669 Tổng diệntích đất 670 671 672.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 58)

- Trên thế giới và nước ta

668. 669 Tổng diệntích đất 670 671 672.

tích đất 670. 671. 672. 264.83 0 673. 1 674.  Nhóm đất cát: ARENOSOLS - C

675. Đất cát có diện tích khá lớn 56.347,19 ha chiếm tỷ lệ 21,27% trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu vực nghiên cứu, được phân bố dọc theo bờ biển. Nhóm đất cát gồm 4 loại (phân vị ở cấp 3 - Subunits): Đất cồn cát trắng vàng: Dystri Luvic Arenosols: Cc; Đất cồn cát đỏ: Dystri Rhodic Arenosols: Cd; Đất cát biển: Dystri Haplic Arenosols: C; Đất cát trắng: Dystri Albic Arenosols: Ct.

676. Đất cát ở Tuy Phong và Bắc Bình được đánh giá còn rất trẻ, chỉ hình thành vào kỷ Đệ Tứ. Trong đó:

677. Đất cát biển được hình thành do sự bồi đắp của trầm tích biển, bề mặt lượn song nhẹ, địa hình thấp, tập trung ở các xã Hoà Phú, Chí Công, Bình Thạnh, Hồng Thái, Hồng Phong. Diện tích khoảng 8.727,72 ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên.

678. Đất cồn cát trắng vàng hình thành chủ yếu do sự phối hợp của các dòng chảy thuỷ triều, gió và sóng biển, có địa hình dạng cồn cát, đụn cát ven biển, độ cao thay đổi từ 0 - 100 m so với mặt nước biển. Diện tích 2.995,63 ha, chiếm 1,13% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các xã Hoà Phú, Chí Công, Bình Thạnh, ven biển xã Hoà Thắng. (Phụ lục 2.2)

679. Đất cồn cát đỏ có tuổi thọ cao hơn so với đất cát trắng vàng. Nó xuất hiện vào cuối kỷ Pliocen hoặc đầu Plitocen, trước đây nằm sâu dưới đáy biển sau này được nâng lên dần. Đất cồn cát đỏ thường nằm sâu hơn trong đất liền so với đất cát trắng vàng, dọc theo Quốc lộ 1A thuộc xã Bình Thạnh, tập trung khá lớn ở xã Hồng Phong, Hồng Thái, Hoà Thắng, TT Chợ Lầu. Đất cát đỏ thường ở địa hình cao, diện tích 38.572,84 ha, chiếm 14,56% diện tích tự nhiên.

680. Cát trắng với diện tích khoảng 6.051 ha chiếm 2,29% diện tích tự nhiên.Phân bố ở các xã: Hoà Thắng, Hồng Phong, TT Phan Rí Cửa, Hoà Minh.

681. Đất cát ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát trên dưới 70%, tỷ lệ sét và limon chỉ xấp xỉ 30%. Đất có độ chua nhẹ, pH từ 4,5 - 6,5; CEC trong đất đạt 4 - 6 me/100gr đất. Hàm lượng mùn và đạm thấp dưới 1%; Lân tổng số (P2O5) nghèo: 0,01 - 0,35%; Kali tổng số (K2O) thấp từ 0,06 - 0,1%, do đất có độ màu mỡ kém, khả năng giữ nước giữ màu thấp nên việc sử dụng vào sản xuất nông nghiệp rất khó. Đối với vùng cồn cát trắng vàng và cồn cát đỏ có thể trồng rừng phòng hộ hoặc trồng các loại hoa màu như: Rau, đậu… Nếu như có đầu tư tốt hơn thì có thể trồng cây ăn trái như: Xoài, nhãn, mãng cầu… Đối với đất cát biển nếu có điều kiện rửa mặn thì cũng có thể trồng được hoa màu.

Nhóm đất mặn: SALIC FLUVISOLS - M

682. Đất mặn có diện tích khoảng 458,29 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích tự nhiên, đây cũng là nhóm đất có diện tích nhỏ nhất trong các loại đất phổ biến của hai huyện. Theo hệ thống phân loại của FAO đất mặn phân thành 2 đơn vị tương đương cấp phân vị cấp 3 (Subunits):

683. - Đất mặn kiềm (đất cà giang): Sodi Haplic Solonetz - Mk: Đây là nhóm đất rất đặc trưng được hình thành trên địa hình hẹp và khí hậu khô hạn. Đất mặn kiềm phổ thông là loại đất có tầng kiềm hoá B, tầng màu nhạt A. Trong phạm vi từ mặt đất xuống 100 cm không có đặc tính mang nước (Stagnic) và đặc tính Gley (Gleyic). Đất mặn kiềm có diện tích 111,96 ha chiếm 0,04% phân bố ở xã Phú Lạc, địa hình bằng phẳng, có thành phần cơ giới: Cát 39 - 56%, tỷ lệ sét và limon từ 44 - 61%.

684. Đất mặn kiềm hay còn gọi là “ Đất cà giang” theo tiếng địa phương là đất có độ màu mỡ cao nên khả năng đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tương đối dễ dàng nếu có điều kiện rửa mặn loại đất này rất thuận lợi để phát triển cây nho là loại cây có giá trị kinh tế cao.

685. - Đất mặn ít và trung bình: Sali Umbric Fluvisols - M: Đất mặn ít và trung bình ven biển được hình thành chủ yếu do quá trình ngập mặn của nước biển theo thuỷ triều tràn vào. Theo hệ thống phân loại của FAO gọi là đất phù sa mặn có diện tích 346,33 ha chiếm 0,13%, phân bố ở xã Chí Công và Vĩnh Hảo. Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp.

686. Về độ mặn, do ảnh hưởng bởi sự xâm thực của nước biển nên thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu: Cl% hoặc EC ms/cm và tổng muối hoà tan. Đất mặn ít và trung bình có Cl: 0,05 - 0,25%, EC: 1 - 4 ms/cm. Nhìn chung, đất mặn ít và trung bình có độ màu mỡ tương đối cao. (Phụ lục 2.1)

687. Do đất mặn ít và trung bình có độ màu mỡ tương đối cao nên khả năng đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là tương đối dễ dàng nếu có điều kiện rửa mặn như: Trồng lúa, dừa, hoa màu các loại hoặc cũng có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, làm muối…

Nhóm đất phù sa: FLUVISOLS - P

688. Đất phù sa ở Tuy Phong và Bắc Bình có diện tích tương đối thấp so với các huyện còn lại trong tỉnh với 19.266,72 ha, chiếm 7,27% diện tích tự nhiên, nằm dọc theo các con sông lớn: sông Lòng Sông, sông Đá Bạc, sông cà Giây… được hình thành do trầm tích các con sông chảy qua.

689. Đất phù sa có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đôi khi là cát pha hay cát, tỷ lệ hạt sét và limon từ 5,6 - 6,5 %, dung tích hấp thụ khá cao, thường có màu nâu, tầng đất dày. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất phù sa tương đối cao. (Phụ lục 2.1)

690. Căn cứ vào đặc tính, hình thái phẫu diện và các tính chất hoá lý, đất phù sa được chia thành 2 loại tương đương phân vị cấp 3 theo hệ thống phân loại FAO:

- Đất phù sa được bồi: Umbrihumi Eutric Fluvisols - Pb (4.723,94 ha).

- Đất phù sa chua: Umbri Dystric Fluvisols - P (10.663,11 ha).

- Đất phù sa ngòi suối: Areni Dystric Fluvisols - Py (3.879,67 ha).

691. Đất phù sa do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước. Ngoài ra đất còn thích hợp với các loại hoa màu (Rau, đậu các loại…) hay cây công nghiệp ngắn ngày như bông vải, đậu nành và cả các loại cây ăn quả. Chính vì thế loại đất này là vùng sản xuất chính của hai huyện.

692. Nhóm đất này có diện tích 31.845,74 ha chiếm tỷ lệ 12,02% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Phong Phú, Phú Lạc, phần lớn ở xã Vĩnh Hảo thuộc huyện Tuy Phong và xã Phan Hoà, Phan Rí Thành, TT. Lương Sơn, xã Phan Lâm, Sông Luỹ, TT. Chợ Lầu và Hồng Thái, Phan Sơn.

693. Đất xám ở đây được hình thành trên mẫu đất phù sa cổ và trên đá granit và đá sét, giàu thạch anh, nghèo kiềm và kiềm thổ, thường phân bố ở địa hình bằng phẳng, ít dốc. Thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt sét và limon chiếm từ 40 - 50 %, tỷ lệ hạt cát > 50%. Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính, Cation trao đổi thấp. Hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp. (Phụ lục 2.1)

694. Căn cứ vào đặc tính và tính chất hoá lý có thể xếp đất xám thành 2 loại tương đương với phân vị cấp 3 - Subunits theo hệ thống phân loại FAO):

- Đất xám trên phù sa cổ: Areni Haplic Acrisols - Xu (8.751,36 ha), phân bố chủ yếu xã Bình An, Hải Ninh, Phan Thanh, Sông Luỹ, Lương sơn, Bình Tân.

- Đất xám trên đá granit và đá cát: Veti Haplic Acrisols - Xa (23.094,38 ha) tập trung khá rộng rãi ở xã Bình Tân, Sông Luỹ, Lương Sơn, Bình An, Hải Ninh, Phan Điền, Phan Hoà, Phong Phú, Vĩnh Hảo, Phú Lạc.

695. Nhìn chung đất có độ phì khá hơn đất cát nhưng kém sa so với đất phù sa. Tuy nhiên, đất xám khá thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đối với những vùng có địa hình hơi cao có thể sử dụng cho trồng cây công nghiệp dài ngày: Điều hay hoa màu các loại (Khoai lang, mè, đậu các loại…), đối với nơi có địa hình thấp có thể trồng lúa nước, hoa màu nhưng hầu hết đều phải bón thêm đầy đủ các loại phân: Hữu cơ và cân đối tỷ lệ N:P:K.

Nhóm đất đỏ nâu và nâu vàng bán khô hạn: LIXISOLS

696. Đất đỏ và đất nâu vàng bán khô hạn là nhóm đất đặc biệt được hình thành trên phạm vi hẹp của tỉnh Thuận Hải cũ, nay là tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Đây là loại đất hình thành trong điều kiện khí hậu khô hạn với thời gian khô hạn kéo dài, lượng bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng mưa, địa hình thấp, dốc thoải ven các chân đồi cao, chủ yếu từ sản phẩm phong hoá đá mẹ macma axit (Riolite, granite). Đất đỏ nâu và nâu vàng bán khô hạn có diện tích 9.813,67 ha chiếm tỷ lệ

Điền, Phan Dũng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình cho đến thịt nặng, ít chua, lượng Cation trao đổi khá (Ca++: 17 - 20 me/100gr đất). Ở tầng mặt cấp độ hạt sét đạt 5 - 6 %, tầng tích tụ sét thì tỷ lệ hạt sét tăng lên 30 - 40 %. Nhìn chung đất có hàm lượng mùn trung bình từ 0,8 - 1,5 %; đạm và lân tổng số nghèo (0,03 - 0,08 %). Tuy nhiên Kali tổng số (K2O) lại rất giàu (2,0 - 2,5 %).

697. Căn cứ vào đặc tính và tính chất lý hoá có thể phân đất đỏ và nâu vàng bán khô hạn thành 2 loại sau (Tương đương với phân vị cấp 3 - Subunits theo hệ thống phân loại FAO):

- Đất đỏ vàng bán khô hạn: Rholi Haplic Lixisols - Xd (315,33 ha).

- Đất nâu vàng bán khô hạn: Ferri Haplic Lixisols - Xk (9.498,34 ha).

698. Nhìn chung đất đỏ và nâu vàng bán khô hạn có độ phì kém, hơn nữa lại nằm trong khu vực thiếu nước nước nên khả năng đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Tuy nhiên nếu cải thiện tốt vấn đề nước tưới, thì đối với đất ở vùng cao có thể trồng cây ngắn ngày vào mùa mưa như: Các loại đậu, dưa lấy hạt… đối với địa hình thấp, tầng canh tác dày thì có thể trồng lúa nước và cây ngắn ngày.

Nhóm đất đỏ vàng: FERRASOLS - F

699. Đất đỏ vàng có diện tích 128.479,61 ha (lớn nhất trong khu vực nghiên cứu) chiếm 48,51% tổng diện tích đất tự nhiên.

700. Loại đất này hình thành trên các đá mẹ khác nhau: Đá sét, đá cát, phù sa cổ, đá macma axit. Địa hình thường cao, độ dốc lớn, có sự chia cắt mạnh và chịu sự tác động mãnh liệt của quá trình xói mòn, rửa trôi. Quá trình nung hoá và biến đổi khoáng sét trong đất xảy ra mãnh liệt, hầu như không còn khoáng sét trong đất, còn lại chủ yếu là Caolinite. Đất có thành phần cơ giới nặng (Từ thịt nhẹ đến sét), cơ cấu hạt tơi xốp. Đất thường chua vừa đến ít chua, pH từ 5 - 6,5, BS trao đổi khoảng 32 - 40%. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất như mùn đạm khá cao nhưng lân và Kali nghèo. (Phụ lục 2.1)

701. Căn cứ vào tính chất và phương pháp phân loại của FAO có thể chi thành 8 đơn vị cấp 3 (Subunits):

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Areni Xanthic Ferrasols - Fq (17.803,77 ha) tập trung lớn ở Phan Lâm, Bình An, Phan Dũng.

- Đất vàng đỏ trên đá riolit: Acri Rhohic Ferrasols - Fat (46.958,76 ha) phân bố ở xã Phan Sơn, Phan Lâm, Bình An, Phan Điền, Phan Hoà, Hải Ninh, Phan Dũng, Phong Phú, Vĩnh Hảo.

- Đất vàng đỏ trên đá granit: Acri Rhodic Ferrasols - Fai (39.057,18 ha) tập trung ở xã Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Điền, Phan Hoà, Phong Phú, Phú Lạc, TT. Liên Hương, Vĩnh hảo, Phan Dũng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Areni Xanthic Ferrasols - Fp (2.684,35 ha) tập trung ở 3 xã: Sông Luỹ, Lương Sơn, Phan Thanh.

- Đất nâu tím trên đá bazan: Acri Rhodic Ferrasols - Ft (1.805,49 ha) phân bố ở xã Phan Sơn, Sông Luỹ, Phan Tiến, Lương Sơn.

- Đất nâu đỏ trên đá daxit: Acri Rhodic Ferrasols - Fkd (6.541,42 ha) phân bố ở xã Phan Sơn, Phan Tiến, Sông Luỹ, Phan Lâm, Lương Sơn.

- Đất nâu đỏ trên đá andezit: Acri Rhodic Ferrasols - Fka (2.928,59 ha) tập trung chủ yếu ở Lương Sơn, Phan Sơn, Phan Lâm.

- Đất đỏ vàng trên đá sét: Acri Rhodic Ferrasols - Fs (10.718,05 ha) tập trung ở xã Phan Lâm, Bình An.

702. Nhìn chung đất đỏ vàng có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, vì vậy thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất:

• Vùng đất có tầng hữu hiệu dày, có thể trồng cây công nghiệp dài ngày như: Điều, dừa hoặc các loại cây ăn quả khác.

• Vùng đất có tầng hữu hiệu mỏng thì có thể trồng các loại cây hàng năm như: Hoa màu, cây họ đậu…

Nhóm đất mùn

703. Đất mùn đa số được hình thành trên đá macma axit (granit và daxit) và riolit. Loại đất này có hàm lượng mùn khá cao, nhưng lân và kali thường nghèo. Loại đất này có diện tích khoảng 2.915,47 ha chiếm 1,1% diện tích tự nhiên, phân bố Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Dũng. Do đặc điểm phân bố chủ yếu trên núi trung bình và núi cao nên tính bền vững của đất này rất kém, khả năng xói mòn vả rửa trôi lớn do độ dốc lớn, nhưng tầng hữu hiệu tương đối mỏng. Căn cứ vào đặc điểm

và tính chất theo hệ thống phân loại của FAO có thể chia thành 2 loại tương đương đơn vị cấp 3:

- Đất mùn vàng đỏ trên đá riolit: Epilithi Humic Ferrasols - Hat (1.812,9 ha).

- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét: Humic Ferrasols - Hs (1.102,57 ha).

704. Đất mùn rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là rừng đầu nguồn và phòng hộ ở vùng núi cao.

Nhóm đất thung lũng: GLEYSOLS - D

705. Đất này có diện tích là 2.257,5 ha chiếm 0,85% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình thung lũng vùng đồi núi thuộc xã Phong phú, xã Phan Sơn, Phan Lâm. Đất này có đặc điểm kết cấu lý hoá học rất đa dạng, phụ thuộc vào sản phẩm của đá mẹ từ địa hình xung quanh đưa tới.

706. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, nhiều mùn (4%), đạm và lân tổng số nghèo (N: 0,07%, P2O5: 0,04%).

707. Căn cứ vào phương pháp phân loại của FAO thì đất thung lũng được chia thành một đơn vị tương đương cấp phân vị cấp 3 (Subunits): Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Cumuli Umbric Gleysols.

708. Do hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao nên nhóm đất này giàu mùn có thể sử dụng để trồng lúa, màu, lương thực và các cây công nghiệp ngắn ngày.  Nhóm đất đen: LUVISOLS - R

709. Đất đen được hình thành ở địa hình sườn dốc, bằng hoặc thung lũng thấp, đồng thời có 2 quá trình xảy ra: Quá trình tích luỹ chất hữu cơ và quá trình tích luỹ các chất kiềm trong điều kiện đá mẹ xung quanh phong hoá giàu kiềm như đá bazan. Nhóm đất này có diện tích 10.175,7 ha chiếm khoảng 3,84% diện tích tự nhiên. Theo hệ thống phân loại của FAO phân thành 2 đơn vị như sau:

- Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt bazan: Epilithi Chromic Luvisols - Ruv (7.385,48 ha) phân bố ở xã Sông Luỹ, Lương Sơn, Phan Lâm, Bình An.

- Đất nâu xám trên sản phẩm đá andezit: Chromic Luvisols - Rua (2.790,22 ha) tập trung chủ yếu ở xã Bình Tân, Sông Luỹ, Lương Sơn, Phan Thanh.

710. Thành phần cơ giới của loại đất này là đất nặng. Đất có phản ứng gần trung tính. Hàm lượng mùn tầng mặt khá và giảm theo chiều sâu. Lân và kali tổng

số từ trung bình đến khá, dung tích hấp thụ khá cao. Tuy nhiên đất có tầng mỏng, lẫn nhiều đá, bị khô hạn nặng về mùa khô đã gây khó khăn trong sản xuất

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đó: LEPTOSOLS - E

711. Đây là loại đất có tầng mỏng, diện tích 2.562,53 ha chiếm tỷ lệ 0,96%

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w