2.3.1. Các chỉ số được nghiên cứu:
Các chỉ số hình thái, thể lực: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, vòng bụng, vòng mông, vòng cánh tay phải co, vòng đùi phải, BMI, QVC, WHR.
Các chỉ số phản xạ: thời gian phản xạ thị giác, thời gian phản xạ thính giác. Điều tra bệnh cận thị học đường.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.3.2.1. Chỉ số hình thái
- Các kích thước hình thái:
+ Chiều cao đứng (cm):
Sử dụng thước đo Adam của Hàn Quốc sản xuất, chính xác đến mm.
Đo khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh đầu (vertex) khi đối tượng ở tư thế đứng chuẩn (người đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân chạm sát vào nhau sao cho 3 điểm lưng, mông, gót chân chạm vào thước đo, đầu ở vị trí sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường ngang). Đơn vị đo là cm, thước đo có vạch chia với độ chính xác đến 1 mm.
+ Cân nặng (kg):
Sử dụng cân Laica của Thụy Sỹ, độ chính xác so với các cân chuẩn khác chia vạch đến 0,01kg
Khi cân, học sinh chỉ mặc quần áo mỏng, bỏ giày dép và đứng yên giữa bàn cân sao cho trọng tâm vào điểm giữa của bàn cân, đo xa bữa ăn.
+ Vòng ngực hít vào hết sức (VNHVHS) (cm):
Sử dụng thước dây không co giãn của Trung Quốc có vạch chia độ chính xác đến mm.
Vòng đo qua ngực, vuông góc với trục thân, đi qua mũi ức. Đối tượng được đo hít vào hết sức và đứng ở tư thế đứng tự nhiên. Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
+ Vòng ngực thở ra hết sức (VNTRHS) (cm):
Vị trí đo và cách đo tương tự đo VNHVHS, nhưng đối tượng thở ra hết sức.
+ Vòng cánh tay phải co (VCTPC) (cm):
Vòng đo qua chỗ to nhất của cơ nhị đầu cánh tay vuông góc với trục cánh tay, cẳng tay co lại vuông góc với cánh tay. Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
+ Vòng bụng (cm):
Vòng đo qua rốn vuông góc với trục thân khi đối tượng ở tư thế đứng chuẩn. Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
+ Vòng mông (cm):
Vòng đo qua chỗ to nhất của mông khi đối tượng ở tư thế đứng chuẩn. Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
+ Vòng đùi (cm):
Vòng đo qua dưới nếp lằn mông, vuông góc với trục thân khi đối tượng ở tư thế đứng chuẩn. Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
- Các chỉ số kết hợp đánh giá:
+ Chỉ số QVC: Đánh giá thể lực
QVC = CCĐ (cm) – [VNHVHS (cm) + vòng đùi phải (cm) + VCTPC (cm)] Bảng 2.2. Phân loại theo chỉ số QVC
Rất khoẻ Khoẻ Trung bình Yếu Rất yếu - 4,0 – 1,9 2,0 – 7,9 8,0 – 14,0 14,1 – 20,0 >26,0
+ BMI (Body Mass Index): Đánh giá thể trạng
BMI = Cân nặng (kg)
[Chiều cao đứng (m)]2
Chỉ số BMI (bảng 2.3) được đánh giá theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng cho các quốc gia châu Á.
Bảng 2.3. Phân loại theo chỉ số BMI
Phân loại BMI
Bình thường Béo phì độ I (nhẹ): Béo phì độ II (trung bình) Béo phì độ III (nặng ) <18,5 18,5 – 24,99 25-29,99 30-40 >40
+ Chỉ số WHR: Đánh giá mức độ nguy hiểm đến cơ thể
WHR = Vòng bụng (cm)
Vòng mông (cm)
2.3.2.2. Các chỉ số phản xạ
Dụng cụ đo là máy vi tính với phần mềm đồ họa theo phương pháp của Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [15]
- Thời gian phản xạ thị giác:
+ Đo thời gian phản xạ thị giác bằng cách cho nghiệm thể ngồi thoải mái trước màn hình máy tính, đặt ngón tay thuận lên phím Enter của bàn phím, mắt nhìn lên
màn hình. Khi thấy đèn xanh trên màn hình chuyển sang đèn đỏ thì nhấn phím Enter với tốc độ nhanh nhất để đèn trở lại màu xanh.
+ Thao tác này được lặp lại 5 lần theo thứ tự quy định trên máy. - Thời gian phản xạ thính giác:
+ Được thực hiện ngay sau khi đo thời gian phản xạ thị giác bằng cách nhấn tiếp phím Enter. Các thao tác tiến hành tương tự, chỉ khác là tín hiệu đèn đỏ được thay bằng tín hiệu âm thanh kêu “tit” trên máy.
2.3.2.3. Các chỉ số thị lực
- Dùng bảng chữ C thường được sử dụng ở các cơ sở y tế :
+ Đối tượng ngồi cố định cách bảng thị lực 5m, mắt nhìn thẳng vào bảng thị lực. Che mắt phải để đo mắt trái và che mắt trái để đo mắt phải. Thực hiện kiểm tra với kích thước chữ nhỏ dần.
+ Kết hợp điều tra với kết quả có sẵn của từng đối tượng - Phân loại cận thị: Bảng 2.4. Phân loại mức độ cận thị Phân loại Độ cận Cận nhẹ Cận vừa Cận nặng 1D – 3D 3D – 6D >6D
- Đánh giá độ cận dựa vào tật khúc xạ ở mắt:
Bảng 2.5. Phân loại độ cận theo thị lực
Độ cận thị Thị lực
4/10 2/10 1/10 <1/10