173. 1.2.1.1 Nhận định
174. Khởi đầu, những hiểu biết về các vùng đất khô cằn của thế giới đã được hoàn thành trong bối cảnh của sự khám phá và khai thác, hơn là sự điều tra khoa học. Những nhà địa lý học người Đức như là Passarge (1904) và Jaeger (1921) đã viết khái quát về Namibia và Nam Phi. Những người truyền giáo như là Moffat và Livingstone lưu giữ những sổ nhật ký ghi chép chi tiết từng năm những sự kiện của môi trường tại trạm sứ mệnh. Những nhà địa lý học người Pháp và những nhà thám hiểm như là Capot - Rey (1953), Monod (1958) và Tilho (1911) đã mở ra sự hiểu biết rộng lớn về địa lý học của chúng ta về Sahara. Huntington (1907) và Hedin (1904 - 5) đã hành trình vào trong sa mạc Gobi và những vùng đất khác của Châu Á. Powell (1875) và Gilbert (1975) đã nghiên cứu phía Tây của nước Mỹ. Những cuộc hành trình đó đã bao gồm những thông tin về khí hậu và thời tiết, nhưng chủ yếu là sự mô tả chứ không phải là những quá trình vật lý. Lĩnh vực về khí tượng học thì được giảm đi để tập trung cho khí hậu ở vùng đất khô hạn, hiểu biết về động lực của chúng hay đặt chúng trong hoàn cảnh toàn cầu.
175. Thông qua đó, vùng đất khô hạn được định nghĩa đơn giản là những khu vực mà khả năng bay hơi của nước bị mất cân bằng hay vượt quá lượng mưa hàng năm thấp; sự thiếu nước vốn đã gây tác hại cho những khu vực đó.
176. Những lục địa khô hạn chiếm 1/3 bề mặt đất của toàn cầu; chúng chiếm 14% dân cư của thế giới và đóng góp một phần quan trọng của nông nghiệp thế giới. Trong đó, yếu tố khí hậu vùng khô hạn đã thu hút rất ít sự chú ý cho đến năm 1970, khi sự phối hợp của hạn hán diễn ra đều đặn và việc sử dụng những vùng đất khắc nghiệt đã chứng minh tính mỏng manh và sự quan trọng của hệ sinh thái. Tại nơi vùng khô hạn, sự dao động của khí hậu và sự quản lý kém của
con người đã ảnh hưởng đến sự bắt đầu của quá trình sa mạc hoá, sự giảm sút lâu dài của môi trường. Sự lo lắng về tương lai được đề cao bởi sự mở rộng phát triển những vùng đất khô hạn cũng như sự gia tăng dân số, viễn cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong đó phải nói đến là sa mạc hoá. [43]
177. 1.2.1.2 Khái niệm SMH
178. Thuật ngữ “Sa mạc hoá” được sử dụng đầu tiên vào khoảng năm 1994 bởi Aubreville, một nhà thực vật học và sinh thái học người Pháp, để mô tả các quá trình cũng như sự kiện làm thay đổi đất phì nhiêu thành sa mạc. Năm 1992, Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển đã chấp nhận thuật ngữ này.
179. Theo Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP - 1982), sa mạc hoá (SMH) là quá trình suy thoái đất đai về mặt sinh học, dần dần dẫn đến sự suy giảm sản xuất sinh học và cuối cùng đất đai trở nên vô vụng giống như sa mạc.
180. Theo đinh nghĩa của FAO thì “ Sa mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt. Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng trọt, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia tăng cảnh hoang tàn”.[5]
181. Theo GS.TSKH Lê Huy Bá: “ Sa mạc hoá là một quá trình làm tăng thêm các điều kiện môi trường sống sa mạc ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, do ảnh hưởng của con người và những thay đổi về khí hậu thời tiết, làm cho các vùng đất này biến thành sa mạc”.[5]
182. Như vậy, sa mạc hoá là sự suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn và vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sự thay đổi thời tiết, khí hậu và sự tác động của con người theo hướng tiêu cực.
183. Nhưng cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa sa mạc hoá (SMH) và hoang mạc hoá (HMH) như sau để tránh sự nhầm lẫn :[5]
184. Hoang mạc hoá là một dạng ở mức độ thấp của sa mạc hoá. Những vùng bị sa mạc hoá sẽ khô cằn hơn do có nhiệt độ, sự bốc hơi cao hơn, sự vắng mặt hoặc gần như không có mưa.
185. Hoang mạc hoá đặc biệt tác động mạnh đối với các vùng đất khô hạn mà về mặt sinh thái đã bị suy yếu. Hoang mạc hoá gây ra sự suy giảm về sản xuất lương thực và sự nghèo đói. Hiện nay có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới (3,6 tỷ ha) bị ảnh hưởng do suy thoái đất.