năm với những sự biến động thất thường của thời tiết. Đó là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nhất là yếu tố địa hình và hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á.
Mùa đông của tỉnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với đặc trưng cơ bản là nền nhiệt bị hạ thấp, với nhiệt độ trung bình dưới 180C, nhiều nơi dưới 160C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở vùng thấp xuống dưới 20C (Tp. Lào Cai 1,40C), ở vùng cao nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống dưới 00C (Sa Pa -3,20C). Càng lên khu vực địa
hình cao, mùa lạnh càng kéo dài, trung bình cứ lên cao 100m, mùa lạnh kéo dài 7 – 10 ngày. Mùa đông cũng đồng thời là mùa khô, tùy từng địa điểm mà mùa khô có thể bắt đầu và kết thúc sớm hay muộn tùy từng địa phương. Một số khu vực mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3, một số khu vực thời gian bắt đầu mùa khô từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, với lượng mưa chỉ chiếm 10 – 15% lượng mưa cả năm, đặc biệt là lượng mưa thấp nhất thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1. Chính thời kì này, thời tiết vừa khô lại vừa lạnh là điều kiện tốt cho sự hình thành sương muối và hạn.
Mùa hạ thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều, lượng mưa lớn. Mùa hạ đồng thời cũng là mùa mưa, chiếm khoảng 85 – 90% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8. Tại Lào Cai, có những ngày mưa với lượng mưa lớn từ 200 – 300mm, số ngày mưa có lượng mưa trên 100mm có khoảng 1 – 2 ngày, có năm còn nhiều hơn. Tuy có sự chênh lệch rất lớn về lượng mưa nhưng sự chênh lệch về số ngày mưa là không nhiều, điều đó liên quan đến thời kì mưa phùn ở nửa sau mùa đông kéo dài sang đầu mùa hạ. Do nền nhiệt không cao lắm, lượng bốc hơi không lớn lại trong điều kiện lượng mưa lớn đã làm cho cán cân ẩm của tỉnh Lào Cai luôn dương, trị số ẩm ướt rất cao, tạo thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, nhất là các loại cây trồng cần nhiều nước.