Nghiên cứu biện pháp tỉa quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống đào maycrest nhập nội trồng tại huyện sa pa tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng đến năng suất và

3.3.1. Nghiên cứu biện pháp tỉa quả

Đối với cây ăn quả hạt cứng thì biện pháp tỉa quả là một trong những biện pháp kỹ thuật cần thiết để quả đạt đƣợc chất lƣợng tốt và kích thƣớc lớn. Nên tiến hành tỉa quả khi kích thƣớc quả từ 10-20mm hay trƣớc khi hạt cứng. Xác định thời điểm hạt cứng bằng cách bổ đôi quả. Nếu việc tỉa quả tiến hành muộn hơn thì kích thƣớc và chất lƣợng quả sẽ bị giảm do giai đoạn đầu quả phát triển làm giảm lƣợng tinh bột dự trữ trong thân, chồi và lá. Nếu tỉa quả muộn dinh dƣỡng trong thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chồi sẽ giảm và khơng đủ dinh dƣỡng duy trì cho quả đạt kích thƣớc tối đa, Nissen và cs (2004) [35].

Giống đào Maycrest có số quả trên cây khá lớn, có thể lên tới gần 700 quả đối với cây 4 tuổi, một số chùm quả có kích thƣớc quả rất dày, do vậy có thể làm giảm trọng lƣợng quả. Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của biện pháp tỉa quả đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất đào đƣợc trình bày qua bảng 3.8.

Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất đào

Chỉ tiêu Công thức Tổng số quả /cành (chƣa tỉa) Số quả /cành (sau tỉa) P. trung bình/1quả (g) Năng suất cây (kg)

Tỉa khoảng cách quả 5 cm 45,15 32,86 49,67 28,20 Tỉa khoảng cách 10 cm 40,96 23,97 50,21 24,25

Không tỉa quả 44,86 40,10 42,33 27,13

Cv% 6,5 6,13 3,6 8,7

LSD05 5,6 9,05 3,3 4,4

Số liệu bảng cho thấy, trƣớc khi tỉa quả số lƣợng quả/cành theo dõi dao động từ 40,96 – 45,15 quả/cành. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khơng có sự sai khác về số lƣợng quả/cành theo dõi, mức tin cậy đạt 95%. Sau khi tỉa quả, số lƣợng quả chỉ cịn lại ở hai cơng thức thí nghiệm từ 23,97-32,86 quả/cành.

So sánh về khối lƣợng quả đào khi thu hoạch cho thấy ở công thức tỉa quả với khoảng cách 5 cm, quả đạt khối lƣợng trung bình 49,67g, cơng thức để quả khơng tỉa khối lƣợng đạt 42,33g. Thí nghiệm cho thấy có sự sai khác giữa cơng thức thí nghiệm với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Năng suất khi thu hoạch là một trong những yếu tố đƣợc quan tâm nhiều nhất của ngƣời làm vƣờn. Qua theo dõi cho thấy không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có sự sai khác về năng suất giữa cơng thức có tỉa quả với khoảng cách 5 cm và đối chứng. Tại công thức tỉa quả với khoảng cách 10 cm, năng suất bị giảm so với đối chứng, năng suất trung bình thu đƣợc là 24,25 kg/cây trong khi công thức đối chứng năng suất thu đƣợc hơn 27 kg/cây. Kết quả cho thấy rằng đối với giống đào Maycrest không nên tỉa quả quá thƣa.

Kết quả sơ bộ hạch toán kinh tế của phƣơng pháp tỉa quả đƣợc trình bày qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Sơ bộ hạch toán kinh tế của biện pháp tỉa quả

Chỉ tiêu Công thức Năng suất (tấn/ha) Chi phí (1000 đ) Tổng thu (1000đ) Lãi thuần (1000đ) So với đ/c (1000đ)

Tỉa quả khoảng

Cách 5 cm 14,1 32.850 352.500 319.650 53.320 Tỉa quả khoảng

cách 10 cm 12,125 32.700 303.125 270.425 4.095 Không tỉa quả 13,565 32.100 298.430 266.330 -

Số liệu bảng trên cho thấy năng suất đào ở công thức tỉa khoảng cách 5 cm đạt cao nhất 14,1 tấn/ha cao hơn so với công thức không tỉa 535 kg. Ở công thức tỉa khoảng cách 10 cm đã làm giảm số lƣợng quả đáng kể do vậy làm giảm năng suất so với công thức không tỉa 1.140 kg.

So sánh về mức đầu tƣ giữa các cơng thức thí nghiệm cho thấy chi phí cơng lao động khi tác động các biện pháp kỹ thuật tỉa quả cao hơn không đáng kể so với không tỉa quả. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp tỉa quả đã tạo điều kiện cho quả ở tất cả các vị trí trên cây đều nhận đủ dinh dƣỡng, ánh sáng, do mật độ quả hợp lý nên quả phát triển đều, mã quả đẹp... do vậy có giá trị hàng hóa cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu sơ bộ hạch tốn kinh tế chúng tơi thấy ở cơng thức tỉa quả khoảng cách 5 cm có tổng thu cao nhất 352.500.000 đồng/ha và lãi cũng cao nhất 319.650.000 đồng/ha, lãi cao hơn so với không tỉa là 53.320.000 đồng/ha. Ở công thức không tỉa tổng thu đạt thấp nhất 298.430.000 đồng/ha và lãi cũng thấp nhất, chỉ đạt 266.330.000 đồng/ha, lãi thấp hơn cả công thức tỉa khoảng cách 10 cm là 4.095.000 đồng/ha.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống đào maycrest nhập nội trồng tại huyện sa pa tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)