2.1.TÀI NGUYÊN ĐẤT
2.6.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vì vậy cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau. Khoản 17 - Điều 14 - Luật Đất đai 2003 quy định : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thế hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
Trong tập bài giảng Đo đạc địa chính, tác giả Nguyễn Trọng San đã đưa ra khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau : “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
hình, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiếm kê đất đai theo định kỳ
Nội dung bản đồ là sự thể hiện đầy đủ các đối tượng của bản đồ theo mục đích sử dụng. Tuỳ theo đơn vị hành chính và các cấp hành chính mà nội dung của bản đồ thể hiện một cách đầy đủ và chính xác. Thông qua nội dung mà có thể sử dụng bản đồ hiện trạng hiệu quả nhất.
Nội dung của bản đồ hiện trạng bao gồm :
1.Địa giới hành chính của đơn vị cấp dưới trực tiếp thành lập theo chỉ thị 364/CT.
2. Ranh giới các loại đất: Là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Các ranh giới thể hiện các đường viền khép kín, đúng vị trí, hình dạng và kích thước.
3. Mạng lưới thuỷ văn : Thể hiện đường bờ biển, sông ngòi, kênh mương, ao hồ...
4. Mạng lưới giao thông : Thế hiện đầy đủ đường sắt, đường bộ quốc gia đến đường liên xã, liên thôn, đường trong làng, đường ngoài đồng.
5. Dáng đất.
6. Phân bố dân cư : Các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, và công sở hành chính.
7. Địa danh : Xóm ấp, xứ đồng, thôn, xã, huyện, tỉnh, tên sông, suối, đường giao thông...