Phương pháp thành lập bán đồ hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (Trang 50)

2.1.TÀI NGUYÊN ĐẤT

2.6.2.Phương pháp thành lập bán đồ hiện trạng sử dụng đất

Có rất nhiều phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như : Phương pháp đo vẽ trục tiếp ngoài thực địa, phương pháp sử dụng ảnh máy bay và ảnh vệ tinh, phương pháp sử dụng bản đồ địa chính và phương pháp kết hợp.

*Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa : Đây là phương pháp đo vẽ bản đồ chi tiết đến từng thửa đất và chỉ áp dụng đế xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ lớn (>1/10000), ở những vùng địa hình tương đối bằng phẳng, địa vật không quá phức tạp và chưa có tài liệu bản đồ hoặc bản đồ đã đo vẽ trước đây không bảo đảm yêu cầu và chất lượng đế xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới. Với cách làm này, độ chính xác của bản đồ chỉ phụ thuộc vào độ chính xác đo ngắm trên thực địa mà không bị ảnh hưởng của sai số chuyến vẽ, định vị, can vẽ.

Với bản đồ địa chính phương pháp này được áp dụng khi toàn bộ khu vực phải đo mới hoàn toàn hoặc với bản đồ hiện trạng được đo vẽ bổ sung khi có sự thay đổi.

*Phưong pháp sử dụng ánh máy bay và ảnh viễn thám : Phương pháp này thường được áp dụng khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên quy mô lãnh thổ lớn và tỷ lệ bản đồ nhỏ như cấp huyện, tỉnh, cả nước. Ta có thế sử dụng các tư liệu ảnh như : Ảnh đơn, ảnh nắn, bình đồ ảnh đế điều vẽ trong phòng kết hợp đo vẽ bố sung ngoài thực địa các yếu tổ nội dung nếu cần thiết. Phương pháp này cho phép thế hiện đầy đủ và chính xác, chi tiết các nội dung bản đồ. Đặc biệt ở những vùng địa hình, địa vật quá phức tạp việc tận dụng triệt để các tư liệu ảnh hiện có để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm chi phí nhân công và thời gian so với phương pháp đo vẽ trực tiếp trên mặt đất. Tuy nhiên phương pháp này cũng rất tốn kém, nguồn tư liệu ảnh hàng không khó tìm kiếm, ngoài ra nó cũng đòi hỏi người thực hiện có trình độ chuyên môn cao.

* Phương pháp xây dựng bản đồ HTSDĐ từ việc tông họp các loại đất từ bản đồ địa chính.

Phương pháp này được áp dụng cho khu vực đã xây dựng được bản đồ địa chính gần sát với thời điểm thành lập BĐHTSDĐ mới và có địa hình bằng phẳng. Cần nhân sao BĐĐC rồi đem ra thực địa đối soát, khoanh vè, chỉnh lý và bố sung các yếu tố nội dung lên BĐĐC. Cuối cùng thực hiện biên tập tổng hợp nội dung BĐHTSDĐ. Ưu điểm là yêu cầu về đầu vào không cao, tiết kiệm chi phí cho việc lập bản đồ; thế hiện đầy đủ nội dung ở mức chi tiết tới từng khoảnh đất và thửa đất; việc thu thập lấy thông tin từ bản đồ địa chính dễ dàng và đầy đủ. Đặc biệt là bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên những biến động nên thông tin có tính thời sự và sử dụng được.

* Phương pháp kết hợp.

Trên thực tế việc thành lập bản đồ không chỉ đơn thuần áp dụng một phương pháp mà có thể linh động trong việc áp dụng các phương pháp và công nghệ. Vì vậy phương pháp kết hợp sẽ luôn phát huy được chức năng của nó trong mọi trường hợp. Ngày nay, cùng với sự phát triến của công nghệ bản đồ số đã ra đời và cho phép tự động hoá toàn bộ hoặc từng bộ phận trong quá trình xây dựng bản đồ. Đồng thời tận dụng được dễ dàng và hiệu quả tất cả các nguồn tài liệu đế phục vụ thành

lập bản đồ.

Sử dụng phương pháp này có khả năng cập nhật nhanh chóng, dễ dàng, có thế cung cấp một số lượng bản đồ cần thiết, có thế lun trữ một khối lượng thông tin lớn về bản đồ, các bảng thuộc tính đối tượng, cho phép nắn chỉnh chuyển đối hệ toạ độ, tính toán diện tích, liên kết các yếu tố đồ họa với các thuộc tính phi không gian nhanh chóng thuận tiện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (Trang 50)