- Trên thế giới và nước ta
232. 2.1.1 Các nhân tố tự nhiên (TN)
233. 2.1.1.1 Vị trí địa lí
234. Tuy Phong và Bắc Bình là hai huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, huyện lị Tuy Phong đặt tại thị trấn Liên Hương (cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Bắc) và huyện lị Bắc Bình đặt tại thị trấn Chợ Lầu (cách thành phố
đó, Tuy Phong có diện tích là 79.500 ha (chiếm 10,15% diện tích toàn tỉnh) tổ chức thành 12 xã và thị trấn; Bắc Bình có diện tích là 185.330 ha (chiếm 23,66% diện tích toàn tỉnh) phân bố trên địa bàn 18 xã và thị trấn.
235. Toạ độ địa lý của hai huyện nằm trong khoảng: • Từ 108o06’30’’ đến 108o52’30’’ Kinh độ Đông.
• Từ 10o58’27’’ đến 11o37’30’’ Vĩ độ Bắc.
236. Phía Bắc giáp: Huyện Ninh Phước – tỉnh Ninh Thuận.
237. Phía Tây và Tây Bắc giáp: Huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng và huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận.
238. Phía Đông và Đông Nam giáp: Biển Đông.
239. Phía Nam và Tây Nam giáp: Biển Đông và Thành phố Phan Thiết.
240. Vị trí nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hồ Chí Minh (gần 300 km), Nha Trang (165 km), Đà Lạt (250 km)… và nằm ở vòng ngoài của các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ nên việc giao lưu văn hoá, kinh tế bị hạn chế và chưa tạo được sự hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc tiếp nhận và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống cũng bị chậm trễ. Tuy vậy trong những năm đầu của thế kỉ 21 cùng với sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực khi dự án khôi phục quốc lộ 1A được hoàn thành (dài 43 km), tuyến đường sắt Thống Nhất (chạy qua dài 38 km) được nâng cấp thì việc giao lưu của khu vực nghiên cứu với các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực và cả nước được thuận lợi hơn. Với chiều dài gần 80 km bờ biển cùng với đảo Cù Lao Câu, Tuy phong và Bắc Bình giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ biển Đông của đất nước.
241. 2.1.1.2 Địa chất
Địa tầng
242. Tham gia cấu tạo móng và địa hình tỉnh Bình Thuận có mặt các thành tạo trầm tích lục nguyên, trầm tích phun trào, các thành tạo phun trào bazan và trầm tích bở rời có tuổi từ Mezozoi đến đệ tứ. Bao gồm 9 hệ tầng: Hệ tầng La Ngà (J2ln), hệ tầng đèo Bảo Lộc (J3dbl), hệ tầng Nha Trang (K nt), hệ tầng Đơn Dương (K2 đd), hệ tầng Sông Luỹ (N2sl), hệ tầng Túc Trưng (N2-Q11 tt), hệ tầng Trảng Bom, trầm
tích sông - biển (amQ11.3 tb), hệ tầng Phan Thiết, trầm tích biển (m Q12-3 pt), hệ tầng Phước Tân, phun trào bazan (Q13.2 pt).
Các thành tạo macma xâm nhập
243. Các thành tạo macma xâm nhập trong khu vực khá phổ biến bao gồm cả các thể xâm nhập nông và sâu với thành phần đá từ axit đến trung tính và Bazơ. Theo các giai đoạn xâm nhập có thể chia ra các phức hệ: Phức hệ Định Quán (J3đq), phức hệ Đèo cả (Kđc), phức hệ Cà Ná (K2 cn).
Cấu trúc kiến tạo
244. Trên bản đồ kiến tạo, tỉnh Bình Thuận nằm ở rìa phía Đông Nam miền vỏ lục địa Đà Lạt, bị hoạt hoá macma - kiến tạo mạnh mẽ kiểu rìa lục địa tích cực Andes vào Mezozoi muộn có lịch sử phát triển lâu dài và có cấu trúc địa chất phức tạp.
245. Các kết quả đo sâu địa vật lý, trọng lực của Nguyễn Ngọc Lê và nnk cho thấy bề mặt Moho ở Nam Trung Bộ có hướng sâu dần từ Đông Nam (30 km) lên phía Tây Bắc (34 km). Bề mặt Kondrat cũng có hướng sâu dần từ phía Đông Nam (12 km) lên phía Tây Bắc (14 km). Tại Bình Thuận, bề mặt móng kết tinh tạo gờ nâng kéo dài theo phương Đông - Tây với trục gờ nâng là tuyến sông Mao - Tà Lài, chiều sâu nhỏ hơn 2 km, về phía Nam móng kết tinh sâu dần và đạt tới chiều sâu trên 5 km theo tuyến Phan Thiết - Hàm Tân, tạo nên lõm móng kết tinh Phan Thiết - Hàm Tân.
246. Các thành tạo trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi Jura trung đến Đệ Tứ được chia thành 4 tập hợp thạch kiến tạo khác nhau phản ánh 4 giai đoạn phát triển kiến tạo lớn của khu vực nghiên cứu nói riêng và rìa Đông Nam đới Đà Lạt nói chung. [39]
247. 2.1.1.3 Địa hình, địa mạo
Địa hình
248. Là hai huyện ven biển cực Nam Trung Bộ, Tuy Phong và Bắc Bình có địa hình phức tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển. Nhìn chung, địa bàn nghiên cứu có 4 dạng địa hình chủ yếu sau:
249. Dạng địa hình có núi thấp và trung bình của huyện Tuy Phong tập trung ở phía Tây và Tây Bắc bao gồm xã Phan Dũng và một phần của các xã Phong Phú, Phú Lạc, Vĩnh Hảo giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận, có diện tích 56.300 ha chiếm 73,23 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc trưng của dạng địa hình này là mặt đất bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá nối tiếp nhau có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.400 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất là 1.428 m.
250. Dạng địa hình này ở huyện Bắc Bình có độ cao dưới 1.000 m phân bố ở các xã Phan Lâm, Phan Điền, Phan Sơn, Phan Tiến và phía Bắc xã Phan Hoà, Bình An. Diện tích khoảng 87.506,42 ha, chiếm 47,94% tổng diện tích tự nhiên. Đây là phần kéo dài của cao nguyên Di Linh, bao gồm các đỉnh núi với độ cao không lớn như núi Ga Lăng (822 m), Bà Rá (760 m), Broquanh (750 m) về hướng Tây Nam núi càng thấp dần.
251. Với dạng địa hình bị chia cắt và độ dốc lớn này thì đất đai sử dụng chủ yếu cho mục đích Lâm nghiệp hoặc trồng cây lâu năm để giữ tán che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi làm thoát hoá đất.
- Dạng địa hình đồi gò
252. Dạng địa hình này chủ yếu ở vùng trung tâm huyện Tuy Phong bao gồm một phần của các xã Phong Phú, Phú Lạc, Liên Hương, Hoà Minh, Chí Công, Hoà Phú, Vĩnh Hảo (thuộc huyện Tuy Phong). Đặc trưng của dạng địa hình đồi núi thấp này là các dải đồi lượn sóng và núi thấp diện tích khoảng 13.600 ha (14,76% diện tích tự nhiên của Huyện). Dạng địa hình này độ dốc tương đối lớn nên chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp kết hợp gồm trồng rừng và cây lâu năm xen lẫn trồng màu và cây Công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra với nền móng vững chắc thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, khu Công nghiệp, khu dân cư…
253. Đối với Bắc Bình, dạng địa hình đồi gò có độ cao 30 - 120 m nằm trung gian giữa địa hình núi và vùng đồng bằng phù sa ven sông Luỹ. Diện tích khoảng 57.260,66 ha, chiếm 31,37% diện tích tự nhiên. Địa hình có dạng lượn sóng, không bằng phẳng, độ dốc không lớn (Cấp I và cấp II). Dạng địa hình này đang trải
qua giai đoạn cuối của quá trình bình nguyên hoá, bề mặt bị bào mòn mãnh liệt, nhiều nơi đã xuất hiện đá lộ đầu nằm rãi rác hoặc tập trung.
- Dạng địa hình đồng bằng nhỏ hẹp
254. Dạng địa hình đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven các sông lớn như sông Lòng Sông, sông Đá Bạc, sông Luỹ… tập trung ở các xã: Phú Lạc, Phước Thể, Vĩnh Hảo, Hoà Minh, Bình An, Hải Ninh… Dạng này có độ cao trung bình từ 5 - 20 m có diện tích không đáng kể. Đây là vùng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất Nông nghiệp nhất là lúa và các cây Công nghiệp ngắn ngày khác. Nhưng do nằm ven các sông nhỏ dốc nên dễ bị ngập cục bộ trong mùa mưa lũ.
- Dạng địa hình cồn cát, bãi cát ven biển
255. Dạng địa hình này ở Tuy Phong có diện tích khoảng 3.700 ha chiếm 4,81% diện tích tự nhiên của huyện. Đây là những cồn cát bãi cát trắng, vàng ven biển kéo dài từ xã Hoà Phú đến xã Vĩnh Hảo. Trong đó, có những cồn cát di động lấn sâu vào vùng đồng bằng và trung du của huyện như ở các xã Chí Công, Bình Thạnh, Hoà Minh…
256. Tại Bắc Bình dạng địa hình cồn cát và bãi cát ven biển phân bố chủ yếu ở hai xã Hoà Thắng, Hồng Phong và một phần phía Nam xã Bình Tân, Sông Luỹ, Lương Sơn, Hồng Thái, Phan Thanh, Phan Hiệp, Chợ lầu, Phan Rí Thành. Diện tích khoảng 37.766,12 ha, chiếm 20,69% diện tích tự nhiên.
257. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư thoả đáng từ nhiều nguồn vốn để rồng rừng phòng hộ ngăn chặn sự xâm lấn của các di động vào các vùng đất sản xuất và dân cư đang sinh sống.
258. Tóm lại, địa hình của khu vực nghiên khá phức tạp làm cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng sa mạc hoá đang diễn ra trên diện rộng và nhất là trong việc phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi, mạng lưới điện, thông tin liên lạc... Nhưng bên cạnh đó địa hình cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành Kinh tế đa dạng như Du lịch, Dịch vụ, Nông nghiệp, Lâm nghiệp…
259. Do sự tác động của nhân tố khí hậu khô hạn và bán khô hạn, kết hợp với đặc điểm địa hình phức tạp, yếu tố địa chất như trên đã mang lại cho hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình cũng như tỉnh Bình Thuận có những đặc điểm địa mạo như sau:
260. - Vách và sườn kiến tạo - xâm thực
261. Vách và sườn kiến tạo - xâm thực là giới hạn phía Đông của bình sơn nguyên Đà Lạt. Phía Đông và Nam của cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc có độ cao từ 900 - 1.000 m đến 1.500 - 1.600 m. Vách được hình thành do nâng dạng khối tảng của bình sơn Đà Lạt và bị quá trình pediment hoá dải ven biển xảy ra chủ yếu vào cuối Pliocen và đầu Đệ tứ. Vách đóng vai trò quan trọng trong việc phân dị địa hình khu vực, ngoài ra cũng quyết định đặc điểm khí hậu và các nhân tố tự nhiên khác của địa bàn.
262. - Khối núi sót
263. Những khối núi sót này là những khối núi riêng lẽ được tách ra chủ yếu bởi các quá trình bóc mòn và hoạt động nâng khác nhau của lãnh thổ có độ cao từ vài trăm mét đến 1.300 - 1.400 m. Các khối núi kiểu này cấu tạo chủ yếu bởi đá granit, hiếm hơn là đá trầm tích phun trào. Kiểu địa hình này đặc trưng cho vùng khí hậu bán khô hạn.
264. - Cao nguyên bóc mòn
265. Cao nguyên bóc mòn tập trung ở phía Nam cao nguyên Bảo Lộc là bậc chuyển tiếp giữa vùng núi - cao nguyên phía Bắc với đồng bằng bóc mòn phía Nam, có độ cao 400 - 600 m, khá bằng phẳng được cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích. Cao nguyên này có thể được xem là một thành phần trong cấu trúc của sườn các khối núi lớn được hình thành vào cuối Pliocen.
266. - Đồng bằng bóc mòn tích tụ với các chỏm sót
267. Kiểu địa hình này phân bố rộng rãi từ vùng trước núi Vĩnh Hảo (Tuy Phong) đến Bắc Hàm Tân, độ cao đến 100 m. Kiểu địa hình đồng bằng bóc mòn tích tụ với các chỏm sót được hình thành do quá trình pediplen hoá khá điển hình xảy ra vào nửa đầu Pleistocen sớm, có thể chịu cả quá trình mài mòn ở ven rìa vào Pleistocen giữa.
269. Kiểu đồng bằng này phân bố ở phía Bắc Phan Thiết, khá bằng phẳng với tích tụ aluvi, proluvi, độ cao khoảng 50 m, tiếp giáp với đồng bằng bóc mòn. Đồng Bằng này có tuổi khoảng Pleistocen giữa - muộn.
270. - Đồng bằng tích tụ ven biển
271. Đồng bằng tích tụ ven biển phân bố thành dải hẹp, không liên tục ven biển. Có 2 loại nguồn gốc:
272. Đồng bằng tích tụ sông và sông - biển hỗn hợp có bề dày trầm tích từ vài mét đến vài chục mét với diện tích hạn chế như đồng bằng Phan Rí, Phan Thiết.
273. Đồng bằng tích tụ do biển và gió có diện tích khá lớn, bề dày tích tụ từ vài chục đến trên 100 m, được thành tạo từ Pleistocen giữa đến nay. Đó là đồng bằng cát đỏ Lương sơn, Tuy Phong, Hàm Tân.
274. Địa hình ngoài vai trò quan trọng quy định tính chất nền rắn trong cấu trúc đứng của cảnh quan, nó còn chi phối mạnh mẽ đến chế độ nhiệt - ẩm, tính chất thổ nhưỡng, thảm thực vật… các yếu tố cấu thành nên các đơn vị cảnh quan, hình thành nên các lớp, phụ lớp cảnh quan.
275. 2.1.1.4 Khí hậu
276. Địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành hai mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng đó là tháng 8, 9, 10 vì vậy mùa khô ở đây thường kéo dài, thời tiết ít có biến động
277. Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,9oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,1oC (tháng 7) và tháng thấp nhất là 19,6oC (tháng 1); nhiệt độ tối cao là 39oC và tối thấp là 12oC. Tổng tích ôn là 9.807oC.
278. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 2.800 - 2.900 giờ/năm, mỗi ngày có từ 7 – 8 giờ với cường độ ánh sáng rất mạnh. Tháng 3 là tháng có số giờ nắng cao nhất (316 giờ) và tháng 9 là tháng có số giờ nắng ít nhất (182 giờ).
279. Hằng năm có hai mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 11, vận tốc trung bình là
3,5 m/s (Tuy Phong) và 4,7 m/s (Bắc Bình), tần suất dao động 30 - 40%. Gió khô nóng xuất hiện vào các tháng 3, 4 và tháng 7 khoảng 45 - 48 ngày.
280. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng từ 600 – 800 mm, phân bố không đồng đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 10, những tháng còn lại mưa rất ít và có tới 3 – 4 tháng là không có mưa, số ngày mưa trung bình trong năm là 40 – 50 ngày (cụ thể huyện Bắc Bình là 77 ngày/năm)
281. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.280 - 1.400 mm cao nhất là tháng 4 và thấp nhất là tháng 9. Lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa tới 2 lần.
282. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 75 - 80%, thấp nhất là tháng 1 (71%) và cao nhất là tháng 10 (86%). Nhìn chung không khí khô nóng quanh năm.
283. Vào các tháng mùa mưa ít có dông, sấm, sét kèm theo. Bão cũng ít xuất hiện nhưng thường có lũ quét trên sông Lòng Sông, sông Luỹ và các sông suối nhỏ khác do địa hình dốc và thảm thực vật che phủ nghèo nàn. Các tháng mùa khô không có sương muối, sương mù nên không gây thiệt cho sản xuất Nông nghiệp nhưng gây khô hạn nghiêm trọng. Mặt khác, do khô nóng kéo dài, lượng mưa rất thấp cùng với sự tác động của gió biển đã ảnh hưởng lớn đến trình trạng đất đai, đặc biệt là quá trình suy thoái đất mà cụ thể là sa mạc hoá đang diễn ra trên diện rộng.
284. Nhìn chung, khí hậu Tuy Phong và Bắc Bình khắc nghiệt với các đặc trưng nhiều nắng nhiều gió, khô, nóng và đặc biệt là ít mưa. Nhưng biến đổi nhiệt độ và số giờ nắng giữa các tháng trong năm chênh lệch nhỏ, ít gây biến đổi đột ngột về thời tiết. Nắng, gió, khô nóng và hạn hán làm hạn chế rất lớn cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nói chung, nhưng chính những yếu tố này lại là điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất đặc trưng đó là sản xuất muối, nuôi trồng tảo, trồng nho và thuốc lá, phát triển du lịch sinh thái biển…
285. 2.1.1.5 Thuỷ văn
286. Bình Thuận có tổng cộng 34 sông suối, trong đó có 7 con sông lớn với diện tích lưu vực trên 500 km2, còn lại đều là những con sông có diện tích lưu vực dưới 100 km2. Đã xây dựng hơn 260 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ có tổng dung tích trữ nước khoảng 167 triệu m3, năng lực tưới trên 51.000 ha gieo trồng. Dự báo khả