nên cán cân bức xạ nhỏ Vào các tháng trong mùa đông, cán cân bức xạ chỉdao động từ 1,0 – 3,0 kcal/cm2/năm, thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh (thành phố)khác, đặc biệt là các tỉnh (thành phố) ở phía nam dãy Bạch Mã
Biên độ trung bình của cán cân bức xạ tại Lào Cai dao động từ 6,0 – 7,0 kcal/
cm2/năm Trị số này tương đương với trị số biên độ cán cân bức xạ của các tỉnhvùng Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Tây Nguyên;
Trang 25nhưng so với các tỉnh Nam Bộ thì trị số này cao hơn khá nhiều (Nam Bộ có biên độcán cân bức xạ từ 3,0 – 6,0 kcal/cm2/năm)
Tóm lại, cán cân bức xạ tại Lào Cai ở mức trung bình và có sự phân hóa khálớn giữa các tháng trong năm Thời gian có góc nhập xạ lớn và lượng bức xạ lớnthường rơi vào các tháng trước và sau ngày hạ chí Lãnh thổ Lào Cai không lớn,nằm trọn trong 10 vĩ tuyến nên sự phân hóa về bức xạ và cán cân bức xạ theo khuvực là không nhiều Trị số bức xạ tổng cộng và cán cân bức xạ của Lào Cai tươngđương với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhưng thấp hơn so với các tỉnh NamTrung Bộ và Nam Bộ Chính điều kiện địa lí là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến phânhóa các yếu tố bức xạ, đặc biệt là phân hóa theo đai cao và kinh độ
1.2 Hoàn lưu khí quyển
Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên khí hậu Lào Cai chịu tácđộng sâu sắc của hoàn lưu khí quyển của đới và của vùng Đó là sự tác động thườngxuyên của các trung tâm khí áp ở vùng cận nhiệt đới (cao áp cận nhiệt Thái BìnhDương), vùng xích đạo (dải áp thấp xích đạo)… đồng thời chịu tác động theo mùacủa các trung tâm khí áp hình thành và hoạt động theo mùa như áp cao lục địa châu
Á, áp thấp lục địa châu Úc trong mùa đông, áp thấp lục địa châu Á, áp cao lục địachâu Úc, áp cao Bắc Ấn Độ Dương trong mùa hạ
Nét đặc trưng cơ bản của vùng nội chí tuyến là sự hoạt động của gió mậudịch (gió tín phong) Dưới tác động của cao áp cận nhiệt đới Thái Bình Dương, mộtluồng không khí hoạt động ở tầng thấp của khí quyển xuất phát từ rìa Tây Nam củacao áp này đến Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung theo hướng Đông Bắc.Ngược lại trên tầng cao, luồng không khí di chuyển theo hướng Tây Nam từ vùngxích đạo về chí tuyến Bắc, trong đó có Lào Cai, tạo thành vòng hoàn lưu mậu dịch
Gió mậu dịch hoạt động quanh năm nhưng mức độ mạnh yếu tùy từng thời
kì, khi mà gió mùa cực đới hoạt động mạnh ở tầm thấp, thì gió mậu dịch hoạt động
ở tầng cao hoặc xen kẽ giữa các đợt gió mùa cực đới Trong các tháng giữa mùa hạ,cao áp cận nhiệt Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ nhất, phạm vi hoạt độngcũng mở rộng về lục địa châu Á, do đó gió mậu dịch được tăng cường hơn Tuy
Trang 26nhiên, khi đó áp thấp châu Á và áp cao châu Úc đang trong giai đoạn phát triểnmạnh nhất, nên gió mùa mùa hạ hoạt động thịnh hành ở Việt Nam trong đó có LàoCai Biểu hiện của sự thiết lập gió mùa mùa hạ là vị trí trung bình của dải hội tụnhiệt đới, vị trí vùng hội tụ giữa hai luồng mậu dịch Nam – Bắc bán cầu trong tháng
7 ở khoảng 200B nước ta Sau đó, sự suy yếu của gió mùa mùa hạ vào cuối mùa đãlàm cho dải hội tụ nhiệt đới bị đẩy lùi vào phía Nam
Trong mùa đông hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc thì hoạt độngcủa gió mậu dịch giảm bớt Vào tháng 1, vị trí front cực (mặt tiếp xúc giữa khôngkhí cực đới và không khí cận nhiệt Thái Bình Dương) ở vĩ độ 17 – 180B Như thếhoạt động của gió mậu dịch có sự thay đổi trong năm, không thường xuyên chi phốikhí hậu miền Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng Nó chỉ thực sự mạnh lên vàhoạt động đều dặn hơn khi gió mùa suy yếu
1.2.1 Hoàn lưu mùa đông
Do nằm ở phía Bắc của lãnh thổ nước ta, lại sát với chí tuyến Bắc nên LàoCai chịu tác động rất lớn của khối không khí cực đới và khối không nhiệt đới TháiBình Dương Sự tác động của hệ thống hoàn lưu mùa đông đến Lào Cai theo hướngĐông Bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc
Vào thời kì mùa đông ở bán cầu Bắc, trên vùng lục địa rộng lớn ở Đông BắcLiên Bang Nga hình thành vùng áp cao – áp cao Xibia có tâm áp nằm gần hồBaikal, với trị số áp ở trung tâm có thể lên đến 1040 - 1060mb Tại đây, nhiệt độ rấtthấp (xuống tới -150C đến -400C ), không khí rất khô, độ ẩm tuyệt đối 1 – 2g/m3.Tuy nhiên khi di chuyển về phía Nam nói chung và Lào Cai nói riêng nó bị nhiệtđới hóa và bị biến tính Vào thời kì mùa xuân và mùa thu còn xuất hiện vùng áp caophụ biển Đông Trung Hoa nằm khoảng 300B (ở khu vực sông Trường Giang –Trung Quốc) Trong mọi trường hợp thì gió mùa mùa đông tác động đến Lào Caiđều lạnh hơn gió mậu dịch, làm cho nền nhiệt bị hạ thấp xuống dưới 200C, thậm chídưới 150C Như vậy, về mùa đông ở Lào Cai có sự luân phiên hoạt động của cáckhối không khí sau:
1.2.1.1 Khối không khí cực đới lục địa (NPc)
Trang 27Khối không khí cực đới lục địa xuất phát từ vùng áp cao cực đới lục địa, haycòn gọi là áp cao Xibia, thổi thành từng đợt tràn về miền Bắc Việt Nam với quãngđường dài theo hai hướng: Một hướng tràn thẳng xuống qua lục địa Trung Quốc,một hướng dịch chuyển quá về phía Đông đi xuống qua biển Nhật Bản và biểnHoàng Hải Do di chuyển từ vùng cực đới xuống vùng nhiệt đới nên nó bị biến tính
về nhiệt độ (građien tăng nhiệt khoảng 0,5 – 0,80C/10 vĩ tuyến) và cả tính chất ẩm.Tùy vào tính chất ẩm mà chia ra thành hai kiểu không khí cực đới trong mùa đông
là không khí cực đới lục địa biến tính khô (NPc đất) và không khí cực đới lục địabiến tính ẩm (NPc biển)
NPc đất là một bộ phận của NPc tràn đến Lào Cai theo đường lục địa TrungQuốc với tính chất lạnh nhất và khô nhất Đặc biệt nhiệt độ và độ ẩm của NPc đấtbiến tính rõ rệt nhất vào giữa mùa đông (nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối thấp nhấtthường xảy ra vào giữa mùa đông) Vào tháng 11 và tháng 3 nhiệt độ ở Lào Cai phổbiến mức 15 – 180C, vùng cao nhiệt độ thấp hơn, độ ẩm tương đối khoảng 85%, độ
ẩm tuyệt đối 15 – 16mb Từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ thấp hơn, 10 – 150C,vùng núi cao xuống dưới 100C, độ ẩm tương đối từ 85 – 90%, độ ẩm tuyệt đối 9 –13mb NPc đất khá ổn định, đến Lào Cai gây ra kiểu thời tiết lạnh, khô, trời quangmây Hoạt động mạnh nhất vào đầu và giữa mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1)
NPc biển hoạt động vào nửa sau mùa đông (tháng 1 đến tháng 3), hình thành
do trung tâm áp cao Xibia chuyển dịch sang phía đông khiến cho NPc di chuyểnvòng qua biển đến Lào Cai NPc biển ấm hơn và ẩm hơn so với NPc đất, độ ẩmtương đối khoảng 90% Khi đến Lào Cai gây ra kiểu thời tiết lạnh, trời nhiều mây,
âm u, có mưa phùn với lượng mưa không lớn, nhưng kéo dài nhiều ngày làm tăngthêm cái rét buốt của mùa đông Đặc biệt, càng lên cao hoặc tăng cường các đợt gió
về thì sự lạnh buốt càng tăng Do hình thành dưới chế độ áp cao nên NPc biển vẫn
có tính chất ổn định, mưa phùn ở đây là mưa do front cực (hình thành do sự tiếp xúcgiữa NPc biển và NPc đất, hay giữa NPc biển và gió mậu dịch bán cầu Bắc) Tầnsuất front cực tràn về Lào Cai khá cao khoảng 15 – 18 lần/năm
1.2.1.2 Khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa (Tp)
Trang 28Nguồn gốc là khối không khí cực đới Xibia đã bị nhiệt đới hóa do tồn tại lâungày trên biển Đông Trung Hoa nên có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn nhiệt độ và độ
ẩm của không khí biển thuần túy (nhiệt độ của Tp vào khoảng từ 18 – 200C, thấpnhất là 14 – 150C, độ ẩm thay đổi tùy theo nguồn gốc của nó là NPc đất hay NPCbiển (nếu là NPc biển thì độ ẩm trên 90%, NPc đất thì 80 – 85%) Khối không khínày hoạt động trong suốt thời kì mùa đông ở Lào Cai, nhưng chiếm ưu thế hơn vàođầu và cuối mùa đông Ở thời kì giữa mùa đông nó bị khối không khí cực đới lấn át,còn vào cuối mùa đông, khối không khí Tp do tiếp xúc với bề mặt đất lạnh ở LàoCai nên độ ẩm nhanh chóng đạt mức bão hòa, gây ra hiện tượng nồm, nhiệt độ caokhoảng 18 – 200C thậm chí cao hơn, độ ẩm trên 95%, có mưa phùn nhỏ
Như vậy, vào mùa đông ở Lào Cai, dưới tác động của các khối không khí đãtạo nên kiểu thời tiết lạnh Đầu mùa đông thì lạnh, khô, trời quang mây; giữa và cuốimùa đông thì lạnh, ẩm, có mưa phùn, trời nhiều mây và u ám, đôi khi xuất hiện nồm
1.2.1.3 Khối khí nhiệt đới Thái Bình Dương (Tm)
Trong mùa đông ở Lào Cai còn chịu tác động của gió mậu dịch bán cầu Bắc.Gió mậu dịch bán cầu Bắc xuất phát từ rìa Tây Nam của vùng áp cao nhiệt đới TháiBình Dương thổi theo hướng Đông Bắc về xích đạo (trong đó có tác động đến LàoCai) Bản chất khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương là nóng hơn so với NPc,hoạt động khá ổn định Khi khối không khí cực đới hoạt động mạnh ở tầm thấp thìgió mậu dịch bán cầu Bắc bị đẩy lên trên cao, khi không khí cực đới suy yếu đi, giómậu dịch bán cầu Bắc hoạt động ổn định ở tầm thấp của khí quyển Nhìn chung, giómậu dịch bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ các đợt gió mùa, thường mang đến Lào Caikiểu thời tiết trong xanh, nhiệt độ tăng cao hơn Đôi khi gây mưa phùn nếu như hìnhthành front cực với NPc biển
1.2.2 Hoàn lưu mùa hạ
Vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) sự tác động của các luồng không khíhình thành gió mùa hạ có nguồn gốc không đồng nhất Tại Lào Cai có thể thấy hailuồng gió hoạt động chủ yếu là luồng gió xuất phát từ khối không khí nhiệt đới vịnhBengan (TBg) và luồng gió xuất phát từ khối không khí xích đạo (Em) từ vùng áp
Trang 29cao Nam Thái Bình Dương lên Cả hai khối không khí này đều có bản chất nóng
ẩm, nhưng đến Lào Cai lại gây ra các kiểu thời tiết khác nhau tùy từng khu vực
1.2.2.1 Khối không khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương (còn gọi là khối khí chí tuyến vịnh Bengan - TBg)
Đây là dòng phía Tây của gió mùa mùa hạ tại Lào Cai, có nguồn gốc biểnnên nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình 25 – 270C, độ ẩm tuyệt đối 20g/m3, độ ẩmtương đối khoảng 85% So với khối khí xích đạo thì khối khí này có nhiệt độ và độ
ẩm thấp hơn
Khối khí nhiệt đới vịnh Bengan hoạt động ở Lào Cai vào các tháng đầu mùa
hạ (tháng 4, 5, 6), hướng chủ yếu là Tây (Tây Bắc, Tây Nam hoặc Tây Tây Bắc,Tây Tây Nam tùy từng khu vực địa hình) Nếu như ở Nam Bộ và Tây Nguyên, giónày mang lại lượng mưa lớn vào đầu hạ thì ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Bắc phảichịu hiệu ứng foehn, do trải qua một quá trình di chuyển dài qua lục địa và gặp bứcchắn địa hình nên giữ ẩm và gây mưa ở sườn Tây; sang sườn Đông thì nhiệt độ tăngcao và độ ẩm giảm thấp Tại Lào Cai, gió Tây Nam hoạt động mạnh gây ra mưa ởsườn tây dãy Hoàng Liên Sơn và những khu vực địa hình cao chắn gió Tây Nam.Những khu vực khuất gió Tây Nam thì không mưa, thậm chí gây ra hiện tượngfoehn khô nóng cho các vùng thấp Nhiệt độ có thể lên 38 – 400C, độ ẩm giảmxuống dưới 60% thậm chí dưới 50%, thời tiết oi bức, khó chịu
1.2.2.2 Khối không khí xích đạo biển (Em)
Khối không khí này xuất phát ở bán cầu Nam, từ áp cao Nam Thái BìnhDương vượt xích đạo đi lên trở thành gió mùa Tây Nam chính thức ở nước ta ĐếnLào Cai mặc dù có sự thay đổi tính chất nhưng về cơ bản, đây vẫn là khối không khínóng ẩm, nhiệt độ cao khoảng 26 – 300C, độ ẩm 85 – 95% Tầng ẩm của khối khôngkhí này rất dày do tác dụng hội tụ và thăng lên của không khí trên dải hội tụ nhiệt đới
Khối không khí này hoạt động ở Lào Cai trong suốt mùa hạ, nhưng chiếm ưuthế là từ tháng 7 trở đi Hoạt động trong điều kiện có rãnh thấp nội chí tuyến, bão nên thường mang lại thời tiết xấu, nhiều mây và có mưa lớn cho Lào Cai, đặc biệt làcác sườn đó gió trên cao Hướng của khối khí này tác động đến Lào Cai là hướng
Trang 30Đông Nam, len lỏi theo các thung lũng sông, nhất là các thung lũng sông lớn tácđộng đến khắp các địa phương trong tỉnh
Trong mùa hạ, tại Lào Cai vẫn chịu tác động của gió mậu dịch bán cầu Bắcxuất phát từ áp cao Thái Bình Dương với hướng Đông Bắc Khi gió Đông Nam hoạtđộng mạnh tại Lào Cai, đẩy gió mậu dịch lên cao và ngược lại gió mậu dịch hoạtđộng mạnh trở lại khi gió Đông Nam suy yếu đi
Tóm lại do tác động của hoàn cảnh địa lí, gió mùa hoạt động tại Lào Caikhông thuộc một cơ chế thuần nhất Nó được tạo thành từ nhiều khối không khí củacác trung tâm tác động khác nhau, thường xuyên tranh chấp, lấn át nhau Sự tácđộng của hoàn lưu gió mùa đã tạo ra nét đặc sắc của khí hậu Lào Cai là phân thànhhai mùa: Mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, đôi khi chịutác động của hiệu ứng foehn
1.3 Đặc điểm của bề mặt đệm
1.3.1 Địa hình
Lào Cai là một tỉnh vùng núi cao với địa hình rất phức tạp và độ chia cắt lớn
Độ cao trung bình của toàn tỉnh khoảng 1000m so với mực nước biển Địa hình bịchia cắt mạnh mẽ và có tính phân bậc rõ nét: Bậc độ cao từ 200m đến 500m chiếmkhoảng 28,1%, bậc độ cao từ 500m đến 1000m chiếm 26,7% diện tích, phần còn lại
là bậc độ cao từ 1000m – 2000m và bậc độ cao trên 2000m Đặc biệt mức chênhlệch độ cao tuyệt đối ở Lào Cai là rất lớn Nơi có độ cao thấp nhất là 80m so vớimực nước biển (thuộc huyện Bảo Thắng), ngay cả Tp Lào Cai cũng chỉ cao khoảng100m so với mực nước biển Các cao nguyên Mường Khương (772m), Bắc Hà(974m) hay thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1570m so với mực nước biển có khí hậumát mẻ Đỉnh cao nhất là Phanxipan cao 3143m, chẳng những là “nóc nhà” của TâyBắc, mà còn là “nóc nhà” của bán đảo Đông Dương
Nhìn tổng quan, địa hình Lào Cai có thể chia thành hai dải với các đặc điểmkhác nhau, mà ranh giới của hai dải địa hình đó là thung lũng sông Hồng
Dải đất hữu ngạn sông Hồng (bao gồm Tp Lào Cai và các huyện Bát Xát, BảoThắng, Bảo Yên, Sa Pa và Văn Bàn) Dải hữu ngạn sông Hồng có hướng dốc chủ yếu
Trang 31của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ giữa các dãy núi của hệ thốngnúi Hoàng Liên Sơn và các vùng đồi thấp là các thung lũng sông suối (nhất là thunglũng sông Hồng với nhiều cánh đồng tương đối bằng phẳng, màu mỡ).
Trong khu vực dải đất hữu ngạn này, nổi bật lên là dãy núi Hoàng Liên Sơn,đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, đồng thời cũng là dãy núi hùng vĩ nhất bánđảo Đông Dương Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng khoảng 30km, dài khoảng 180kmtheo hướng Tây Bắc – Đông Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài đếncuối Yên Bái Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đôngnam của dãy núi Himalaya đồ sộ Hoàng Liên Sơn là một dãy núi cổ, hình thành trênnền cổ Hoàng Liên Sơn từ thời Tiền Cambri, trải quả quá trình phát triển lâu dài, đặcbiệt được hoạt động của Tân kiến tạo với sự tác động của chu kì vận động tạo sơn An
Pơ – Himalaya làm cho trẻ lại, với nhiều đỉnh núi cao hùng vĩ như Phanxipan(3143m), Pu Ta Leng (3096m), Ngũ Chỉ Sơn (3090m), Pu Luông (2985m), LangLung (2913m), Sa Phình (2897m), Ta Yang Pinh (2850m)… Đặc biệt là các đỉnh núi
ở đây có hình răng cưa, sắc nhọn, sững sững vươn lên bầu trời (do đó người Thái ởquanh dãy Hoàng Liên Sơn gọi dãy núi này là “Khau Phạ” tức là “Sừng Trời”)
Dãy Hoàng Liên Sơn có độ chia cắt mạnh, sườn dốc đứng (độ dốc khoảng 20– 300), thi thoảng mới gặp được một số bề mặt san bằng nhỏ hẹp ở độ cao 1350 –1450m, 1700 – 1800m và 2100 – 2200m Mặc dù là dãy núi cao đồ sộ nhất, nhưngtrên dãy Hoàng Liên Sơn cũng có một số đèo, tạo điều kiện cho giao thông giữa cácđịa phương, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên các loại gió địa phương đặc biệt ởLào Cai và Lai Châu (gió Ô Quý Hồ, gió Than Uyên hay gió Tây khô nóng ở VănBàn) Trong các đèo đó phải kể đến các đèo Hoàng Liên hay còn gọi là đèo Ô Quý
Hồ (ở độ cao gần 2200m trên đường từ Sa Pa sang Lai Châu), đèo Mây (nằm ở độcao 1923m trên cung đường Sa Pa sang Bát Xát), đèo Khau Cọ (nằm ở độ cao1068m trên cung đường từ Văn Bàn sang Than Uyên) Chính dãy Hoàng Liên Sơnnhư là một bức bình phong lớn, ngăn cản sự ảnh hưởng của các luồng gió Đông Bắc
và gió Tây Nam, làm cho khí hậu Lào Cai và Lai Châu có nhiều nét khác biệt
Trang 32Trải dọc theo dãy Hoàng Liên Sơn về phía sông Hồng là vùng đồi núi thấpchuyển tiếp và các thung lũng sông suối nhỏ hẹp Đáng kể có thung lũng sông Hồngvới các cánh đồng khá bằng phẳng và màu mỡ như Bát Xát, Làng Chiềng, Văn Bàn,Bảo Thắng, Bảo Yên; trong đó cánh đồng Văn Bàn là rộng lớn nhất Ngoài ra cóthung lũng sông Mường Hoa trải dài và hẹp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồichuyển gần như hướng Tây Nam – Đông Bắc, mà cuối thung lũng là cánh đồng GiaPhú màu mỡ.
Dải đất tả ngạn sông Hồng gồm các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si MaCai nằm ở phía Đông của tỉnh Về mặt địa chất, đó là một bộ phận của khối thượngnguồn sông Chảy – Con Voi, mà kết quả hiện tại là các bề mặt cao nguyên cao vàdãy núi Con Voi chạy dọc hướng Tây Bắc – Đông Nam, là đường phân thủy giữahai lưu vực sông Hồng và sông Chảy
Các cao nguyên ở dải tả ngạn gồm Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai đượccấu tạo chủ yếu bởi đá vôi có tuổi Cambri hạ, hệ tầng Pha Long (є1pl), nằm ở độcao trung bình khoảng 700 – 1200m, đặc biệt ở khu vực này rất dễ nhận ra các bậcđịa hình là các bề mặt san bằng cổ ở các độ cao 500 – 600m, 700 – 900m (tiêu biểu
là thị trấn Mường Khương ở độ cao 772m, thị trấn Bắc Hà ở độ cao 974m, tập trungdân cư đông đúc và kinh tế khá sầm uất) Do tính chất của đá vôi hệtầng Pha Long
là có xen lớp kẹp đá phiến mỏng, mà bề mặt các cao nguyên nhấp nhô dạng đồi vớinhiều nơi sườn thoải, phủ đầy tàn tích sét Tuy vậy, tính chất cao nguyên đá vôi vẫn
lộ rõ, một phần qua các chỏm hoặc vách đá vôi trơ trụi, một phần qua các thunglũng karst lởm chởm đá vôi sót Trên bề mặt các cao nguyên không có sông suốichảy thường xuyên Chỉ tại một số nơi, do đá vôi bị phá hủy triệt để, làm lộ ra đábiến chất tuổi nguyên sinh, hệ tầng Na Hang (PRnh) với đá phiến mica là chủ yếu,mới có điều kiện hình thành các thung lũng karst xâm thực, xuất hiện sông suốichảy thường xuyên (ví dụ như sông Chảy), kèm theo là các dạng địa hình xâm thựcbồi tụ với bãi bồi, thềm sông, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển
Chạy dọc hướng Tây Bắc – Đông Nam, kẹp giữa thung lũng sông Hồng vàthung lũng sông Chảy là dãy núi Con Voi Dãy Con Voi dài khoảng 200km, là phần
Trang 33cuối của đới trượt sông Hồng, kéo dài từ Vân Nam (Trung Quốc) đến Trấn Yên(Yên Bái), rộng khoảng 10km với độ cao trung bình khoảng 1000m, trong đó đỉnhcao nhất là Núi Cái (cao 1450m) Tuy độ cao không lớn nhưng lại hiểm trở, hai bênsườn núi thấp dần xuống thành những vùng đồi xen núi thấp cao 500 – 600m Nhiềunơi, dãy Con Voi lan sát tận bờ sông Hồng, làm cho bờ tả ngạn sông Hồng, đoạnqua địa bàn tỉnh Lào Cai ít có các phụ lưu đáng kể Dãy núi Con Voi có ảnh hưởngkhông nhỏ đến đặc điểm khí hậu Lào Cai, nhất là tạo ra sự khác biệt về khí hậu giữacác huyện ở phía Đông với các huyện ở phía Tây của tỉnh.
Như vậy, với địa hình núi cao, sự chia cắt địa hình mạnh, độ dốc lớn và có tínhphân bậc, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm khí hậu của tỉnh, từ đó tác động đếnkhả năng phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, đòi hỏi cầnphải bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng Tuy nhiên, địa hình Lào Cai cũng mang lạinhiều lợi thế về mặt du lịch tự nhiên như leo núi, thám hiểm, khám phá hang động, dulịch sinh thái… do vậy Lào Cai cần có các định hướng khai thác tốt lợi thế này
1.3.2 Thủy văn
Thủy văn là một yếu tố có tác động rất lớn đến các đặc điểm khí hậu nóichung và của khí hậu Lào Cai nói riêng Thủy văn vừa là một trong những yếu tốgóp phần tạo nên cảnh quan chung, lại vừa là nhân tố thể hiện rõ các đặc trưng khíhậu của tỉnh Lào Cai Thủy văn tham gia trực tiếp vào vòng tuần hoàn vật chất vànăng lượng trong lớp vỏ cảnh quan Tại Lào Cai, với tính chất khí hậu nhiệt đới giómùa cận chí tuyến, có sự phân hóa chế độ mưa thành một mùa hạ mưa nhiều và mộtmùa đông mưa ít, có 3 - 4 tháng khô nhưng không có tháng hạn, nên đặc điểm thủyvăn của Lào Cai cũng phản ánh rất rõ nét các đặc trưng của khí hậu
Khi đánh giá nguồn nước trong vai trò là nhân tố hình thành khí hậu thì phảixem xét ở cả hai khía cạnh: Cả nguồn nước trên mặt (mà ở Lào Cai thì bao gồmnước trong các sông, suối, ao, hồ…), cả hệ thống nước ngầm dưới lòng đất
1.3.2.1 Hệ thống nước trên mặt
Lào Cai có hệ thống sông suối khá dày đặc, mật độ sông suối đạt 1km/km2.Sông ngòi mang tính chất đặc trưng của hệ thống sông ngòi miền núi: Sông có độ
Trang 34dốc lớn, lắm thác ghềnh, lưu lượng nước không ổn định mà nó có sự thay đổi thấtthường, đặc biệt có sự xuất hiện dòng chảy không thường xuyên Tổng trữ lượngnước hàng năm khoảng 6 tỉ m3, trong đó chủ yếu là ở hai dòng sông chính là sôngHồng và sông Chảy.
Sông Hồng là dòng sông chính chảy trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nó bắt nguồn
từ khu vực hồ Đại Lí ở độ cao 1776m, trên dãy Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam (TrungQuốc) với tổng chiều dài là 1126km, đoạn thuộc lãnh thổ Việt Nam dài 510km,chảy trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 120km (giữa Lào Cai và Vân Nam - Trung Quốc
có khoảng 80 km đường biên giới là sông Hồng) [11]
Sông Hồng có lòng sông khá rộng, độ cao lưu vực trung bình của sông làkhoảng 800m, lưu lượng nước khá lớn Tại Lào Cai, lưu lượng bình quân là526m3/s, tương đương với một lượng dòng chảy khoảng 16 tỉ m3/năm Dòng chảycát bùn của sông Hồng rất lớn, càng về thượng và trung lưu, hàm lượng phù sa cànglớn Nếu như tại trạm Sơn Tây, độ đục bình quân là 1010g/m3 thì tại Lào Cai, độđục bình quân lớn gấp 2,7 lần, đạt 2730g/m3
Sông Hồng có độ dốc lòng lớn, tại Lào Cai lòng sông Hồng cao hơn mựcnước biển 73m, đến Yên Bái, cách Lào Cai 145km thì độ cao lòng sông chỉ còn55m Giữa Lào Cai và Yên Bái có 26 ghềnh thác mà ngày nay đã phá bỏ gần hết, đểthuận lợi cho tàu thuyền xuôi ngược từ Lào Cai – Yên Bái
Về các phụ lưu của sông Hồng tại Lào Cai có sự đối lập giữa hai bờ hữungạn và tả ngạn Bên tả ngạn, do dãy núi Con Voi chạy dài dọc theo sông Hồng,nhiều đoạn ăn ra sát bờ sông nên không có phụ lưu nào đáng kể Duy chỉ có sôngNậm Thi ngay sát biên giới Việt – Trung là lớn nhất Sông Nậm Thi bắt nguồn từtrấn Minh Thứu, huyện Mông Tự, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nhiều đoạn sông làbiên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, đổ vào sông Hồng tại Tp Lào Cai TạiViệt Nam, lưu vực sông Nậm Thi bao gồm các huyện Mường Khương, Bảo Thắng
và Tp Lào Cai, với 20 phụ lưu lớn nhỏ khác nhau Lòng sông dốc và hẹp, phần lớnchảy qua nền địa chất là đá vôi nên lưu lượng phù sa nhỏ, nước sông hầu như trongxanh, trừ những ngày mưa lũ sông mới có màu đỏ đục
Trang 35Bên hữu ngạn sông Hồng có nhiều phụ lưu hơn, đáng kể có Ngòi Phát, NgòiĐường, Ngòi Bo, Ngòi Nhù, Ngòi Hút… trong đó lớn nhất là Ngòi Bo Ngòi Bokhởi nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn (khu vực Thác Bạc – Sa Pa, chảy dọc theothung lũng Mường Hoa, qua phía Nam huyện Sa Pa rồi đổ vào sông Hồng ở khuvực Gia Phú – Bảo Thắng Sông có độ dốc lòng lớn, xâm thực dọc và ngang diễn ramạnh nên hàm lượng phù sa lớn Nếu như so sánh mật độ phụ lưu giữa hữu ngạnvới tả ngạn thì hữu ngạn có lượng phụ lưu gấp 1,85 lần tả ngạn.
Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, do nguồn cung cấp nước chosông chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa Sông có mùa
lũ hung dữ và mùa cạn, với lưu lượng nước mùa lũ gấp 42 lần mùa cạn Mùa lũthường trùng vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh lũ là tháng 8 Mùa cạn dài
7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau Vào mùa lũ, lượng nước chiếm phần lớnlượng nước cả năm, khoảng 75%, riêng tháng 8 chiếm khoảng gần 20% lưu lượngnước cả năm Vào mùa cạn, mực nước sông Hồng tại Lào Cai chỉ đạt con số 70m80,nhiều đoạn tại Lào Cai, sông Hồng có thể lội qua được vào mùa cạn Bên cạnh đó, độđục của sông Hồng cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, vào mùa lũ có độ đục rất lớn,chiếm tới 90% lượng phù sa cả năm, mùa cạn chỉ chiếm 10% lượng phù sa cả năm
Do có lưu vực rộng, lại nằm trong cùng một chế độ khí hậu với mùa mưa tập trung,các phụ lưu thường có độ dốc lớn nên khả năng tập trung lũ rất nhanh, nước sôngdâng nhanh và sức phá hoại hai bên bờ ghê gớm, nhưng nước sông rút cũng nhanh
Sông lớn thứ hai ở Lào Cai là sông Chảy, bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnhcủa vùng Đông Bắc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Sông có chiều dài319km, đoạn chảy qua địa bàn Lào Cai có chiều dài 124km, từ Pha Long – MườngKhương, qua cao nguyên Bắc Hà tới Bảo Yên Trữ lượng nước mặt hàng năm đạtkhoảng 1,87 tỉ m3 với độ dốc lưu vực khoảng 24,6% Tuy độ dốc không lớn lắmnhưng lại rất hiểm trở và lắm thác ghềnh (nổi tiếng là thác Cốc Ly ở Bắc Hà) Thunglũng sông Chảy tương đối hẹp và dốc đứng, dòng sông chảy xiết, độ dốc lòng sônglớn, ngay cả ở khu vực thượng lưu, độ cao đáy sông giảm nhanh chóng, trên 20kmchiều dài độ cao lòng sông giảm từ 1200m xuống còn 500m so với mực nước biển
Trang 36Các phụ lưu của sông Chảy cũng có sự tương phản như sông Hồng, bên hữungạn của sông, do dãy Con Voi đổ sát ra bờ sông nên khó phát triển các phụ lưu.Bên tả ngạn sông Chảy, có nhiều phụ lưu hơn, đáng kể có các phụ lưu lớn như Pải
Hồ, Ma Ly, Ngòi Phong, Ngòi Nghĩa Đô… Lưu vực sông Chảy có dạng dải hẹp,mức độ tập trung nước kém, dòng chảy uốn theo các nếp uốn của địa hình
Chế độ nước của sông Chảy có nhiều nét tương đồng với sông Hồng, docùng nằm trong khu vực có cùng chế độ mưa mùa Chế độ nước đơn giản, có mộtmùa lũ trùng vào mùa mưa nhiều (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm gần 80% lượngnước cả năm, mùa cạn trùng với mùa mưa ít (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau)
Ngoài hai dòng sông chính, trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn có hàng trăm sôngsuối lớn nhỏ khác, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trongnông nghiệp (xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thủysản…), thủy điện (tiềm năng khoảng 1865MW) Hiện nay Lào Cai đang khai tháctốt lợi thế này với nhiều nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ, bổ sung cho lướiđiện quốc gia và cung cấp điện cho các địa phương trong tỉnh
1.3.2.2 Nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Lào Cai phong phú và đa dạng, với tổng trữ lượng hàngnăm ước tính khoảng 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4448 triệu m3, đáp ứng đủyêu cầu khoảng 5,53 triệu m3/ngày, đêm[20] Trên bản đồ phân vùng địa chất thủyvăn Việt Nam, các mỏ nước ngầm ở Lào Cai dưới dạng bồn chứa lỗ hổng, vỉa, khenước và có sự phân bố rộng khắp địa bàn
Bên cạnh đó Lào Cai còn có nhiều mỏ nước khoáng và nước nóng với nhiệt
độ khá cao (khoảng 400C) có giá trị cho phát triển kinh tế như ở Bản Mạc (Bát Xát),Takcô (Sa Pa) Nguồn nước ngầm phong phú, vừa là nguồn dự trữ nước cho cácsông suối, vừa có giá trị cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm tăng độ ẩmcho không khí thông qua quá trình bốc hơi nước từ đất
Như vậy, mạng lưới thủy văn của Lào Cai là đa dạng và phản ánh rõ nét đặcđiểm khí hậu của tỉnh Tương ứng với mùa mưa và mùa khô là hai mùa lũ và mùacạn của sông suối Do lưu vực sông suối khá đồng nhất và có chung một đặc điểm
Trang 37mưa mùa, tập trung trong thời gian khá đồng nhất nên sông suối có chung đặc điểm
là lũ lên nhanh, rút nhanh, sức tàn phá lớn
1.3.3 Lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật
1.3.3.1 Lớp phủ thổ nhưỡng
Đất đai là kết quả của sự tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều nhân tố(đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, con người và thời gian) Phù hợp với các điềukiện tự nhiên, nhất là địa chất, địa hình, khí hậu và thủy văn mà đất ở Lào Cai cũng
có nhiều nét khác biệt, vừa có sự đa dạng về chủng loại, vừa có sự phân hóa sâu sắc
Về chủng loại, đất ở Lào Cai có 10 nhóm đất chính, được chia thành 30 loạiđất khác nhau: Đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất đỏvàng bị biến đổi do trồng lúa, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất xóimòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ Một số nhóm đất chính bao gồm:
Nhóm đất phù sa có diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bốchủ yếu dọc theo sông Hồng và sông Chảy Đất tốt, có độ phì cao thích hợp vớitrồng cây lương thực
Nhóm đất đỏ vàng, thường có màu nâu đỏ, đỏ vàng hay đỏ rực Hình thành
và phân bố khắp địa bàn toàn tỉnh ở độ cao dưới 900m, chiếm 40% diện tích tựnhiên Nhóm đất này có độ phì khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày vàcây hàng năm
Nhóm đất mùn đỏ vàng chiếm trên 35% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ởcác huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn Nhóm đất này có tầngđất khá dày, thích hợp cho việc trồng các loại cây dược liệu, cây ăn quả và rau ôn đới.Đồng thời ở vùng này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của Lào Cai
Nhóm đất mùn alit trên núi chiếm 11,2% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở
Sa Pa, Văn Bàn – nơi có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp phát triển các loàitre, trúc lùn, đỗ quyên, rừng hỗn giao
Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, bản chất đây là các loại đất feralithoặc mùn feralit ở các sườn và chân sườn ít dốc, được con người bỏ nhiều công sức
Trang 38tạo thành các ruộng bậc thang để canh tác hoa màu Diện tích chiếm khoảng 2%diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các huyện, tạo nên các cảnh quan đa dạng vàđộc đáo là các ruộng bậc thang ở Sa Pa, Bắc Hà và Si Ma Cai.
Do đặc điểm địa hình của một tỉnh miền núi cao, lại bị chia cắt mạnh nên cóthể chia đất ở Lào Cai thành các vành đai phân bố khác nhau:
Vành đai đồi núi thấp dưới 400m: Chiếm phần lớn diện tích thung lũng sông
suối lớn, nhất là sông Hồng và sông Chảy Đất mang tính chất nhiệt đới với quátrình feralit điển hình, có màu vàng hoặc vàng đỏ Đất ở vành đai này bao gồm hainhóm chính: Nhóm hình thành tại chỗ trên lớp phong hóa đất có nhiều dạng đan xenphức tạp, loại này có màu đỏ vàng, có khả năng giữ nước cao; nhóm bồi tụ phân bốven sông suối có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước nhanh, độ kết dínhkém, được hình thành do dòng nước cuốn trôi và tích tụ lại, có khả năng phát triểnhoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày
Vành đai đồi núi từ 400 – 900m: Đất ở đây mang tính chất trung gian giữa đất
nhiệt đới và đất ôn đới ẩm, hình tành trên nền địa hình phân cách mạnh với nhiều khuvực núi cao chia cắt, sườn dốc (có khi tới 30 – 400), thung lũng hẹp bậc thang nhỏ.Đất lẫn nhiều mảnh vụn, độ kết dính kém, thấm nước nhanh, dễ bị xói mòn và sạt lở
Ở đây chỉ có khả năng phát triển nông nghiệp trên một diện tích hạn chế
Vành đai núi cao trên 900m: Đất mang tính chất cận nhiệt đới hoặc ôn đới
với quá trình feralit yếu, quá trình alit và mùn hóa mạnh, độ dốc của địa hình trungbình (200) Tầng đất mỏng, có nhiều mảnh vụn, độ kết dính kém, thoát nước nhanh,trong mùa mưa dễ bị xói mòn và sạt lở, thành phần cơ giới nhẹ, ít có khả năng sảnxuất nông nghiệp Một số nơi có nhiều núi đá sắc nhọn, vùng núi đá vôi có nhiềuhang động có dòng chảy ngầm
Tóm lại, tài nguyên đất ở Lào Cai đa dạng và phong phú, chất lượng kháđồng đều, có độ phì tự nhiên khá cao Điều đó không chỉ cho phép phát triển sảnxuất nông – lâm nghiệp đa dạng mà còn tạo điều kiện hình thành các khu bảo tồn đadạng sinh học vào loại đặc sắc nhất nước ta
1.3.3.2 Sinh vật
Trang 39Với địa hình núi cao, dốc, hiểm trở của vùng núi Hoàng Liên Sơn, các bề mặtcao nguyên thuộc lưu vực sông Chảy và lưu vực thượng nguồn sông Đà với nhiềuvành đai khí hậu và thổ nhưỡng đã tạo nên nhiều đặc điểm sinh vật đặc sắc ở Lào Cai.
a Thực vật
Lào Cai là tỉnh có sự đa dạng về tài nguyên thực vật, tính đa dạng thể hiện ở
cả về chủng loại và số lượng cá thể trong từng loại Hiện nay ở Lào Cai có khoảng
1195 loại, thuộc 55 chi và 154 họ thực vật bậc cao[20] Do địa hình có sự phân bậc rõnét nên có sự đa dạng về loài, bên cạnh các loài có nguồn gốc nhiệt đới (như chòchỉ, phay, sâng, dâu, sấu…) còn có cả các loài có nguồn gốc cận nhiệt (dẻ, thông,bách tán…) và ôn đới núi cao (đỗ quyên, thiết sam, lãnh sam…)
Với sự đa dạng về loài và số lượng cá thể đã tạo điều kiện cho Lào Cai cónhiều lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế Nhiều loài thực vật không chỉ cógiá trị khoa học mà còn có giá trị trong đời sống thực tế, nhiều loại cây quý hiếm cótên trong sách đỏ Việt Nam Ngoài yếu tố bản địa, hệ thực vật Lào Cai còn là nơihội tụ của ba luồng thực vật di cư tới, đó là luồng phía Nam lên (Malaixia –Inđônêxia), phía Tây Bắc xuống (thuộc khu vực Himalaya) và phía Tây – Tây Namsang (Ấn Độ - Mianma)
Rừng ở Lào Cai đã từng bị tàn phá nặng nề (do cháy rừng, do khai thác củacon người…) Ở Lào Cai có nhiều dải rừng với nhiều loài gỗ quý hiếm, diện tích rừngcủa Lào Cai còn khoảng 33 4893 ha, trong đó 26 1484 ha là rừng tự nhiên, 73 409 harừng trồng Sản lượng gỗ trong rừng là 60 030 m3 (trong đó rừng tự nhiên là 2 497m3
và rừng trồng là 57 533m3) Độ che phủ rừng giảm nhanh từ 30% những năm 80 củathế kỉ XX, xuống còn 19,6% năm 1993, gần đây nhờ những nỗ lực rất lớn của ngànhtrồng rừng, độ che phủ rừng đạt 52,37% [4] Song song với đó là sự suy giảm chấtlượng rừng mà hiện nay chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng Do đó, cần có sự bảotồn đa dạng sinh học ở Lào Cai bằng các biện pháp thiết thực nhất
b Động vật
Hiện nay Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái (thú có 84 loàithuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12
Trang 40họ), trong đó có 60 loài chỉ tìm thấy ở Lào Cai[4] Nhìn chung số lượng các loàithuộc loại trung bình, những loài có giá trị kinh tế cao thuộc nhóm nghèo và vắngmặt hẳn: voi, trâu rừng, bò rừng… Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu như gà lôi tía (ở
độ cao 2000 – 3000m), khướu đuôi đỏ, rắng lục sừng (ở Phanxipan)
Động vật ở Lào Cai phân bố không đều, nơi tập trung nhiều nhất là ở dãyHoàng Liên Sơn, các nơi khác còn lại rất ít Đặc biệt nhóm động vật quí hiếm đang
có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn
c Các vành đai rừng
Sinh vật Lào Cai cũng có sự phân bố theo độ cao địa hình và điều kiện thổnhưỡng Tại Lào Cai có thể phân biệt ba vành đai rừng như sau:
Vành đai đồi núi thấp dưới 600m – 700m: Có kiểu rừng nhiệt đới mưa
thường xanh Các loài thực vật chủ yếu là các loài nhiệt đới như chò chỉ, phay,sâng, sui, dâu, sấu, trám, vầu, giang, nứa… Đặc biệt, trên các núi đá vôi có nhiềuloại gỗ quí như lát, đinh, trai, nghiến…Trước đây, nhiều khu vực rừng cho sảnlượng cao, nhưng gần đây do bị khai thác quá mức nên giảm sút đáng kể về sốlượng và chất lượng Nhất là các khu vực dễ khai thác như hai bên bờ sông Hồng,dọc các bờ sông suối … ở đó chỉ còn thấy các loài cây bụi và dây leo, hiếm khi thấyxuất hiện cây gỗ lớn Gần đây xuất hiện các vạt rừng trồng tái sinh, một số nơi xuấthiện kiểu xavan gồm các loại cỏ tranh và cây bụi
Vành đai rừng có độ cao từ 600 – 700m đến 1000m: Ở vành đai này phổ biến
là kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim cận nhiệt núi cao, với đặc điểm làrừng thưa hơn, mức độ rậm rạp giảm hẳn Rừng ở đai này bị tàn phá nặng nề, nhất là
ở một số cao nguyên như Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Văn Bàn Thànhphần loài trong rừng cũng giảm đáng kể, kiểu rừng chủ yếu là rừng thứ sinh với cácloại tre, trúc, sồi, dẻ, thông… trên núi đá vôi vẫn còn các loại đinh, trai, nghiến