I. Nông nghiệp
3.3.2 Định hướng cho hợp lý tài nguyên và bố trí hớp lý không gian sản xuất theo các đơn vị cảnh quan
xuất theo các đơn vị cảnh quan
1.1.1.3 Định hướng chung cho các ngành kinh tế
Trước những vấn đề nêu trên, trong những năm tới huyện Tuy Phong và Bắc Bình cần có những định hướng cụ thể có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất ứng phó với BĐKH như sau:
Đối với nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại vùng có nguy cơ cao về hạn hán, ngập úng và nhiễm mặn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; bố trí lại thời vụ sản xuất nuôi trồng; khảo nghiệm, sử sụng các giống cây trồng chịu hạn, mặn.
Đối với lâm nghiệp: Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng trên cát; tăng cường phòng chống cháy rừng; tăng cường hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ; chọn và nhân giống những loại cây trồng thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
Đối với công nghiệp: Tính toán thiết kế các công trình công nghiệp và cơ sở hạn tầng như thoát nước mưa, tải trọng gió bão phải tính đến BĐKH; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vừa thích ứng với BĐKH; xử lý ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.
Đối với du lịch: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể có tính đến BĐKH; khi quy hoạch chi tiết khu du lịch trọng điểm, nhất là vùng ven biển phải tính đến hệ quả của nước biển dâng; quy định hành lang an toàn, tránh xa những địa điểm xói lở bờ biển và sạt lở đất; tính toán thiết kế công trình và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phải tính đến BĐKH.
Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Quy hoạch lại vùng nuôi trồng thuỷ sản thích nghi với BĐKH; phát triển những hình thức nuôi lồng, nuôi đăng chắn đơn giản; chuyển đối tượng nuôi mặn, lợ vào sâu vùng nội đồng; xây dựng chương trình chuyển đổi ngành nghề; quản lý chặt chẽ số lượng và hoạt động của ngư dân đánh bắt xa bờ.
Đối với xây dựng: Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị có tính đến BĐKH; nghiên cứu điều chỉnh tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng đặc thù đối với khu vực nghiên cứu chịu tác động của nước biển dâng, thiên tai bão lũ; nghiên cứu và triển khai mô hình nhà chống bão lũ.
Đối với giao thông: xây dựng kế hoạch phát triển giao thông có tính đến BĐKH, chủ yếu các vùng nhạy cảm như vùng ven bờ, vùng thường có lũ quét, trượt lở đất; nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông ở các vùng bị đe doạ bởi nước biển dâng và lũ lụt; đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các loại vật liệu mới có tính bền vững trong điều kiện thời tiết thay đổi và các biện pháp thi công tiên tiến, nâng cao tính bền vững, giảm giá thành.
1.1.1.4 Một số định hướng bố trí hợp lý không gian sản xuất theo các đơn vị cảnh quan
Bố trí hợp lý không gian sản xuất các đơn vị cảnh quan cũng là một giải pháp hiệu quả giảm thiểu quá trình sa mạc hoá, khai thác tốt tiềm năng đất đai nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững.
Từ bảng đánh giá tổng hợp các loại cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận cho thấy có những cảnh quan chỉ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, có những cảnh quan chỉ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có những cảnh quan vừa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lẫn lâm nghiệp… Qua đó, chúng tôi đưa ra không gian bố trí hợp lý cho hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp một cách khái quát nhất với từng mức độ khác nhau.
Không gian ưu tiên phòng hộ, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học: Không gian ưu tiên này chủ yếu phân bố ở vùng núi trung bình và núi thấp, đồi cao có độ dốc lớn trên 25o với chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ rừng nguyên sinh và đa dạng sinh học. Mặt khác, không gian ưu tiên này còn giảm thiểu quá trình sạt lở đất, xói mòn đất, cải tạo môi trường không khí. Đó là các loại cảnh quan số 1, 2, 3, 12, 13, 14, 28. Thảm thực vật chủ yếu là rừng nguyên sinh ít bị tác động, rừng lá kim và rừng thứ sinh ở đất mùn vàng đỏ trên đá sét và riolit, đất feralit trên đá sét và riolit, đất feralit nâu đỏ bán khô hạn.
Không gian ưu tiên cho sản xuất và khai thác rừng: Phân bố ở núi thấp, đồi cao, đồi thấp và cả ở đồng bằng cao có độ dốc dưới 25o mà cụ thể là từ 15o - 25o, với độ dốc này rất thích hợp để trồng và khai thác rừng, đó là các loại cảnh quan số 4, 5, 6, 9, 10, 17, 18, 22, 24, 25, 32, 34, 36, 37, 41, 42. Phát triển trên các loại đất feralit bán khô hạn trên các loại đá, đất đỏ vàng trên đá sét, đất xám nâu vàng bán khô hạn, đất nâu tím trên đá bazan, đất feralit trên đá sét và macma axit, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất nâu tím trên đá bazan.
Không gian ưu tiên phòng hộ vùng đồi và ven biển: Không gian ưu tiên này chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng cao và thấp, các vùng ven biển, với chức năng phòng hộ chống sạt lở đê biển, chống cát bay, cát nhảy vào sâu trong đất liền, đồng thời chống xâm nhập mặn vùng cửa sông, cửa biển, ngăn chặn tiến trình sa mạc hoá, các loại cảnh quan chủ yếu là 47, 49, 52, 62, 64. Phân bố trên đất xám bán khô hạn trên phù sa cổ, đất phù sa và đất cát mà chủ yếu là kiểu rừng trồng và nguyên sinh ít bị tác động.
Không gian ưu tiên cho phát triển nông lâm kết hợp: Phân bố rộng rãi trên các dạng địa hình từ cao xuống thấp trên hầu hết các loại đất trừ đất mùn vàng đỏ trên đá sét và riolit và đất mặn. Các loại cảnh quan ưu tiên cho phát triển nông lâm kết hợp là 7, 11, 15, 19, 23, 26, 29, 33, 35, 38, 43, 48, 53, 56, 58, 63. Với khí hậu khô hạn và bán khô hạn tại khu vực nghiên cứu thì việc bố trí nông lâm kết hợp là giải pháp khá hiệu quả, vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong phần giải pháp phi công trình.
Không gian ưu tiên phát triển cây lâu năm: Không gian này chủ yếu tập trung ở vùng núi thấp, đồi cao, đồi thấp và vùng đồng bằng trên đất feralit trên đá sét và riolit, đất xám nâu vàng bán khô hạn, đất feralit trên đá sét và macma axit, đất feralit nâu đỏ bán khô hạn, đất xám bán khô hạn trên phù sa cổ, đất phù sa, đất mặn. Loại cảnh quan ưu tiên cho không gian này là 16, 20, 27, 30, 39, 44, 50, 54, 60.
Không gian ưu tiên phát triển cây hàng năm và khu dân cư: Đó là các loại cảnh quan số 8, 21, 31, 40, 45, 46, 51, 55, 57, 59, 61, 65. Không gian này chủ yếu để trồng cây hoa màu và rau đậu hoặc có thể là cây ăn trái, vì tính chất khí hậu khắc
nghiệt với mùa khô kéo dài, lượng mưa thấp nên không thích hợp để trồng lúa. Tập trung trên các dạng địa hình đồi và đồng bằng.
(bản đồ bố trí hợp lý không gian cho từng ngành sản xuất)