Sau thời gian trồng khảo nghiệm từ 2004-2008 cho thấy giống Maycrest ngoài khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu của Sa Pa, năng suất khá cao, thịt quả cứng, giống còn có một
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LƯƠNG QUANG THẠCH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐÀO MAYCREST NHẬP NỘI TRỒNG
TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THẾ HUẤN
THÁI NGUYÊN - NĂM 2010
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trò rất lớn trong đời sống, kinh tế và sản xuất nông nghiệp của kinh tế hộ gia đình cũng như phát triển kinh tế của một vùng sinh thái và cả đất nước Cây ăn quả cung cấp một nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người, sản xuất cây ăn quả còn cung cấp lượng hàng hóa quả tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Cây đào (Prunus Persica) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) là một
trong những cây ăn quả quan trọng của vùng ôn đới và á nhiệt đới Cây đào được trồng ở nhiều nước trên thế giới như châu Âu, châu Á và châu Mỹ Trung Quốc là nước có diện tích trồng đào chiếm tới 47,6 % diện tích đào trên toàn thế giới Sản lượng đào toàn thế giới năm 2007 ước tính đạt hơn
17 triệu tấn trong đó sản lượng đào của các nước châu Á đạt khoảng hơn
10 triệu tấn [FAO Statistic 2009]
Đào ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để ăn tươi ngoài ra còn có thể chế biến thành các sản phẩm như : đào ướp đường , ômai đào, rượu đào đặc biệt đào phơi khô
là một sản phẩm quý có tác dụng nhuận tràng , dễ tiêu , kích thích thần kinh rất tốt Quả đào chứa nhiều dinh dưỡng, trong 100g thịt quả đào
có chứa 85,1% nước; 0,7% protit; 0,2% lipit; 13,5% gluxit; 16mg Ca; 32
mg photpho; 145 mg kali và các vitamin A, B1, B2, C
Cây đào cho quả ở Việt Nam được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi có nhiệt độ lạnh cần thiết vào mùa đông để giúp cho đào có thể
Trang 5tích lũy đủ độ lạnh để ra hoa và đậu quả Huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai có độ cao hơn 1500 m so với mặt nước biển, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi,
có khí hậu phù hợp cho sinh trưởng của cây đào Tại đây, trước kia đã có nhiều giống đào địa phương có phẩm chất quả ngon, mẫu quả đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhưng do giống địa phương có năng suất thấp, tập quán của người dân trồng chủ yếu là quảng canh nên đào bị sâu bệnh nhiều, năng suất giảm mạnh Từ năm 2004, vùng Aquitanne thuộc cộng hòa Pháp đã hợp tác giúp đỡ tỉnh Lào Cai thực hiện dự án khảo nghiệm tập đoàn cây ăn quả ôn đới nhập nội từ Pháp trong đó có
giống đào Maycrest/GP 305-1 Tại Pháp, giống Maycrest thuộc nhóm đào
chín sớm, được trồng tại các vùng có độ lạnh trung bình, giống có năng suất trung bình khoảng 75 kg/cây với cây đào khoảng 10 tuổi Đào
Maycrest rất được ưa chuộng tại thị trường nước Pháp do quả chín sớm,
thịt quả cứng, vị đậm Sau thời gian trồng khảo nghiệm từ 2004-2008 cho
thấy giống Maycrest ngoài khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí
hậu của Sa Pa, năng suất khá cao, thịt quả cứng, giống còn có một đặc điểm quý đó là quả chín sớm vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, Mai Hương
(2008) Tuy nhiên giống đào Maycrest trồng tại Sa Pa có tỷ lệ đậu quả
không đồng đều giữa các năm, trọng lượng quả nhỏ, không đều Vì vậy với mong muốn phát triển Sa Pa thành một trong những vùng trồng đào chính trong cả nước, với sản lượng và chất lượng quả đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống đào Maycrest nhập nội trồng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai” nhằm nghiên cứu một số đặc điểm
sinh trưởng, phát triển chính từ đó làm nền tảng cho biện pháp kỹ thuật
Trang 6tiếp theo nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng giống đào Maycrest tại
Lào Cai
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích của đề tài
- Đánh giá một số đặc điểm sinh học liên quan đến khả năng ra
hoa, đậu quả, năng suất và chất lƣợng của giống đào Maycrest nhập nội
trồng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
* Yêu cầu của đề tài
- Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh học liên quan đến khả năng
ra hoa, đậu quả của giống đào Maycrest nhập nội trồng tại huyện Sa Pa
tỉnh Lào Cai
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đào là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ các điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả Những đặc trưng, đặc tính của cây biểu hiện ra trong một đời hay một năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống với điều kiện ngoại cảnh
Việc điều tra, nghiên cứu đặc điểm thực vật học, sinh học của giống đào ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt được giống và xác định được khả năng thích ứng của giống cho từng vùng sinh thái, đồng thời điều tra tình hình trồng trọt, sẽ là cơ sở đề ra những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp có hiệu quả Do đó điều tra đặc điểm sinh vật học cây ăn quả là một trong những biện pháp cơ bản để nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát triển của cây và làm nền tảng cho những thí nghiệm khoa học về cây ăn quả nói chung và cây đào nói riêng
Bên cạnh đó sâu hại thường gây hại đến cây ăn quả và làm giảm năng suất và chất lượng của quả, làm cho mẫu mã quả xấu, hiệu quả kinh tế kém, giống bị thoái hoá dần
Giống đào Maycrest là giống nhập nội từ Vùng Aquitane - Cộng
hoà Pháp, sau 5 năm trồng thử nghiệm tại địa bàn huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chúng tôi thấy đây là giống có nhiều triển vọng thể hiện ở một số đặc điểm như sinh trưởng, phát triển khá, chất lượng quả ngon, mẫu
Trang 8mã quả đẹp, tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác thì chúng ta cần
có những nghiên cứu một cách có khoa học
1.2 Nguồn gốc phân loại cây đào
1.2.1 Nguồn gốc
Cây đào danh pháp khoa học Prunus persica là một loài cây có lẽ
có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa Tên gọi
khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho
rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia - hiện nay là Iran) Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó
có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 trước công nguyên (Huxley và những người khác, 1992)[32]
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu
và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn [32]
1.2.2 Phân loại
Cây đào Prunus persica, Thuộc họ thực vật Rosaceae Họ thực
vật có thân gỗ, thân thảo và thân bụi, cây có bộ lá thay thế và ra hoa
thường xuyên Đào được xếp vào giống Prunurs Cây thân gỗ hay thân
bụi hoa có 5 cánh, 5 đài với khoảng 20 nhị và một bầu nhụy đơn Đối
với cây ăn quả hạt cứng (đào, đào nhẵn và mận), thì giống Prunurs được
chia thành nhiều loại khác nhau [8]
Trang 9Đối với mận, có 2 loại được trồng sản xuất hàng hoá là Prunurs
domestica L (Mận Châu Âu) và Prunurs sanicina Lindl (Mận Nhật Bản)
Đối với đào và đào nhẵn, chỉ có một loại duy nhất, Prunurs
persica (L) Batsch Đào nhẵn là loại đào không có lông trên vỏ quả Mỗi
loại được chia thành nhiều dòng khác nhau như: Dòng đào
TropicBeauty; Dòng đào EarliGrande [8]
Đào được xếp vào loại quả hạch Quả được phát triển từ một noãn đơn, và hầu hết từ những hoa có bầu nhụy hoàn hảo Quả có lớp ngoài mềm gọi là vỏ quả, tiếp đến là lớp thịt quả hay còn gọi là cùi quả, thịt quả bao quanh hạch cứng có chứa hạt Do đặc điểm trên đào thuộc nhóm cây ăn quả hạt cứng [8]
1.2.3 Giới thiệu một số giống đào
Có nhiều giống đào trên thế giới Sự phân loại giống được dựa trên đặc tính thực vật học của cây Ở Trung Quốc có rất nhiều giống đào và một số giống đã được du nhập vào Việt Nam như đào Vân Nam, đào Tiên, đào nhẵn
Ở Việt Nam có một số giống đào như đào thóc, đào mèo, đào vàng
và ngày nay thì đã nhập rất nhiều giống từ các nước Pháp, Úc, Trung Quốc
1.2.3.1 Các giống đào của Việt Nam [24]
* Đào Mèo
Là giống đào địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh miền núi phía Bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp tết nguyên đán, quả chín vào tháng 7, cỡ quả trung bình có mầu vàng hoặc vàng nhạt, chất lượng quả kém, vị rất chua và hơi đắng Giống này nhân dân thường trồng bằng hạt, giá trị sử dụng thấp, thích hợp cho việc sử dụng làm gốc ghép
Trang 10* Đào Tuyết
Đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, được trồng ở vùng Sa Pa, thời gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6 Quả trung bình, vỏ và thịt quả đều màu trắng, giòn, chua
* Đào Vàng
Là giống được t rồng rải rác ở các huyện vùng cao của các tỉnh Sơn La; Lào Cai; Hà Giang Quả chín vào tháng 6, quả chín có mầu vàng, vị chua nhưng có mùi thơm rất đặc trưng Do kỹ thuật chăm sóc không tốt nên ngày nay chất lượng của giống đào này giảm rất nhiều
1.2.3.2 Các giống đào nhập nội
* Đào Vân Nam
Đây là giống đào đ ược nhập nội từ Trung Quốc vào những năm
Giống chín muộn quả to, chất lượng quả ngon Mầu quả hồng vàng, thịt quả mầu trắng, giòn, róc hạt Thời gian thu hoach quả cuối tháng 6 đầu tháng 7
* Giống đào Pháp Đ1, Đ2
Được tuyển chọn từ tập đoàn cây ăn quả ôn đới do FAO tài trợ từ năm 1991 Cả 2 giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối tháng 4 Giống Đ1 quả nhỏ hơn có mầu đỏ hồng, giống Đ2 quả nhỉnh hơn có mầu vàng hồng Cả 2 giống thịt quả đều mềm [24], [25]
Trang 11* Giống đào Tropic Beauty
Giống đào Earligrand: Là giống đào quả to, thịt quả mầu vàng
và mềm
Giống này có hai phần không đối xứng và có rãnh quả lớn Quả rất hấp dẫn với 50% mầu đỏ phủ lên nền mầu vàng Hạt rời Giống này sinh trưởng, ra hoa quả tốt ở vùng sinh thái Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai
Giống đào Desertred: Là giống đào quả to, thịt quả mầu vàng hơi trắng, rãnh quả lồi, hai nửa quả đối xứng nhau, hạt nửa dính Mẫu mã quả đẹp có từ 85-90% màu đỏ sáng trên nền mầu vàng Giống nầy mẫn cảm với bệnh đốm vi khuẩn
Giống đào Floridagold: Là giống chính vụ, thịt quả mầu vàng hấp dẫn Quả có kích thước 50 - 65cm, vỏ quả có mầu đỏ tươi chiếm 60% trên nền mầu vàng tươi Hạt nửa dính Thịt quả rất chắc và chứa nhiều nước Ở những nơi mà độ lạnh thấp hơn so với nhu cầu của giống thì rãnh quả phát triển rõ và hơi nhô lên Giống này mẫn cảm với bệnh đốm
Giống đào Sunblaze: Là giống đào nhẵn, kích thước quả trung bình, thịt cứng, rãnh quả nông, đáy quả lõm Thịt quả mầu vàng và có sắc tô xung quanh hạt Hạt dính Mầu quả rất hấp dẫn 90% mầu đỏ phủ trên nền vàng/xanh [30], [31], [40]
1.3 Đặc điểm thực vật của cây đào
1.3.1 Rễ
Rễ đào tập chung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 10-50cm tuỳ thuộc từng giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu vào lòng đất
Trang 12giúp cho cây đứng vững không bị đổ Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào
ít bị đổ khi gặp gió bão Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở Tuy nhiên hoa và quả rất dễ bị rụng do gió bão nên khi thiết kế vườn đào người ta thường thiết kế đai rừng chắn gió [22], [27]
Khác với các loại rễ cây ăn quả khác, trên rễ đào nhất là phần nổi trên mặt đất thường có các mần ngủ Trong điều kiện thích hợp, các mầm ngủ có thể bật mầm mọc thành cây Lợi dụng đặc điểm này, người làm vườn có thể nhân giống đào bằng giâm rễ theo nhiều phương pháp khác nhau Rễ đào thường phát triển theo chiều ngang do đó các mầm ngủ của rễ phần gần sát mặt đất khi gặp điều kiện thuận lợi thường mọc thành cây Qua quan sát phát triển khoảng không gian mọc của cây con cho thấy rễ đào thường phát triển rộng hơn tán cây [22], [27]
Ở cây đào, cành quả hoặc sẽ trở thành cành quả hoặc không là phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài) Cũng ít khi phụ thuộc vào tuổi cành Tuy nhiên những cành ra vào cuối thu năm
Trang 13trước có thể rất nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành cấp I và cấp II ở cây đào cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt
Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở cây đào phụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ nghỉ qua đông
để đảm bảo độ chín sinh lý cần thiết Ở những nước có khả năng thâm canh cao, hình dáng bộ tán cây đào không trở nên quan trọng
do cành được uấn nắn trên các giàn giống như giàn nho, giàn bầu bí
ở Việt Nam hoặc được uấn thành cố định theo bốn phía trên khung đai thép định sẵn
Những vườn đào giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở những vùng nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn lại một vài lá già ngả màu xanh vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới lá đào rụng càng sớm càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại giúp cây có quá trình ngủ sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ đậu quả rất cao, chất lượng quả tốt
Trang 141.3.4 Hoa
Màu sắc của hoa đào tuỳ từng loài có màu đỏ tươi, mầu hồng, hoặc màu trắng Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa, đường kính hoa giao động từ 5mm đến 25 mm tuỳ từng loài Hoa đào thường là 5 cánh hoa nở đều về 4 phía, có những giống số cánh hoa có thể nhiều hơn (như đào bích kép), phần đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20-30 chỉ nhị, chiều cao của chị nhị thường tương đương với chiều cao của cánh hoa, bao phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm hoa đã nở Đầu nhuỵ vươn nên ngay kề cạnh bao phấn Hoa đào nở vào khoảng 12 tháng đến tháng 2 hàng năm, đối với những giống đào dại (đào thóc) thường nở sớm hơn và có quả chín sớm hơn một chút Ở các nước Châu á nhất là Trung Quốc và Việt Nam, giống đào hoa có ý nghĩa
về mặt kinh tế do bán hoa giá cũng khá cao [22], [27]
Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ nghĩa là: Khi tự thụ quá trình thụ tinh không xảy ra và kết qủa là tỷ lệ đậu quả thấp, thậm chí hoa rụng 100% Bởi vậy, muốn có được năng xuất cao, cần phải trồng xen trong vườn đào ăn quả với các giống đào khác nhau để làm cho cây có nguồn hạt phấn phong phú hơn
Trang 15chống sự sâm nhiễm của vi khuẩn, nấm, tránh cho quả hấp thụ quá lớn nhiệt độ vào khi trời quá nóng
Một số giống đào sớm quả thường chín vào khoảng giữa từ tháng
4 đến đầu tháng 5, các giống chín trung bình vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, giống chín muộn vào khoảng cuối tháng 6 Nhìn chung thời gian chín của đào có thay đổi theo từng vùng sinh thái và thay đổi theo từng lục địa khác nhau
1.4 Đặc điểm sinh vật học của cây đào
1.4.1 Giai đoạn sinh trưởng
Đào là cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, rụng lá ở vùng ôn đới, lá đào rụng về mùa đông Thời kỳ non cây sinh trưởng nhanh, trong khi một năm cành sinh trưởng có thể đạt tới 2-3 lần Tuổi thọ của cây đào còn phụ thuộc vào chủng loại giống, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật nhân giống, trồng trọt mà có sự khác nhau rõ ràng (đào trồng bằng hạt có tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép và chiết cành và giâm rễ)
Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào Châu Âu,
sự nảy mầm của đào tương đối mạnh Cây đào ra lộc mỗi năm 2-3 đợt lộc vào các vụ xuân, vụ hè, vụ thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ
lá mọc cả chồi hoa Sau khi thu hái quả thì chồi gọn của cành quả năm trước vươn dài thành cành quả mới và kéo dài liên tục trong 4-5 năm liền
1.4.2 Giai đoạn phát triển
Cây đào ra hoa trong tháng 1-2 Dương lịch và phát triển quả tới tháng 5-6 thì chín, quả chín kéo dài trong gần một tháng Cây trồng bằng hạt sau trồng 4 năm trở nên mới ra hoa, cho thu hoạch quả Cây trồng bằng cây ghép, chiết thì sau trồng 2-3 năm thì có quả và 5-6 năm thì
Trang 16bước vào thời kỳ sai quả Trồng bằng cây ghép sớm ra hoa hơn so với cây trồng bằng gieo hạt
Cành quả có thể phân ra cành dài, trung bình, gắn và cành quả ngắn có nhiều hoa và cành quả ngắn Loại cành quả dài và trung bình tuy phát dục tốt, các đốt mầm hoa nhiều, lượng hoa nở không ít, nhưng
do ở đầu các cành thường nảy các cành mới, dinh dưỡng tiêu hao nhiều, nên rễ bị rụng hoa, rụng quả
Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối nghiêm trọng, vấn đề này có liên quan đến các bộ phận của hoa phát dục không hoàn toàn, thụ phấn không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không
đủ Do đó mỗi cành quả ngắn có nhiều hoa, có thể nở từ 10-20 hoa nhưng số lượng quả đậu chỉ từ 2-4 quả
Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu cứng Trong thời kỳ này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có thể nhìn thấy sự lớn của quả Ở thời kỳ này cây rất cần nước và phân
để cung cấp dinh dưỡng cho việc phát triển của quả Trong giai đoạn này nếu có mưa đá và sương muối thì quả rất dễ bị rụng
- Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ hạt được cứng lên, hạt từ màu trắng sữa dần dần chuyển sang màu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở trạng thái nước có màu trắng sữa Ở thời kỳ này quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinh trưởng phát dục vào thời kỳ này
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tuỳ thuộc vào 2 yếu tố: Tinh bột (hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng Sự
ra hoa là sự cân bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng Sự ra hoa là
Trang 17sự cân bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng tăng và chất kích thích sinh trưởng giảm Hoa đào ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân Khi hoa nở nếu trời ấm, nắng khô, ít sương mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn, thị tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu sẽ cao
1.5 Yêu cầu về sinh thái của cây đào
Theo các tác giả R J Nissen; A P George; S Hetherington và S Newman [35], cho biết : Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất đai và đặc tính vật lý của đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao
1.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng
ra hoa, đậu quả và chất lượng quả đào Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều
có thể làm tổn thương nụ và làm giảm khả năng đậu quả Hoa và quả non đặc biệt mẫn cảm với sương giá vào cuối mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ
hạ xuống dưới 2oC Nhiệt độ cao hơn 18oC cũng có thể làm giảm việc đậu quả
Cây đào phát triển nụ trong mùa hè và chuyển sang giai đoạn ngủ nghỉ khi độ dài ngày ngắn và nhiệt độ giảm trong mùa đông Nụ chuyển sang giai đoạn ngủ nghỉ sẽ không bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp trong mùa đông Nụ duy trì ngủ nghỉ cho tới khi chúng tích lũy đủ
độ lạnh Yêu cầu lạnh của nụ được quy ra đơn vị lạnh Một khi nụ nhận được đủ đơn vị lạnh thì chúng sẽ phát triển do nhiệt độ ấm áp trong mùa xuân và trong mùa hè
Nếu độ lạnh không đầy đủ, việc ra hoa, lá sau ngủ nghỉ của cây có thể sẽ ít, việc đậu quả và năng suất sẽ bị giảm đáng kể
Trang 18Ở một số huyện miền núi phía Bắc nước ta như Mộc Châu (Sơn La); Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai); Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có mùa đông lạnh phù hợp với các giống đào có yêu cầu độ lạnh trung bình (từ 400-600 CU)
1.5.2 Ánh sáng
Bức xạ mặt trời hoặc độ chiếu sáng thấp có thể ảnh hưởng đến việc đậu quả, năng suất, chất lượng quả và các quá trình sinh lý của cây như quá trình quang hợp và phát triển của cây
Các nghiên cứu về cây đào đã chỉ ra rằng để quả có mầu sắc đẹp
và độ đường cao thì ngưỡng tối thiểu của độ chiếu sáng phải đạt trên 20% tổng số độ chiếu sáng Thêm vào đó, điểm bão hòa ánh sáng cho quang hợp tối thiểu xuất hiện ở mức 1/3 điều kiện ánh sáng đầy đủ (8MJ/m2/ngày)
1.5.3 Lượng mưa
Phân bố lượng mưa cũng rất quan trọng Ở nhiều vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới, có một mùa khô đặc trưng với mưa ít hay không có mưa và một mùa ẩm ướt do vậy có thể gây hạn hán trong mùa khô và úng trong mùa mưa
Lượng mưa lớn trong giai đoạn nở hoa có thể gây thiệt hại cho việc đậu quả Đậu quả ít trong mùa mưa trong mùa mưa là do hiệu quả bất lợi của mưa làm giảm sức sống của phấn hoa và hoạt động của côn trùng thụ phấn
Ở vùng nhiệt đới, sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao làm tăng khả năng nhiễm sâu bệnh hại Một trong những vấn đề chủ yếu
là việc rụng lá sớm này sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột trong cây cho những vụ tiếp theo, cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2-3 năm cho quả
Trang 191.5.4 Yêu cầu về đất
Đối với cây đào thì đặc tính vật lý của đất là quan trọng nhất và
độ phì nhiêu của đất thường được xem là yếu tố quan trọng thứ 2, tuy nhiên đặc tính của đất có thể dễ dàng cải tạo
Cây đào thích hợp hơn với các loại đất có kết cấu nhẹ dao động
từ cát nhẹ, phù sa sét, đến sét nhẹ Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp nhất và độ sâu mực nước ngầm phải trên 1 m
Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía Bắc nước ta, với độ cao
so với mặt nước biển từ 500-600m đến 1000-1200m, có độ sâu hơn 1m, có cấu tượng tơi xốp, giữ ẩm tốt dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc tụ, phù sa cổ, đất feralit đỏ vàng,
có độ pH 5,5-6,5 đều có thể trồng đào ăn quả
1.6 Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam
1.6.1 Tình hình sản xuất đào trên thế giới
Các khu vực sản xuất đào ăn quả quan trọng trong lịch sử là Trung Quốc, Nhật Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải,
là các khu vực nó đã được trồng trong hàng ngàn năm qua Gần đây, Hoa Kỳ (các bang California, Nam Carolina, Michigan, Texas, Alabama, Georgia, Virginia), Canada (miền nam Ontario và British Columbia) và Australia (khu vực Riverland) cũng đã trở thành các quốc gia quan trọng trong trồng đào Các khu vực có khí hậu đại dương như khu vực tây bắc Thái Bình Dương và British Isles nói chung không thích hợp cho việc trồng đào do không có đủ nhiệt về mùa hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng tại đây [30], [31], [40]
Theo Giáo sư Vũ Công Hậu [11]: cây đào trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới Trên phạm vi toàn thế giới, cùng với táo tây, lê, cam quýt, chuối, dứa, đào là một trong 5, 6 loại quả quan trọng nhất thế giới
Trang 20Theo tài liệu Fao statistics (2010) năm 2008 diện tích đào
trên toàn thế giới là 1.608.768 ha, năng suất trung bình đạt 11,189 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 18.000.853 tấn Trung quốc là nước có diện tích đào lớn nhất thế giới 782.686 ha, chiếm 48,65% diện tích đào trên toàn thế giới Austria là nước có năng suất đào cao nhất thế giới 44,152 tấn/ha, tiếp đó là Mỹ 20,592 tấn/ha, Pháp 20,005 tấn/ha
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đào một số nước trên thế giới
năm 2008
(ha)
Năng suất (kg/ ha)
Sản lượng (tấn)
Trang 211.6.2 Tình hình sản xuất đào ở Việt Nam
Vùng phân bố tự nhiên của đào ở Việt Nam chủ yếu trên những vùng núi cao Đào trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai); Mộc Châu (Sơn La); và các tỉnh Hoà Bình, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn với các giống đào nổi tiếng như đào Vân Nam trồng ở Sa Pa (Lào Cai), đào Mẫu Sơn trồng ở Lạng Sơn [2], [11]
Ngày nay, các tỉnh Sơn La, Lào Cai đã di thực thành công khá nhiều giống đào có nguồn gốc từ Trung Quốc (các giống đào Vân Nam, đào trắng chín muộn ), từ Pháp (các giống Đ1, Đ2, Melina ), từ Australia (các giống Tropic Beauty, Earligrand, Sunwright ) và các giống đào vỏ quả nhẵn từ nhiều nước trên thế giới như Rose diamand, Sunwright, Sunsnow [14], [17]
1.7 Những kết quả nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam
1.7.1 Những kết quả nghiên cứu về cây đào trên thế giới
1.7.1.1 Nghiên cứu về chọn giống
Theo các tác giả R J Nissen; A P George; S Hetherington và S Newman [15] [35] Những nghiên cứu về cây đào tập chung vào các vấn
đề chủ yếu sau:
Yêu cầu về độ lạnh: Chương trình chọn tạo giống ở Florida,
Brazil, Texas, California, Israel và Úc đã tạo ra được nhiều giống đào mới Các giống đào cần một giai đoạn lạnh, được tính toán như đơn vị lạnh (CU), đủ để phá vỡ quá trình ngủ nghỉ một cách hiệu quả Các giống được chia như sau:
Giống yêu cầu độ lạnh ít (50-200CU)
Giống yêu cầu độ lạnh thấp (200-400CU)
Giống yêu cầu độ lạnh trung bình (400-600CU)
Giống yêu cầu độ lạnh cao (> 600 CU)
Trang 22Ou ShyiKuan (2004) [36] khi nghiên cứu về yêu cầu độ lạnh của giống đào campanulata P địa phương với 4 giống đào khác cho thấy: Số đơn vị lạnh được tính theo số giờ có nhiệt độ 1209 trong suốt thời kỳ bắt đầu lạnh đến khi kết thúc mùa lạnh Kết quả cho thấy các vùng của Đài Loan có số giờ lạnh khoảng 190 giờ lạnh, số giờ lạnh không đủ cho sinh trưởng của một số giống đào có yêu cầu độ lạnh cao
Sự chấp nhận của thị trường: Khách hàng thường hướng tới quả
có mầu đẹp, kích thước thích hợp, thời gian bầy bán lâu, không có khuyết tật và có hương vị ngon Một giống càng có nhiều yếu tố nêu trên thì càng được thị trường chấp nhận Một số đặc tính quan trọng được miêu tả dưới đây:
Loại thịt quả Có 3 loại thịt quả: mềm; không mềm và cứng giòn Quả có thịt quả không mềm có thể tồn tại trên cây khi thành thục dài hơn so với quả có thịt quả mềm, vì quả có thịt mềm thường bị mềm và hỏng rất nhanh, khó bảo quản
Sự cân đối giữa đường và acid Có 2 loại chính của tỷ lệ đường và acid: rất ngọt/chua; ngọt/rất chua Hầu hết người Châu Á thích loại thứ 2
Màu thịt quả Đối với đào và đào nhẵn có 2 loại màu thịt quả: màu thịt quả trắng và màu thịt quả vàng, có một số ít giống có thịt quả mầu hồng hoặc đỏ Màu thịt quả cũng là tiêu chí người tiêu dùng lựa chọn khi mua đào Mầu hồng thường được ưa chuộng hơn cả
1.7.1.2 Nghiên cứu về kỹ thuật và quản lý vườn cây
Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từng địa hình, kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc Xu hướng chung là sử dụng gốc ghép lùn, trồng mật độ cao, khai thác chu
kỳ ngắn
M DeJong (2007) [38] khi nghiên cứu cây để chọn làm gốc ghép cho giống đào Flavorcrest and Loadel trên gốc của 5 giống đào khác
Trang 23nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất của cây ghép
Bonhomme và cs (1999) [28] khi nghiên cứu về giống đào quả nhẵn trồng tại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài, vị trí, số mắt lá trên cành mẹ có tương quan chặt đến sinh trưởng của cành quả
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả năng hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để đạt năng suất cao như mong muốn
Rieger M và cs (1993) [37] khi nghiên cứu mật độ trồng cho giống đào Garnet Beauty với khoảng cách 1, 1,5, 2, 2,5, 3 m qua 4 năm cho thấy: Sự phát triển của tán cây có tương quan chặt chẽ đến phát triển của rễ Với mật độ trồng từ 2 m trở lên tán cây có khả năng phát triển tốt Năng suất đào ổn định với các cây có mật độ trồng là 2m trở lên Mật độ trồng dẫn tới sự cạnh tranh về ánh sáng sảy ra ngay từ năm đầu tiên sau trồng, trong khi ảnh hưởng của mật độ trồng với bộ rễ chỉ sảy ra
Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân: bón phân dựa vào tính chất nông hóa - thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây dựa trên phân tích
lá, phân tích đất, kết hợp giữa bón phân quanh gốc, phun phân trên lá, bổ sung phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng [7]
Trang 24Nghiên cứu kỹ thuật tưới và quản lý ẩm độ đất: bao gồm những
kỹ thuật tủ gốc, trồng xen, trồng cây che phủ đất, các biện pháp công trình làm đường đồng mức, các túi chứa nước trên đất dốc đến các kỹ thuật tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới nước kết hợp với bón phân
Ben Mechlia và cs (2006) [34] khi nghiên cứu về tưới nước cho đào trong năm năm cho thấy, sự giảm hàm lượng nước trong các thời kỳ quả phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất quả, kết quả nghiên cứu cho thấy sự hạn chế nước vào giai đoạn cuối của sự phát triển quả có thể làm giảm năng suất tới 33%
Nghiên cứu kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh: biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM được coi là biện pháp chủ đạo khuyến cáo áp dụng ở nhiều nước hiện nay
E.Cottrell, J Fuest, D L Horton (2008) [39] khi nghiên cứu khả năng chống sâu đục quả của ba giống đào nhập nội và giống đào địa phương tại
Mỹ cho thấy:giống đào địa phương có khả năng chống sâu đục quả cao hơn so với giống nhập nội
Montana (2005) [33] Khi nghiên cứu về khả năng bảo quản cho hai giống đào trồng tại Colombia cho thấy: khi thu hoạch, những quả đào sạch bệnh được gói bằng bao giấy chuyên dùng và bảo uqnar trong
phòng có nhiệt độ 40
C và phòng có nhiệt độ thường 190C Kết quả cho thấy trong nhiệt độ lạnh đào có thể được bảo quản tốt từ 37-41 ngày Trong nhiệt độ thường có thể bảo quản được từ 5-7 ngày
1.7.2 Những kết quả nghiên cứu về cây đào ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về cây đào nói chung ở nước ta cũng như ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa được đầu tư một cách đúng mức, số lượng các công trình nghiên cứu ít, mang tính đơn lẻ, không liên tục và hệ
Trang 25thống Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu theo các chuyên đề chủ yếu sau:
1.7.2.1 Điều tra tuyển chọn giống đào
Theo TrÇn ThÕ Tôc [21], [22]: công tác điều tra tuyển chọn giống gồm các bước sau:
(1) Điều tra tuyển chọn cá thể ưu tú
(2) Theo dõi tính ổn định về năng suất, chất lượng quả của các cá thể tuyển chọn qua ba năm liên tục Các cá thể tuyển chọn được đánh dấu theo dõi trong ba năm liên tục về các chỉ tiêu: năng suất, chất lượng, tính chống chịu với sâu bệnh và các thời kỳ vật hậu: ra hoa, đậu quả, quả chín và thu hoạch
(3) Xác định giống bằng ISOZYME hoặc PCR Ngoài mô tả hình thái, các cá thể tuyển chọn được kiểm tra gen di truyền bằng kỹ thuật phân tích ISOZYME hoặc PCR để xác định sự khác biệt giữa các giống (4) Xây dựng vườn thực liệu giống tuyển chọn Tất cả các cá thể được tuyển chọn năm đầu tiên sẽ được nhân bằng phương pháp ghép và trồng trong vườn gọi là vườn thực liệu giống tuyển chọn Mục đích là để
có được những cây giống làm cây mẹ ngay sau khi kết thúc ba năm tuyển chọn tại hộ gia đình
(5) Xây dựng vườn cây mẹ Gồm các cá thể của các giống đã được tuyển chọn đánh giá sau ba năm, được coi là dòng/ giống gốc làm thực liệu nhân giống cung cấp cho sản xuất
(6) Xây dựng mô hình giống đã được tuyển chọn Mô hình giống tuyển chọn là để chứng minh cho kết quả tuyển chọn, đồng thời là địa bàn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ngay từ đầu, tạo điều kiện cho người dân dần tiếp cận với những kỹ thuật mới trong sản xuất
Trang 261.7.2.2 Nhập nội và khảo nghiệm giống đào
Nhập nội giống đào cũng đã được tiến hành khá sớm, từ những năm 1986 đến nay Nhìn chung công tác nhập nội và khảo nghiệm các giống đào đã được thực hiện ở nhiều quy mô và điều kiện sinh thái khác nhau ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng kết quả còn rất hạn chế, song vẫn là một hướng cần được tiếp tục với quy mô và cường độ lớn hơn để rút ngắn thời gian chọn tạo giống trong nước
1.7.2.3 Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây đào
Theo các tác giả [2], [15], [12], [25], đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè Tại các khu vực trồng đào lấy quả thì việc trồng đào tốt nhất diễn ra vào đầu mùa đông, do nó có đủ thời gian để rễ mọc
ra và đủ khỏe để giúp cho sự phát triển về mùa xuân Tại các khu vực này người ta trồng đào thành hàng theo hướng bắc-nam Dưới đây là các
yêu cầu cho việc trồng đào lấy quả
- Tưới nước: Đào cần có sự cung cấp nước ổn định và cần tăng
lên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả Mùi vị thơm ngon nhất chỉ có được khi cây đào được tưới nước đầy đủ trong
cả vụ
- Bón phân: Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần
nhiều nitơ hơn các loại cây ăn quả khác Phân bón NPK cần phải được
sử dụng thường xuyên, và một lớp phân gia cầm bón vào đầu mùa thu ngay sau khi thu hoạch quả sẽ có ích cho cây Nếu lá đào nhỏ hay ngả vàng thì cây cần nhiều phân đạm hơn Các loại phân làm từ máu và xương gia súc khoảng 3-5 kg trên một cây trưởng thành hay phân hóa học như nitrat amôni canxi ở mức 0,5-1 kg là các loại phân bón thích hợp nhất Cũng nên sử dụng phân bón khi cây chậm phát triển
Trang 27- Đốn tỉa: Đào là cây cần đốn tỉa rất nhiều Đào sinh trưởng mạnh
ở phía đầu cành, phía chân cành thường thiếu nhựa, mắt yếu do đó cần hãm ngọn những cành cấp I, II quá mạnh, giữ nhựa cho cành quả phía dưới Đốn tạo quả nên đốn muộn vào tháng 12, 1 khi đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ lá sau vụ nghỉ đông Đào trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới thường chỉ ra hoa trên cành ra vụ trước vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành năm trước, năm sau mới có nhiều hoa
- Trừ sâu bệnh: Đào nhiều sâu bệnh, nhất là trong điều kiện
khí hậu ấm và ẩm độ cao.Về sâu có rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút dịch ở lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc bệnh có bệnh phồng lá, bệnh thối nâu, chảy gôm Cách phòng trị thường là kết hợp nhiều loại thuốc, trừ nhiều loại sâu bệnh
- Thu hoạch: Dấu hiệu chín của đào rất dễ nhận biết: Mầu sắc
chuyển hồng, có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm rõ nhưng vì đào nhiều nước, vỏ mỏng, quả lại nặng, đợi đến lúc quả chín tới thì không thể mang đi xa được, quả lại chóng thối, vì vậy từ cách hái không làm dập quả đến cách xếp vào thúng, rổ, két gỗ, vận chuyển đều phải làm hết sức cẩn thận và thường bao giờ cũng phải hái sớm một chút lúc quả còn cứng, dễ vận chuyển hơn, quả ít hỏng hơn
1.7.2.4 Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây đào
- Quả đào được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để ăn tươi ngoài ra còn có thể chế biến thành các sản phẩm như: Đào ướp đường, ô mai đào, rượu đào đặc biệt đào phơi khô là một sản phẩm quý có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu, kích thích thần kinh
- Đào là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thể hiện ở chỗ:
Có thể thâm canh với mật độ cao, cây sinh trưởng nhanh, sớm cho thu hoạch quả, khả năng đậu quả tốt, ít bị ra hoa cách năm…
Trang 281.8 Nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật trồng trọt
1.8.1 Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho đào
Theo Phạm Văn Côn (2004) [5] cho biết: cây ăn quả cũng như cây trồng nói chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sản phẩm thông qua quá trình quang hợp Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm Nếu thừa dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng quá mạnh cũng làm giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm đồng thời còn gây
ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
Sự biểu hiện khi thiếu các chất dinh dưỡng ở cây đào như sau:
- Thiếu đạm: lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép (chín sớm)
- Thiếu kali: các lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, dễ bị rụng quả
- Thiếu phốt pho: lá màu xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm
- Thiếu Mg: lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô
- Thiếu Ca: dễ bị rụng quả, cần phun Boóc đô kết hợp trừ bệnh nấm
- Thiếu kẽm: lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu các gân nhỏ có hình hoa hồng, lá bé
- Thiếu B: có những điểm xốp trên quả
Theo Trần Thế Tục [21], [22] cho biết: cây đào hàng năm có rụng quả sinh lý nên lượng phân bón phải đầy đủ để đảm bảo yêu cầu sinh lý của cây Bón phân cho đào phải cân đối N, P, K, bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây
Theo kinh nghiệm của các tác giả Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: hàng năm nên bón phân lót cho đào vào tháng 1 trước khi nảy lộc Đối với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là
30 - 50kg phân chuồng hoai trộn với 0,3-0,5kg N + 0,3kg P2O5 + 0,5kg
K2O
Cách bón: chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và rộng 40cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất Năm sau
Trang 29đào hố bón phân xen kẽ với hố năm trước Làm như vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây [22]
1.8.2 Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả
Sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây Người làm vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vườn và mục đích kinh doanh Trong kỹ thuật làm vườn hiện đại việc đốn, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề [21], [22], [15]
Hiện nay nhiều biện pháp đốn tỉa tạo hình cây đào rất được quan tâm Thông thường cây đào vừa đem trồng phải đốn tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính cao 80-100cm Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khoẻ hơn Chọn trên thân chính 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng khác nhau để làm cành khung Cuối năm thứ nhất, chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp I chỉ để 2, 3 cành khung cấp II và những vị trí thích hợp sao cho các cành hướng ra phía ngoài Nếu cây khoẻ có thể gây thêm một cành khung cấp I thứ 4 ở phía ngọn cây Cuối năm thứ 2 chủ yếu là cắt ngắn các cành khung cấp 2 và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp III Hết năm thứ 3 coi như tán cây đào đã ổn định, cây đào bắt đầu bói quả và bắt đầu bước sang thời kỳ đốn tạo quả [5], [21], [22], [12]
Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước Do vậy, các tác giả trên đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là không đốn hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại
bỏ hẳn những cành mẹ cành quả nào quá yếu, quá tập trung Cành đã ra quả do dinh dưỡng tập trung nuôi quả nên sinh trưởng yếu đi, do vậy cũng cần đốn, kỹ thuật đốn tỉa như sau: cắt tận chân hay nếu cành khoẻ,
Trang 30cắt phía trên, nơi đã có quả, để lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khoẻ nhất
Những cành mẹ cành quả năm nay nếu được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh ra những cành quả khoẻ với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết [5], [21], [22]
1.9 Chất điều hòa sinh trưởng
1.9.1 Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trưởng
1.9.1.1 Vai trò sinh lý của chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng còn được gọi là hormon thực vật, nó điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây
Các hormon thực vật là các chất hữu cơ được tổng hợp với lượng nhỏ trong các bộ phận nhất định của cây và vận chuyển đến các bộ phận khác để điều hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận thành một thể thống nhất
Do chức năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ hormon nên có tác dụng quyết định sự hình thành năng suất thu hoạch Bằng việc sử lý các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh cho các đối tượng cây trồng khác nhau con người có thể nâng cao năng suất
và phẩm chất sản phẩm nông nghiệp [5], [21], [22]
Để sử dụng có hiệu quả các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp thì việc đầu tiên ta cần biết phân loại và tìm hiểu tính năng tác dụng của chúng với cây trồng và môi trường
1.9.1.2 Phân loại chất điều hòa sinh trưởng
Căn cứ vào nguồn gốc người ta chia làm 2 nhóm là các phytohormon và các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp
Trang 31Căn cứ vào hoạt tính sinh lý: người ta chia ra làm 2 nhóm đối kháng nhau về mặt sinh lý là:
+ Các chất kích thích sinh trưởng: gồm các nhóm chất Auxin,
Gibberellin và Xytokynin được sản sinh ra từ các cơ quan non như lá non, chồi non, quả non…, chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây ở nồng độ thấp và chi phối sự sinh trưởng hình thành các cơ quan dinh dưỡng
+ Các chất ức chế sinh trưởng: gồm Axit abxixic, Ethylen, các
phenol, v.v…được hình thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trưởng thành, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ Chúng gây nên sự ức chế quá trình sinh trưởng, thúc đẩy cây chuyển hoá nhanh vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây già hoá và chết
1.9.1.3 Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả 1.9.1.3.1 Các nguyên tắc sử dụng
- Nồng độ: hiệu quả của chất điều tiết sinh trưởng đối với cây phụ thuộc vào nồng độ Thông thường, nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả sinh lý kém, nồng độ sử dụng ở mức thấp sẽ có hiệu quả kích thích sinh trưởng, nồng độ sử dụng cao sẽ gây ảnh hưởng ức chế và nếu nồng độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng phá huỷ và dẫn đến huỷ diệt Vì vậy, tuỳ theo mục đích mà chọn nồng độ sử dụng khác nhau
- Phối hợp: chất điều tiết sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng, chúng chỉ có thể hoạt hoá quá trình trao đổi chất Vì vậy, muốn
có hiệu quả kinh tế (năng suất và phẩm chất) thì nhất thiết phải phối hợp giữa việc sử lý chất điều hòa sinh trưởng với việc thoả mãn nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây trồng
- Đối kháng sinh lý giữa các chất xử lý ngoại sinh và các chất nội sinh trong cây: Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau
Trang 32Chẳng hạn, sự đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Ethylen nội sinh trong sự phòng ngừa rụng hoa, quả; sự đối kháng giữa GA ngoại sinh và ABA nội sinh trong sự phá ngủ nghỉ; sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong sự phân hoá rễ và chồi
- Chọn lọc: chất điều tiết sinh trưởng chỉ có hiệu quả đối với một
số giống, loài cây nhất định hoặc với một số vùng nhất định Do vậy muốn
sử dụng cần phải nghiên cứu cụ thể, khi có kết quả chắc chắn mới mở rộng
* Vanoverback (1946) đã sử dụng 2,4D và NAA nồng độ 10ppm phun cho cây dưa giống Cabenzonna liên tục trong các tháng trong năm đều cho ra hoa 100% (thí nghiệm với cây dứa 14 tháng tuổi)
5-* ở ấn Độ, nhiều công trình nghiên cứu cho biết khi sử lý chất Paclobutrazol (PBZ) có tên thương mại là Cultar 10g/cây làm cho vườn xoài ra hoa sớm hơn đối chứng không sử lý là 20-25 ngày với tỷ lệ cây
ra hoa 76-85% và năng suất trung bình đạt 68,3 - 76,9 kg/cây gấp 5-6 lần so với đối chứng (13,3 kg/cây)
* Trịnh Thị Mai Dung (2002): khi phun NAA đã làm tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất xoài Yên Châu, Sơn La từ 13,5-45,3% so với đối chứng Tốt nhất là phun 2 lần, với nồng độ 30ppm; lần đầu khi bắt đầu đậu quả và lần 2 sau lần 1 là 15 ngày
Trang 33* Nguyễn Thị Bích Hồng (2002): khi phun các loại phân bón lá cho nhãn có tác dụng làm tăng khả năng đậu quả, giảm tỷ lệ rụng quả, tăng khối lượng quả, do đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế Với nhãn phun phân Orgamin đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tăng năng suất trung bình hơn đối chứng 52,7 kg/cây Kích phát tố hoa trái Thiên nông và Atonik có tác dụng tốt ở giai đoạn hoa và quả non (tăng tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa) còn Bayfolan và Orgamin có tác dụng tốt ở giai đoạn quả non đến trước thu hoạch
* Phạm Thị Hương (1996): khi phun KNO3 cho xoài tốt nhất là phun nồng độ 3% khi cành lộc được 3 tháng tuổi Chỉ sau khi phun 1 tuần lễ cây đã ra hoa đồng loạt
Theo Trần Thế Tục [14] cho biết: biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả tốt nhất là phun các chất điều hoà sinh trưởng như GA3, NAA, có thể dùng kết hợp hoặc riêng rẽ với các nguyên tố vi lượng
Theo Phạm Minh Cương (1997) [6] cho biết: phun Ethrel cho vải
có tác dụng làm giảm lượng hoa tổng số, tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả, do vậy làm tăng năng suất Nếu phun kết hợp Ethrel với GA3 và oxyclorua đồng ở diện rộng làm tăng năng suất đến 15% Khi phun chất điều tiết sinh trưởng đơn lẻ hay phối hợp đều làm tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ đậu quả dẫn đến nâng cao năng suất vải trong đó phun kết hợp GA3 và Ethrel đem lại hiệu quả cao hơn
Theo Phạm Minh Cương (2005) [7] cho biết: phun chất điều hòa sinh trưởng đơn lẻ và phối hợp đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ hoa cái và
tỷ lệ đậu quả dẫn đến nâng cao năng suất vải Phun kết hợp GA3 + Ethrel
và NAA + 2,4D mang lại hiệu quả cao hơn Phun kết hợp Ethrel với
GA3 và Oxyclorua đồng ở diện rộng tăng năng suất vải trên 12%
Trang 34Theo Phạm Văn Côn (2004) [5] cho biết: khi phun NAA nồng độ 10ppm và GA3 nồng độ 30 ppm vào thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng hoa, quả rõ rệt đặc biệt là GA3
Theo Phạm Văn Côn (2004) [5] trích kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho biết: theo Samala M.F (1979) thì sau khi sử lý KNO3 tác động lên xoài như một tác nhân kích thích ra hoa, nó phá ngủ cho mầm rồi sau đó làm cho mầm chuyển từ trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực
Theo Đỗ Văn Chuông (2000) [4] cho biết: chỉ trong vòng 1 tuần sau khi tưới KClO3 (cứ cách 2 ngày tưới nước một lần cho chất này ngấm đều vào đất) và sau 25-35 ngày nhãn sẽ ra hoa
Theo Nguyễn Văn Dũng (2005) [9] cho biết: Khi phun GA3 và
B 0,1% + Urê (46%) 0,50% cho vải vào 3 thời kỳ: trước nở hoa, sau đậu quả 5-7 ngày và sau khi đậu quả 45-60 ngày (trước khi rụng sinh
lý lần 2) có tác dụng tăng cường khả năng giữ quả, tăng khối lượng quả và tăng năng suất vải chín sớm Phun chất điều hòa sinh trưởng
và dinh dưỡng qua lá có tác dụng làm tăng đường tổng số, vitamin C, chất khô, Brix, giảm tỷ lệ axit, có tác dụng nâng cao phẩm chất quả vải chín sớm
Theo Bùi Quang Đãng, Vũ Mạnh Hải, Hoàng Minh Tấn (2006) [10] cho biết: Phun GA3 lên tán cây xoài (giống GL6) ở nồng độ 100-200ppm có tác dụng làm chậm thời gian nở hoa so với đối chứng từ 20-
25 ngày (hoa nở rộ: 22/3 - 1/4) Phun GA3 ở nồng độ 50ppm không ảnh hưởng đến quá trình ra hoa Xử lý GA3 ở nồng độ 250ppm đã làm cho cây không thể ra hoa Xử lý GA3 ở nồng độ 100-200ppm có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa Trong đó, nồng độ xử lý 100ppm có tác dụng tốt
Trang 35nhất: thời gian nở hoa muộn hơn, tỷ lệ cành mang hoa và cành mang quả cao, tương ứng là 95,38 và 85,74% Năng suất quả thu được từ công thức xử lý GA3 100ppm đạt cao nhất 30,74 kg/cây Việc xử lý GA3 ở nồng độ nghiên cứu đều không ảnh hưởng đến chất lượng quả
Theo Nguyễn Thị Kim Thanh (2003) [19] cho biết: khi phun Ethrel cho hồng vào thời kỳ rụng lá tự nhiên 80% đã làm cho lá hồng rụng nhanh hơn, lộc ra muộn hơn so với đối chứng không phun, nhưng lộc lại ra tập trung hơn và muộn hơn, nâng cao tỷ lệ cành mang hoa cái
Theo Nguyễn Thị Kim Thanh và các cộng sự (2005) [20] cho biết: khi phun kết hợp Atonik + Komix và 2 loại thuốc trừ nấm RidomilMZ, Oxyclorua đồng đã có tác dụng nâng cao số quả, làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây hồng Thạch Thất trồng trên đất đồi
Theo Đào Thanh Vân (2005) [23] cho biết: khi phun các chế phẩm đậu quả: kích phát tố hoa trái Thiên Nông, Atonik, NAA, IAA cho nhãn Hương Chi vào 3 thời kỳ: trước hoa nở rộ 10 ngày; khi hoa nở rộ; sau hoa nở rộ 10 ngày đều có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, trong đó tốt nhất là kích phát tố hoa trái Thiên Nông Sử dụng chế phẩm đậu quả
có tác dụng tăng năng suất của vườn nhãn, hiệu quả nhất là phun kích phát tố hoa trái Thiên Nông tiếp đến là sử dụng NAA và Atonik
Theo Nguyễn Văn Vượng, Trần Thế Tục (2005) [26] cho biết: bằng biện pháp bẻ hoa đợt 1 kết hợp với phun chế phẩm HQ-201, phun
-NAA 30-40ppm ở năm có điều kiện thời tiết rét muộn kèm theo mưa phùn làm tăng được tỷ lệ đậu quả của xoài GL1 từ 1,5 - 2 lần so với biện pháp bẻ hoa và đối chứng Kết hợp biện pháp bón phân, cắt tỉa, tưới nước với phun -NAA 40ppm, phun chế phẩm đậu quả HQ-201 và chế
phẩm đậu quả của bộ môn Sinh lý-Hóa sinh trường Đại học Nông
Trang 36nghiệp 1 làm tăng tỷ lệ đậu quả của giống xoài GL1 từ 2,5 – 3 lần so với biện pháp bẻ hoa và đối chứng
Theo Trần Thị Kim Ba, Nguyễn Bảo Vệ (2004) [1] cho biết: đối với xoài cát Hòa Lộc, phun 2 lần chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở hai thời điểm 1 tuần và 4 tuần sau khi đậu trái làm tăng khả năng đậu trái
và tăng năng suất Trong đó hợp chất 2,4D kết hợp với dung dịch dinh dưỡng cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ đậu trái loại 1 tăng cao nhất Phun chất điều hòa sinh trưởng không làm thay đổi pH và độ cứng của trái nhưng làm tăng đường tổng số, tăng tỷ lệ chất khô, giảm hàm lượng tinh bột trong trái lúc thu hoạch
Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [27] cho biết: Để chống rụng quả hồng, ngoài thụ phấn bổ khuyết còn có thể phun hoá chất (NAA 10 ppm, 2,4 D, 2,4,5T phun 2 - 3 lần) và kết hợp bón phân đạm vào lúc thích hîp
bón qua lá
- YOGEN-N o 2: Phân bón lá YOGEN-No2 là phân bón lá số 1 của
Nhật Bản, do công ty YOGEN MITSUI VINA sản xuất
- Tác dụng: kích thích sự nẩy mầm, bén rễ nhanh chóng, cây trái
phát triển nhanh, mạnh và giữ mầu xanh lâu bền, tăng năng suất và chất lượng nông sản, tăng sức đề kháng cho cây trồng đối với thời tiết, sâu bệnh hại
Thành phần dinh dưỡng gồm Nitrogen: 30%, Phosphorus: 10%, Potassium: 10%, Manganese: 0,1%, Magnesium: 0,1%, Boron: 0,05%, S: 1000ppm, Fe: 100ppm, Cu: 100ppm, Zn: 50ppm, Mo: 10ppm
Trang 37Cách sử dụng: pha một gói 10g với 8 lít nước sạch phun ướt đều
tán cây phun 3 lần trong quá trình sinh trưởng, lần 1 sau khi quả đậu 30 ngày, lần 2 cách lần 1 là 10 ngày, lần 3 cách lần 2 là 10 ngày
- Phân bón lá Đầu Trâu: là phân phức hợp tăng năng suất cây
trồng Thành phần gồm Cu, Zn, Mn, B, N2 , P2O5 , K2O Nồng độ phun: pha 1 gói 10g với 8 - 10 lít nước Phun 3 lần vào giai đoạn quả non Lần
1 sau khi quả đậu 30 ngày, lần 2 sau lần 1 là 10 ngày, lần 3 sau lần 2 là
10 ngày
- SEAWEED 95%: là phân hữu cơ thiên nhiên của công ty Acadian Seaplant Limited CANAĐA sản xuất
- Tác dụng: kích thích ra hoa, chống rụng hoa và trái non, tăng
khả năng đậu quả, dưỡng trái, giúp trái to, chắc ruột, ngon ngọt và bóng đẹp tăng năng suất và sản lượng nông sản
Thành phần dinh dưỡng gồm: Nitrogen: 1,0-2,0%; Phosphorus: 2,0%-4,0%; Kai tan trong nước (k20): 18,0-22,0%; Sulphur (S): 1,0-2,0%; Magnesium Mg): 0,3-0,6%; Calicium (Ca): 0,1-0,2%, Sodium (Na): 3,0-5,0%, Boron: (B): 100-150ppm, sắt (Fe): 150-250ppm; đồng (Cu): 0-50ppm; Kẽm (Zn): 50-80ppm; Manganese (Mn): 8-12ppm; Các Cabohydrates: Algini Acid, Mannitol,Laminarin Chaats kích thích sinh
trưởng tự nhiên: Cytokynins, Auxins, Gibberellins, các amino acids
Cách sử dụng: pha 100g với 16-32 lít nước sạch phun ướt đều tán
cây ở thời kỳ ra hoa và tạo quả
1.10 Những kết luận qua phần phân tích tổng quan
Từ những kết quả phân tích tổng quan đã trình bầy ở trên chúng tôi tóm tắt một số nét chính như sau:
- Cây đào có tên khoa học là (Prunus Persica), thuộc họ hoa hồng
(Rosaceae), được xếp vào loại quả hạch
Trang 38- Cây đào có nguồn gốc, xuất xứ ở Trung Quốc, từ Trung Quốc du nhập sang Ba Tư, các nước Địa Trung Hải và các châu lục trên toàn thế giới
- Đào là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có mẫu mã quả đẹp, mùi
vị thơm ngon và được thị trường ưa chuộng
- Huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng đào ăn quả, có nhiều giống đào ngon đặc trưng cho vùng khí hậu Sa Pa như đào Vân Nam, đào Tuyết, các giống đào Pháp nhập nội
- Phát triển cây đào ở huyện Sa Pa là một hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân Từ thực trạng sản xuất cây ăn quả nói chung, sản xuất đào nói riêng của huyện Sa Pa còn rất nhiều hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế của cây đào cũng như lợi thế về điều kiện sinh thái của vùng
Trang 39Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên giống đào Maycrest nhập nội
sau trồng 5 năm tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
- Đây là giống đào có nguồn gốc nhập nội từ Pháp về có nhiều tiềm năng phát triển tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
- Dụng cụ nghiên cứu: Thước đo (thước dây, thước kẹp panme), bút dạ, băng dính đánh dấu
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2009 đến tháng 10/2010
- Tại huyện SaPa tỉnh Là Cai
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu
quả của giống đào Maycrest
- Nghiên cứu đặc điểm ra lộc liên quan đến năng suất của giống đào
Maycrest
- Nghiên cứu ảnh hưởng của sinh trưởng cành mẹ đến tỷ lệ đậu quả,
năng suất, chất lượng quả của giống đào Maycrest
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tỉa quả ảnh hưởng đến kích thước và
sản lượng quả giống đào Maycrest
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đôi với giống đào Maycrest
Trang 402.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của giống đào Maycrest
a) Bố trí thí nghiệm: chọn 10 cây đào giống Maycrest và 10 cây đào Sa
Pa sau trồng 5 năm, được nhân giống bằng phương pháp ghép, có sức sinh trưởng đồng đều có cùng điều kiện đất đai, kỹ thuật chăm sóc để theo dõi
b) Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái [13]
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của tán cây
- Đường kính tán: đo theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc
- Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10cm (đo bằng thước kẹp panme) Định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần, số liệu cuối cùng là trị số trung bình của các lần theo dõi/cây
- Độ cao phân cành, phân cành cấp 1, phân cành cấp 2: đo đếm trực tiếp
- Đặc điểm lá đào: định kỳ theo dõi (chọn 4 cành ngang tán về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc) quan sát, đo đếm các thời kỳ xuất hiện lá, rụng
lá, hình dạng lá, màu sắc, chiều dài, chiều rộng lá, tính trị số trung bình
- Đặc điểm của quả đào (chiều cao, đường kính, màu sắc): đo, đếm và quan sát trực tiếp 30 quả đại diện cho các công thức ở các lần nhắc lại, tính trị số trung bình
* Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cây qua các tháng
- Theo dõi khả năng phân cành của các giống