Sơ đồ phân vùng khí hậu tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI (Trang 118)

3.5.1. Tiểu vùng khí hậu núi cao Hoàng Liên Sơn

Tiểu vùng khí hậu núi cao Hoàng Liên Sơn bao gồm vùng lãnh thổ thuộc bộ phận của dãy Hoàng Liên Sơn trong địa phận tỉnh Lào Cai, bao gồm địa phận huyện Sa Pa, vùng núi cao phía Tây và Tây Nam của huyện Bát Xát. Đó là những khu vực núi cao trên 1000m, với nhiều đỉnh cao trên 2000 – 3000m như Phanxipan (3143m), Ta Yang Pinh (2850m)…

Chỉ tiêu phân vùng khí hậu nổi bật của tiểu vùng khí hậu này là có tổng nhiệt độ trung bình năm dưới 65000C và có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm.

Về nhiệt độ, tiểu vùng núi cao Hoàng Liên Sơn là tiểu vùng có nền nhiệt thấp, tổng nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 65000C, một số khu vực núi cao trên 1500m tổng nhiệt hoạt động xuống mức dưới 60000C. Khác với các tiểu vùng khác, do ảnh hưởng của độ cao nên tiểu vùng này quanh năm lạnh, mùa lạnh kéo dài, mùa hạ rất ngắn. Một số khu vực từ độ cao khoảng 1000 – 1400m, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 – 200C, lên đến độ cao 1500m và hơn nữa, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 160C (Sa Pa nằm ở độ cao 1570m, nhiệt độ trung bình năm 15,20C). Lên đến độ cao trên 2000m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 130C (khu vực đỉnh đèo Ô Quý Hồ nhiệt độ trung bình năm 12,80C), đặc biệt trên đỉnh Phanxipan nhiệt độ trung bình năm luôn dưới 100C.

Mùa hạ ở tiểu vùng khí hậu núi cao Hoàng Liên Sơn rất ngắn, thậm chí người ta chỉ coi là ngày hạ, vì quanh năm thời tiết mát mẻ. Vào giữa mùa hạ của tỉnh Lào Cai thì nhiệt độ ở tiểu vùng này vẫn dưới 200C và không có tháng nào vượt quá trị số này. Từ tháng 6 đến tháng 8 là những tháng nóng nhất ở Lào Cai nhưng tại Sa Pa nhiệt độ vẫn mát mẻ, tháng có nhiệt độ cao nhất ở Sa Pa là tháng 7 với 19,80C, tại khu vực đỉnh đèo Ô Quý Hồ là 16,40C, nhìn chung là có mùa hạ rất mát mẻ, dễ chịu.

Thời kì mùa đông, do tác động kết hợp cả độ cao địa hình và hoàn lưu gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt bị hạ thấp. Nhiệt độ tháng 1 tại Sa Pa và trạm Hoàng Liên Sơn giảm xuống dưới 100C (Sa Pa 8,50C, Hoàng Liên Sơn 7,10C). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào mùa đông có giá trị âm (Sa Pa -3,20C, Hoàng Liên Sơn -5,70C). Nếu tính các tháng có nhiệt độ dưới 180C của tiểu vùng này thì có tới 8 tháng tại Sa Pa (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), vùng cao từ 2000m trở lên thì cả 12 tháng đều dưới 180C. Do đó ở tiểu vùng khí hậu này, sự phân mùa theo nhiệt độ chia thành bốn mùa rõ nét nhất (xuân, hạ, thu, đông), ngay tại Sa Pa ta cũng có thể cảm nhận thời tiết bốn mùa trong 24 giờ.

Lượng mưa trung bình năm của tiểu vùng khí hậu Hoàng Liên Sơn rất lớn, đạt trên 2000mm/năm và có chiều hướng tăng theo độ cao địa hình (Sa Pa 1570m, lượng mưa trung bình 2834mm/năm, Hoàng Liên Sơn 2170m, lượng mưa 35523mm/năm). Tại Sa Pa, số ngày mưa có lượng mưa trên 50,1 - 100mm/ngày có 10 ngày, từ 100,1 – 150mm/ngày có 1,6 ngày, trên 150,1mm/ngày có 0,6 ngày, cá biệt có ngày mưa kỉ lục 350mm (năm 1920).

Nền nhiệt thấp, lượng mưa lớn, độ ẩm cao (luôn trên 90%) làm cho tiểu vùng này hay có sương muối, băng giá, năm nào cũng có và số ngày có sương muối cao nhất tỉnh Lào Cai. Đây cũng là tiểu vùng duy nhất trong tỉnh có hiện tượng tuyết rơi trong mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc tăng cường lạnh. Lượng tuyết khá dày, nhất là vài năm gần đây, do ảnh hưởng của sự thất thường của khí hậu mà tần suất tuyết rơi ngày càng nhiều, cường độ tuyết phủ dày hơn. Điều đó có nhiều tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.

Tiểu vùng khí hậu Hoàng Liên Sơn chịu tác động khá mạnh và mang tính chất chu kì hàng năm của gió địa phương Ô Quý Hồ. Nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất là thị trấn Sa Pa và các khu vực lân cận là các xã Bản Khoang, San Sả Hồ, Ô Quý Hồ, Tả Phìn… Gió Ô Quý Hồ với bản chất khô hanh, làm cho độ ẩm không khí của khu vực chịu ảnh hưởng giảm thấp, tác động xấu đến cây trồng và gây ra cảm giác khí chịu cho con người. Bên cạnh đó gió Ô Quý Hồ còn làm tăng nguy cơ cháy rừng ở sườn đông vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Với nền nhiệt thấp, độ ẩm phong phú nên thế mạnh của tiểu vùng này không phải là phát triển các loại cây trồng nhiệt đới mà thế mạnh lớn nhất của vùng là phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như các loại rau (su hào, bắp cải, súp lơ, các loại đậu, su su…), các loại cây ăn quả (đào, lê, mận, táo, nho…), các loại hoa (họ hoa hồng, họ cúc, họ huệ…), các loại cây dược liệu quý (nhân sâm, tam thất, linh chi, đỗ trọng, thảo quả, atisô…) đặc biệt là phát triển cây chè tuyết – một loài cây chỉ phát triển vung núi cao, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao.

3.5.2. Tiểu vùng khí hậu thung lũng sông Hồng, sông Chảy

Tiểu vùng khí hậu thung lũng sông Hồng, sông Chảy chiếm đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Lào Cai với độ cao phổ biến từ 100 – 400m và bộ phận đồi thấp chuyển

tiếp của sườn đông dãy Hoàng Liên Sơn và sườn Tây thượng nguồn sông Chảy có độ cao từ 500 – 800m, gồm Tp. Lào Cai và các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và một số xã vùng thấp của Bắc Hà.

Chỉ tiêu phân vùng khí hậu nổi bật của tiểu vùng khí hậu này là có tổng nhiệt độ trung bình năm trên 80000C và có lượng mưa trung bình năm dưới 1600mm.

Xét về nhiệt độ, đây là tiểu vùng có nền nhiệt cao nhất của tỉnh, tổng nhiệt độ năm cao, đạt trên 80000C; nhiệt độ trung bình năm khá cao, phổ biến từ 21 – 230C (Tp. Lào Cai 22,90C, Bảo Hà 22,90C). Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ cao và oi bức. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 (Tp. Lào Cai 27,70C, Bảo Hà 27,90C), cá biệt nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở tiểu vùng này có thể vượt 400C vào mùa hạ (Tp. Lào Cai đạt 41,00C ngày 22/5/1957). Trung bình trong năm có 5,6 ngày có nhiệt độ cao hơn 300C, nếu tính tần suất ngày có nhiệt độ cao nhất thì tại Tp. Lào Cai có 126,6 ngày có nhiệt độ trên 300C, 16,4 ngày có nhiệt độ trên 350C, 1,3 ngày có nhiệt độ trên 380C và 0,1 ngày có nhiệt độ trên 400C. Do là khu vực địa hình thấp, lại nằm kẹp giữa hai dãy núi cao là Hoàng Liên Sơn và Con Voi nên chịu ảnh hưởng của gió Tây về mùa hạ (tại Tp. Lào Cai năm 1972 có 33 ngày gió Tây từ tháng 5 đến tháng 8).

Về mùa đông, nhiệt độ bị hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc nhưng mức độ hạ nhiệt không mạnh như tiểu vùng khí hậu Hoàng Liên Sơn. Trong mùa đông có ba tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 180C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ xấp xỉ 160C ( Tp. Lào Cai 16,00C, Bảo Hà 15,80C). Nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 1 đôi khi xuống dưới 150C (Tp. Lào Cai tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất xuống tới 12,90C). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 50C (Tp. Lào Cai nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống tới 1,40C).

Về lượng mưa của tiểu vùng thuộc mức trung bình, khoảng từ 1400 – 1900mm/năm, phổ biến ở mức dưới 1600mm/năm. Một số khu vực mưa ít hơn như Bát Xát 1451mm/năm, Văn Bàn 1486mm/năm, Bảo Hà 1510mm/năm,… mưa chủ yếu vào mùa hạ. Đây là tiểu vùng có lượng mưa phùn thấp nhất, số ngày mưa phùn

dao động từ 10 – 15 ngày, đặc biệt nếu tiểu vùng khí hậu Hoàng Liên Sơn có tuyết rơi và hiện tượng sương muối, băng giá thì ở tiểu vùng này không có hiện tượng đó. Có thể nhận định rằng khí hậu của tiểu vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy mang tính chất nhiệt đới nóng, với nền ẩm từ hơi ẩm đến ẩm với một mùa đông lạnh ngắn với 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C. Mùa khô kéo dài (có từ 3 – 5 tháng với lượng mưa trung bình tháng dưới 50mm tùy từng địa điểm). Với đặc điểm khí hậu đó thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất lương thực trọng điểm cho tỉnh Lào Cai như khu vực chuyên canh cây lúa nước với các giống lúa cao sản ở Bảo Thắng, các cánh đồng ở Cam Đường (Tp. Lào Cai), Nghĩa Đô (Bảo Yên), Văn Bàn, Bát Xát. Diện tích lúa của TP Lào Cai và huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn đạt 22 237ha, chiếm 72.7% diện tích, 75.7% sản lượng lúa cả năm của cả tỉnh Lào Cai[4]. Bên cạnh đó đã hình thành các khu vực trồng sắn, đậu tương, mía… trong đó cây mía được trồng nhiều ở Bảo Thắng, Bảo Yên và Bát Xát.

Trong các cây công nghiệp lâu năm có thể phát triển ở tiểu vùng này thì cây chè là cây quan trọng nhất, đặc biệt là ở hai huyện Bảo Thắng và Bảo Yên. Cây cà phê chè được trồng nhiều ở Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn và khu vực Cam Đường. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của tiểu vùng này là mùa khô kéo dài hơn, nhất là tháng 12, tháng 1 lượng mưa khá thấp, trong khi đó lượng bốc hơi cao nên thiếu nước cho cây trồng phát triển. Ngay cả trong vụ mùa, lượng mưa phân bố không đều, có ngày mưa trên 100mm (thừa nước) nhưng tiếp sau đó lại là nhiều ngày không mưa, trong khi đó đây là mùa nắng nóng, bốc hơi nhanh nên dễ bị hạn hán. Do đó cần có biện pháp tích trữ nước để cung cấp cho cây trồng.

Rừng của tiểu vùng là kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhưng hiện nay đã bị tàn phá nặng nề, trên nền địa hình khá dốc, lượng mưa lớn nên việc mất thảm thực vật rừng gây hiệu quả nghiêm trọng, nhất là các trận lũ bùn, lũ quét tàn phá nghiêm trọng đời sống của người dân và môi trường. Do đó việc bảo vệ tài nguyên rừng của tiểu vùng này có ý nghĩa rất lớn, vượt ra ngoài phạm vi của tỉnh Lào Cai. Bởi vì đây là thượng nguồn các con sông lớn chảy về trung du và đồng bằng Bắc Bộ, sự ngập lụt ở thượng lưu sẽ tác động không nhỏ đến vùng trung và hạ lưu.

3.5.3. Tiểu vùng khí hậu thượng sông Chảy

Về phạm vi, tiểu vùng này bao gồm các huyện Mường Khương, Si Ma Cai và Bắc Hà, trên một bậc thềm cổ, nhiều đá vôi với quá trình karst mạnh. Độ cao trung bình của tiểu vùng từ 750 – 1000m hoặc cao hơn không đáng kể.

Chỉ tiêu phân vùng khí hậu nổi bật của tiểu vùng khí hậu này là có tổng nhiệt độ trung bình năm từ 6500 - 80000C và có lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000mm.

Trong chế độ nhiệt, tổng nhiệt độ trung bình năm ở mức trung bình, từ 6500 – 80000C, nhiệt độ trung bình năm từ 18 – 200C. Do địa hình cao nên trong năm có năm tháng nhiệt độ dưới 180C, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng 1 từ 8 – 100C (Mường Khương 9,20C, Bắc Hà 8,10C). Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tại Bắc Hà là -3,60C (ngày 27/12/1902), tại Mường Khương là 0,60C (ngày 31/12/1975). Tại tiểu vùng khí hậu này thì hiện tượng sương muối, băng giá xảy ra hàng năm, nhất là vào nửa đầu mùa đông, đôi khi xuất hiện mưa đá với cường độ lớn, sức tàn phá nghiêm trọng.

Lượng mưa của tiểu vùng này lớn, từ 1600 – 2000mm/năm, nếu so sánh với tiểu vùng khí hậu núi cao Hoàng Liên Sơn thì tiểu vùng này có lượng mưa ít hơn, mưa chủ yếu vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10, với đỉnh mưa vào tháng 7, tháng 8). Có ba tháng khô với lượng mưa xuống dưới 50mm/tháng (đó là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2), do đó cần phải đảm bảo cung cấp đủ nước tới cho cây trồng vào mùa khô.

Trong chế độ gió thì tốc độ gió của tiểu vùng này không mạnh trung bình từ 1,0 – 1,5m/s, mạnh hơn vào các tháng cuối mùa đông và đầu mùa hạ (từ tháng 1 – tháng 4). Tuy nhiên tốc độ gió mạnh nhất có thể đạt 30m/s (tại Mường Khương đo được ngày 05/4/1965, hướng gió Tây Bắc, Bắc Hà đo được ngày 03/3/1975 hướng gió Đông Nam). Đặc biệt tại tiểu vùng này ít chịu tác động của gió Tây khô nóng, nhưng tần suất tác động của gió mùa Đông Bắc lớn hơn các tiểu vùng khác.

Như vậy, với nền nhiệt mát mẻ, có mùa đông lạnh kéo dài, lượng mưa trung bình năm lớn, tốc độ gió lại nhỏ, hầu như không chịu tác động của gió Tây khô nóng … Đó là điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả (đào, lê, mận…), cây dược liệu quí. Đặc biệt tại đây đã hình thành vùng trồng mận

tam hoa với diện tích lớn nhất cả nước, chất lượng ngon. Mận tam hoa chỉ ra hoa, thụ phấn tốt ở vùng cao, nơi có khí hậu thuận lợi (nhiệt độ trung bình năm 18 – 200C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối thích hợp nhất dưới 300C, biên độ nhiệt năm từ 4 – 70C, tổng lượng mưa 1500 – 2000mm/năm, độ ẩm không khí 80 – 85%; trong năm có 5 – 6 tháng lạnh, số tháng khô 3 – 4 tháng, tổng số giờ nắng 1500 – 2000 giờ…) [24]. Tuy nhiên vấn đề khó khăn ở đây là hiện tượng sương muối, băng giá vào nửa đầu mùa đông, đó chính vào thời điểm ra hoa, kết trái của cây mận, sẽ làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh cây ăn quả, điều kiện khí hậu của tiểu vùng này còn cho phép phát triển các loại cây khác như ngô, đậu tương… Kiểu rừng ở đây là rừng hỗn giao lá rộng với lá kim thường xanh, mang cả tính chất nhiệt đới và á nhiệt. Nhưng hiện nay, rừng nguyên sinh còn rất ít, chủ yếu là rừng trồng và quần xã cây bụi, trảng cỏ.

Tóm lại, dưới sự tác động của nhiều yếu tố đặc biệt là địa hình và hoàn lưu gió mùa đã tạo ra sự phân hóa khí hậu Lào Cai thành ba tiểu vùng với các đặc điểm khác biệt nhau. Mỗi tiểu vùng khí hậu có một lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó cần có các biện pháp, các định hướng khai thác tốt nhất lợi thế về khí hậu ở mỗi tiểu vùng, để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các nhân tố hình thành khí hậu, đặc trưng của các yếu tố khí hậu và sự phân vùng khí hậu tỉnh Lào Cai, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w