Tuyết, băng giá

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI (Trang 101)

Tuyết và băng giá ở các nước trong vòng đai cận nhiệt và ôn đới thì đó là điều dễ thấy, nhưng tại một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, hiện tượng tuyết và băng giá lại là kiểu thời tiết hiếm gặp. Thực tế hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, đôi khi vùng núi cao của Hà Giang và Cao Bằng có thể xuất hiện băng giá. Tuy nhiên, không phải địa phương nào ở các tỉnh đó đều có mà chỉ ở các khu vực núi cao, thời gian xảy ra cũng rất ngắn, khoảng vài giờ đồng hồ.

Vào thời kì giữa mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và kéo dài làm cho nền nhiệt bị hạ thấp liên tục. Khi nền nhiệt hạ thấp xuống còn khoảng 00C hoặc thấp hơn, xuống giá trị âm, cộng với độ ẩm không khí cao, hơi nước khi đó ngưng tụ lại, kết tinh thành các tinh thể nhỏ, xốp, hình thành ở trên cao rồi rơi xuống gọi là tuyết. Đôi khi nhiệt độ không khí thấp dưới 00C thì trên bề mặt các vũng nước nhỏ, ao hồ hay trong các chum vại chứa nước xuất hiện một lớp nước mỏng bị đông cứng gọi là băng.

Theo các số liệu quan trắc được, tại Sa Pa trong thời gian 20 năm ( từ 1957 – 1977) đã ghi nhận được 10 đợt tuyết rơi. Thời gian diễn ra chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 2, nhưng tập trung nhiều nhất là tháng 12. Đặc biệt trong vài năm gần đây, hiện tượng tuyết rơi nhiều hơn với cường độ dày hơn. Đặc biệt trận mưa tuyết lịch sử diễn ra trong hai ngày 15 và 16/12/2013 tại Sa Pa và vùng cao Ý Tý của huyện

Bát Xát đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong hai ngày 15 và 16/12/2013 tại Sa Pa lượng tuyết phủ dày từ 20 – 30cm, có nơi 40 – 60cm, nhất là khu vực Ô Quý Hồ làm tắc nghẽn giao thông. Tại Ý Tý tuyết cũng phủ trắng dày 10 – 20cm. Gần đây ngày 19/2/2014 khi nhiệt độ ở Sa Pa giảm xuống còn -0,20C đã xuất hiện một trận tuyết rơi tại Sa Pa kéo dài 40 phút, tuyết phủ dày 5 – 7cm, tại vùng cao Ý Tý tuyết cũng phủ dày 5 – 10cm. Mặc dù là hiện tượng ít gặp nhưng khi nó xảy ra cùng với thời kì sương muối liền kề thì thiệt hại vô cùng lớn đối với sản xuất. Tuyết mạnh còn gây ra hiện tượng gãy cành cây, đứt dây điện, tắc nghẽn giao thông… Tuy nhiên, do đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp nên có sức hấp dẫn đối với ngành du lịch của Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng. Mỗi khi có tuyết rơi Sa Pa lại đón hàng ngàn du khách từ khắp cả nước đổ về, tăng thêm doanh thu cho ngành du lịch của Sa Pa. Ngoài ra tuyết cũng cung cấp thêm một nguồn nước đáng kể trong thời kì mùa đông ở nơi có tuyết rơi.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w