NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

98 996 1
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ  BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là chung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Văn Thuỵ 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đào Khánh Hoài của Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự , thầy là người đã đưa ra định hướng và tận tình hướng dẫn về mặt khoa học cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Trắc địa Mỏ, khoa Trắc địa đã chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang, sở tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang, Liên hiệp khoa học công nghệ môi trường và phát triển bền vững đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã thường xuyên động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Vũ Văn Thuỵ 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC HÌNH 4 DANH MỤC BẢNG 5 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa xẩy ra nhanh chóng và rộng khắp.Hệ thống đô thị hình thành ngày một nhiều và đã trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội. Bên cạnh lợi ích, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã gây ra sự biến đổi tiêu cực nhiều mặt đối với các thành phần tài nguyên-môi trường mà đất đai là thành phần tài nguyên chịu tác động trực tiếp, biến động sâu sắc và mạnh mẽ nhất. Mật độ dân số đô thị và các khu công nghiệp ngày càng tăng, quy hoạch kiến trúc không đồng bộ, quá trình phát triển đô thị mang tính tự phát v.v đã làm cho việc sử dụng tài nguyên đất đai lãng phí, không hợp lý, thiếu tính bền vững. Cần có một nghiên cứu đầy đủ về sự biến động đất đai do quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa tỉnh Bắc Giang theo thời gian và không gian. Những tư liệu, số liệu về sự biến động diện tích, sự biến động sử dụng đất là tài liệu hết sức cần thiết phục vụ đánh giá môi trường chiến lược( ĐMC) trong đó quan trọng góp phần xác định được các vấn đề môi trường chính. Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế xã hội cần xem xét các vấn đề môi trường có tác động và ảnh hưởng trong phạm vi lớn như sử dụng tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng ), áp lực phân bố dân cư, phân bố các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, suy thái môi trường Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ việc xem xét các vấn đề môi trường ngày một dễ dàng hơn và chuẩn xác hơn trong đó công nghệ GIS( hệ thống thông tin địa lý) đang được sử dụng và thể hiện tính ưu việt. Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu ứng dụng GIS vào đánh giá biến động đất đai tỉnh Bắc Giang phục vụ công tác đánh giá môi trường chiến lược” xuất phát từ tính cấp thiết của thực tế. 2. Mục đích nghiên cứu -Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất đai tỉnh Bắc Giang 7 - Kết quả biến động đất đai là tiêu chí đầu vào phục vụ đánh giá môi trường chiến lược 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu biến động đất đai, - Phạm vi nghiên cứu không gian : Tỉnh Bắc Giang 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đưa ra nhận xét về biến động đất - Phân tích và xu hướng biến động đất đai 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở khoa học Ứng dụng công nghệ GIS vào đánh giá biến động đất đai. Tích hợp các nguồn dữ liệu về quy hoạch nghành với thông tin biến động sử dụng đất đưa ra biểu đồ tương quan. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích không gian: Sử dụng GIS( phần mềm ArcGIS) phân tích và chồng ghép các lớp bản đồ - Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin, các tài liệu liên quan - Phương pháp phân tích: Tổng hợp xử lý logic các tài liệu, giải quyết các vấn đề được đặt ra 6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết tác giả mong muốn thể hiện các vấn đề sau: - Ứng dụng GIS vào đánh giá biến động đất đai phục vụ công tác đánh giá môi trường chiến lược. - Cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh chóng về biến động đất đai phục vụ đánh giá môi trường chiến lược. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được xây dựng trên cơ sở 3 chương: Chương 1: Công nghệ GIS trong công tác đánh giá môi trường chiến lược Chương 2: Đánh giá biến động đất đai bằng công nghệ GIS 8 Chương 3: Biến động sử dụng đất tỉnh Bắc Giang và ảnh hưởng đến định hướng phát triển kinh tế xã hội. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 9 CHƯƠNG 1 CÔNG NGHỆ GIS TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ( GIS) 1.1.1. Khái niệm và định nghĩa Theo ESRI (Environmental System Reseach Institute): Hệ thống thông tin địa lý(Geographic Information System-GIS) được định nghĩa “là một hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và con người nhằm thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin địa lý trên bề mặt trái đất”. GIS là một thuật ngữ tương đối mới, xuất hiện lần đầu tiên trong các ấn phẩm đương đại xuất bản vào những năm 1960. Mặc dù thuật ngữ còn mới, nhưng nhiều khái niệm và sự hình thành ý tưởng của GIS đã có một truyền thống lâu dài và xuất hiện khá sớm. Cuối thế kỷ 19, ý tưởng về chồng ghép bản đồ (map overlay), một khái niệm rất quan trọng trong GIS hiện đại, đã được một người Pháp tên là Louis Alexandre Berthier sử dụng cách đây 200 năm. Ông là người đã biên tập và phân lớp một loạt bản đồ để phân tích sự di chuyển của các đội quân trong cuộc cách mạng Mỹ. Một ví dụ nữa, minh hoạ cho ý nghĩa của khái niệm lớp được tiến sĩ John Snow thực hiện năm 1854. Ông đã phân lớp bản đồ London, để chỉ ra khu vực xảy ra tử vong do bệnh dịch tả với bản đồ vị trí giếng nước ở thành phố này, phân tích mối quan hệ giữa hai tập số liệu này để tìm ra khu vực phát sinh vi khuẩn dịch tả và dự báo sự lây lan. Những ví dụ này đã chỉ ra những nguyên lý cơ bản, ngày nay vẫn là nền tảng của GIS hiện đại, tức là đưa ra quyết định dựa trên sự phân tích đồng thời các loại số liệu khác nhau phân bố trên cùng một hệ quy chiếu địa lý. Khả năng và tiện ích của GIS hiện đại phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tốc độ xử lý của máy tính. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, nhiều vấn đề bức xúc đã đặt ra với nhiều quốc gia và các khu vực trên thế giới. Đó là vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, thiên tai, dịch bệnh v.v…Nỗ lực kiểm soát và CPU Máy vẽ Máy quét ổ cứng Thiết bị hiển thị Tệp lưu Hình 1.1. Các thành phần của phần cứng 10 giải quyết các vấn đề này đòi hỏi cần có sự thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng. Công nghệ GIS hiện đại ra đời và phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, một phần chính là từ lý do đó. 1.1.2. Các thành phần của GIS Phần cứng Phần cứng của hệ thống GIS bao gồm các loại máy tính và các thiết bị ngoại vi để nhập dữ liệu, in ấn và truy xuất kết quả. Máy tính có thể được nối mạng cục bộ hoặc internet để chia sẻ thông tin. Trong số các thiết bị ngoại vi, bên cạnh máy in, máy vẽ…, trong trường hợp cần phải chuyển đổi thông tin từ ảnh tương tự, bản đồ sang dạng số cần có cả máy quét. Phần mềm Công cụ quan trọng trong công nghệ GIS là các phần mềm tin học. Mỗi loại phần mềm có những chức năng và công dụng riêng. Một cách gần đúng, có thể chia phần mềm GIS ra làm 3 nhóm: Nhóm phần mềm đồ hoạ(Microstation, Autocad…). Là nhóm các phần mềm được ứng dụng để biên tập, quản lý, cập nhật và hiện chỉnh các loại bản đồ (tức là các thông tin không gian). Nhờ sự trợ giúp của các loại phần mềm này, các bản đồ có thể được chuyển đổi tọa độ, nắn chỉnh hình học, chuyển đổi lưới chiếu v.v Nhóm phần mềm quản trị bản đồ (Mapinfor, ArcView, MGE…). Là những phần mềm mà ngoài chức năng đồ hoạ, chúng có khả năng quản trị các thông tin phi không gian (thông tin thuộc tính); kết nối các thông không gian với thông tin thuộc tính. [...]... kê, đánh giá trữ lượng tài nguyên, Những ứng dụng của GIS trong lĩnh vực này là không giới hạn 1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHẾN LƯỢC (ĐMC) 1.2.1 Định nghĩa đánh giá môi trường chiến lược Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường ĐMC còn khá mới mẻ với thế giới và Việt Nam Khái niệm, định nghĩa về ĐMC hiện tại còn có những khác nhau giữa... án 1.3 ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 1.3.1 Gis trong việc xác định phạm vi ĐMC Phạm vi của ĐMC phụ thuộc vào đồ án quy hoạch hoặc các dự thực hiện ĐMC trong đó phạm vi của ĐMC trong quy hoạch chủ yếu là khu được quy hoạch như trong phạm vi hành chính tỉnh, thành phố, vùng lập quy hoạch nhằm xác định, xét các vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn, bao gồm: sử dụng tài... thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.9 Thông tư này; b) Một (01) bản sao văn bản của chủ dự án giải trình về việc tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Thời hạn gửi hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định chậm nhất là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được chỉnh... trưởng, Thứ trưởng hoặc người ứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án… - Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh Điều 8, thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định: Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm gửi hồ sơ kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược cho cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,... gắn kết với việc sử dụng bản đồ, hay nói đúng hơn là ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng CSDL phục vụ quản lý, bảo vệ rừng Trong công tác Kiểm lâm, 2 CSDL liên quan đến công nghệ GIS đang được hoạt động có hiệu quả nhiều năm nay là: CSDL cảnh báo cháy rừng: Thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng những năm qua, đặc biệt qua hai vụ cháy rừng lớn, tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau tháng... liệu phức tạp, nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý tài nguyên môi trường Các mô hình phức tạp cũng có thể dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS 1.1.6 Ứng dụng GIS trong các lĩnh vực Ngày nay, GIS là một công cụ trợ giúp quyết định sự thành công trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng đánh giá hiện trạng... theo cách tiếp cận của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho rằng: ĐMC là một quá trình đánh giá, dự báo một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường có thể xảy ra của một quyết định có tính chiến lược nhằm đảm bảo cho các hậu quả về môi trường đó được nhận dạng một cách đầy đủ, được giải quyết một cách thỏa đáng và sớm nhất của quá trình ra quyết định mang tính chiến 27 lược cùng với sự cân nhắc... bảo vệ môi trường; dự báo, so sánh tác động môi trường của các phương án quy hoạch Hình 1.12: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang năm 2010 1.3.2 Gis trong việc xác định những vấn đề môi trường cốt lõi Việc xác định các vấn đề cốt lõi và xem xét xem nó sảy ra tại vùng nào là điều quan trọng Đây chính là tiền đề để tiến hành cho các bước tiếp theo Sau khi các vấn đề môi trường và các mục tiêu môi trường. .. thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhưng giờ đây có sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ điện * Môi trường Xu hướng hiện nay trong quản lý môi trường là sử dụng tối đa khả năng cho phép của GIS Sự phát triển của phần cứng làm cho máy tính có nhiều khả năng hơn, mạnh hơn và các ứng dụng GIS cũng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng bởi các khả... văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư này; b) Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được đóng thành quyển với hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục 1.2 và . liệu cho luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã thường xuyên động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2 010 Tác giả luận văn Vũ Văn Thuỵ 2 MỤC. cứu riêng của tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là chung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Văn Thuỵ 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày. cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Trắc địa Mỏ, khoa Trắc địa đã chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • CÔNG NGHỆ GIS TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ

  • MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ( GIS)

      • 1.1.1. Khái niệm và định nghĩa

      • 1.1.2. Các thành phần của GIS

      • 1.1.3. Các chức năng của GIS

      • 1.1.4. Cấu trúc dữ liệu

      • 1.1.5. Khả năng phân tích không gian của GIS

      • 1.1.6. Ứng dụng GIS trong các lĩnh vực

      • 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHẾN LƯỢC (ĐMC)

        • 1.2.1 Định nghĩa đánh giá môi trường chiến lược

        • 1.2.2. Vị trí của ĐMC trong tiến trình phát triển

        • 1.2.3. Nguyên tắc tiến hành ĐMC.

        • 1.2.4. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của ĐMC

        • 1.2.5. Lợi ích của ĐMC

        • 1.2.6. Quy trình của ĐMC

        • 1.2.7. Tổ chức thực hiện ĐMC

        • 1.2.8. ĐMC ở Việt Nam theo luật BVMT năm 2005

          • 1.2.8.1. Đối tượng phải tiến hành ĐMC

          • 1.2.8.2. Lập báo cáo ĐMC

          • 1.2.8.3. Nội dung báo cáo ĐMC

          • 1.2.8.4. Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan