Phân hóa theo phi địa đớ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI (Trang 114)

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, thuộc địa ô gió mùa châu Á – nơi có chế độ gió mùa hoạt động điển hình nhất trên Trái Đất. Nước ta là nơi gặp gỡ và chịu ảnh hưởng của nhiều luồng gió: Gió mùa Đông Bắc, gió mậu dịch bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan, gió mậu dịch bán cầu Nam vượt xích đạo đi lên. Trong các luồng gió đó thì gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan với hướng gió chịu sự tác động của các sơn mạch lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam nên đã tạo ta sự phân hóa Đông – Tây rõ nét cho khí hậu nước ta nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.

Địa hình Lào Cai với các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cùng với các cao nguyên, sơn nguyên đã tác động rất lớn đến các luồng gió thổi đến, tạo ra sự khác biệt giữa các khu vực. Những khu vực phía Đông dãy Con Voi, sườn Đông dãy Hoàng Liên Sơn, về mùa đông nhiệt độ hạ thấp do chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Nếu so sánh cùng độ cao địa hình, sườn Đông của dãy Con Voi có tần suất gió mùa Đông Bắc nhiều hơn, nhiệt độ tháng 1 thấp hơn là các khu vực phía Tây của dãy Con Voi (điều này xảy ra tương tự như ở sườn Đông và Tây của dãy Hoàng Liên Sơn). Vào tháng 1 nhiệt độ xuống thấp, chỉ 10 – 110C, trong khi đó sườn Tây có thể 13 – 140C. Vào cuối mùa đông, lượng mưa phùn ở sườn Đông dãy Hoàng Liên Sơn có thể có từ 3 – 10 ngày mưa phùn trong một đợt gió mùa về, nhưng sườn Tây thì có ít hoặc không có.

Trong mùa hạ, nền nhiệt cao khắp toàn tỉnh nên sự phân hóa về nhiệt độ không rõ rệt. Có chăng sự phân hóa khí hậu trong mùa hè tại Lào Cai đó là sự phân hóa về lượng mưa giữa hai sườn Đông – Tây và sự hoạt động của gió Tây. Sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn vào mùa hạ có lượng mưa lớn hơn, do chắn gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan mang ẩm đến, nên đã hình thành các trung tâm mưa lớn. Trong khí đó một số khu vực bên sườn Đông chịu ảnh hưởng của hiện tượng gió

Tây khô nóng. Riêng các địa phương phía Đông của tỉnh không chịu hoặc rất ít chịu tác động của hiệu ứng này.

Sự phân hóa khí hậu Lào Cai theo quy luật phi địa đới trong khí hậu còn biểu hiện ở sự phân hóa theo đai cao. Theo qui luật chung lên cao 1000m, nhiệt độ sẽ giảm 60C, đồng thời lượng mưa và ẩm sẽ tăng đến một giới hạn nhất định, từ đó tạo ra sự khác biệt về khí hậu giữa các khu vực địa hình. Nếu như tại Tp. Lào Cai nằm ở độ cao khoảng 100m có nền nhiệt cao với tổng nhiệt hàng năm khoảng 80000C, nhiệt độ trung bình năm 22,90C, lượng mưa dao động khoảng 1700 – 1800mm/năm, trong khi Sa Pa nằm ở độ cao 1570m có nền nhiệt thấp hơn, tổng nhiệt hoạt động dưới 60000C, nhiệt độ trung bình năm 15,20C, nhiều tháng nhiệt độ dưới 180C, mùa đông kéo dài; lượng mưa tại Sa Pa rất cao trên 2800mm/năm. Lên cao hơn tại trạm Hoàng Liên Sơn (nằm ở độ cao 2170m), nhiệt độ trung bình năm xuống 12,80C, ngay cả mùa hạ nhiệt độ cũng dưới 180C, tổng nhiệt hoạt động dưới 55000C, nhưng lượng mưa và ẩm rất cao, độ ẩm luôn đạt 95 – 100%, lượng mưa trên 3500mm/năm. Về sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình, có thể chia thành ba đai cao như sau:

Đai nhiệt đới gió mùa: Độ cao của đai này dưới 700m, nền nhiệt cao hơn

210C, tổng nhiệt hoạt động trên 80000C, lượng mưa ở mức trung bình từ 1500 – 1800mm/năm, khí hậu phân hóa thành mùa đông lạnh mưa ít và mùa hạ nóng mưa nhiều rất rõ nét, trong năm không có hiện tượng sương muối, tuyết, băng giá nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

Đai á nhiệt đới gió mùa trên núi: Độ cao từ 700 – 2600m, nền nhiệt giảm

xuống, trung bình năm dưới 180C, tổng nhiệt hoạt động từ 50000C – 65000C, lượng mưa lớn từ 1800 – 2800mm/năm, độ ẩm cao. Về mùa đông xuất hiện băng giá và sương muối, đôi khi có tuyết. Sự phân hóa mùa có thể nhận thấy bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông), nhất là mùa đông nền nhiệt hạ thấp, nhiều nơi tháng 1 dưới 100C, số ngày mưa phùn lớn.

Đai ôn đới gió mùa núi cao: Độ cao từ 2600m trở lên, chỉ có ở một số đỉnh núi

cao trên dãy Hoàng Liên Sơn. Nền nhiệt rất thấp, nhiệt độ trung bình năm dưới 100C, tổng nhiệt hoạt động dưới 50000C, quanh năm mây mù bao phủ và có gió mạnh.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI (Trang 114)