Đánh giá tiềm năng đất đai tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (Trang 89)

2.1.TÀI NGUYÊN ĐẤT

3.3.1Đánh giá tiềm năng đất đai tỉnh Bắc Giang

Từ kết quả đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tình Bắc Giang hai giai đoạn 2005 và 2010 ở chương 2, tác giả đề xuất các đánh giá theo các tiêu chí ĐMC ở các mục dưới đây:

3.3.1.1.Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích trồng cây hằng năm đến năm 2010 của tỉnh Bắc Giang khoảng 15.759,816 ha. Tiềm năng để mở rộng diện tích cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lúa của Bắc Giang không còn nhiều, hướng chính là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hình thành những khu, vùng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá bền vững.

- Cây lâu năm : Diện tích khoảng 43.026,520 ha có địa hình thuận lợi trên địa bàn một số huyện trung du có nhiều đồi gò. Ngoài ra đất trồng cây lâu năm còn có thể được tăng thêm do việc chuyển đổi diện tích đất trồng cây ngắn ngày không đạt hiệu quả cao. Về lâu dài cần quan tâm đến việc phát triển các cây ăn quả chuyên canh gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Đất lâm nghiệp: Diện tích rừng hiện có (131.069,062 ha) trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được giao cho các chủ sử dụng vì vậy vốn rừng ngày càng được củng cố và tăng cường. Trong đó Bắc Giang còn có nhiều diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có thể khai thác để phát triển rừng, tuy nhiên loại đất nằm phân tán rải rác ở vùng cao, vùng xa, độ dốc lớn, điều kiện lập địa xấu, mặt khác do đất đã bị rửa trôi, xói mòn, nên việc khai thác đưa vào sử dụng gặp khó khăn, vì vậy đòi hỏi phải có đầu tư lớn mới có khả năng khai thác hết loại đất này.

Hướng khai thác, phát triển lâm nghiệp là trồng rừng phòng hộ vùng núi đất cao, bảo vệ diện tích rừng đặc dụng và trồng bổ sung nhằm phục hồi rừng theo hướng nguyên sinh, kết hợp với mục đích du lịch sinh thái. Phát triển rừng sản xuất ở những

địa bàn thuận lợi, tăng cường trồng cây phân tán, phát triển vành đai xanh quanh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới để cải thiện môi trường.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Tiềm năng phát triển đất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh còn rất lớn; ngoài diện tích ao, hồ hiện có tỉnh còn có thể mở rộng thêm diện tích bằng việc chuyển đổi các chân ruộng thấp. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh 4.306,931 ha.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (Trang 89)