Đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (Trang 92)

2.1.TÀI NGUYÊN ĐẤT

3.3.2.1.Đất nông nghiệp

- Đất trồng cây lâu năm quy hoạch đến năm 2030 là 42.672 ha, thực giảm so với năm 2010. Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 37.978 ha. Diện tích đất cây lâu năm trong kỳ quy hoạch giảm do chuyển sang đất trồng rừng sản xuất là 7.567 ha, đất phi nông nghiệp là 3.029 ha.

Diện tích đất trồng cây lâu năm tập trung nhiều ở các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế.

- Đất trồng cây hàng năm: Duy trì diện tích đất trồng lúa khoảng 60 - 66 ngàn ha đến năm 2030 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bảo vệ tốt các vùng lúa trọng điểm sản xuất lương thực tập trung ở các huyện trong tỉnh. Bố trí vùng sản xuất lúa thâm cao sản ở những nơi có điều kiện tưới tiêu chủ động tại các huyện trọng điểm sản xuất lúa như Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang với quy mô diện tích gieo trồng khoảng 35.000 ha.

- Tăng diện tích cây ngô; các loại cây chất bột (khoai, sắn); cây thực phẩm (rau, đậu, khoai tây...); cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, thuốc lá, mía...) ở hầu hết các huyện trong tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, đồng thời đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi và phục vụ chế biến, xuất khẩu.

- Đất lâm nghiệp: Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích đất có rừng đạt khoảng 146 - 150 ngàn ha; trong đó rừng đặc dụng giữ ổn định ở mức 13 nghìn ha, rừng phòng hộ 19 - 20 ngàn ha và rừng sản xuất xấp xỉ 113 - 115 ngàn ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2030 diện tích dự tính là 6.370 ha, thực tăng 2000 ha so với năm 2010. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản không thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch là 2.250 ha. Phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng thêm 1.232 ha được lấy từ các mục đích đất lúa kém hiệu quả,617ha dung từ đất lâm nghiệp, đất trồng cây lâu năm là 83 ha. Phần diện tích giảm 1.089 ha do chuyển sang mục đích đất trồng lúa có địa hình đặc thù. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu phát triển mạnh ở các huyện: Việt Yên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀO ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC GIANG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (Trang 92)