Đối với phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 107)

I. Nông nghiệp

3.2.2 Đối với phát triển lâm nghiệp

Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình đang đứng trước những biến đổi của khí hậu mà cụ thể là tiến trình sa mạc hoá, suy thoái đất đai, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân địa phương. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giảm thiểu tình trạng trên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi sử dụng tài nguyên đất. Do đó, trong luận văn này chúng tôi đánh giá mức độ thích nghi cũng như hạn chế của vai trò trồng trừng cho từng khu vực nhạy cảm với quá trình sa mạc hoá, đồng thời cũng là cơ sở để có những giải pháp thích ứng cụ thể để chống SMH.

3.2.2.1 Phân cấp chỉ tiêu, thang điểm, bậc trọng số

Hiện trạng rừng (kiểu rừng): Đây là chỉ tiêu tiên quyết đối với việc khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng sản xuất, chúng có vai trò thúc đẩy tốc độ phục hồi và sản xuất của rừng. Yếu tố này trong quá trình đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp được ưu tiên hàng đầu. Trong chỉ tiêu này được chia thành 3 cấp: rừng nguyên sinh ít bị tác động, rừng thứ sinh, cây bụi và trảng cỏ.

Vị trí đầu nguồn: Chỉ tiêu khá quan trọng dùng để đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho việc khoanh nuôi trồng rừng. Chẳng hạn vùng núi cao nơi đầu nguồn ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hoặc với mục đích làm khu dự trữ sinh quyển, đa dạng sinh học, vùng núi thấp, vùng đồi ưu tiên cho trồng rừng kinh doanh, sản xuất… còn cồn cát và đồng bằng ven biển ưu tiên trồng rừng chống cát bay, cát nhảy hoặc rừng phòng hộ làm đê bảo vệ bờ biển chống sạt lở.

Độ dốc: chỉ tiêu độ dốc ảnh hưởng lớn đến cơ cấu cây trồng và bố trí cây trồng lâm nghiệp, độ dốc được chia thành các cấp sau: từ 15o - 25o, từ 25o - 35o và trên 35o.

Loại đất: chỉ tiêu loại này cũng tác động mạnh đến việc trồng rừng, đặc điểm cây trồng và mức độ thuận lợi cho từng loại đất từng cây lâm nghiệp cụ thể. Thí dụ đất cát, đất mặn thích hợp cho cây phi lao, xoan (neem), keo lá tràm…

Thành phần cơ giới: Đối với các loại cây lâm nghiệp, thành phần cơ giới ít quan trọng. Đất thịt nhẹ, đất cát pha thuận lợi cho trồng rừng, đất cát và cồn cát ven biển thuận lợi cho trồng rừng chắn gió, bảo vệ bờ biển.

Tầng dày: chỉ tiêu này của đất ảnh hưởng đến bố trí cây trồng và chăm sóc rừng. Đối với lâm nghiệp, độ dày tầng đất cũng ít quan trọng. Độ dày tầng đất chi thành 3 cấp: dưới 50 cm, từ 50 - 100 cm, trên 100 cm.

Hàm lượng dinh dưỡng: chỉ tiêu hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì nhiêu tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hoá và sinh học của đất. Vì vậy nó cũng gián tiếp tác động đến chất lượng và năng suất của rừng.

Trọng số của các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp có thay đổi so với nông nghiệp. Chỉ tiêu lựa chọn có bậc trọng số cao nhất (3) là hiện trạng rừng, tiếp đến là vị trí đầu nguồn (2), các chỉ tiêu còn lại có trọng số là (1).

Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của các loại cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w