1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TUỔI DẬY THÌ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS TỐ NHƯ VÀ TRẦN MAI NINH, TỈNH THANH HÓA

94 331 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Nghiên cứu về các chỉ số hình thái có lịch sử tồn tại và phát triển hết sứcphong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự tăng trưởng, phát triển, đặc trưngchủng tộc, giới tính ...Dậy thì

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi

Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Ngô Thị Tươi

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em muốn nói với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc,

em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Mai Văn Hưng, người thầy trực tiếphướng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiệnluận văn, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng thầy vẫn giành rất nhiều thờigian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn PPDH Khoa Sinh học toànthể các thầy cô giáo của Khoa Sinh học, Phòng Sau đại học – Trường Đại học SưPhạm Hà Nội, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ

em trong quá trình học tập và nghiên cứu ở Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy cô giáo bộ môn Sinh học vàcác em HS Trường THCS Tố Như và Trần Mai Ninh góp phần tham gia trong việcthực nghiệm sư phạm và nhiệt tình cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến cho tôi trongviệc thực hiện luận văn

Cản ơn các anh chị em, các bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ,giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thành công

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Ngô Thị Tươi

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BMI: Chỉ số khối cơ thể

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Một số vấn đề về hình thái, thể lực 5

1.1.1 Cơ sở lí luận về hình thái, thể lực 5

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu hình thái, thể lực 8

1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 8

1.1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.2 Một số vấn đề về phản xạ cảm giác vận động 14

1.2.1 Cơ sở lí luận về phản xạ và lịch sử nghiên cứu trên thế giới 14

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu về phản xạ ở Việt Nam 16

1.3 Một số vấn đề về bệnh cận thị học đường 17

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 19

2.2.1.1 Khu vực nông thôn 19

2.2.1.2 Khu vực thành thị 20

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Các chỉ số được nghiên cứu 20

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số 20

Trang 5

2.3.2.1 Chỉ số hình thái 20

2.3.2.2 Các chỉ số phản xạ 22

2.3.2.3 Các chỉ số thị lực 23

2.4 Xử lí số liệu 24

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ HỌC SINH 25

3.1.1 Các chỉ số đo kích thước hình thái cơ thể của học sinh 25

3.1.1.1 Chiều cao đứng 25

3.1.1.2 Cân nặng 31

3.1.1.3 Vòng ngực hít vào hết sức (VNHVHS) 36

3.1.1.4 Vòng ngực thở ra hết sức (VNTRHS) 40

3.1.1.5 Vòng bụng 43

3.1.1.6 Vòng mông 48

3.1.1.7 Vòng cánh tay phải co 52

3.1.1.8 Chỉ số đo vòng đùi 57

3.1.2 Các chỉ số đánh giá thể trạng và thể lực của học sinh 60

3.1.2.1 BMI 60

3.1.2.2 Chỉ số QVC 63

3.2 Một số đặc điểm về hoạt động của phân tích quan thị giác và thính giác của học sinh THCS 64

3.2.1 Các tật về thị giác 64

3.2.2 Thời gian phản xạ cảm giác - vận động 68

3.2.2.1 Thời gian phản xạ thị giác – vận động: 68

3.2.2.2 Thời gian phản xạ thính giác – vận động 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu 3

Bảng 2.1 Đối tượng khảo sát phân bố theo tuổi, giới tính và khu vực 19

Bảng 2.2 Phân loại theo chỉ số QVC 22

Bảng 2.3 Phân loại theo chỉ số BMI 22

Bảng 2.4 Phân loại mức độ cận thị 23

Bảng 2.5 Phân loại độ cận theo thị lực 23

Bảng 3.1 Chiều cao đứng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 25

Bảng 3.2 Chiều cao đứng của học sinh THCS trong nghiên cứu 28

Bảng 3.3 Một số kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng của học sinh 31

Bảng 3.4 Cân nặng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 32

Bảng 3.5 Cân nặng của học sinh THCS trong nghiên cứu 33

Bảng 3.7 VNHVHS của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 37

Bảng 3.8 VNHVHS của học sinh THCS trong nghiên cứu 40

Bảng 3.9 VNTRHS theo khu vực, tuổi và giới tính 40

Bảng 3.10 VNTRHS của học sinh THCS trong nghiên cứu 43

Bảng 3.11 Vòng bụng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 44

Bảng 3.12 Vòng bụng của học sinh THCS trong nghiên cứu 47

Bảng 3.13 Một số kết quả nghiên cứu về vòng bụng của học sinh 47

Bảng 3.14 Vòng mông của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 48

Bảng 3.15 Vòng mông của học sinh THCS trong nghiên cứu 50

Bảng 3.16 VCTPC của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 53

Bảng 3.17 VCTPC của học sinh THCS trong nghiên cứu: 54

Bảng 3.18 Một số kết quả nghiên cứu về VCTPC của học sinh 56

Bảng 3.19 Vòng đùi của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 57

Bảng 3.20 Vòng đùi của học sinh THCS trong nghiên cứu 59

Bảng 3.21 BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 61

Trang 7

Bảng 3.22 Một số kết quả nghiên cứu về BMI của học sinh 62 Bảng 3.23 Chỉ số QVC của học sinh theo tuổi và giới tính 63 Bảng 3.24 Tình trạng cận thị của học sinh hai trường 65 Bảng 3.25 Thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh hai trường 68

Bảng 3.26 Thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh hai trường 73

Bảng 3.27 So sánh thời gian phản xạ thị giác – vận động và thời gian 79 phản xạ thính giác – vận động của học sinh 79 Bảng 3.28 Một số kết quả nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh 80 Bảng 3.29 Một số kết quả nghiên cứu thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh 81

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính.29

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 35

Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn VNHVHS của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính.39 Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn VNTRHS của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 43 Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn vòng bụng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 46 Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn vòng mông của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 51

Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn VCTPC của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 55

Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn vòng đùi của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính 60

Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn chỉ số QVC theo tuổi và giới tính 64

Hình 3.10 Biểu đồ bểu diễn tỉ lệ cận thị của học sinh trường Tố Như 66

Hình 3.11 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ cận thị của học sinh trường Trần Mai Ninh 67

Hình 3.12 Tỉ lệ cận thị học sinh hai trường 67

Hình 3.13 Mức giảm của thời gian phản xạ thị giác – vận động theo tuổi của học sinh trường Tố Như 69

Hình 3.14 Thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh trường Tố Như 70

Hình 3.15 Mức giảm thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh trường Trần Mai Ninh 71

Hình 3.16 Thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh trường Trần Mai Ninh 72

Hình 3.17 So sánh thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh hai trường 72 Hình 3.18 Mức giảm thời gian phản xạ thính giác – vận động theo tuổi của học sinh trường Tố Như 75

Hình 3.19 Thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh trường Tố Như 76

Hình 3.20 Thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh Trần Mai Ninh 76

Hình 3.21 Thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh Trần Mai Ninh 77

Hình 3.22 So sánh thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh hai trường 78

Hình 3.23 So sánh thời gian phản xạ thị giác – vận động và thời gian phản xạ thính giác – vận động của học sinh 79

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Đến năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên sẽ từ 165cm, tăng thêm

4cm so với hiện nay, còn tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phải ít hơn 5% (hiện nay: 17,5%) và tuổi thọ trung bình là 75 (hiện nay: 73) Đó là những chỉ số cơ

bản đặt ra trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt ngày 19 tháng 4 năm 2011 [1]

Như vậy, chiến lược nâng cao chiều cao trong vòng 9 năm lên 4 cm có thể coi

là một mục tiêu rất to lớn và không dễ thực hiện Một nghiên cứu của Viện dinhdưỡng (2010) trên những người 16 - 60 tuổi cho thấy trong 30 năm từ năm 1976đến năm 2006, chiều cao ở nam từ 16 tuổi đến 25 tuổi tăng thêm 2,7 cm trong 10năm Nói cách khác, cứ 10 năm thì chiều cao thanh niên Việt Nam tăng 2,7 cm Vậythực trạng các chỉ số sinh học hình thái của học sinh THCS đang ở mức nào là mộtvấn đề rất cần được khảo sát đánh giá nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên

Nghiên cứu về các chỉ số hình thái có lịch sử tồn tại và phát triển hết sứcphong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự tăng trưởng, phát triển, đặc trưngchủng tộc, giới tính Dậy thì là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong sựsinh trưởng và phát triển của con người, các biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn nàychính là sự thay đổi về hình thái Tuổi dậy thì là giai đoạn rất nhạy cảm cả về mặtsinh học và tâm lý học, do bản chất của giai đoạn này là sự chuyển đổi từ trẻ emthành người trưởng thành Trong gia tốc phát triển về hình thái của con người, đây

là một trong 2 giai đoạn tăng trưởng quan trọng nhất có tính chất quyết định, đặcbiệt là các chỉ số hình thái trong đó có chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trungbình cũng như các chỉ số phản xạ của các giác quan Chính vì thế, nghiên cứu vềhình thái học sinh tuổi dậy thì luôn mang tính thời sự cấp thiết, nó không chỉ cungcấp các cơ sở khoa học sinh học thể hiện một giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởngđến chất lượng con người, mà còn giúp cho việc giáo dục thể chất hiện nay tại cáctrường THCS được thực hiện dựa trên các cơ sở khoa học sinh học nhằm đạt hiệuquả cao hơn

Trang 10

Xu hướng của mục tiêu đào tạo hiện nay là người học giữ vai trò chủ đạo, vaitrò của giáo viên là hướng dẫn, giúp học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu Việcgiáo viên nắm bắt được một số chỉ số sinh lý thần kinh như thời gian phản xạ thịgiác, thính giác của học sinh sẽ giúp giáo viên có được phương pháp dạy học phùhợp với từng đối tượng học sinh, để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục Việc nắmbắt được các tật về mắt ở lứa tuổi học đường sẽ giúp ích cho việc thiết kế khônggian dạy học hiệu quả và có những biện pháp rèn luyện thị lực cho học sinh.

Như vậy, việc nghiên cứu các chỉ số sinh học với định hướng giáo dục thểchất và rèn luyện một số phản xạ giác quan là rất cần thiết Tuy nhiên, hiện nay ởnước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực liên ngành này, đặc biệt làtại Thanh Hóa, một trong những nơi mà tinh thần hiếu học cao nhất cả nước với sốlượng học sinh lớn và phân lập thành nhiều vùng miền Chính vì thế, tôi chọn đề tài

“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tuổi dậy thì của học sinh trường

THCS Tố Như và Trần Mai Ninh, tỉnh Thanh Hóa”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng một số chỉ số sinh học về hình thái (chiều cao đứng, cânnặng, vòng ngực trung bình, vòng bụng, vòng mông, các vòng chi trên, các vòng chidưới) của học sinh;

Xác định được thời gian phản xạ thị giác và thính giác của học sinh;

Xác định được thực trạng một số đặc điểm về tật cận thị của học sinh;

Xác định được sự liên quan giữa các chỉ số được nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu một số chỉ số hình thái và thần kinh của học sinh trường THCS TốNhư và trường THCS Trần Mai Ninh, tỉnh Thanh Hóa;

So sánh một số chỉ số sinh học về hình thái giữa các độ tuổi và giữa học sinhnam với học sinh nữ;

So sánh một số chỉ số sinh học về thần kinh như thời gian phản xạ thị giác vàthính giác, tật cận thị và loạn thị giữa các độ tuổi; giữa học sinh nam với học sinh nữ;

So sánh các chỉ số sinh học giữa hai đối tượng học sinh ở nông thôn và họcsinh ở thành phố

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là gồm 900 học sinh đang học tập tại hai trường: THCS

Tố Như và THCS Trần Mai Ninh, tỉnh Thanh Hóa Tất cả gồm 4 nhóm với 4 độ tuổikhác nhau, từ 12 – 15 tuổi, có sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặcbệnh truyền nhiễm, có trạng thái tâm sinh lý bình thường

Mỗi trường sẽ tiến hành điều tra, khảo sát khoảng 450 học sinh có độ tuổi từ

12 đến 15 Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên

Bảng 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài cần nghiên cứu tài liệu về hình thái, thểlực và các bệnh học đường ở lứa tuổi dậy thì

5.2 Phương pháp nghiên cứu chỉ số

Các chỉ số hình thái được nghiên cứu theo phương pháp của Martin;

Các chỉ số thần kinh: dụng cụ đo là máy vi tính với phần mềm theo phương phápcủa thầy Đỗ Công Huỳnh và cộng sự để xác định các chỉ số:

- Thời gian phản xạ thính giác;

- Thời gian phản xạ thị giác

Các chỉ số thị lực: theo phương pháp đo của các cơ sở y tế để xác định tật cận thịcủa học sinh

Trang 12

5.3 Phương pháp xử lí số liệu

Kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý trên máy tính bằng chương trìnhMicrosoft Excel 2007

5.4 Phương pháp phân tích số liệu

Qua số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ số sinh họccủa học sinh Dùng lí luận để giải thích những vấn đề đã thu thập được thông quacác phương pháp nghiên cứu ở trên

6 Những đóng góp mới của đề tài

Đánh giá đặc điểm sinh học về hình thái của học sinh ở lứa tuổi dậy thì

Bổ sung số liệu về một số chỉ số đo các vòng cơ, từ đó có những biện pháp cảithiện hình thái thể lực cho học sinh cấp THCS ở Thanh Hóa nói riêng và học sinh cảnước nói chung

Bước đầu tìm hiểu các đặc điểm sinh học về thị giác và thính giác của học sinhTHCS

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số vấn đề về hình thái, thể lực

1.1.1 Cơ sở lí luận về hình thái, thể lực

Vấn đề thể lực từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, tất cả đều thốngnhất rằng thể lực phản ánh cấu trúc tổng hợp của cơ thể, liên quan chặt chẽ tới thểtrạng, hình thái, sức khỏe, sức lao động, thẩm mĩ,…và là khả năng, năng lực vậnđộng của mỗi cá nhân con người Thể lực phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của

hệ thống cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh thống nhất Ở bất kì người bìnhthường nào cũng có mức độ phát triển thể lực nhất định

Thể lực của con người là một chỉ tiêu phức hợp Một trong những biểu hiện cơbản của thể lực là những số đo kích thước cơ thể Trong đó, các chỉ số chiều cao,cân nặng, vòng ngực là những chỉ số đặc trưng phản ánh thể lực của con người.Ngoài ra, sự phát triển hình thái cơ thể còn được biểu hiện qua một số chỉ số đovòng cơ như vòng bụng, vòng mông, vòng chi trên, vòng chi dưới,… Các chỉ số đó

có ý nghĩa trong việc đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ em, biểu hiện sự tăngtrưởng của cơ thể từ lúc mới sinh cho đến lúc chết [27]

- Chiều cao đứng:

Chiều cao đứng (CCĐ) là một trong những kích thước được đề cập và được

đo đạc trong hầu hết các công trình điều tra cơ bản về hình thái, nhân chủng, sinh lý

và bệnh lý, v.v CCĐ nói lên tầm vóc của một người, do đó các nhà y học dựa vàoCCĐ để đánh giá sức lớn của trẻ em; so sánh CCĐ với các kích thước khác trong cơthể, phối hợp với các kích thước khác để xây dựng các chỉ số thể lực, v.v CCĐcũng được các nhà phân loại học sử dụng khi nghiên cứu chủng tộc Nói chung,cũng như ở các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam nam giới cao hơn nữ giớikhoảng từ 8 đến 11 cm [11]

Có rất nhiều ý kiến giải thích sự gia tăng về CCĐ ở thế hệ sau tốt hơn thế hệtrước Tuy nhiên, về nguyên nhân ảnh hưởng tới CCĐ có 2 yếu tố chính:

Trang 14

+ Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu trong việc ảnh hưởngtới chiều cao Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con cháu.

+ Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt tinhthần và vật chất, khí hậu và ánh nắng, sự thích nghi với môi trường,… ảnh hưởng ởmức độ lớn tới tốc độ phát triển cũng như CCĐ cuối cùng ở người lớn, tuy nhiênyếu tố ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và cần phải tác động liên tục

- Vòng đùi và vòng cánh tay phải co:

Ở đây, chúng tôi chỉ nói về các loại vòng cơ có liên quan nhiều đến cânnặng Các vòng cơ ở chi biểu hiện sự phát triển của ba yếu tố: xương, cơ và tổ chức

Trang 15

mỡ dưới da Như vậy, đo các vòng cơ ở chi cho phép ta đánh giá tình trạng pháttriển cơ thể nói chung và nhất là tình trạng tập luyện và dinh dưỡng của cơ thể.

Các vòng này cũng có ý nghĩa như cân nặng và do đó có mối tương quanchặt chẽ với cân nặng Các vòng cơ ở chi không những có thể làm thay đổi cân nặng

và hơn nữa, còn có những ưu điểm sau trong việc đánh giá thể lực một người [11]:

+ Các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ rõ hơn cân nặng Một kết quả nghiêncứu cho thấy có sự gia tăng các vòng chi trên 10 thanh niên tập cử tạ trong 4 thángliên tục, trong đó các vòng cánh tay tăng rất mạnh, khoảng 2 đến 3,5 cm [37]

+ Cân nặng biểu hiện sự tăng mỡ nhiều hơn so với các vòng chi Một điềuhiển nhiên là chúng ta có thể tăng cân rất nhanh do an dưỡng (ăn uống, nghỉ ngơi)

mà không phải do tập luyện và lao động Sự tăng cân biểu hiện tình trạng dinhdưỡng tốt của cơ thể Như vậy, sự tăng cân rõ ràng là biểu hiện sự béo nhiều hơn,trong khi đó, sự tăng các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ nhiều hơn

- Vòng bụng:

Muốn đánh giá độ béo của cơ thể và do đó đánh giá được mức độ dinhdưỡng và khả năng hấp thụ của cơ thể, người ta thường đo vòng bụng Tuy nhiên,việc đo vòng bụng nếu không đúng kỹ thuật thường cho số liệu chính xác khôngcao, do không có một thành xương vững chắc như thành ngực Có thể đánh giá mức

độ béo của cơ thể theo chỉ số: [Vòng bụng/ Vòng ngực] x 100

Chỉ số này càng lớn thì người càng béo, trừ trường hợp bụng to vì bệnh lý.Cũng có thể tính hiệu số giữa vòng ngực và vòng bụng

Trang 16

Ngoài việc đánh giá thể trạng còn phải đánh giá thể lực (khỏe, bình thường,yếu) của học sinh Để đánh giá thể lực tôi sử dụng chỉ số QVC là chỉ số kết hợpgiữa chiều cao, vòng ngực và vòng cơ cánh tay, cơ đùi.

Ngoài ra tỷ số vòng eo trên vòng mông là một phương pháp được sử dụng đểxác định sự phân phối mỡ trên cơ thể của một người, bổ sung sự thiếu hụt cho kháiniệm chỉ số khối cơ thể (BMI), bởi vì BMI chỉ phản ánh mối quan hệ giữa chiều

cao và cân nặng Nếu WHR nhỏ hơn 1, cơ thể được xếp vào dạng trái lê shaped body), tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông và

(pear-các vùng xung quanh; ngược lại, nếu WHR lớn hơn 1, nó thuộc dạng trái táo

(apple-shaped body), nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở

vùng bụng Ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tỷ số vòng eo trênvòng mông và sức khỏe của một người WHR vào khoảng 0,7 với phái nữ và 0,9với phái nam báo hiệu sức khỏe tốt và khả năng sinh sản cao Ở phụ nữ sở hữu chỉ

số WHR chuẩn, mức estrogen (một loại hooc môn nữ) có trạng thái tốt nhất, họ ítmắc các bệnh nguy hiểm như đái đường, rối loạn tim mạch và ung thư buồng trứng,còn ở nam giới có WHR vào khoảng 0,9 thường ít mắc bệnh ung thư tuyến tiềnliệt và ung thư tinh hoàn Nhóm hoóc môn androgen là tác nhân làm tăng vòng eocủa phụ nữ bằng cách tăng lượng mỡ ở các cơ quan nội tạng Nồng độ androgentrong cơ thể tăng thì sức mạnh cơ bắp, khả năng chịu đựng và cạnh tranh của conngười cũng tăng lên

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu hình thái, thể lực

1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Những nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em được bắt đầuvào giữa thế kỷ XVIII Quyển sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao ở người(Wachstum der Menschen in die Lange) của A.Stoeller được xuất bản ở Magdeburg(Đức) vào năm 1729 Tuy nhiên, trong cuốn sách này chưa có các số liệu đo đạc cụthể Nghiên cứu về sự tăng trưởng thực sự được trình bày trong luận án tiến sĩ củaChristian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức) năm 1754, trong đó trình bày các số liệu

Trang 17

đo đạc về cân nặng, chiều cao đứng và các đại lượng khác của một loạt trẻ trai, trẻgái và thanh niên từ 1 đến 25 tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một sốnơi khác trên nước Đức Công trình này được xem là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên vềtăng trưởng ở trẻ em.

Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đứng được thực hiện bởi PhilibertGuénneau de Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777 Trong

18 năm liên tục, cậu bé được đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6 tháng Đây là mộtnghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong cácnghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỷ XIX

Một công trình nghiên cứu dọc khá lớn khác của Bowditch H.P 1911), hiệu trưởng đầu tiên của Khoa Y trường Đại học Harvard (Mỹ) và là giáo sưsinh lý học đã đưa ra chuẩn tăng trưởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên sử dụng hệthống bách phân vị trong nghiên cứu tăng trưởng mà 15 năm sau Galton F (Anh)mới sử dụng

(1840-Trọng lượng cơ thể tính bằng kg đã được nhắc tới trong công trình nghiêncứu của Tenon từ thế kỷ thứ XIII, sang đầu thế kỷ XIX nó được coi là một chỉ sốquan trọng để đánh giá thể lực

Vòng ngực là chỉ số được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ XIX, đếncuối thế kỷ này thì vòng ngực trở thành một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lựcsau chiều cao đứng và cân nặng

Quan niệm “tăng trưởng là tấm gương phản chiếu điều kiện của xã hội” đãđược nêu lên từ năm 1929 bởi Louis Réné Vilermé (1782-1863) - người sáng lậpngành y tế công cộng ở Pháp, khi ông công bố trong cuốn sách chuyên khảo rằngnhững người lính nghĩa vụ ở các quận nghèo tại Paris có chiều cao đứng trung bìnhthấp hơn lính nghĩa vụ ở các quận giàu Trước đó, một nghiên cứu tương tự theohướng sức khỏe công cộng được Edwin Chadwick thực hiện ở miền Bắc nước Anhnăm 1883, trong đó đã trình bày tầm vóc nhỏ bé của trẻ em đang làm việc trong cácnhà máy dệt Ngày nay, người ta đã sử dụng chiều cao đứng của trẻ em và ngườitrưởng thành như một chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xã hội và nêu lênquy luật tăng trưởng theo thời gian (secular changes)

Trang 18

Tuy nhiên, việc đánh giá thể lực chỉ dựa trên một trong các chỉ số như cânnặng, chiều cao đứng hay vòng ngực đều không cho kết quả mong muốn Vì vậy,người ta đã hợp nhất nhiều đại lượng tăng trưởng vào một chỉ số chung để đánh giáthể lực Ban đầu là những chỉ số dùng 2 kích thước (cân nặng và chiều cao) như chỉ

số Broca, chỉ số Quetelet, chỉ số Kaup, Rohrer và Livi, sau đó là những chỉ sốđược hợp nhất từ 3 kích thước trở lên như chỉ số Pignet, chỉ số Vervaek, chỉ sốPimo, Nhìn chung, một chỉ số được xác định từ nhiều thông số khác nhau thì chỉ

số đó càng chính xác nhưng việc đo đạc và tính toán càng cồng kềnh và phức tạp

Do đó, tuỳ mục đích nghiên cứu mà các tác giả đã chọn các chỉ số thích hợp

Việc nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực của trẻ ở các lứa tuổi được tiếptục bởi nhiều tác giả ở các nước khác nhau Từ các dẫn liệu thu thập được, các tác giảnhận định rằng sự phát triển và tốc độ tăng trưởng các chỉ số diễn ra không đều quacác thời kỳ khác nhau, có thời kỳ tốc độ tăng trưởng chậm, có thời kỳ tăng trưởngnhanh Trong quá trình phát triển của trẻ có hai giai đoạn “nhảy vọt”, đó là giai đoạn

từ 5 đến 7 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì (từ 11 đến 15 tuổi)

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy có sự khác biệt về các chỉ số hình tháicủa trẻ sống ở các vùng, miền khác nhau, cũng như có sự khác biệt theo tốc độ pháttriển các chỉ số hình thái giữa các trẻ nam và trẻ nữ Cụ thể là các trẻ sống ở thànhphố có các chỉ số hình thái tốt hơn so với các trẻ sống ở nông thôn Ở lứa tuổi 7-10,tốc độ tăng chiều cao đứng của các trẻ nữ nhanh hơn so với ở các trẻ nam, nhưng từ

11 tuổi trở đi tốc độ tăng chỉ số này ở các trẻ nam lại nhanh hơn so với ở các trẻ nữ

Một nhận xét nữa của các nhà nghiên cứu là sự phát triển các chỉ số hình tháicủa trẻ ở các lứa tuổi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độdinh dưỡng và hàng loạt các yếu tố thuộc môi trường sống

Theo Jacques R Ducharme và Maguelone G Forest (1982), dậy thì là quathời kì trẻ em để trở thành người lớn, đây là giai đoạn biệt hóa giới tính lớn nhất,biến đổi cơ quan sinh dục, phát triển đặc tính sinh dục phụ, thay đổi kích thướccũng như hình thái cơ thể Tăng trưởng và phát triển (trong đó có dậy thì) là sảnphẩm của mối tương tác phức tạp và liên tục của dinh dưỡng, môi trường sống vàyếu tố di truyền

Trang 19

Nhiều tác giả trên thế giới đã phân chia quá trình sinh trưởng và phát triển củatrẻ em thành các thời kì khác nhau Bunak V.V (1965) phân chia các thời kì pháttriển của trẻ em dựa vào các dấu hiệu hình thái và nhân chủng Gundobin N.P vàArshavski I.A chia ra các thời kì phát triển dựa vào bậc học của học sinh, v.v Theo

đó, các tác giả cũng chưa hoàn toàn thống nhất về cách phân chia các giai đoạn pháttriển của trẻ em

1.1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Việc nghiên cứu tầm vóc, thể lực của học sinh ở nước ta đã bắt đầu được tiếnhành từ những năm 60 của thế kỷ trước

Nghiên cứu đầu tiên được biết đến là công trình của Đỗ Xuân Hợp, NguyễnQuang Quyền [10] khi nghiên cứu một số kích thước cơ bản (chiều cao đứng và cânnặng) trên học sinh Hà Nội lứa tuổi từ 7 đến 17 Kết quả cho thấy, học sinh tronglứa tuổi THCS (từ 11 đến 15 tuổi) không có sự khác biệt về tầm vóc, thể lực giữanam và nữ ở lứa tuổi 11 Sau đó, ở nữ tăng nhanh về các kích thước đo so với ởnam Điều này được các tác giả giải thích bằng sự dậy thì sớm ở nữ so với nam

Năm 1962, Phạm Năng Cường và cộng sự đã đưa thêm chỉ số vòng ngực khinghiên cứu thể lực của học sinh Hà Nội Các tác giả cũng đưa ra biểu đồ phát triểnthể lực của nam và nữ giống như Đỗ Xuân Hợp [11] nhưng các kích thước và chỉ số

có tăng hơn

Sau hai Hội nghị về hằng số sinh học năm 1967 và 1972, một tập thể các tácgiả do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên đã biên soạn cuốn “Hằng số sinh họcngười Việt Nam” (1975) [36] Trong công trình này, các tác giả đã tập hợp đầy đủnhất về các chỉ tiêu nhân trắc ở trẻ em và người lớn Đây là công trình nghiên cứukhông chỉ thể hiện những chỉ số điển hình của người Việt Nam nói chung mà còncủa trẻ em các lứa tuổi nói riêng

Ở miền Bắc, trong những năm 1975-1976, Nguyễn Quang Quyền và Lê GiaVinh [34] đã làm một cuộc điều tra toàn diện về y tế cho dân cư một xã đồng bằng ởtỉnh Hà Tây, trong đó đã nghiên cứu tầm vóc, thể lực của 2.100 người tuổi 16-70theo kỹ thuật và phương pháp tiêu chuẩn trong nhân trắc học

Trang 20

Trong các năm 1977, 1985, 1986 và 1990, Nguyễn Khải và cộng sự [17] đãnghiên cứu tầm vóc, thể lực của sinh viên và nông dân trên địa bàn thành phố Huế

và thấy tầm vóc, thể lực của sinh viên kém hơn hẳn so với nông dân ngoại thành

Năm 1980, Nguyễn Văn Lực và cộng sự [30] đã nghiên cứu trên 831 họcsinh, sinh viên tuổi 16-25 bao gồm dân tộc Kinh (52,6%) và một số DTTS tại khuvực Thái Nguyên (Tày, Thái, Mường, Nùng, Sán Dìu, Dao, Sán Chỉ, v.v.) Sau đóvào năm 1985, các tác giả đánh giá lại bằng cách nghiên cứu trên 762 sinh viên TháiNguyên Đây có thể coi như một dạng nghiên cứu theo phương pháp theo dõi dọckhông hoàn chỉnh

Công trình nghiên cứu đồ sộ trong 4 năm (1981-1984) đã được xuất bản củatập thể tác giả do Võ Hưng chủ biên: “Atlas nhân trắc học người Việt Nam tronglứa tuổi lao động” [16] đã thực hiện trên 13.233 người ở 15 tỉnh trên 3 miền Bắc,Trung, Nam và được chia thành 5 lớp tuổi: 17-19, 20-29, 30-39, 40-49, 50-55 Đây

là công trình nghiên cứu về tầm vóc nhằm ứng dụng vào việc thiết kế dụng cụ vànơi làm việc (ergonomi)

Trong 2 năm 1985 và 1986, Trịnh Hữu Vách và Lê Gia Vinh [38] đã tiếnhành một đợt nghiên cứu tương đối toàn diện về tầm vóc, thể lực trên 3.468 ngườitrưởng thành tuổi từ 18 đến già thuộc 5 tỉnh miền Bắc và miền Nam Các tác giả đãđưa ra những nhận định dè dặt về quy luật gia tăng tầm vóc theo thời gian do hoàncảnh kinh tế xã hội thay đổi

Năm 1987, trong luận án phó tiến sĩ sinh học “Góp phần nghiên cứu các đặcđiểm hình thái thể lực người Việt lứa tuổi trưởng thành”, Trịnh Hữu Vách [37] đãnêu lên một số kết luận đáng chú ý trong quá trình nghiên cứu trên 4.510 người Việt

và so sánh với 428 người Chill (Lâm Đồng) và người Mường (Thanh Hóa), trong đótác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng thiếu dinh dưỡng về cả chất lẫn số lượngtrong thời gian dài đã ảnh hưởng tới tầm vóc, thể lực của người Việt Nam và hạnchế quy luật gia tăng theo thời gian

Kết quả công trình nghiên cứu “Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao,vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam 1-55 tuổi” (1996) do Thẩm Hoàng Điệp,

Trang 21

Nguyễn Quang Quyền và cộng sự [10] thực hiện ở 8 tỉnh thuộc 3 miền của nước tacho thấy, các chỉ số thu được đều cao hơn hẳn so với các nghiên cứu trước Các tácgiả cho thấy CCĐ đến lứa tuổi 15 ở trẻ nam đã vượt lên so với trẻ nữ, có lẽ đây làlứa tuổi mà trẻ nam bắt đầu bước vào tuổi dậy thì Trong khi đó kích thước vòngngực của trẻ nữ luôn cao hơn của trẻ nam ở các lứa tuổi THCS Điều này cũng phùhợp với sự xuất hiện đặc điểm sinh dục thứ cấp của cơ thể nữ khác với cơ thể nam.

Thực hiện quyết định số 19-UB/TH ngày 10/3/1994 của UBKH Nhà nước,trường đại học Y khoa Hà Nội chủ trì dự án “Điều tra cơ bản các chỉ tiêu sinh họcngười Việt Nam thập kỷ 1990” Trần Văn Dần và cộng sự [8] đã nghiên cứu trênhọc sinh trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình trong những năm1990-1995 So với “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975), thì sự phát triển vềchiều cao đứng của trẻ em 6-16 tuổi trong nghiên cứu này tốt hơn và có ý nghĩathống kê, đặc biệt là trẻ em ở thành phố và thị xã Sự gia tăng về cân nặng chỉ thấy

rõ ở trẻ em Hà Nội, còn khu vực nông thôn chưa có sự thay đổi đáng kể

Năm 1992, bằng phương pháp nghiên cứu cắt dọc trên học sinh phổ thông

Hà Nội, Thẩm Thị Hoàng Điệp [9] đã công bố những kết luận rất đáng chú ý trongluận án phó tiến sĩ sinh học: “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh trường PTCS

Hà Nội”

Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự đã nghiêncứu trên học sinh tuổi từ 6 đến 16 ở thị xã Thái Bình nhận thấy từ 11 đến 14 tuổi thìtrẻ nữ vượt trội hơn trẻ nam về các kích thước nghiên cứu, còn từ 15 đến 16 tuổi thìtrẻ nam lại phát triển vượt trẻ nữ Điều này phù hợp với quy luật phát triển của trẻnam và trẻ nữ ở nhóm tuổi này do liên quan đến tuổi dậy thì Các tác giả trên tiếptục nghiên cứu trên học sinh 6-18 tuổi ở các trường nội ngoại thành Hà Nội từ năm

1994 đến 1996 và rút ra kết luận: từ 11 đến 13 tuổi, trẻ nữ phát triển vượt trội so vớitrẻ nam, từ 14 đến 16 tuổi trẻ nam lại phát triển hơn Chỉ tiêu cân nặng (cao hơn 2-7kg), chiều cao đứng (cao hơn 3-15 cm) ở các trẻ trong nghiên cứu này đã tăng hơn

so với các trẻ trong các nghiên cứu trước (năm 1990 và 1975) Điều này cho thấy có

sự thay đổi tích cực về các chỉ tiêu tầm vóc, thể lực [35]

Trang 22

Năm 1995, trong khuôn khổ công trình nghiên cứu cấp Bộ và điều tra cơ bảnngười Việt Nam, Nguyễn Quang Quyền và cộng sự đã tiến hành đề tài “Hằng sốhình thái đánh giá thể lực người Việt Nam khu vực phía Nam”, trong đó các tác giả

đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tầm vóc, thể lực của 20.000 ngườitại 4 địa điểm là thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Nguyên và Huế

Nguyễn Mạnh Cường trong luận án tiến sĩ “Đánh giá một số chỉ tiêu pháttriển cơ thể của học sinh lứa tuổi 6-15 vùng nông thôn ven biển Thái Bình”, đã chothấy các chỉ số thể lực đều tăng dần theo lứa tuổi, có sự khác biệt giữa nam và nữ và

sự thay đổi này còn phụ thuộc vào tuổi dậy thì của trẻ

Năm 2003, Bộ Y tế đã công bố cuốn sách “Các giá trị sinh học người ViệtNam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [4] Các vấn đề về tầm vóc, thể lực đượcquan tâm đặc biệt với các đề mục: “Các chỉ tiêu nhân trắc người trưởng thành miềnBắc Việt Nam” (chủ nhiệm: GS Trịnh Văn Minh); “Nghiên cứu sự phát triển cơ thểlứa tuổi đến trường phổ thông 6-18 tuổi” (chủ nhiệm: PGS.TS Trần Đình Long);

“Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ dưới 6 tuổi” (chủ nhiệm: TS Hàn Nguyệt KimChi); “Một số chỉ tiêu nhân trắc được điều tra ở Hải Phòng” (chủ nhiệm: PGS.TSNguyễn Hữu Chỉnh); “Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc của trẻ em và người caotuổi ở nông thôn Thái Bình” (chủ nhiệm: TS Phạm Ngọc Khái) [18]

1.2 Một số vấn đề về phản xạ cảm giác vận động

1.2.1 Cơ sở lí luận về phản xạ và lịch sử nghiên cứu trên thế giới

Phản xạ là hình thức hoạt động của hệ thần kinh để điều hòa và phối hợp hoạtđộng của tất cả cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sự thống nhất bên trong cơ thể và sựthống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài [24] Tác giả Tạ Thúy Lan chorằng phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia của hệ thần kinh trả lời kíchthích của môi trường ngoài tác dụng lên nó[23]

Người đầu tiên đưa ra khái niệm phản xạ là R.Decac[] Năm 1640, nhà triếthọc kiêm nhà tự nhiên học người Pháp này đã dùng khái niệm phản xạ để giải thíchcác hành động đơn giản của động vật và con người Theo ông, phản xạ là sự phảnứng của cơ thể đối với tác nhân kích thích tác động vào nó và do “linh khí” của

Trang 23

động vật gây ra, phản xạ là sự phản ánh của cảm giác thành vận động Sau R.Decac

có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu hoạt động thần kinh cấp cao Lần đầu tiêntrong sinh lí học, hoạt động não người được coi là hoạt động phản xạ nhờ nghiêncứu của Sechenov (1829-1905) Ông cho rằng nguyên nhân đầu tiên của bất kì hành

vi nào cũng đều là sự kích thích bên ngoài Ông còn khẳng định trong việc hìnhthành phản xạ không chỉ có sự tham gia của hưng phấn mà còn có sự tham gia của

ức chế Tác giả Tạ Thúy Lan cũng đồng quan điểm trong cuốn “Sinh lí học thầnkinh” tập 2 Khi phân tích tỉ mỉ phản xạ não người, Sechenov khẳng định rằng hoạtđộng tâm lí của người không chỉ là một thể nghiệm chủ quan mà bao giờ nó cũnggắn liền với hoạt động phản xạ để đáp ứng lại sự tác động của môi trường xungquanh do não điều khiển

Kế thừa và phát triển của Sechenov I.P.Pavlov đã xây dựng nên học thuyếtduy vật hoàn chỉnh về hoạt động của thần kinh cấp cao Khái niệm “phản xạ có điềukiện” được ông đưa ra đầu tiên Ông cho rằng chỉ dựa vào các phản xạ không điềukiện thì động vật khó có thể tồn tại được Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, độngvật đòi hỏi phải có hình thức phản ứng mới mẻ linh hoạt, được hình thành trong đờisống cá thể và thay đổi theo điều kiện sống, hình thức phản ứng đó được gọi là phản

xạ có điều kiện Theo quan điểm của Pavlov, phản xạ có điều kiện được hình thànhtrên cơ sở xuất hiện đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai nhóm tế bào thầnkinh thuộc trung khu khác nhau trên vỏ não Việc hình thành đường liên hệ thầnkinh tạm thời là một quá trình sinh lí dựa trên cơ sở những thay đổi chức năng bẩmsinh của cấu trúc vỏ bán cầu đại não Điều kiện cơ bản để hình thành được đườngliên hệ thần kinh tạm thời là hai trung tâm hưng phấn dưới tác động của kích thích

có hoặc không có điều kiện phải xảy ra cùng một lúc Mối liên hệ tạm thời giữa haitrung tâm hưng phấn cùng một lúc trên vỏ bán cầu đại não sẽ àm cho các cơ quantrong cơ thể hành động theo một hướng nhất định

Dựa trên nền tảng đã có về phản xạ của các nhà khoa học đi trước, càng về saucàng có nhiều công trình nghiên cứu về phản xạ theo các góc độ khác nhau Theohướng nghiên cứu sự phát triển của hoạt động phản xạ trong quá trình phát triển của

Trang 24

cơ thể, các nghiên cứu của Xfaklit (1947), Glebovxki (1959), Krulop (1960) chothấy sự biến đổi của môi trường ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt độngphản xạ của trẻ em Sau khi sinh ra, ở trẻ em các phản xạ đã hình thành được hoànthiện nhanh chóng, đồng thời hình thành thêm các phản xạ mới trên cơ sở tăngcường cơ chế điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh trung ương.

Thời gian phản xạ là thời gian từ lúc có kích thích đến khi xuất hiện phản ứng.Khi nghiên cứu về thời gian phản xạ, Wagman (1952, 1954) đưa ra kết luận “Thờigian phản xạ biến đổi theo tuổi Thời gian phản xạ ở các tuổi khác nhau khônggiống nhau.Thời gian phản xạ phụ thuộc vào mức độ phát triển chức năng của hệthần kinh Tốc độ dẫn truyền các xung động biến đổi theo tuổi [24] Thời giannghiên cứu phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của hệ thần kinh và tốc độ dẫn truyềnxung thần kinh trên dây thần kinh ngoại biên Một số tác giả khác như: Korobkop(1962), Lefunop, Motulianxki (1951), Phaphen (1956) khi nghiên cứu về thời gianphản xạ cũng có kết luận tương tự

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu về phản xạ ở Việt Nam

Nghiên cứu về phản xạ cảm giác, vận động trên người Việt Nam đã được cácnhà sinh lí học, y học và tâm lí học quan tâm Tuy nhiên do phương pháp nghiêncứu không giống nhau nên kết quả thu được có sự khác nhau

Năm 1993, tác giả Nghiêm Xuân Thăng nghiên cứu phản xạ phân biệt màusắc, âm thanh trong môi trường nóng khô và nóng ẩm đã kết luận thời gian phản xạthay đổi theo nhiệt độ môi trường và độ ẩm môi trường

Năm 1995, Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [14] đã nghiên cứu thời gian phản xạcảm giác - vận động của thanh thiếu niên tuổi từ 6-18 tuổi ở khu vực Nam, Bắc sânbay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông Ông cho thấy thời gian phản xạ cảm giác-vận động giảm dần theo tuổi, càng lớn (không quá 18 tuổi) thời gian phản xạ càngngắn Điều này chứng tỏ quy trình xử lí thông tin ngày càng tốt hơn theo lứa tuổi.Phương pháp đo của Đỗ Công Huỳnh do dựa vào kĩ thuật xử lí trên máy vi tính, chophép xác định chính xác thời gian phản xạ thị giác, thính giác-vận động đã đượcnhiều tác giả sử dụng

Trang 25

Năm 2000, Trần Trí Bảo đã xây dựng phương pháp xác định tốc độ xử líthông tin (R) trên cơ sở thời gian phản xạ thị giác-vận động và cho thấy R bìnhthường là 3-5 bit/s Năm 2001, Nguyễn Thị Ngọc Thanh áp dụng phương pháp này

để nghiên cứu tốc độ xử lí thông tin của 806 học sinh cuối bậc tiểu học ở Hà Nội.Kết quả cho thấy, khả năng xử lí thông tin và độ thông suốt thấp, điều này phù hợpvới thời gian phản xạ tương đối lớn ở lớp tiểu học trong các công trình của Đỗ CôngHuỳnh và cộng sự

Tạ Thúy Lan, Văn Mai Hưng (2001)[23] nghiên cứu thời gian phản xạ thịgiác-vận động và thính giác-vận động của học sinh, sinh viên từ 15-21 tuổi Kết quảnghiên cứu cho thấy thời gian phản xạ thị giác và thính giác-vận động của học sinh,sinh viên giảm dần theo tuổi và có liên quan đến giới tính Nam học sinh, sinh viên

có thời gian phản xạ ngắn hơn so với nữ

Năm 2001, 2002 Trần Thị Loan [25][26] đã nghiên cứu thời gian phản xạ cảmgiác-vận động của học sinh phổ thông Kết quả cho thấy thời gian phản xạ cảmgiác-vận động của nam và nữ biến động theo thời gian, giảm dần từ 6-14 tuổi và đạttrị số nhỏ nhất ở giai đoạn 14-17 tuổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của TạThúy Lan

1.3 Một số vấn đề về bệnh cận thị học đường

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt , thường xuất hiện và tiến triển ở lứa tuổi họcsinh Cận thị gây tác hại trước mắt là làm giảm thị lực nhìn xa, giảm khả năng khámphá thế giới xung quanh và ảnh hưởng đến khả năng học tập, sức khỏe, và thẩm mĩcủa con người, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến thoáihóa võng mạc, nặng có thể bong võng mạc dẫn đến mù Hiện nay, cận thị họcđường chiếm tỉ lệ cao trong lứa tuổi học sinh và trở thành vấn đề sức khỏe của cộngđồng nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, cận thị học đường chiếm tỉ lệ khácao và tăng nhanh nhất là ở khu vực đô thị Theo Trần Thị Hải Yến và cộng sự(2003) khảo sát 5112 học sinh đầu cấp ở 29 trường trên 4 quận tại TP Hồ Chí Minh,

tỉ lệ mắc tật khúc xạ là 25,3% , trong đó cận thị chiếm 17,2%[41] Tại Hà Nội năm

2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành nghiên cứu cận thị ở học sinh phổ

Trang 26

thông Hà Nội khối tiểu học tỉ lệ 11,3%; Trung học cơ sở là 23,3%; Phổ thông trunghọc là 29,8% Khu vực nội thành (Hoàn Kiếm) là 30,9% và ngoại thành (Sóc Sơn)

là 21,8%[2]

Cận thị là bệnh không điều trị được nhưng có thể phòng ngừa được, tỉ lệ caocủa cận thị cho thấy tầm quan trọng của các chương trình can thiệp nhằm giảm tỉ lệcận thị học đường Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường ở trường Trung học cơ

sở Phan Chu Trinh, Hà Nội (2010) của TS.Vũ Thị Hoàng Lan và Ths Nguyễn ThịMinh Thái[22] đã mô tả cận thị học đường và xác định một số yếu tố liên quan đếncận thị ở lứa tuổi Trung học cơ sở Tỉ lệ cận thị học đường ngày càng tăng cao, đặcbiệt là ở các trường thuộc thành phố lớn có thể do 2 nguyên nhân chính là áp lựchọc ngày càng tăng và do điều kiện kinh tế phát triển, thói quen sinh hoạt của trẻthay đổi, trẻ dành nhiều thời gian cho các hoạt động xem ti vi, sử dụng vi tính càngngày càng nhiều [22][39][41] Cận thị càng mắc sớm càng có những ảnh hưởngkhông tốt đến khả năng học tập và sự phát triển thể chất của trẻ sau này

Trang 27

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối trung học cơ sở, có độ tuổi từ 12-15tuổi, đang học tập tại hai ngôi trường: Trường THCS Tố Như, Hoằng Lộc, HoằngHóa, Thanh Hóa và trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa, ThanhHóa Các đối tượng có sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh, không cóbệnh truyền nhiễm, và trạng thái tâm lí bình thường

2.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu

Tổng số học sinh nghiên cứu là 900 học sinh đang học tập tại hai trường ở haikhu vực khác nhau Mỗi lứa tuổi nghiên cứu khoảng 243 đến 247 học sinh Tuổi củahọc sinh được tính theo quy tắc tính tuổi trong của WHO

Bảng 2.1 Đối tượng khảo sát phân bố theo tuổi, giới tính và khu vực

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

2.2.1.1 Khu vực nông thôn

Chọn trường đại diện cho khu vực nông thôn là trường THCS Tố Như, nằm ởthôn Đình Bảng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa Đây là ngôitrường cấp 2 duy nhất trong xã, bao gồm học sinh toàn xã và học sinh một số xã lâncận Gia đình chủ yếu thuần nông và buôn bán nhỏ Cuộc sống khu vực này mangđặc điểm tiêu biểu của vùng nông thôn

Trang 28

Trường THCS Tố Như cũng là trường có bề dày truyền thống hiếu học, đạtnhiều thành tích cao so với các trường khác trong huyện.

2.2.1.2 Khu vực thành thị

Chọn trường đại diện là trường THCS Trần Mai Ninh, nằm ở khu đô thị mớiĐông Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa Là trường trọng điểm của thành phố ThanhHóa, tập trung các học sinh giỏi và ưu tú của thành phố Trường có bề dày thànhtích học tập, học sinh hiếu học, kiến thức vững vàng Gia đình học sinh chủ yếucông chức hoặc buôn bán lớn, điều kiện kinh tế khá giả

2.2.2 Thời gian nghiên cứu:

Thời gian thực hiện nghiên cứu tiến hành từ tháng 11-2013 đến tháng 6-2014

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Các chỉ số được nghiên cứu:

Các chỉ số hình thái, thể lực: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình,vòng bụng, vòng mông, vòng cánh tay phải co, vòng đùi phải, BMI, QVC, WHR.Các chỉ số phản xạ: thời gian phản xạ thị giác, thời gian phản xạ thính giác.Điều tra bệnh cận thị học đường

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.3.2.1 Chỉ số hình thái

- Các kích thước hình thái:

+ Chiều cao đứng (cm):

Sử dụng thước đo Adam của Hàn Quốc sản xuất, chính xác đến mm

Đo khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh đầu (vertex) khi đối tượng ở tư thế đứngchuẩn (người đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân chạm sát vào nhau sao cho 3điểm lưng, mông, gót chân chạm vào thước đo, đầu ở vị trí sao cho đuôi mắt và ốngtai ngoài nằm trên một đường ngang) Đơn vị đo là cm, thước đo có vạch chia với

độ chính xác đến 1 mm

+ Cân nặng (kg):

Sử dụng cân Laica của Thụy Sỹ, độ chính xác so với các cân chuẩn khác chiavạch đến 0,01kg

Trang 29

Khi cân, học sinh chỉ mặc quần áo mỏng, bỏ giày dép và đứng yên giữa bàncân sao cho trọng tâm vào điểm giữa của bàn cân, đo xa bữa ăn.

+ Vòng ngực hít vào hết sức (VNHVHS) (cm):

Sử dụng thước dây không co giãn của Trung Quốc có vạch chia độ chính xácđến mm

Vòng đo qua ngực, vuông góc với trục thân, đi qua mũi ức Đối tượng được

đo hít vào hết sức và đứng ở tư thế đứng tự nhiên Đo bằng thước dây không giãn

+ Vòng bụng (cm):

Vòng đo qua rốn vuông góc với trục thân khi đối tượng ở tư thế đứng chuẩn

Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm

Trang 30

+ BMI (Body Mass Index): Đánh giá thể trạng

BMI = [Chiều cao đứng (m)]Cân nặng (kg)2Chỉ số BMI (bảng 2.3) được đánh giá theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thếgiới khuyến cáo sử dụng cho các quốc gia châu Á

Bảng 2.3 Phân loại theo chỉ số BMI

- Thời gian phản xạ thị giác:

+ Đo thời gian phản xạ thị giác bằng cách cho nghiệm thể ngồi thoải mái trướcmàn hình máy tính, đặt ngón tay thuận lên phím Enter của bàn phím, mắt nhìn lên

Trang 31

màn hình Khi thấy đèn xanh trên màn hình chuyển sang đèn đỏ thì nhấn phím Entervới tốc độ nhanh nhất để đèn trở lại màu xanh.

+ Thao tác này được lặp lại 5 lần theo thứ tự quy định trên máy

- Thời gian phản xạ thính giác:

+ Được thực hiện ngay sau khi đo thời gian phản xạ thị giác bằng cách nhấntiếp phím Enter Các thao tác tiến hành tương tự, chỉ khác là tín hiệu đèn đỏ đượcthay bằng tín hiệu âm thanh kêu “tit” trên máy

2.3.2.3 Các chỉ số thị lực

- Dùng bảng chữ C thường được sử dụng ở các cơ sở y tế :

+ Đối tượng ngồi cố định cách bảng thị lực 5m, mắt nhìn thẳng vào bảng thịlực Che mắt phải để đo mắt trái và che mắt trái để đo mắt phải Thực hiện kiểm travới kích thước chữ nhỏ dần

+ Kết hợp điều tra với kết quả có sẵn của từng đối tượng

>6D

- Đánh giá độ cận dựa vào tật khúc xạ ở mắt:

Bảng 2.5 Phân loại độ cận theo thị lực

4/102/101/10

<1/10

Trang 32

2.4 Xử lí số liệu

Các số liệu sau khi xử lí thô sẽ được nhập vào máy tính trên phần mềm Excel,cần đảm bảo độ chính xác trong khi nhập Sau đo được xử lí bằng toán thống kê xácsuất Với cỡ mẫu n=60, chúng tôi đã xác định được các đại lượng sau:

X n

Trong đó : : Giá trị trung bình

Xi: Giá trị thứ i của đại lượng X

n: Số học sinh trong mẫu nghiên cứu

(Xi - )2: Độ lệch của từng giá trị so với giá trị trung bình

SD: Độ lệch chuẩn

Trang 33

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ HỌC SINH

3.1.1 Các chỉ số đo kích thước hình thái cơ thể của học sinh

3.1.1.1 Chiều cao đứng

Chiều cao đứng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của cơ thể,thể hiện sức lớn, chiều dài của xương và kết hợp với các chỉ số khác để nói lên tầmvóc của một cơ thể Chiều cao đứng thay đổi tùy theo giới tính, ngoài phụ thuộc vàoyếu tố di truyền, nó cũng chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường địa lí và điềukiện xã hội Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh 12-15 tuổi được trìnhbày trong bảng 3.1 cho thấy trong giai đoạn 12-15 tuổi, chiều cao đứng liên tụctăng, cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Chiều cao đứng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính

Trang 34

và tăng nhanh nhất ở tuổi 14 (7,61 cm) Chiều cao đứng của nữ tăng nhanh lúc

13-14 tuổi (tăng 4,41 - 5,95 cm/năm), tăng nhanh nhất ở tuổi 13 (5,95 cm) Như vậy,thời điểm tăng nhanh chiều cao đứng của nữ sớm hơn nam một năm, sau thời kìnày, tốc độ tăng chiều cao đứng của nam và nữ đều bị kìm hãm và có xu hướnggiảm dần, điều này phù hợp với đặc điểm sức lớn trong tuổi dậy thì

Chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ ở trong cùng một độ tuổi làkhông giống nhau Ở độ tuổi 12, chiều cao của học sinh nữ lớn hơn chiều cao củahọc sinh nam là 2,05 cm Đến độ tuổi 13, học sinh nữ bước vào giai đoạn dậy thì,chiều cao ở tuổi này tăng vọt so với tuổi 12, lớn hơn so với học sinh nam là 4,12

cm Ở tuổi 14, học sinh nam phát triển tăng vọt về chiều cao, nên khoảng cáchchênh lệch chiều cao giữa học sinh nữ lớn hơn học sinh nam là 0,92 cm.Tuy nhiên,

ở giai đoạn 15 tuổi, chiều cao của học sinh nữ lại thấp hơn học sinh nam Vì ở giaiđoạn này, chiều cao của học sinh nam vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng là 7,05còn tốc độ tăng chiều cao của nữ là 2,67 nên ở lứa tuổi 15, chiều cao của học sinhnam lớn hơn học sinh nữ 3,46 cm Điều này được lí giải là do sau giai đoạn 14-15tuổi học sinh nam vẫn không ngừng tăng trưởng chiều cao mạnh, còn học sinh nữthì tốc độ tăng rất chậm

Mức chênh lệch về chiều cao đứng giữa học sinh nam và học sinh nữ ở tuổi 12

và 14 tuổi không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhưng ở tuổi 13 vàtuổi 15 thì mức chênh lệch về chiều cao khá rõ và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Trường Trần Mai Ninh:

Trường Trần Mai Ninh nằm ở khu vực thành phố, có điều kiện sống và họctập tốt hơn trường Tố Như Tuy nhiên thì sự tăng trưởng chiều cao ở trường TrầnMai Ninh cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chiều cao ở trường Tố Như.Chiều cao đứng của học sinh nam ở tuổi 12 là 142,38 cm, đến tuổi 15 chiều cao đãđạt đến 161,84 cm, tăng trung bình 4,17 cm/năm Còn ở nữ, chiều cao đứng tăngtrung bình 3,52 cm/năm 12 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nữ là 150,38 cm vàđến năm 15 tuổi thì đạt được 160,94 cm Ở học sinh nam, giai đoạn tuổi 14-15 là độtuổi chiều cao tăng mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng 6,63 – 7,68 cm/năm Học sinh nữ

Trang 35

tăng vọt chiều cao sớm hơn học sinh nam một năm, giai đoạn 13-14 tuổi tăng vớitốc độ 4,62-5,74 cm

Tương tự như trường Tố Như thì ở trường Trần Mai Ninh cũng có sự chênhlệch về chiều cao giữa học sinh nam và học sinh nữ trong cùng độ tuổi Ở lứa tuổi12-13 thì chiều cao học sinh nữ lớn hơn học sinh nam từ 3-4 cm và sự chênh lệch có

ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nhưng bước sang tuổi 14 thì sự chênh lệch chiều cao giữahai giới là không đáng kể (p > 0,05) Đến tuổi 15 chiều cao của học sinh nam lớn hơnchiều cao của học sinh nữ 3,87 cm, mức chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p <0,05)

Đặc điểm quan trọng nhất trong quy luật phát triển chiều cao của học sinhhai trường là sự tăng vọt chiều cao của học sinh nữ sớm hơn học sinh nam một năm,điều đó dẫn đến sự xuất hiện điểm giao chéo tăng trưởng về chiều cao vào giai đoạn14-15 tuổi đối với học sinh nam nữ của hai trường (Hình 3.1)

So sánh chiều cao đứng của học sinh hai trường:

Từ bảng tổng hợp chiều cao của học sinh hai trường có thể thấy học sinh cảhai trường đều tuân theo quy luật phát triển chiều cao theo tuổi và giới tính giốngnhau Tuy nhiên, xét tổng thể thì chiều cao của học sinh trường Trần Mai Ninh lớnhơn học sinh trường Tố Như từ 1 – 2 cm

Học sinh ở vùng nông thôn không có điều kiện sống và phát triển tốt như họcsinh khu vực thành phố nên có sự chênh lệch ở tất cả các lứa tuổi Sự chênh lệchchiều cao đứng giữa học sinh hai trường không đáng kể và không có ý nghĩa thống

kê (p > 0,05)

Trang 36

Bảng 3.2 Chiều cao đứng của học sinh THCS trong nghiên cứu

Trang 37

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính

So sánh chỉ số đo chiều cao với các nghiên cứu khác

Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản phản ánh sự phát triển thể lực, thểhiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống Vì vậy, chiều cao làmột yếu tố quan trọng để đánh giá thể lực của con người

Qua kết quả nghiên cứu trên 900 học sinh từ 12 – 15 tuổi, chúng tôi nhận thấychiều cao của học sinh tăng dần theo tuổi với tốc độ khá lớn Chiều cao của học sinh

Trang 38

nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh trong các năm không đồng đều và có thờiđiểm tăng trưởng nhảy vọt Hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt chiều cao liên quantrực tiếp tới tuổi dậy thì của học sinh Ở tuổi dậy thì cơ thể có sự biến đổi mạnh mẽ

về mặt sinh lý Hoạt động mạnh của các hormone sinh trưởng (GH), hormone sinhdục (testosterone ở nam và ostrogen ở nữ) đã kích thích sự phát triển chiều dài củaxương, nhất là các xương ống

Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh nam là 14 – 15 tuổi, học sinh

nữ là 13 – 14 tuổi Do tuổi dậy thì của học sinh nữ thường đến sớm hơn của họcsinh nam nên thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao của học sinh nữ đến sớmhơn học sinh nam khoảng 1 năm Chiều cao trung bình của học sinh nam và họcsinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số tương đương với số liệu trongnghiên cứu của Trần Thị Loan và Đỗ Hồng Cường và có trị số lớn hơn so với sốliệu trong nghiên cứu của cuốn “HSSH”, Đoàn Yên và cs, Thẩm Thị Hoàng Điệp.Nhưng so với kết quả nghiên cứu học sinh THCS Hà Nội của Mai Văn Hưng thìthấp hơn Điều này có thể do trước đây điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, dẫnđến sự thiếu hụt về chế độ dinh dưỡng Mặt khác những năm trước đây, chúng tachưa quan tâm đến kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình thường có nhiều con nêncác em không được gia đình và xã hội quan tâm nhiều Ngày nay, điều kiện kinh tếphát triển, mức sống của người dân được nâng cao, do đó cải thiện về chế độ dinhdưỡng, trẻ em được gia đình và xã hội quan tâm nhiều hơn Do vậy, các em có điềukiện phát triển cơ thể một cách tốt hơn

Sự khác nhau về chiều cao trong nghiên cứu của chúng tôi so với số liệunghiên cứu trong các công trình trước đây có thể do nhiều nguyên nhân như đốitượng nghiên cứu thuộc địa bàn khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau Dođiều kiện sống ngày càng tốt hơn nên chiều cao đứng của học sinh cả nam và nữđều cao hơn các nghiên cứu trước đó, đặc biệt ở các lớp tuổi 12 hay 13 sau đókhoảng cách khác biệt so với các nghiên cứu trước đó giảm xuống ít hơn Kết quảnày phù hợp với sinh lý tăng trưởng của con người có xu hướng ngày càng chậm lạinếu trước đó tăng nhanh và nhanh lên nếu trước đó tăng chậm

Trang 39

Bảng 3.3 Một số kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng của học sinh

TrầnThịLoan(2000)

GTSH–TK90(2003)

ĐỗHồngCường(2008)

MaiVănHưng(2012)

NgôThịTươi(2014)

độ ăn uống cũng như tình hình sức khỏe và bệnh tật Kết quả nghiên cứu cân nặngcủa học sinh hai trường cho thấy cân nặng trong giai đoạn 12-15 tuổi liên tục tăngqua các năm, cụ thể được biểu hiện qua bảng 3.2 như sau:

Trang 40

Bảng 3.4 Cân nặng của học sinh theo khu vực, tuổi và giới tính

kg so với năm trước Học sinh nữ cũng tăng cân nặng khá rõ rệt, trung bình tăng3,33 kg/năm Ở giai đoạn 12 tuổi, cân nặng trung bình của học sinh nữ là 34,78 kgnhưng đến năm 15 tuổi đạt 44,76 kg Tuổi 14 cân nặng tăng nhiều nhất (4,24 kg) vànăm 15 tuổi sự tăng trưởng cân nặng có giảm Có thể thấy rằng sự tăng vọt về cânnặng đến chậm hơn sự tăng vọt về chiều cao một năm Điều này có đúng với quyluật phát triển cơ thể trong giai đoạn tuổi dậy thì

Xét trong cùng một độ tuổi, học sinh nam và nữ có sự tăng trưởng khác nhau

về cân nặng Ở giai đoạn tuổi 12, tuổi 13 và tuổi 15, có thể thấy sự chênh lệch chỉ số

đo cân năng giữa học sinh nam và học sinh nữ là không đáng kể (p < 0,05) Tuổi 14

là tuổi học sinh nữ tăng vọt về cân nặng, trong khi sự tăng vọt cân nặng của họcsinh nam đến sau một năm, điều này dẫn đến sự chênh lệch cân nặng của học sinhnam và nữ ở lứa tuổi 14 Giai đoạn này học sinh nữ nặng hơn học sinh nam gần2kg Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Nghiên cứu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà Nội. Thực trạng, đề xuất và giải pháp. Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp Bộ. Mã B2000: 47-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà Nội. Thực trạng, đề xuất và giải pháp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
4. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ 20. Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ 20
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
5. Pham Cung, Khương Toàn và CS (1973), Bước đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lí của người Hà Nhì Việt Nam. Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lí của người Hà Nhì Việt Nam
Tác giả: Pham Cung, Khương Toàn và CS
Năm: 1973
6. Đỗ Hồng Cường (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình, Luận án Tiến sỹ Sinh học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình
Tác giả: Đỗ Hồng Cường
Năm: 2009
7. Nguyễn Hữu Cường, Đào Huy Khuê (1993), “Góp phần nghiên cứu hình thái thể lực nông dân xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Tây”, Hình thái học, 3(1), tr. 7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu hình thái thể lực nông dân xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Tây”, "Hình thái học
Tác giả: Nguyễn Hữu Cường, Đào Huy Khuê
Năm: 1993
8. Trần Văn Dần và CS (1997) “Một số nhận xét về sự phát triển thể lực học sinh lứa tuổi từ 8 - 14 trên một số vùng dân cư miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX 07-07, Hà Nội, tr.480-503 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về sự phát triển thể lực học sinh lứa tuổi từ 8 - 14 trên một số vùng dân cư miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90”, "Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam
9. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái thể lực học sinh một trường phổ thông ở Hà Nội, Luận án PTS Y dược Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hình thái thể lực học sinh một trường phổ thông ở Hà Nội
Tác giả: Thẩm Thị Hoàng Điệp
Năm: 1992
10. Thẩm Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và CS (1996), Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người VN từ 1 đến 55 tuổi, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học, tr. 68-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người VN từ 1 đến 55 tuổi
Tác giả: Thẩm Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khôi và CS
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1996
11. Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền (1959), “Sức lớn của học sinh Hà Nội từ 7 tới 18 tuổi”, Kỷ yếu công trình trường Đại học Y khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức lớn của học sinh Hà Nội từ 7 tới 18 tuổi"”, Kỷ yếu công trình trường Đại học Y khoa
Tác giả: Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền
Năm: 1959
13. Đỗ Công Huỳnh (1990), “Phản xạ và hệ thống chức năng”, Một số chuyên đề sinh lý, tập II, Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản xạ và hệ thống chức năng”, "Một số chuyên đề sinh lý, tập II
Tác giả: Đỗ Công Huỳnh
Năm: 1990
14. Đỗ Công Huỳnh và cộng sự (1995). “Nghiên cứu chỉ số IQ và thời gian của phản xạ cảm giác – vận động của thanh thiếu niên tuổi từ 6 đến 18 ở Nam sân bay Biên Hòa, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông – Hà Tây”, Dự án nghiên cứu y – sinh học thuộc Dự án Z bộ Quốc Phòng, Học Viện Quân y, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chỉ số IQ và thời gian của phản xạ cảm giác – vận động của thanh thiếu niên tuổi từ 6 đến 18 ở Nam sân bay Biên Hòa, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông – Hà Tây”
Tác giả: Đỗ Công Huỳnh và cộng sự
Năm: 1995
15. Đỗ Công Huỳnh (2001), Phần mềm đo phản xạ cảm giác – vận động, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm đo phản xạ cảm giác – vận động
Tác giả: Đỗ Công Huỳnh
Năm: 2001
16. Võ Hưng( 1986): Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động, NXB Khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động
Nhà XB: NXB Khoa học và kĩ thuật
17. Nguyễn Khải và CS (1985), “Tình hình thể lực học sinh đại học khu vực Huế” Hình thái học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thể lực học sinh đại học khu vực Huế”
Tác giả: Nguyễn Khải và CS
Năm: 1985
18. Phạm Ngọc Khái, Trịnh Hữu Vách và CS, “Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc trong điều kiện dinh dưỡng của nhân dân vùng đay Thái Bình”,Y học Việt Nam, (3), tr. 13-19, Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc trong điều kiện dinh dưỡng của nhân dân vùng đay Thái Bình”,"Y học Việt Nam
19. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 -17 tuổi thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình, Luận án PTS Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 -17 tuổi thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình
Tác giả: Đào Huy Khuê
Năm: 1991
20. Đào Huy Khuê, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Chế Nghĩa (1993), “Đặc điểm chín sinh dục của học sinh phổ thông TX Hà Đông”, Tập san hình thái học 1, tr. 23-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm chín sinh dục của học sinh phổ thông TX Hà Đông"”, Tập san hình thái học 1
Tác giả: Đào Huy Khuê, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Chế Nghĩa
Năm: 1993
21. Đinh Kỷ, Cao Quốc Việt (1986): “Bàn về tuổi dậy thì ở trẻ em nước ta 1978- 1980”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, tr.47, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tuổi dậy thì ở trẻ em nước ta 1978-1980”, "Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em
Tác giả: Đinh Kỷ, Cao Quốc Việt
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1986
22. Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái (2010) “Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường THCS Phan Chu Trinh, quận Ba Sách, tạp chí
Tiêu đề: 22. Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái (2010) “Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường THCS Phan Chu Trinh, quận Ba
23. Tạ Thuý Lan – Mai Văn Hưng (2001),“ Phản xạ thị giác và thính giác của học sinh, sinh viên từ 15-21 tuổi”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ sở và thực tiễn để quy định độ tuổi trẻ em trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội, tr.20-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phản xạ thị giác và thính giác của học sinh, sinh viên từ 15-21 tuổi”
Tác giả: Tạ Thuý Lan – Mai Văn Hưng
Năm: 2001

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w