XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 99)

- Trên thế giới và nước ta

XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU

HỢP LÝ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển Nông - lâm nghiệp

3.1.1 Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá

3.1.1.1 Nguyên tắc và phương pháp đánh giá

 Để đánh giá mức độ thích nghi của các loại CQ cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp hai huyện huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận thực hiện theo cách so sánh khả năng đáp ứng của các loại CQ với yêu cầu của từng ngành sản xuất. Việc đánh giá này được thực hiện bằng cách cho điểm các tiêu chí, chỉ tiêu của CQ, có nhân với trọng số các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất ngành đó. Thang điểm đó được phân cấp thành các mức độ khác nhau, và được chia làm 3 cấp:

 - Rất thích nghi (3 điểm)  - Thích nghi (2 điểm)  - Kém thích nghi (1 điểm)

 Bậc trọng số các nhân tố ảnh được xác định tùy theo mức ảnh hưởng của chúng tới từng ngành sản xuất. Bậc trọng số được lựa chọn làm 3 cấp:

 - Ảnh hưởng mang tính chất quyết định có bậc trọng số là 3  - Ảnh hưởng mạnh có bậc trọng số là 2

 Ít ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể có bậc trọng số là 1  Khi đánh giá, điểm đánh giá chung của CQ càng cao thì CQ đó càng thuận lợi với ngành sản xuất đánh giá. Điểm đánh giá chung đó được tính theo công thức:  ∑ = = n n A KiDi n D 1 . 1 (I)  Trong đó:

 DA: điểm đánh giá chung của cảnh quan A  Ki: điểm đánh giá của yếu tố thứ i

 Di: trọng số của yếu tố thứ i

 Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm ∆Dcủa cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức: [10]

M D D D = max − min ∆ (II)  Trong đó:

 Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất  Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất  M: số cấp đánh giá

 Trong khi đánh giá, những CQ nào chứa đựng yếu tố giới hạn đối với ngành sản xuất đánh giá thì CQ đó không được đưa vào đánh giá, chỉ đánh giá những CQ có khả năng cho phát triển ngành sản xuất đó.

3.1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá

 Dựa vào lý thuyết đánh giá chung, kết hợp với những nét đặc thù của cảnh quan khu vực nghiên cứu và mục đích đánh giá các đơn vị cảnh quan cho phát triển kinh tế, chúng tôi chỉ đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chung chứ không đánh giá tổng hợp cho từng ngành cụ thể.

Chỉ tiêu đánh giá chung

 Các chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn là các đặc điểm của các thành phần tự nhiên thành tạo cảnh quan: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng…và nhân tố giới hạn đối với ngành sản xuất đó. Khi đánh giá cho từng ngành sản xuất, nhóm chỉ tiêu này sẽ được lựa chọn phù hợp với những đặc trưng riêng cho ngành cụ thể.

* Nhóm chỉ tiêu địa hình:

 Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Chính địa hình là nhân tố phân bố lại nhiệt độ, lượng mưa trên một lãnh thổ cụ thể, và địa hình còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng, thực vật, độ sâu mực nước ngầm, sự di động của các nguyên tố hóa học, quá trình bóc mòn - bồi tụ…Do vậy trong đánh giá không thể nào không đề cập đến nhóm chỉ

tiêu này. Các chỉ tiêu cần xem xét khi đánh giá cảnh quan cho các ngành sản xuất là: độ cao, độ dốc, hướng sườn, mức chia cắt địa hình.

 Trong các chỉ tiêu trên, độ cao và độ dốc địa hình là hai chỉ tiêu quan trọng, nó được dùng để xác định ranh giới giữa hai ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Theo đánh giá của các nhà khoa học, độ dốc <150 phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, độ dốc >150 phù hợp với sản xuất lâm nghiệp. Như vậy, ranh giới độ dốc 150 là cơ sở tiến hành quy hoạch sản xuất hai ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Khi đi vào đánh giá cụ thể của từng ngành sẽ tùy theo mục đích mà có thể phân chia tiếp độ dốc thành các bậc khác nhau.

* Nhóm chỉ tiêu khí hậu:

 Trong nhóm chỉ tiêu này, nhiệt độ và lượng mưa là quan trọng nhất, nó thể hiện mối tương quan nhiệt ẩm – yếu tố quyết định tới diện mạo tự nhiên và chi phối điều kiện sinh tưởng của sinh vật, điều này ảnh hưởng đến mức độ thích hợp đối với các ngành sản xuất. Ngoài hai chỉ tiêu trên còn phải kể đến các chỉ tiêu khác như: tổng nhiệt độ năm, nhiệt độ trung bình tháng và năm, độ dài mùa mưa/khô, số gió nắng, độ ẩm, những hiện tượng thời tiết cực đoan.[13]

* Nhóm chỉ tiêu thổ nhưỡng:

 Nhóm chỉ tiêu này bao gồm tập hợp các chỉ tiêu về lớp phủ thổ nhưỡng. Trong đó, tính chất của đất là yếu tố quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển cây trồng. Các chỉ tiêu này bao gồm: loại đất, địa thế, mức độ thoát nước, độ dốc, tầng dày, cấu tượng đất, thành phần cơ giới, phần trăm kết von, độ phì đất, độ pH…

 Tùy từng ngành sản xuất, cây trồng cụ thể mà số lượng, thành phần, mức độ các chỉ tiêu được lựa chọn vào đánh giá cho phù hợp.

 Đây là 3 nhóm chỉ tiêu nền tảng trong đánh giá sản xuất nông – lâm nghiệp, khi đi vào đánh giá cụ thể từng ngành sẽ đánh giá những chỉ tiêu đặc trưng riêng của từng ngành phù hợp cho phát triển ngành đó.

 Kết quả cuối cùng của đánh giá phải là kết quả đánh giá tổng hợp của các yếu tố hợp phần, trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu đó nhằm làm nổi bật các nhân tố thuận lợi hay không thuận lợi cho mỗi ngành sản xuất.

Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất

Qua tham khảm các tài liệu đánh giá cảnh quan và căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, đặc điểm cảnh quan khu vực nghiên cứu cũng như nhu cầu sinh thái cây trồng, chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cho ngành nông, lâm nghiệp như sau: [10]

Bảng 3.1: Chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất ngành nông, lâm nghiệp

Ngành kinh tế Hệ chỉ tiêu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w