Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 135 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
135
Dung lượng
323,79 KB
Nội dung
MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan 24 Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận phục vụ sử dụng đất bền vững 41 Hình 2.2: Sơ đồ nguyên nhân và quá trình phát triển sa mạc hoá 93 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường tự nhiên là một hệ địa sinh thái đa dạng và phức tạp, là một tổ hợp các yếu tố hoàn chỉnh có mối quan hệ lẫn nhau. Bởi vì hệ địa tự nhiên là bộ phận của một địa hệ cao hơn cũng đồng thời mỗi hệ địa tự nhiên gồm các địa hệ ở bậc thấp hơn. Nó chứa đựng những điều bí ẩn mà hiện nay con người vẫn chưa khám phá hết, với hàng loạt các đặc điểm cảnh quan khác nhau, từ cảnh quan ở vùng cực, hay cảnh quan vùng ôn đới cho đến cảnh quan nhiệt đới, xích đạo - mỗi cảnh quan lại có các đặc điểm và tính chất riêng biệt cho mình với các nhân tố thành tạo đặc biệt để tạo nên chúng. Song cảnh quan mà có đặc điểm địa hoá độc đáo hơn cả đó chính là cảnh quan khô nóng mà cụ thể là cảnh quan vùng đất cát khô hạn. Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Bắc chí Nam, địa hình 3/4 là đồi núi với tính chất chia cắt mạnh, các dãy núi ăn sát ra biển tạo nên vùng duyên hải Nam Trung Bộ mà trong đó có tỉnh Bình Thuận. Do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, đất cát và cồn cát chiếm ưu thế, bên cạnh đó hướng gió thổi song song với hướng địa hình ven biển đã ảnh hưởng và làm cho khu vực Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình. Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô cằn nhất cả nước đã hình thành các vùng cát hoang mạc rộng lớn. Trước thực trạng khô hạn kéo dài, thoái hoá đất và xói mòn do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong đó Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất. Ngoài các tác nhân tự nhiên, chúng ta còn phải đề cập đến tác nhân con người với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên triệt để không hợp lí, phá rừng phòng hộ để chuyển mục đích sử dụng sang trồng trọt và đất ở dẫn đến tình trạng thiếu nước một cách nghiêm trọng cho phát triển kinh tế do lượng nước ngầm bị hạ thấp, không những thế việc khai thác Titan trong cát của các doanh nghiệp, cũng như chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả tự do và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn một cách tự phát không được đánh giá, quy hoạch hợp lí đã làm cho đất 4 ngày càng trở nên xấu hơn khó cải tạo, hình thành các khu vực đất hoang hoá, đất cát kết hợp với gió mạnh thường xuyên thổi từ biển vào tạo nên những cơn bão cát đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp Quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn ha. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh, Tuy Phong – Bình Thuận ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của khu vực. Riêng hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình có diện tích đất hoang hoá khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển, các đồi cát di động ở đây có diện tích 5.000 ha dẫn đến tình trạng sa mạc hoá trên diện rộng. Sa mạc hoá ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta (cụ thể trong khu vực nhiệt đới) được xem là một bài toán khó đối với các nhà khoa học trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội của con người mà quan trọng nhất là tác động của nó đến với sản xuất nông nghiệp. Sa mạc hoá càng phát triển đồng nghĩa với việc diện tích đất trống đồi trọc, đất cát hoang hoá, cồn cát được mở rộng, ngược lại diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kiềm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và làm cho đời sống nhân dân nơi đây vốn đã khó khăn nay càng khắc nghiệt hơn. Trước thực trạng ấy, việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên vùng đất khô hạn quanh năm, tìm hiểu tình trạng sa mạc hoá diễn ra hết sức là cực đoan là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, nó không chỉ là trách nhiệm đối với các nhà quản lý, nhà khoa học, các nhà nghiên cứu mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân để có cách nhìn nhận sâu sắc về vấn đề này, từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai từ tự nhiên. Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn hai huyện Tuy phong, Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận phục vụ sử dụng đất bền vững” làm luận văn tốt nghiệp của mình và có thể giúp ích một phần nào đó trong công tác ủng hộ “chống” sa mạc hoá. 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích của đề tài Giúp có cái nhìn tổng quan hơn về cảnh quan vùng đất cát khô hạn, một cảnh quan đặc trưng của miền nhiệt đới khô nóng. Đóng góp những nội dung cơ bản nhất cho công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sa mạc hoá như là một dạng biểu hiện của “biến đổi khí hậu” toàn cầu. Xác định được những thuận lợi và khó khăn trước mắt của khu vực, cũng như những tiềm năng trong tương lai để có những chiến lược, chính sách sao cho khai thác hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu sự rủi ro do tác động của tự nhiên. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu về cảnh quan (CQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) và vấn đề sa mạc hoá từ đó xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu làm nền tảng cho quá trình phân tích đánh giá. Phân tích các nhân tố thành tạo CQ, các đặc điểm cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang tiểu biểu của cảnh quan khô hạn và phân tích tình trạng sa mạc hoá đang diễn ra mạnh nhất ở hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, thành lập bản đồ cảnh quan các huyện tỉnh Bình Thuận. Từ những thế mạnh và hạn chế về ĐKTN, đề xuất hướng định hướng phát triển kinh tế cho tỉnh, đồng thời đưa ra các giải pháp giảm thiểu tiến trình sa mạc hoá. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu đề tài chủ yếu tập trung vào hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. 3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung xoay quanh nghiên cứu các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN) của cảnh quan vùng đất cát khô hạn và các điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH), và tình trạng sa mạc hoá đang hoạt động trên khu vực nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan 6 Đề xuất định hướng và các giải pháp cấp thiết cho việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác phục vụ cho phát triển nông lâm nghiệp lộ trình đến năm 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1 Trên thế giới Hướng nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ rất sớm, cùng với sự phát triển của khoa học Địa lý, đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, học thuyết cảnh quan được hình thành và phát triển độc lập ở hai nước Nga và Đức. Cảnh quan học thực sự phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết nghiên cứu cảnh quan phải kể đến công lao của các nhà địa lý Xô Viết A.A. Grigoriev, B.N. Xukatrov, B.B. Polunov, X.V. Kalexnic, A.G. Xonlxev, N.A. Gvozdexky, Nhicolaev, A.G. Ixatxenko… Cùng thời gian này, hướng nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất, phân hoá lớp vỏ địa lý được phát triển mạnh mẽ. Mặc dù quan niệm về cảnh quan còn khác nhau nhưng hầu hết các nhà địa lý Xô Viết coi “Cảnh quan” là một thực thể tự nhiên, là các “Tổng hợp thể tự nhiên” ở các cấp khác nhau. Nhu cầu sử dụng tài nguyên không ngừng gia tăng. Ngày càng nhiều dạng tài nguyên được đưa vào sản xuất, hình thành nhiều dạng sử dụng khác nhau. Vì vậy, khoa học cảnh quan không dừng lại ở việc nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, xác định đơn vị cảnh quan mà phải tiến tới nghiên cứu cấu trúc chức năng, đánh giá tổng hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sự ra đời của “Cảnh quan học ứng dụng” phải kể đến công lao to lớn của A.G. Ixatxenko, tiêu biểu trong số các công trình của ông có “Địa lý học ngày nay” (1982), “Cảnh quan ứng dụng” (1983)… Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu theo hướng “Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho mục đích thực tiễn” của Liên Xô (cũ), CH Ucraina, các nước Tây Âu, Mỹ… có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn, góp phần hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp NCCQ và ĐGCQ. 4.2 Ở Việt Nam và địa bàn nghiên cứu 7 Đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập với “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh quan” (1970” và “Địa lý tự nhiên Việt Nam” (1970); Lê Bá Thảo với “Thiên nhiên Việt Nam” (1977) và “Việt Nam - lãnh thổ và các vùng kinh tế” (2000)… Mang tính chất lý thuyết cảnh quan ứng dụng như “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” (1976) của Vũ Tự Lập. Cũng nội dung này Vũ Tụ Lập còn có công trình “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch lãnh thổ” (1982). Cảnh quan học và đánh giá cảnh quan nước ta phát triển mạnh từ đầu thập kỷ 1990. Đóng góp to lớn cho sự phát triển này phải kể đến các công trình của tập thể tác giả Viện Địa lý - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, các tác giả trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo hướng nghiên cứu cơ bản có “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1992) của các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh. Theo hướng tiếp cận sinh thái, có “Các vùng địa lý sinh thái Việt Nam” (1992) do tác giả Phạm Hoàng Hải và nnk thực hiện; “Về hướng tiếp cận sinh thái nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam” (1992) của tác giả Phạm Hoàng Hải; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (1993) do các cán bộ Viện Địa lý - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường” (1993) tác giả Nguyễn Thượng Hùng và nnk thực hiện, hay “Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế” (2002) của Nguyễn Thế Thôn. Gần đây Nguyễn Cao Huần có công trình “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận sinh thái” (2005). Ngoài ra, còn một lượng lớn các đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công kiên quan đến vấn đề đánh giá cảnh quan. Tình hình nghiên cứu ở hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về đánh giá cảnh quan. Tất cả chỉ 8 dừng lại ở mức độ mô tả và chưa đi sâu vào nội dung đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển kinh tế. Một số công trình chủ yếu đánh giá mức độ khô hạn, sa mạc hoá, và thiên tai và các giải pháp như “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá trình trạng hạn hán tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” của các tác giả Trường Khoa học xã hội và Nhân Văn TPHCM; “Thực trạng tài nguyên đất - nước và nguy cơ sa mạc hoá, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận” của tác giả Lê Sâm và Nguyễn Đình Vượng; “Một số đặc điểm của đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận”của tác giả Đặng Xuân Phú. Gần đây nhất là của tác giả Phạm Quang Vinh về công trình “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hoang mạc hoá đến môi trường và xã hội ở khu vực Nam Trung Bộ (Nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Bình Thuận)” thuộc chương trình hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư. Như vậy có thể nói công trình khoa học của tác giả hiện tại là rất mới và sẽ từng bước đi đầu cho việc nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển kinh tế của hai huyện Tuy Phong - Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lý tự nhiên tổng hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các điểm đặc trưng tự nhiên ở một số điểm. Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm địa lý tự nhiên và phân hoá không gian lãnh thổ. Kết hợp với các phương pháp khác so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của nơi nghiên cứu. 9 4.2 Phương pháp thu thập xử lý tài liệu 4.3 Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập có lựa chọn các tài liệu, số liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Sau khí thu thập và phân tích xử lý số liệu theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi thống kê các tài liệu theo bảng biểu. Từ đó, đánh giá tổng hợp, rút ra nhận xét về thực trạng và xu hướng phát triển các ngành kinh tế thông qua tiềm năng đất đai. 4.4 Phương pháp bản đồ 4.5 Theo N. N. Baranski: “Bản đồ là alpha và omega của địa lý”. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình. 4.6 Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bắt đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm nắm bắt khái quát và nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng của khu vực. Để đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ CQ. 4.7 Phương pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cấu trúc 4.8 Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan hệ giữa các hợp phần TN trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị CQ trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị kinh tế của ĐKTN và TNTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT-XH, mô hình hoá các hoạt động giữa TN với KT-XH, phục vụ cho việc dự báo cho sự biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lý TN và BVMT. 4.9 Phương pháp hệ thông tin địa lí (GIS) 4.10 Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm ArcGis 10.2. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các bản đồ phục vụ việc ĐGCQ. 10 [...]... luận và thực tiễn nghiên cứu cảnh quan khô hạn và các vấn đề liên quan đến sa mạc hoá 10 Chương 2: Các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn - sa mạc hoá 11 Chương 3: Đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ nghiên cứu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33.NỘI DUNG 34.CHƯƠNG 1 12 35.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN KHÔ... tượng và kết quả nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần được thể hiện lên bản đồ - bản đồ cảnh quan Bản đồ cảnh quan phản ánh đầy đủ, khách quan đặc điểm, quy luật hình thành, phân bố của các thành phần, yếu tố tự nhiên và mối quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan trên một lãnh thổ Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững cần... này, chúng tôi sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính loại hình để thành lập bản đồ cảnh quan hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận 43 1.1.1.2 Hướng nghiên cứu cảnh quan 44 Cảnh quan học đã vận dụng những tri thức địa lý chung để nghiên cứu lãnh thổ cụ thể Học thuyết CQ cũng như khoa học địa lý, tuân thủ các giai đoạn phát triển: phân tích bộ phận, tổng hợp, tổng hợp bậc cao hơn và phát triển... KHÔ HẠN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SA MẠC HOÁ 36 1.1 Cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan 1.1.1 Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan 1.1.1.1 Quan niệm cảnh quan 37 Từ đầu thế kỷ XIX (năm 1805), thuật ngữ cảnh quan lần đầu tiên được sử dụng có nguồn gốc từ tiếng Đức - landschaft, với nghĩa nguyên thủy là phong cảnh, quang cảnh Cùng với tiến trình phát triển của khoa học cảnh quan, đối tượng nghiên. .. Hệ thống và vận dụng cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan và vấn đề sa mạc hoá cho việc nghiên cứu Xác định tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sa mạc hoá của địa bàn nghiên cứu 5.2 Xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan, xây dựng bản đồ đánh giá cảnh quan và bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ 5.3 Đưa ra các định hướng và giải pháp... đi sâu vào hướng tiếp cận khoa học tổng hợp - NCCQ vùng Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT XH và bảo vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững (PTBV) [10] 1.1.1.2 Lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan Theo GS Nguyễn Thượng Hùng: Nghiên cứu cảnh 51 quan thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ... nay có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới (3,6 tỷ ha) bị ảnh hưởng do suy thoái đất 186 1.2.2 Nguyên nhân và biểu hiện của SMH 187 1.2.2.1 Tính nhạy cảm của vùng đất khô hạn đến SMH 188 Sa mạc hoá từ lâu đã gắn liền với suy thoái đất ở vùng đất khô hạn Những vùng đất này đặc trưng bởi các đặc điểm sinh thái và môi trường làm cho chúng đặc biệt dễ bị rối loạn và từ đó dẫn đến quá trình... - Năm 1983, Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1: 2.000.000 đã xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Khối cảnh quan Hệ cảnh quan Phụ hệ cảnh quan Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Nhóm cảnh quan Kiểu cảnh quan Trong đó kiểu cảnh quan là cấp cơ sở, hiểu là kiểu các khu vực (cảnh quan) tương tự nhau... loại khác nhau là không đồng nghĩa với nhau Do đó, khi nghiên cứu cảnh quan một lãnh thổ cần hiểu đúng bản chất, không thể hiểu theo tên gọi của chúng 157 1.1.3.2 Bản đồ cảnh quan Quan niệm chung về bản đồ cảnh quan (BĐCQ) 158 Trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan đòi hỏi trước hết phải nghiên cứu, đánh giá tổng hợp được các nhân tố thành tạo cảnh quan và phải xét chúng trong mối quan hệ tương hỗ giữa... đẩy các quá trình tự nhiên khác Tuy nhiên, theo đánh giá chung, yếu tố động lực lớn nhất, có tính quyết định nhất đến sự biến đổi CQ chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người 60 Những lý luận này được vận dụng trong nghiên cứu cảnh quan (NCCQ) các ĐKTN và TNTT của hệ thống lãnh thổ hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nhằm xác định các loại cảnh quan khác nhau trên lãnh thổ,