I. Nông nghiệp
3.2.1 Đối với sản xuất nông nghiệp
Do đặc tính khí hậu bán khô hạn, lượng bốc hơi cao gấp đôi lượng mưa, mùa khô nóng kéo dài suốt 9 tháng trong năm đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động canh tác của người dân địa phương, tác động trực tiếp đến đời sống và xã hội hoặc chuyển sang hình thức lao động khác. Trước thực trạng này, đất đai vốn đã nghèo kiệt nay lại bị bỏ hoang, không được cải tạo kết hợp với cát bay, cát nhảy đã làm cho quá trình xâm lấn của cồn cát ngày càng xảy ra trên diện rộng. Đất sử dụng cho hoạt động nông nghiệp nay trở thành đất hoang hoá, nhiễm mặn, nhiễm phèn không thể cải tạo, khởi đầu cho sự phát triển của sa mạc hoá.
Vì vậy, việc đánh giá mức độ thích nghi của cảnh quan cho mục đích phát triển nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về việc bố trí cây trồng hợp lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, mà thông qua trồng trọt, canh tác nông nghiệp một phần nào đó thúc đẩy việc cải tạo đất, tăng độ che phủ cho đất cũng như tăng tính tích cực cho đất về hàm lượng mùn và dinh dưỡng. Từ đó, giảm thiểu tình trạng tiến trình sa mạc hoá thông qua việc phát triển và sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững cả về lượng thực lẫn đất đai cho Tuy Phong và Bắc Bình.
3.2.1.1 Phân cấp chỉ tiêu, thang điểm, bậc trọng số
Để đánh giá mức độ thích nghi của cảnh quan cho sự phát triển nông nghiệp, chúng tôi đã đưa ra các hệ thống phân cấp chỉ tiêu, bậc trọng số và thang điểm cho ngành nông nghiệp như sau:
Loại đất: Chỉ tiêu loại đất là nhân tố chính quyết định sự đa dạng cũng như hình thức canh tác trong nông nghiệp. Xét theo đặc điểm và tính chất của chúng và mức độ thích hợp của từng loại đất đối với cây trồng, chất lượng đất của khu vực nghiên cứu phân thành 3 cấp: Chất lượng tốt (đất phù sa, đất đỏ, đất đen), chất lượng trung bình (đất dốc tụ, đất xám), chất lượng kém (đất cát, đất mặn).
Độ phì: Chỉ tiêu này quyết định đến năng suất cây trồng. độ phì là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: hàm lượng hữu cơ, hàm lượng đạm, lân, kali…là yếu tố không thể thiếu trong đánh giá chất lượng đất và đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp. Chỉ tiêu độ phì được phân thành các cấp: Cao, trung bình, thấp.
Độ dốc: Độ dốc không chỉ là yếu tố đặc trưng cho khả năng tích tụ vật chất của cảnh quan, mà còn tác động lớn đến mức độ khai thác và bố trí các loại cây trồng trên lãnh thổ. Độ dốc được chia thành 3 cấp: dưới 3o, từ 3o - 8o và 8o - 15o. Trong đó, độ dốc thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là dưới 15o.
Tầng đất: Độ dày tầng đất là yếu tố sinh thái quan trọng, quyết định lượng ẩm được giữ lại và có liên quan chặt chẽ với độ dốc, loại đất, ảnh hưởng đến việc bố trí cây trồng, vật nuôi, biện pháp canh tác. Đối với chỉ tiêu này được phân thành 3 cấp: dưới 50 cm, từ 50 - 100 cm, trên 100 cm.
Thành phần cơ giới: là yếu tố liên quan đến khả năng hấp thụ của đất, khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng cho đất, quyết định độ tơi xốp, do đó chỉ tiêu này ảnh hưởng đến độ thoáng khí và hoạt động của vi sinh vật trong đất. Trên địa bàn nghiên cứu, thành phần cơ giới của đất cũng khá phức tạp từ thịt nhẹ đến trung bình, thịt nặng, đất cát pha…
Độ pH: Chỉ tiêu này chi phối đến khả năng thích ứng của cây trồng, biện pháp kĩ thuật canh tác và hướng cải tạo đất. Độ pH của đất chia thành 3 cấp: đất chua, ít chua đến trung tính, trung tính đến kiềm.
Trao đổi cation: Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và hấp thụ dung tích của đất, liên quan đến phần keo của thổ nhưỡng, khả năng kết dính, sự hoà tan chất khoáng giữa đất và cây trồng. Trao đổi cation phân thành 3 cấp: tốt, khá, kém.
Trọng số của các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp được xác định vào mức độ ảnh hưởng của nó đối với nhu cầu sinh thái của cây trồng. Chỉ tiêu về loại đất có tầm quan trọng nhất nên được lấy bậc trọng số là (3), kế đó là độ phì có bậc trọng số là (2), các chỉ tiêu còn lại có bậc trọng số là (1).
Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của cảnh quan đối với phát triển nông nghiệp
T trọngsố số Rất thích nghi (3 điểm) Thích nghi (2 điểm) Kém thích nghi (1 điểm) 1 Loại đất 3 Đất phù sa, đất đỏ vàng, đất nâu Đất dốc tụ, đất xám Đất cát, đất mặn 2 Độ phì 2 Cao Trung bình Thấp 3 Độ dốc 1 <3o 3o - 8o 8o - 15o 4 Tầng đất 1 > 100 cm 50 - 100 cm < 50 cm
5 Thành phần cơ giới 1 Cát pha Thịt nhẹ đến trung
bình Cát thô
6 Độ pH 1 Trung tính đến
kiềm
Ít chua đến trung
tính Đất chua
7 Trao đổi cation 1 Tốt Khá Kém
3.2.1.2 Kết quả đánh giá
Đối với phát triển ngành nông nghiệp, trong luận văn này chúng tôi đánh giá các loại cảnh quan như sau: 7, 8, 11, 15, 16, 19, 20, 21, 23, 26, 27, 29, 30, 31, 33, 35, 38, 39, 40, 43, 44, 45, 46, 48, 50, 51, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 63, 65 (37 loại cảnh quan).
Để tính tổng điểm đánh giá cho từng loại cảnh quan, chúng tôi lấy điểm theo từng mức độ thích nghi của từng chỉ tiêu nhân với bậc trọng số tương ứng, sau đó cộng tất cả các điểm vừa tính của các chỉ tiêu lại với nhau của một loại cảnh quan, ta sẽ được tổng điểm đánh giá của từng loại CQ như công thức (I). Trong đó, cảnh quan có số điểm lớn nhất là cảnh quan số 53, 54, 55, 58, 59 (28 điểm), cảnh quan có số điểm thấp nhất là cảnh quan số 63, 65 (14 điểm).
Sau khi áp dụng công thức tính mức độ thuận lợi của loại cảnh quan cho từng ngành sản xuất như công thức (II), kết quả tính được khoảng cách giữa các mức độ thích nghi là 4 điểm. Tổng điểm giữa các mức độ thích nghi như sau:
• Bậc N1: Từ 24 đến 28 điểm - Rất thích nghi. • Bậc N2: Từ 19 đến 23 điểm - Thích nghi. • Bậc N3: Từ 14 đến 18 điểm - Kém thích nghi.
Như vậy, thông qua quá trình xác định chỉ tiêu và tính toán mức độ thích nghi cho từng loại cảnh quan trên đánh giá cho mục đích phát triển nông nghiệp. Chúng tôi phân thành 3 mức độ với các loại cảnh quan cụ thể như sau: (Phụ lục 3.1) Cảnh quan rất thích nghi cho phát triển nông nghiệp là loại cảnh quan số: 8, 11, 15,
16, 23, 26, 27, 29, 30, 31, 33, 35, 53, 54, 55, 58, 59.
Cảnh quan thích nghi cho phát triển nông nghiệp là loại cảnh quan số: 7, 19, 20, 21, 38, 39, 40, 43, 44, 45, 46, 48, 50, 51, 56, 57, 60, 61.
Cảnh quan kém thích nghi cho phát triển nông nghiệp là loại cảnh quan số: 63, 65.