Các giải pháp giảm thiểu quá trình sa mạc hoá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 116)

I. Nông nghiệp

3.3.3 Các giải pháp giảm thiểu quá trình sa mạc hoá

Trước những thách thức của quá trình sa mạc hoá, hạn hán, thoái hoá đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực khô hạn, nhất là hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình. Để hạn chế những rủi ro cũng như giảm thiểu trình trạng này như là một biểu hiện của biến đổi khí hậu, ngoài giải pháp đánh giá các đơn vị cảnh quan nhằm khai thác tốt tìm năng đất đai, chúng tôi còn đưa ra 2 giải pháp chính đó là: Giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.

3.3.3.1 Giải pháp công trình

Thực trạng về thuỷ lợi

Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước nên giải pháp là thuỷ lợi giải pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp. Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn hai huyện trong những năm gần đây được đầu tư đáng kể từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chính vì vậy mà năng lực tưới ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của sản xuất Nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao thì khả năng cung cấp nước từ các công trình thuỷ lợi vẫn còn nhiều khó khăn.

- Tuy Phong: Hiện nay các công trình thuỷ lợi của huyện Tuy Phong bao gồm: 2 hố chứa, 15 đập dâng với năng lực thiết kế tưới cho 4.930 ha. Công trình lớn nhất là hồ Lòng Sông với dung tích hữu ích 33,28 triệu m3, năng lực thiết kế (NLTK): 4.260 ha, thực tế tưới cho 1.925 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho 53.000 hộ dân, tiếp đến là hồ Đá Bạc với dung tích hữu ích 4,39 triệu m3, năng lực thiết kế (NLTK): 394 ha, thực tế tưới cho 248 ha đất nông nghiệp, còn lại hầu hết là các công trình thuỷ lợi nhỏ NLTK khoảng vài chục ha, chủ yếu phục vụ cho đồng bào miền núi. Hiện nay một số đập được kiên cố như: Đập Phan Dũng (NLTK: 40 ha), đập Phùm (NLTK: 25 ha), đập Tuy Tịnh (NLTK: 2.030 ha), một số đập đã bị hư hỏng nặng như đập Chà Bổi.

Hệ thống kênh mương thuỷ lợi chính với tổng chiều dài 198,938 km, đã kiên cố được 52,84 km, trong đó: Hệ thống kênh Cây Cà dài 43,797 km (cung cấp nước tưới cho 1.200 - 2.000 ha), kiên cố được 25,959 km; hệ thống kênh Tuy Tịnh dài 140,151 km, kiên cố được 13,671 km; hệ thống kênh hồ Đá Bạc dài 14,99 km (phục vụ cấp nước sinh hoạt 920m3/ngày), kiên cố được 13,21 km. Hiện tại đang có chương trình bê tông hoá các hồ, đập và kênh mương, nhằm từng bước hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi.

- Bắc Bình: Trong những năm qua huyện Bắc Bình được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng khá đồng bộ nhiều công trình thuỷ lợi, bao gồm: Hồ, đập, cống đầu mối, kênh mương, trạm bơm. Trong đó, hồ Cà Giây là công trình quy mô lớn có năng lực thiết kế tưới cho diện tích 3.965 ha đất canh tác, vùng sản xuất lúa của huyện sẽ tăng từ 1 vụ lên 2 - 3 vụ và còn cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời nhờ hệ thống kênh tiếp nước từ nhà máy thuỷ điện Đại Ninh vào hồ Cà Giây, làm cho diện tích được tưới thực tế đã đạt trên 5.200 ha. Tổng số đập dâng đã được đầu tư kiên cố hoá toàn huyện có 28 đập, trong đó có 2 đập có quy mô lớn là đập Đồng Mới có năng lực thiết kê (NLTK: 1.200 ha), đập Uý Thay có năng lực thiết kế (NLTK: 1.059 ha). Các đập có quy mô vừa như: Đập Ma Ó có năng lực tưới 774 ha, đập Chà Vầu có năng lực tưới 768 ha, đập Nha Mưng có năng lực tưới 615 ha, các đập còn lại có quy mô nhỏ hơn.

Ngoài ra còn có các công trình nối mạng bao gồm: Hệ thống kênh tiếp nước từ thuỷ điện Đại Ninh vào hồ Cà Giây, kênh tiếp nước Sông Luỹ - Cà Giây, kênh tiếp nước Uý Thay - Đá Giá, kênh tiếp nước 812 - Châu Tá.

Nhìn chung, thuỷ lợi Tuy Phong và Bắc Bình đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng ở một số khu vực vẫn còn tình trạng thiếu chủ động nước tưới, đặc biệt trong mùa khô. Vì vậy, trong tương lai ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ, nâng cấp và mở rộng hệ thống kênh đã có, cần phải đầu tư xây dựng mới thêm các công trình và đặc biệt chú trọng thực hiện chương trình: “kiên cố hoá kênh mương”, nhằm đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu theo yêu cầu sản xuất.  Các dự án xây dựng công trình thuỷ lợi trong tương lai

Tại buổi họp thông qua quy hoạch phát triển thuỷ lợi, giai đoạn 2011 - 2020 vừa qua, UBND tỉnh, các sở, ngành và địa phương hầu hết đều đồng tình, thống nhất những nội dung quy hoạch. Trong đó, 3 giải pháp chính của quy hoạch được đưa ra là bổ sung công trình tạo nguồn mới, chủ yếu là hồ chứa nước tại chỗ, đặc biệt quan tâm cấp nước cho vùng ven biển. Song song đó, chia sẽ nguồn nước bằng các tuyến kênh nối mạng giữa các công trình thuỷ lợi và cuối cùng là nâng cao năng lực hệ thống hiện có bằng cách nâng cấp các hồ chứa, ao bàu và kiên cố hoá hệ thống kênh mương chia thành 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1 (2011 - 2015): Dự kiến sẽ đầu tư mới 7 công trình tạo nguồn như: Trạm bơm Lê Hồng Phong, hồ Cà Tót, hồ Pa-két, hồ La Ngà 3… ước tính vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đầu tư mới 6 tuyến kênh nối mạng như tuyến Biển Lạc - Hàm Tân, hệ thống kênh nhánh tuyến kênh chuyển nước 812 - Châu Tá, tuyến Sông Móng - Đu Đủ… với vốn đầu tư ước trên 1.182 tỷ đồng. Ngoài ra, còn nâng cấp công trình đầu mối và kiên cố hoá các kênh mương; xây dựng các tuyến kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển…

- Giai đoạn 2 (2016 - 2020): Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới nhiều công trình tạo nguồn như hồ Sông Luỹ, hồ Sông Phan, hồ Tân Lập 1 và 2… ước vốn đầu tư 5.575,31 tỷ đồng. Cùng với đó, đầu tư mới 6 tuyến kênh nội mạng như tuyến Ka Pét - Sông Móng, tuyến Cà Giây - Cây cà, tuyến Lăng Quăng - Tân Hà… Qua đó, mục tiêu đến năm 2020, Bình Thuận có thể tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho các vùng dân cư, đô thị mới, vùng còn khó khăn về nước. Tạo nguồn cấp nước cho các khu công nghiệp (6.964 ha), các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (10.477 ha). Đồng thời đáp ứng nước tưới cho 100% diện tích canh tác lúa nước và các loại cây trồng khác; cấp nước phục vụ chăn nuôi các loại; nguồn cung cấp cho diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản theo quy hoạch. Đặc biệt phải đảm bảo tiêu thoát, chống ngập úng và bảo vệ bờ sông phù hợp theo từng lưu vực, nhằm hạn chế tối tiểu các thiệt hại do lũ gây ra.

Qua đó, viễn cảnh về một bức tranh thuỷ lợi của tỉnh Bình Thuận nói chung và của hai huyện Tuy Phong, Bắc Bình nói riêng theo quy hoạch đến năm 2020

được đánh giá là bước đột phá quan trọng của địa phương. Dẫu biết còn rất nhiều khó khăn phía trước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Nhưng với một hy vọng rằng, các công trình thuỷ lợi mới lần lượt chính thức đưa vào sử dụng sẽ là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế - xã hội phát triển một cách toàn diện hơn và đem lại ý nghĩa lớn trong công tác cải tạo đất đai khô cằn ở đây.

Một số mô hình công trình kỹ thuật thu trữ nước phòng chống hạn hán và sa mạc hoá

Mô hình thu trữ nước ngầm phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi: Mô hình này được áp dụng tại thôn Hoà Thuỷ và Từ Tâm, Phước hải, Ninh Phước, Ninh Thuận với mục tiêu đảm bảo thu được lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Với đặc trưng tự nhiên tương tự tỉnh Ninh Thuận, việc áp dụng mô hình này cho hai huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Bình Thuận là rất khả thi, nhưng đòi hỏi các yêu cầu sau:

- Hệ thống ống thu nước và dẫn nước: Ống HDPE100, được đục lỗ một nửa trên theo chiều dọc ống và quấn lưới ni long đặt dọc theo chiều dài tuyến thu nước và tập trung vào các giếng bê tong, khoảng cách của ống thu nước bằng khoảng cách giữa 2 hệ thống giếng bê tong. Kẹp giữa 2 ống thu nước là một ống dẫn nước HDPE100 không đục lỗ có tác dụng dẫn nước giữa các giếng bê tong và bể chứa. Toàn bộ hệ thống ống thu và dẫn nước được đặt cách mặt đất trung bình là 3m.

- Hệ thống giếng bê tông 75cm, dày 7,5cm: Gồm 5 giếng, mỗi giếng có chiều sâu 1,5m gồm 3 khoanh ống bê tông lưới thép đúc sẵn, mỗi khoanh giếng cao 0,5m được xếp lên nhau và chít mạch bằng vữa xi măng M200, đáy giếng đặt cách mặt đất 3m. Đáy và mặt giếng đều đặt tấm bê tong cốt thép M200 dày 10cm chống cát làm tắc. Các giếng bê tông có tác dụng tập trung nước từ các ống thu nước HDPE100 đục lỗ.

- Bể lọc và chứa tập trung 20m3: Bằng gạch xây tường 22cm, đáy và nắp bằng bê tông cốt thép. Bể có 3 ngăn (nước đến, ngăn lọc và ngăn nước sạch). Bể có tác dụng tập trung nước từ hệ thống giếng bê tong, lọc nước ròi phân phối nước cho các hộ sử dụng.

Mô hình thu trữ nước ngầm tưới cho mô hình nông lâm kết hợp với các yêu cầu kỹ thuật và xây dựng thiết kế như sau: [32], [33]

- Đào ao thu trữ lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để tưới cho cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp trên đồi. Ao có diện tích đáy (215) m, mở mái m=1, ao có chiều sâu 3m, ao được trải vải lọc và lát khan đá quanh bờ, chiều sâu nước tối thiểu là 1,5m.

- Xây dựng hệ thống bơm nước lên đồi: Đặt một máy bơm dầu D8 và hệ thống đường ống đẩy chính là ống HDPE mềm 60, mỗi đoạn dài 20m trên đường ống chính bố trí một vòi để nối với ống mềm 27 để người dân có thể tưới cho cây trồng trên đồi.

- Trồng cây theo mô hình nông lâm kết hợp: Trên cùng là dải bang rừng với 5 hàng cây neem (Xoan), mật độ cây cách cây 1,5m, hàng cách hàng 2m trồng so le các cây giữa các hàng với nhau, tiếp theo là 24m trồng thuần cây ăn quả (Điều ghép, xoài), tiếp xuống dưới chân đồi là diện tích trồng cây ăn quả xen canh với cây nông nghiệp (Mãng cầu, ớt, dưa…), diện tích phía thấp nhất dưới chân đồi dùng để canh tác nông nghiệp (1ha), trồng hành, tỏi, đậu phộng hoặc dưa…

Việc tưới cho các loại cây trồng này trong mùa khô (6 tháng: từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau) tưới vào buổi chiều mát. Cây lâm nghiệp được tưới trong 3 năm, kể từ năm thứ 4 có thể dùng nước mở rộng canh tác nông nghiệp. Qua tính toán cân bằng nước cho thấy lượng nước trong ao 86m3 có thể đảm bảo tưới cho 2000 cây neem, 1000 cây ăn quả và 1 ha cây công nghiệp canh tác quanh năm.

Mô hình thu trữ nước mưa trên đồi cát: Mô hình này phục vụ phòng chống hạn hán và sa mạc hoá đã được áp dụng tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình và mô hình được thiết kế như sau:

- Hệ thống thu gom nước: Bao gồm các bể trữ nước trên sườn dốc, dung tích của bể được tính toán đảm bảo đủ cung cấp bổ sung nước cho cây trồng trong mùa khô, bể được che đậy đề tránh bốc hơi gây tổn thất nước. vị trí các bể được bố trí phù hợp với bố trí mặt bằng tổng thể của hệ thống thu gom nước, tăng khả năng tưới tự chảy và không gây cản trở cho các hoạt động canh tác. Một số loại bể chứa

đã được thử nghiệm trong đó bể bằng HDPE và bể xi măng đất có những ưu điểm nổi trội như giá thành rẻ, dễ xây dựng, dễ bảo quản.

- Hệ thống phân phối nước: Sử dụng các ống nhựa PVC, ống được chon xuống đất để tránh lão hoá. Việc phân phối nước được thực hiện nhờ trọng lực hoặc sử dụng các loại bơm nhỏ tại những vị trí không thể tưới tự chảy.

Công nghệ tưới tiết kiệm nước: Năm 2011, công nghệ tưới tiết kiệm nước của Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam là một giải pháp mới, mang lại hiệu quả thực sự đối với người nông dân ở những vùng đất khô hạn. Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận đã chủ trì thực hiện dự án ứng dụng xây dựng 8 mô hình tưới tiết kiệm nước tại hai huyện trọng điểm vùng khô hạn là Tuy Phong và Bắc Bình, bao gồm: Tưới phun mưa tiết kiệm nước trên cây thanh long, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước trên cây thanh long, tưới phun mưa tiết kiệm nước trên cây rau màu tại các vườn.

Sau 36 tháng triển khai và qua theo dõi nhiều vụ sản xuất, đến nay các mô hình được tiến hành nghiệm thu đều cho các kết quả tốt, có thể tiết kiệm được 30 - 50% lượng nước so với phương pháp tưới thông thường, ngoài ra còn có nhiều hiệu quả tăng cường khác giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Sử dụng nước hồi quy và máy bơm dã chiến: Với lượng nước tổn thất do rò rỉ và thấm ngang từ ruộng xuống kênh tiêu trong giai đoạn tưới dưỡng khoảng 20% mức tưới, trong giai đoạn tưới ải khoảng 30 - 40% mức tưới và trình trạng lãng phí nước nước do phân phối không đồng đều. Để tăng hiệu quả sử dụng nước của hệ thống sử dụng nước hồi quy là rất cần thiết. Nếu mức tưới toàn vụ là 6.000 m3/ha, lượng nước tổn thất xuống kênh tiêu sẽ không nhỏ hơn 1.200 m3/ha. Để sử dụng nước hồi quy cần quy hoạch thiết kế hệ thống thuỷ lợi (đề cập ở trên) sao cho có thể giữ được nước thừa từ kênh tưới hoặc ruộng. Nói chung, cần bố trí các cống điều tiết trên hệ thống kênh tiêu. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp sử dụng các ao hồ có sẵn trong khu tưới. Ở các vùng có nguy cơ xâm nhập mặn cần phải có các cống và đê hay bờ vùng hoàn chỉnh để tránh nhiễm mặn. Cần bố trí các trạm bơm cố định hoặc dã chiến để bơm nước từ khu chứa nước hồi quy để tưới. [39]

3.3.3.2 Giải pháp phi công trình

Trồng và bảo vệ rừng

Trước tình trạng đang diễn ra của hiện tượng cát bay, cát nhảy, hình thành những đồi cát, đụn cát do gió mạnh di chuyển từ ven biển vào trong nội địa (Tuy Phong và Bắc Bình có khoảng 5.000 ha cát di động) ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động canh tác nông nghiệp, thúc đẩy quá trình xâm nhập mặn vào trong đất, từ đó đất đai mất đi năng suất cũng như chất lượng và không còn khả năng cải tạo được nữa, từ mục đích sử dụng trong nông nghiệp nay trở thành đất hoang hoá gây khó khăn trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương.

Vào những đợt tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc hay gió Đông Nam (tốc độ gió trên 16 m/s) kết hợp với việc khai thác Titan trong cát đã hình thành những cơn bão cát, bão bụi gây ô nhiễm không khí trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, người dân đã chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này đã làm cho họ mắc phải những chứng bệnh về đường hô hấp do lượng bụi trong không khí quá lớn, gây nên chứng viêm phổi, sưng phổi và dẫn đến hen suyễn, vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Mặt khác, việc mất đi lớp thảm thực vật ở vùng khô hạn như Tuy Phong và Bắc Bình cũng đã tác động mạnh đến quá trình xói mòn đất, sạt lở. Theo kết quả điều tra, địa bàn huyện Tuy Phong có tới 45% diện tích đất nằm ở độ cao từ 300-

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w