1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG - LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

108 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 585 KB

Nội dung

Với luận văn này, chúng tôi muốn đánh giá nội dung và nghệ thuật trong Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ với tư cách là một tác phẩm văn học thuộc mảng văn học chức năng để thấy được giá t

Trang 1

Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân hủy hoại các giá trị đạođức và phẩm cách con người, gây tổn hại đến thành quả xây dựng kinh tế - xãhội và tạo thành nhân tố bất ổn trong cộng đồng Hiện nay, đây cũng là vấn đềchính trị xã hội đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm Theo Đại từđiển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên), nhà xuất bản Đại học Quốcthành phố Hồ Chí Minh, 2008, trang 736, hối lộ có nghĩa là: “Lén lút đưa tiềncủa để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho mình”.

Lịch sử nước ta đã trải qua nhiều triều đại và triều đại nào cũng có hiệntượng này Sử sách và đặc biệt là văn chương đã đề cập đến nó, nhưng trựctiếp chĩa mũi nhọn đấu tranh thì rất ít Trong các tác phẩm văn học từ văn họcchức năng cho đến văn học nghệ thuật, các tác giả chủ yếu chỉ miêu tả hậuquả của tệ nạn này, qua đó phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, lên ánchế độ xã hội, hệ thống quan lại thối nát

Trong lịch sử văn học Việt nam có lẽ chưa có tác phẩm văn chương nào

viết về tệ hối lộ một cách đầy đủ, chi tiết như Từ thụ yếu quy của Đặng Huy

Trứ Đây là tác phẩm đầu tiên và cũng là duy nhất trong mảng văn học chứcnăng viết về tệ hối lộ, nạn tham nhũng Tác phẩm không chỉ giúp chúng ta hiểuthêm được xã hội Việt nam khoảng giữa thế kỷ XIX với tất cả những mặt trái

Trang 2

của nó, nơi mà nạn tham nhũng hối lộ đang hoành hành làm yếu nghèo đấtnước mà còn hiểu hơn về tài năng văn chương, phẩm chất cao đẹp của vị quanthanh liêm Đặng Huy Trứ Vả chăng, với tình hình xã hội nước ta hiện nayđang phát triển theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa và nền kinh tế thịtrường, đi đôi với xã hội ấy là tình trạng hối lộ tham nhũng đã được báo động,

việc tìm hiểu Từ thụ yếu quy sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học bổ ích cho

công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng về vấn đề phòng, chống tệ nạn này

1.2 Lý do khoa học

Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), một danh nhân lịch sử thế kỷ XIX khánổi bật với những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự,

kinh tế, văn hóa, văn học Từ thụ yếu quy thể hiện tương đối tập trung tư

tưởng tiến bộ cũng như tài năng văn chương của ông qua việc phản ánh tệ hối

lộ và cách ứng xử thanh liêm của người làm quan Nhưng trong thực tế tácphẩm mới chỉ được nhắc đến và nghiên cứu chủ yếu ở phương diện lịch sử tưtưởng và ý nghĩa xã hội

Với luận văn này, chúng tôi muốn đánh giá nội dung và nghệ thuật

trong Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ với tư cách là một tác phẩm văn học

thuộc mảng văn học chức năng để thấy được giá trị văn chương bên cạnh n

hững giá trị khác của tác phẩm, thông qua đó khẳng định những điểmmới trong tư tưởng cũng như những đóng góp nổi bật của Đặng Huy Trữtrong lĩnh vực văn học

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Về văn bản in

Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ có nguyên bản chữ Hán với độ dày

khoảng 2000 trang, 2017 dẫn chứng, hiện lưu tại Viện nghiên cứu Hán –Nôm, ký hiệu VHv.252 Luận văn sử dụng bản dịch của 2 dịch giả NguyễnVăn Huyền và Phạm Tuấn Khánh, n.x.b Pháp lý, 1992 Sách được xuất bản

Trang 3

với sự tài trợ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước KX.04(Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việcthực hiện chính sách xã hội) Hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết về

Từ thụ yếu quy đã có đều sử dụng bản dịch này.

2.2 Những bài viết và công trình nghiên cứu

Bài viết về thơ văn của Đặng Huy Trứ không nhiều, viết về Từ thụ yếu quy lại càng ít hơn Nổi bật là bài viết của nhà nghiên cứu Vũ Khiêu trong Lời

giới thiệu sách Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm do nhóm Trà Lĩnh biên

soạn, 1990 Bài viết khái quát về con người, cuộc đời, thơ văn và tư tưởngcũng như những cống hiến của Đặng Huy Trứ cho dân tộc trên nhiều lĩnhvực Trong đó tác giả đánh giá về thái độ ứng xử, lối sống của ông, người tríthức chân chính trước những vấn đề của dân tộc và thời đại Tài năng bộc lộ

từ khi còn nhỏ (15 tuổi), tài năng đó lại được nuôi dưỡng trên nền truyềnthống giáo dục tốt đẹp của gia đình, chịu ảnh hưởng của quê hương thuầnphác nên ngày càng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt lại được tôi luyện qua rấtnhiều thử thách khi trưởng thành, từ việc lấy vợ, đi thi, đến khi làm quan.Người trí thức chân chính ấy đã kiên trì theo con đường mình lựa chọn dù gặprất nhiều chông gai Ông là một vị quan với những tư tưởng canh tân tiến bộvượt lên tầm tư tưởng của nhiều nhà nho đương thời Tác giả Vũ Khiêu nhận

định con người ông hội tụ 3 phẩm chất: Nhân, trí, dũng: “Có thể nói cuộc đời

của Đặng Huy Trứ là sự tập trung khá đầy đủ, là sự phát triển ở mức độ cao của Nhân, Trí, Dũng của sĩ phu thời trước”[3,52] Cuộc đời và nhân cách của

ông là tấm gương cho các thế hệ sau noi theo Bài viết ngắn gọn, hàm súc,giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện đầy đủ về con người và sự nghiệpcủa Đặng Huy Trứ, những điểm nổi bật trong tư tưởng, phẩm chất và tài năngcủa ông

Trang 4

Ngoài ra có một số bài viết về con người, tư tưởng canh tân đất nước,

thể hiện phẩm chất, nhân cách, lòng yêu nước thương dân của ông, cụ thể

như: (1) Trần Đức Anh Sơn với Hai chuyến công vụ Quảng Đông của Đặng Huy Trứ dưới triều Tự Đức Một trong số những bài viết khá đầy đủ và sâu sắc về tư tưởng canh tân đất nước của ông là: (2) Tư tưởng Đặng Huy Trứ (Trích “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1997) của Lê Sỹ Thắng, (3) Đặng Huy Trứ nhà trí sĩ yêu nước trăn trở trước công cuộc bảo vệ đất nước và ý chí duy tân tự cường (139/09-2000 T/C Sông

Hương) của tác giả Trần Thị Băng Thanh Bài viết đi sâu khai thác tinh thầnđổi mới đầy táo bạo của một nhà nho trên nhiều phương diện: Kinh tế, quân

sự, văn hóa giáo dục, xã hội… , (4) Nho giáo trong tâm thức và hành xử của Đặng Huy Trứ của hai tác giả Nguyễn Hữu Tâm, Vũ Duy Mền Trong bài viết

này hai tác giả đã chỉ ra sự thống nhất cao độ về mặt tư tưởng và hành động

trong tâm thức và cách hành xử của một nhà nho chân chính, (5) Tư tưởng yêu nước canh tân của Đặng Huy Trứ (TS Đinh Thị Dung) Ngoài ra còn một

số bài viết được tập hợp trong cuốn Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách do

Đặng Việt Ngoạn biên soạn (6), n.x.b KHXH HN, 2001

Những bài viết này chủ yếu nói đến tư tưởng canh tân đất nước táo bạocủa Đặng Huy Trứ, những hành động sáng tạo, những đóng góp của ông chođất nước trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội Đồng thời nêubật những phẩm chất cao đẹp của một nhà nho một trí thức có trách nhiệm vớidân với nước trong bối xã hội có nhiều biến động Đó là đạo trung hiếu, đứcthanh liêm, là chí khí lớn lao, sự sáng tạo trong hành động, ứng xử, là lòngnhân ái bao dung…tất cả nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho dân cho nước,xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển ổn định Mặc dù con đường canh tân củaông dang dở nhưng những gì ông đã làm cho thấy sự táo bạo nhưng đúng đắn,

mở đầu tư tưởng canh tân đất nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX Thông qua đó

Trang 5

thể hiện tấm lòng ưu dân ái quốc sâu sắc của một nhà nho, một trí thức chânchính.

Về thơ văn của ông cũng đã có một số bài viết tiêu biểu: (1) Từ hai bài thơ “Vãng Đà Nẵng quân thứ và “Gian thực”bước đầu tìm hiểu tinh thần yêu nước thương dân của Đặng Huy Trứ, tác giả Phạm Tuấn Khánh và Vũ Thanh, (2) Đức tính dũng trong thơ văn Đặng Huy Trứ (T/C Hán Nôm số 2/1997) của Tảo Trang, (3) Đặng Huy Trứ và trăng (T/C Sông Hương số 121 tháng 3) của Võ Thị Quỳnh, (4) Chữ nhân trong thơ văn Đặng Huy Trứ của Nguyễn

Lê Châu, (5) Phật giáo trong thơ văn Đặng Huy Trứ của Thanh Lương…Đặc biệt bài viết (6) Đặng Huy Trứ những kiến giải về thơ, (T/C Sông Hương số

136 tháng 6), tác giả Trần Huyền Sâm đã lý giải quan niệm về thơ của ông có

những điểm mới so với nhiều tác giả đương thời, ông coi thơ ca là món ăntinh thần, là bạn tri âm tri kỷ, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người, có sứcmạnh cảm hóa con người

Những bài viết trên đã chỉ ra một số điểm nổi bật trong nội dung thơ cacủa Đặng Huy Trứ, khẳng định thơ ca của ông biểu hiện một tâm hồn nhân ái,giàu tình cảm, đặc biệt là tình yêu đối với dân với nước Cũng như các tác giảvăn học trung đại khác thơ ông cũng chịu ảnh hưởng của nho giáo, phật giáo,

và nổi bật trong đó là đức nhân và dũng khí của một nhà nho chân chính.Trong những bài viết này, các tác giả tập trung khai thác nội dung thơ ca đểkhẳng định tư tưởng canh tân, lòng yêu nước thương dân, cũng như phẩmchất cao đẹp của Đặng Huy Trứ

Số lượng bài viết về Từ thụ yếu quy, tác phẩm văn xuôi đặc biệt nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông lại càng hiếm: Tiêu biểu là: 104 kiểu mua bán lương tâm trong Từ thụ yếu quy, (T/C Sông Hương số 127 tháng 9/1999),

tác giả Võ Thị Quỳnh Đây là một trong những bài viết có sức tác động mạnh

mẽ đối với người đọc bởi những khám phá tinh tế, sâu sắc về nội dung tư

Trang 6

tưởng cùng với hành văn tràn đầy xúc cảm, tâm huyết của tác giả Bài viết tậptrung vào một số điểm chính trong nội dung của tác phẩm Đó là những

nguyên tắc chủ yếu trong việc Từ và Thụ của kẻ làm quan, thông qua đó

khẳng định giá trị hiện thực sâu sắc, tính giáo dục tư tưởng của tác phẩmtrong mọi thời đại và nhất là trong bối cảnh hiện nay của đất nước Tiếp đó là

bài: Đặng Huy Trứ và việc chống tham nhũng (T/C Tổ chức nhà nước), tác

giả Vũ Dũng Minh, bài viết hướng vào ý nghĩa xã hội của tác phẩm trong bốicảnh hiện tại của đất nước Một bài viết rất ngắn gọn, nhưng cũng đã khái

quát được tinh thần chung của tác phẩm, đó là: Từ thụ yếu quy và cuộc chiến đấu chống tham nhũng của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đặc biệt bài nghiên cứu của tác giả Đinh Xuân Lâm, Đặng Huy trứ với

“Từ thụ yếu quy”, có sức khái quát cao hơn cả Bài viết gồm 2 luận điểm, một

nói về cuộc đời làm quan, những tư tưởng canh tân tự trị, tự cường của Đặng

Huy Trứ, hai là những giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng của Từ thụ yếu quy.

Qua đó khẳng định phẩm chất cần có của kẻ làm quan và tính giáo dục của tácphẩm Tác giả Đinh Xuân Lâm đã khai thác tương đối đầy đủ những vấn đềnổi bật trong tư tưởng canh tân của vị quan nổi tiếng thanh liêm triều Nguyễncũng như nội dung cơ bản trong tác phẩm này, song cũng tương tự các bàiviết trên, chỉ là sự nghiên cứu trên phương diện lịch sử, chính trị xã hội chưa

đi sâu vào khai thác chất văn chương của văn bản

Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu trên đã mang đếnmột nhận định khái quát về Đặng Huy Trứ là một nhà văn hóa, nhà giáo, nhàquân sự, nhà kinh tế, nhà thơ lớn, một trí thức có tư tưởng tiến bộ đi đầu trongcông cuộc canh tân đất nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Có thể thấy rằng

đề tài tìm hiểu về Nội dung và nghệ thuật trong Từ thụ yếu quy của Đặng Huy Trứ với hướng tiếp cận từ góc độ văn chương sẽ là một hướng đi mới.

Trang 7

Trên tinh thần tiếp thu những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước

và dựa vào nền văn hóa tư tưởng đương thời, người viết mong muốn đưa ra

những phát hiện thuyết phục, góp phần nhận định, nghiên cứu về Từ thụ yếu quy một cách đầy đủ và sâu sắc hơn dưới góc độ một tác phẩm văn học thuộc

mảng văn học chức năng của văn học trung đại Việt nam

3 Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ

Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu con người, tư tưởng, và tài năng văn

chương, những đóng góp của Đặng Huy Trứ qua Từ Thụ yếu quy, một tác

phẩm không chỉ đặc biệt trong toàn bộ sáng tác của ông mà còn đặc biệt tronglịch sử văn học Việt Nam Là người có nhiều đóng góp cho công cuộc canhtân của đất nước dưới triều vua Tự Đức, cuộc đời làm quan tuy không dài,con đường canh tân tuy dang dở, nhưng ông không hổ thẹn vì đã hết lòngphụng sự nhân dân, và đã để lại những tác phẩm hiếm có trong lịch sử văn

học, có giá trị về nhiều mặt, tiêu biểu : Từ thụ yếu quy.

Thông qua việc nghiên cứu về tác phẩm này luận văn đóng góp thêmmột cách nhìn về con người, tư tưởng canh tân của ông trong lĩnh vực chínhtrị xã hội Đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của ông trong bối cảnh hiện tại,đặc biệt là tài năng văn chương và vị trí trong nền văn học nước nhà

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Từ Thụ yếu quy

Luận văn góp phần khẳng định tư tưởng, tính giáo dục, ý nghĩa xã hội

và chất văn chương của tác phẩm

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Cuộc đời, sự nghiệp của Đặng Huy Trứ; nội dung tư tưởng và nghệ

thuật của Từ thụ yếu quy.

4 Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

Cuộc đời Đặng Huy Trứ có nhiều thăng trầm biến cố Ông là một nhà

Trang 8

nho chân chính, yêu nước thương dân, có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh và khíphách hơn người.

Từ thụ yếu quy là một sáng tác đặc biệt trong sự nghiệp thơ văn của ông

nói riêng và của văn học trung đại Việt Nam nói chung Tác phẩm có giá trịkhông chỉ trong lĩnh vực tư tưởng chính trị xã hội mà cả trong lĩnh vực văn học

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng 2 phương pháp chính là:

- Nghiên cứu văn học trung đại

- So sánh văn học

Ngoài 2 phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng một

số thao tác như thống kê, phân tích, tổng hợp

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục luận văn trình bày 3 chương,

gồm:

Chương 1: Vài nét về tác giả và tác phẩm

Chương 2:.Nội dung cơ bản của Từ thụ yếu quy

Chương 3: Nghệ thuật chủ yếu của Từ thụ yếu quy

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1.1 Bối cảnh xã hội Việt nam thế kỷ XIX

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam trong lịch

sử, kéo dài từ 1802 đến 1945(143 năm) Triều đại ghi dấu nhiều thăng trầmcủa dân tộc, đặc biệt cuộc xâm lược của thực dân Pháp Trong bối cảnh xã hội

có nhiều biến động, xuất hiện một số nhà tư tưởng đi đầu trong công cuộccanh tân đất nước và một trong số đó là Đặng Huy Trứ, vị quan thanh liêmnổi tiếng dưới triều vua Tự Đức

Hoàng đế Tự Đức (1829 – 1883), vị Hoàng đế thứ tư có thời gian trị vìđất nước lâu nhất trong số 13 vị vua của triều Nguyễn (từ năm 1847 đến1883) Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên NguyễnPhúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3, Thiệu Trị Vì anh trai củaông, Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịuhọc hành nên Thiệu Trị trước lúc qua đời, đã để di chiếu truyền ngôi cho ông,lúc đó ông mới 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái Đến tháng 10 năm

1847, ông chính thức lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là TựĐức, bắt đầu từ năm sau là 1848

Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi của đất nước Năm 1858, liênquân Pháp, Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, bắn phá rồi hạ thành An Hải vàTôn Hải Quân Pháp đồn trú ở Đà Nẵng một thời gian thì các binh sĩ bị mắcbệnh dịch tả, kiết lỵ, và các chứng bệnh nhiệt đới khác nên tâm lý chán nản, biquan Trong khi đó chúng lại không thể thực hiện cuộc tiến quân trên nội địabằng đường bộ Dòng sông Hương chảy từ Huế ra biển, nhưng chỉ có nhữngtàu chạy ở tầm nước nông mới lưu thông được, còn tàu chiến của Pháp khi đưavào Việt Nam quá to vì vậy chúng không thể mở rộng địa bàn xâm lấn Như

Trang 10

vậy việc chỉ lảng vảng ở Đà Nẵng của quân Pháp sớm chứng tỏ rằng chúngkhông đạt được một mục đích nào cả Trước tình hình đó trung tướng Rigault

de Genouilly đổi ý sang đánh Gia Định Đầu năm 1859, Rigault de Genouillydẫn quân Pháp và Tây Ban Nha vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định Chỉtrong 2 ngày thành vỡ, quan hộ đốc Võ Duy Ninh tự vẫn Sau đó trung tướngRigault de Genouilly lại đem quân trở ra Đà Nẵng đánh đồn Phúc Ninh, quâncủa Nguyễn Tri Phương thua phải rút về giữ đồn Nại Hiên và Liên Trì

BRigault de Genouilly bị bệnh phải về nước, thiếu tướng Page sangthay Thiếu tướng Page đề nghị việc giảng hoà, chỉ xin được tự do giảng đạoCông giáo và được buôn bán với Việt Nam nhưng triều đình Huế không đồng

ý Đến năm 1862, quân Pháp chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long Triều đình Huếphái Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam giảng hoà với Pháp ngày 9tháng 5 năm Nhâm Tuất, 1862 Trong bản hoà ước đó Việt Nam phải nhượng

3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường cho Pháp, và để cho chiến thuyềncủa Pháp ra vào tự do trên sông Mê kông

Vua Tự Đức sau khi nhường ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp thìphái Phan Thanh Giản vào trấn giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ Năm 1867,thiếu tướng De la Grandière kéo quân đánh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.Phan Thanh Giản biết thế chống không nổi nên bảo các quan nộp thành trìcho bớt đổ máu rồi uống thuốc độc tự vẫn Toàn đất Nam Kỳ thuộc về Pháp

Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré sai trung úy hải quân FrancisGarnier đem quân tấn công thành Hà Nội Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướngNguyễn Tri Phương bị thương nặng Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó vànhịn ăn đến chết Trong 20 ngày, Việt Nam mất bốn tỉnh là Hà Nội, NamĐịnh, Ninh Bình, Hải Dương Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu quân CờĐen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánhquân Pháp Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội Francis Garnier

Trang 11

đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy Paris biết chuyện nêntriệu thiếu tướng Dupré về Pháp Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quânPaul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và bốn tỉnh bị chiếm Haibên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cảmiền Nam thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu

bè và súng ống

Năm 1882, quân Pháp tấn công thành Hà Nội, Hoàng Diệu treo cổ tự

tử Ngày 20 tháng 08 năm 1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An Hiệpước Quý Mùi 1883 được ký kết với nội dung xác nhận quyền bảo hộ lâu dàicủa người Pháp lên Trung Kỳ và Bắc Kỳ

Có thể nói đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sứclớn lao về chính trị Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành chế độthuộc địa nửa phong kiến Chế độ xã hội và hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng

tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dântộc Trong bối cảnh chế độ phong kiến đang lún sâu vào con đường khủnghoảng, tư bản Pháp xâm lược, dần chiếm các tỉnh Nam kỳ Triều Nguyễn đểmất Nam bộ, vựa lúa cung ứng cho toàn quốc làm giảm số nhân đinh vàruộng đất, khiến cho nhà nước thất thu một lượng tiền khổng lồ, lại thêm hạnhán, mất mùa, nguồn thu bị co hẹp lại, ngân sách của triều đình lâm vào cảnhthiếu hụt trầm trọng

Trong bối cảnh đó triều đình Huế đưa ra những chính sách sai lầm vềchính trị, khắc nghiệt về kinh tế tài chính đã làm cho nông nghiệp trong nướcngày càng tiêu điều, xơ xác Nông nghiệp sa sút, kéo theo sự suy thoái rõ rệtcủa các ngành nghề thủ công truyền thống Nền công nghiệp cũng ngày cànglụi tàn vì các quy định ngặt nghèo triều đình đưa ra như chế độ công tượngmang tính chất cưỡng bức lao động, đánh thuế sản vật rất nặng mang tính chất

nô dịch v.v…Thương nghiệp trong nước và với nước ngoài sút kém rõ rệt

Trang 12

Một số cửa cảng trước kia buôn bán phồn thịnh, nay trở nên vắng vẻ Kinh tế

sa sút về mọi mặt, tài chính quốc gia ngày càng kiệt quệ

Trước tình hình đó, một số nhà tư tưởng tiến bộ nhận thấy Nho giáo bắtđầu bất lực trước yêu cầu của lịch sử, đã đề xuất tư tưởng canh tân, đổi mớinhằm chấn hưng đất nước: Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Phạm PhúThứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Khắc Cần…sau này là Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh Họ liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước.Điều đó đã thể hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử tolớn Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các ông đã đề xuất tư tưởngcanh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sảnvào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam

Trong trào lưu tư tưởng canh tân, cùng thời với Đặng Huy Trứ (1825 1874), Nguyễn Trường Tộ (1830- 1871) là nhà tư tưởng tiêu biểu nhất NguyễnTrường Tộ là người viết rất nhiều bản điều trần gửi vua Tự Đức kêu gọi đổimới toàn diện đất nước Về tư tưởng, Nguyễn Trường Tộ là một nhà cải cách,ông coi “ngôi vua là quý, chức quan là trọng” [2, 174], không muốn thay đổichế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền đủ khả năng dẫn dắt muôndân tiến hành canh tân đất nước Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao chế độ quânchủ, Nguyễn Trường Tộ cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và cho rằng, vuacũng nên tự hạ mình để ghép vào vòng pháp luật Ông cho rằng: “Bề trên lo giữpháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thìtrên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp không suy đốn” Trong quanđiểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư tưởng dân chủ đã xuất hiện,đan xen tồn tại với quan điểm Nho giáo, phản ánh sự dao động tư tưởng khi hệ

-tư -tưởng cũ lung lay, hệ -tư -tưởng mới chưa được xác lập

Cũng như Nguyễn Trường Tộ, trước thực trạng đất nước suy vi, ĐặngHuy Trứ đã đưa ra nhiều ý tưởng nhằm canh tân đất nước, ông cho rằng, cần

Trang 13

phải bỏ lối học tầm chương trích cú của Nho học, không thể chỉ dùng vănchương lý lẽ mà phải tiếp thu khoa học, kỹ thuật của phương Tây để thúc đẩysản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh Ông viết: “Làm cho dân giàu nước

mạnh đâu phải là một việc chẳng cần lo toan nhiều”, [3, 370] và “Làm ra của

cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được” [3, 374] Theo ông,muốn tự cường đánh Pháp phải nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, từ chỗ xemđạo đức, lễ nghĩa là cái duy nhất, tối cao, bất biến đến phải thấy sản xuất củacải vật chất cũng là đạo lý lớn Ông kịch liệt phản đối việc dùng lời lẽ, đạo lýnhà Nho để xin giặc rủ lòng thương của phái cầu hòa, bởi “nếu chỉ dựa vàođối đáp, ai là người có thể làm nguội lạnh được tim gan giặc” Bên cạnh việcphát triển kinh tế, Đặng Huy Trứ còn cho rằng, phải xây dựng nền quân sựvững mạnh, bởi kinh tế và quân sự có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong vấn

đề giữ vững độc lập dân tộc Ông viết: “Cấy cày và canh cửi là gốc của cơm

áo Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù có thừa thóc trong kho,thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi” [3, 506]

Có thể nói, xu hướng cải cách xã hội là xu thế tất yếu đặt ra cho dân tộcViệt Nam trong giai đoạn này Đặng Huy Trứ và các nhà tư tưởng cùng thờinhư: Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch… đã nắm bắt được

xu thế đó và bước đầu tạo ra một bước chuyển trong tư tưởng chính trị, từ tưtưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ, từ vương quyền sang dân quyền.Nhưng do hạn chế bởi điều kiện lịch sử, lập trường và tầm nhìn, cũng như ảnhhưởng khá sâu nặng của ý thức hệ phong kiến nên tư tưởng cải biến xã hội củacác ông chỉ mang tính chất cách tân, trong khuôn khổ trật tự của xã hội cũ

Nguyên nhân thất bại của những tư tưởng canh tân đất nước thế kỷ XIXđược đánh giá ở nhiều góc độ Trong đó nổi lên một số lý do sau:

Khách quan: Tư bản Pháp xâm lược vào lúc chế độ phong kiến Việt

Nam đang lún sâu vào con đường khủng hoảng, gây ra một tình thế chính trị

Trang 14

rối ren Tài chính quốc gia kiệt quệ, kinh tế sa sút về mọi mặt Mâu thuẫngiữa nhân dân và giai cấp thống trị ngày càng căng thẳng, nhiều cuộc khởinghĩa của nông dân nổi lên Thực dân Pháp liên tục lấn tới uy hiếp vì vậytriều đình không đủ điều kiện để tập trung nghiên cứu những bản điều trầncanh tân đất nước.

Hơn nữa tư tưởng canh tân xuất hiện trong bối cảnh đất nước chuẩn bịrơi vào tay giặc, xuất phát từ nhu cầu cấp bách cứu nước khỏi nạn ngoại xâm,

vì vậy không đảm bảo tính khách quan Thất bại cũng là điều dễ hiểu

Chủ quan: Những chính sách đổi mới kể cả các đề nghị được coi là rất

đúng đắn của Nguyễn Trường Tộ, nói chung đều nặng về ảnh hưởng bênngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong (con người, nguồn tàichính, khả năng quản lý, tư tưởng văn hóa….) Mặt khác nội dung của cácđiều trần trên không hề đả động gì đến yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Namlúc đó là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: giữa toàn thểdân tộc Việt Nam với tư bản Pháp xâm lược và giữa nhân dân lao động, chủyếu là nông dân, với giai cấp phong kiến hủ bại đang trượt dài trên conđường đầu hàng thực dân Pháp Vì vậy những đổi mới đó đã không đượcnhân dân nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái đứng ra làm hậu thuẫn

Không chỉ vậy, việc thực hiện đổi mới cần phải có những người tài giỏi

và tâm huyết Song trong hoàn cảnh đất nước ngày càng bị thu hẹp, chính trịbất ổn, kinh tế kiệt quệ, nhiều bậc sĩ phu nản lòng thối chí, bi quan

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, có thể nói là chủ yếu, làm cho các

đề nghị đổi mới thời đó thất bại là do thái độ bảo thủ, phản động của vua quantriều Nguyễn, tuy có lúc do tình thế thúc bách nên có chủ trương một vài đổimới về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục nhưng về cơ bản thì trong tưtưởng, cũng như trong cơ cấu chính trị vẫn không hề thay đổi, nên không bảođảm cho việc đổi mới được thực hiện triệt để, trót lọt, thường là nửa chừng bị

Trang 15

bỏ dở Phần lớn triều thần thời Tự Đức là những người có tầm nhìn hạn hẹp,

tư tưởng bảo thủ và lạc hậu Bản thân nhà vua nhu nhược thiếu quyết đoán.Mãi đến những năm của nửa sau thế XIX, yêu cầu đổi mới được đặt ra nhằmgiải quyết những khó khăn to lớn của đất nước mới được chấp nhận một cáchrụt dè Năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầutiên trong quá trình cải cách Và trong một phạm vi nhất định đã có nhữngviệc làm nhằm giải quyết các khó khăn với mong muốn đưa đất nước thoátcơn nguy khốn Nhưng tất cả các việc đó đều mang tính chất thăm dò, và đểđối phó với thời cuộc nên thiếu kiên trì và thiếu triệt để

Đặng Huy Trứ sống trọn vẹn ở khúc giữa của thế kỷ XIX, ông làmquan dưới triều vua Tự Đức Sinh ra, lớn lên trong bối cảnh đất nước có nhiềubiến đổi lớn về tư tưởng chính trị, đặc biệt trước sự kiện xâm lược của thựcdân Pháp, triều đình Huế nhu nhược không có giải pháp đối phó, nền kinh tếchậm phát triển, lạc hậu, đời sống nhân dân đói khổ, khó khăn Là một nhànho yêu nước thương dân ông không thể thờ ơ trước những biến động củathời cuộc Sau khi ra làm quan ông đã dốc toàn bộ tâm trí của mình để tìm ranhững giải pháp nhằm đem lại lợi ích cho dân, bảo vệ nhân dân và phát triểnkinh tế, ổn định đất nước Có thể nói bối cảnh xã hội đó đã góp phần làm tỏasáng nhân cách cũng như tài năng của ông trên nhiều phương diện

Cùng với một số nhà tư tưởng tiêu biểu thời kỳ này, ông được coi làngười mở đầu, đặt nền móng thực hiện bước chuyển tư tưởng có ý nghĩa lịch

sử to lớn, tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Việt Nam giaiđoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là tầng lớp trí thức đương thời

1.2 Cuộc đời và con người Đặng Huy Trứ

1.2.1 Cuộc đời

Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), tên tự là Hoàng Trung, tên hiệu là VọngTân, Tỉnh Trai, quê ở làng Bát Vọng, sau sang ngụ ở làng Thanh Lương - nay

Trang 16

thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế và mất nămGiáp Tuất (1874) tại xã Cao Lăng, Chợ Bến, Đồn Vàng, thuộc tổng Mỹ Đức,tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) Sau này ông được đưa về an táng tại Hiền

Sĩ, thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Ông là một trong số những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam thời cậnđại, người đầu tiên đưa nghề nhiếp ảnh và kỹ nghệ đóng tàu phương Tây dunhập vào Việt Nam, là nhà giáo, nhà văn hóa, nhà kinh tế, nhà quân sự và nhàvăn nhà thơ lớn giai đoạn giữa thế kỷ XIX

Đặng Huy Trứ nổi tiếng thông minh từ lúc còn nhỏ Khoa thi năm

1847, ông đã vượt qua các vòng thi Hương và thi Hội đến khi thi Đình do bàithi phạm húy nên bị cách tuột, bị phạt 100 roi và bị tước cả học vị cử nhân

Sự thất bại và oan ức này cũng là một thử thách lớn đối với ông Vốn là ngườiđầy nghị lực ngay cuối năm ấy, với quyết tâm đi tiếp con đường mình đãchọn, ông lại đi thi và đỗ đầu (giải nguyên) Nhưng cũng phải sau 10 năm dạyhọc Đặng Huy Trứ mới chính thức được bổ dụng làm quan

Từ năm 1856 đến năm 1864, ông lần lượt trải các chức: Thông phán Ty

Bố chính Thanh Hóa; Tri huyện Quảng Xương; Tri phủ Thiên Trường tỉnhNam Định; Hàn lâm viện trước tác; Ngự sử Năm 1864, được bổ nhiệm chức

Bố chính Quảng Nam

Từ 1865 đến 1867, ông thực hiện hai chuyến đi sang Trung Quốc nhằmxem xét tình hình, học hỏi kinh nghiệm khoa học kỹ thuật, và đã đem về mộtcuốn sách kỹ thuật của người Tây Dương viết về máy hơi nước do chính ôngbiên dịch sang tiếng Hán Trong chuyến đi Trung Quốc đầy bất trắc lần 2 năm

1867 (ông mắc bệnh và phải nằm nhà thương 9 tháng), ông đã mua được cho

triều đình 239 khẩu "quá sơn pháo” Cũng trong thời gian đó, ông viết cuốn Từ

thụ yếu quy nhằm chống thói hối lộ, tham nhũng chốn quan trường.

Trang 17

Năm 1871, ông giữ chức Bang biện quân vụ Lạng – Bằng - Ninh –Thái Cuối năm 1873 ông lui quân về căn cứ Đồn Vàng – Hưng Hóa dướiquyền Thống quân vụ Hoàng Kế Viêm, mưu tính kháng chiến lâu dài nhưngviệc trù tính còn dở dang thì vua Tự Đức đã ký Hòa ước Giáp Tuất (1874).

Làm quan dưới triều vua Tự Đức, trải qua nhiều chức vụ, có mối quan

hệ rộng rãi với các tầng lớp nhân dân cũng như sĩ phu trong và ngoài nước, ôngnổi tiếng thanh liêm Là người đi nhiều, tiếp xúc nhiều và có tầm tư duy quảngbác, sự nghiệp quan trường của ông đều nhằm mục đích canh tân đất nước

Ông là nhà cải cách, gieo mầm canh tân và khai hóa thời Nguyễn giữathế kỷ XIX với tư tưởng phát triển kinh tế (khai mỏ, mở mang thủ côngnghiệp và thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải); phát triển khoa họcquân sự (đưa ra tư tưởng chiến tranh nhân dân cho mọi chiến lược và chiếnthuật, cử người đi học hỏi những kỹ nghệ phương Tây như đóng thuyền, chếtác vũ khí); cải cách xã hội (chống tư tưởng trọng văn khinh võ, chống hối lộ

- tham nhũng, nhấn mạnh đức tính cần kiệm liêm chính – chí công vô tư củaquan lại) Ông lập ra các thương điếm như Lạc Sinh Điếm, Lạc Thanh Điếm

và Ty Bình Chuẩn để giao thương với phương Tây, tạo dựng nền tảng tàichính và quân sự cho triều đình nhà Nguyễn trong những năm 1850-1870

Con đường canh tân đất nước của Đặng Huy Trứ bị bỏ dở sau khi ôngmất(1874) Những nỗ lực canh tân của ông không có đất phát triển do đầy rẫynhững biến động về chính trị, giặc ngoại xâm cuối thế kỷ XIX Không giốngnhững nhà canh tân cùng thời như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, ông lànhà canh tân dám dấn thân, tư tưởng canh tân của ông được thể hiện ngaytrong những việc ông làm và canh tân bắt đầu từ quyền lợi của dân, dựa vàodân, làm lợi cho dân

Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm và thử thách, bản thân ông luônphải cố gắng nỗ lực để vượt lên hoàn cảnh, số phận Ngay từ khi còn nhỏ ông

Trang 18

đã phải chống chọi với bênh tật, ốm đau, cho đến khi trưởng thành đi học đithi, rồi lấy vợ Đặng Huy Trứ luôn bộc lộ cá tính mạnh mẽ, sự quyết đoán,lòng nhân hậu và đặc biệt là ý chí quyết tâm của một nhà nho chân chínhmong muốn được cống hiến giúp đời.

Tư chất thông minh bẩm sinh của ông lại được nuôi dưỡng trên miếngđất thuận lợi của giáo dục gia đình, của truyền thống quê hương và đất nướcnên đã góp phần hình thành nên một tài năng, một nhân cách cao đẹp, mộttấm gương sáng cho các thế hệ noi theo

1.2.1.1.Gia đình

Đặng Huy Trứ xuất thân từ gia đình trí thức nghèo Ông nội và cha đềulàm nghề dạy học Mẹ chạy chợ, lo toan cuộc sống của cả nhà, gia đình luôn coitrọng tình thương yêu, đạo đức, học vấn, danh dự và phẩm chất cá nhân

Ông sinh ra sau khi cha mẹ đã trải qua những đau thương sâu sắc vìmất hai đứa con đầu lòng Sau ông, lại ba đứa em nữa được sinh ra rồi cũngmất sớm Vì tin vào số mệnh, cha mẹ đã gửi cậu bé Trứ cho người chị vợ nuôi

hộ Đến năm 12 tuổi, trở về nhà ở với cha mẹ, Đặng Huy Trứ được sống trongbầu không khí ngập tràn yêu thương và lòng hiếu thảo của mọi người tronggia đình Hai bác ông tuy làm quan trong triều vẫn luôn luôn gửi quà, gửithuốc và thay nhau thăm hỏi mẹ già Cha ông còn tích cực hơn nữa, từ chốikhông ra làm quan để ở nhà chăm sóc mẹ Đặng Huy Trứ viết về cha mìnhnhư sau: “Cha tôi đỗ tú tài rồi về ở nhà, giúp vợ thi hành việc giáo hóa, dạycon bảo vệ nghĩa lý, tôn kính mẹ như trời, thờ cúng cha mẹ như thần, kínhtrọng anh như cha, yêu cháu như con đẻ, coi học trò như con em trong nhà,liêm khiết giữ mình, cần kiệm giữ nếp nhà, khiêm tốn trong giao tiếp, khoanthứ trong công việc, thành thật khi kết bạn, nhân ái với xóm giềng…” [4,14]

“Cô tôi ốm thì cơm cháo thuốc thang, cha tôi tự tay trông nom Hồi nhỏ tôi cólỗi, cha tôi phạt rất nghiêm Cả nhà tôi thấy tôi phải đòn đau quá nhưng không

Trang 19

ai dám xin cho Cô tôi biết chỉ nói một câu là xong Cha tôi kính yêu cô tôinhư thế đấy” [4,48].

Lối sống đầy tình yêu thương đó đã từng ngày, từng ngày thấm nhuần

và nuôi dưỡng trong Đặng Huy Trứ những tình cảm tốt đẹp từ phạm vi giađình mở rộng ra với bạn bè, làng xóm, quê hương, đất nước… Với những tìnhcảm ấy, ông sớm có thái độ đúng mức trước những hành vi đúng sai, xấu tốt,ngay, gian trong đời sống xã hội Những tình cảm ấy tạo cho ông một cơ sởvững chắc dần dần thành bản chất để từ một con người hiếu thảo trong giađình trở thành con người sống tình nghĩa, có hiếu với nhân dân

Ông nội là Đặng Quang Tuấn (1752 – 1825), một nhà nho nổi tiếng,suốt đời làm nghề dạy học và chính mình đã săn sóc cho 3 người con thànhđạt Đặng Huy Trứ kể lại: “Lúc nhỏ cha tôi được ông nội dạy dỗ, cùng vớihai bác tôi là Thiếu bảo Đặng Văn Hòa và Ngự y Đặng Văn Chức, ăn cùngmâm, ngủ cùng giường, học chung sách Những điều dạy bảo, nhắc nhở đều

là lời hay việc tốt của người xưa” [4,14]

Đọc Đặng Dịch Trai ngôn hành lục của Đặng Huy Trứ, chúng ta sẽ

thấy truyền thống tốt đẹp của gia đình ông được duy trì qua nhiều thế hệ Chadạy con, anh dạy em, chú bác cùng dìu dắt cháu con trau dồi đạo đức, tri thức,

và hoàn thiện nhân cách Bên cạnh đó gia đình lại đặc biệt quan tâm và chăm

lo cho Đặng Huy Trứ được học tập đến nơi đến chốn Với kinh nghiệm học vàdạy học mấy đời của gia đình, cụ Đặng Văn Trọng đã nhanh chóng truyền lạicho con trai, nên từ tuổi 15, Đặng Huy Trứ đã thông thạo mọi quy cách trongthi cử và thơ văn các thể loại “Năm lên 9 mới thực sự vào lớp; năm 12 tuổithì biết sơ cách ngắt câu khi đọc ngũ kinh, tứ truyện và tam sử Cha tôi giảngcho ý chính trong từng chương, nghĩa từng đoạn rõ ràng, sáng tỏ, tôi khôngkhác gì người mù mà được sáng mắt ra Bất thần người lại đem những điềutôi đã được nghe giảng trước đây ra hỏi, bắt phải trả lời ngay, sau tiếng gõ của

Trang 20

cha tôi, nếu ấp úng không trả lời ngay được hoặc trả lời không rõ ràng, rành

mạch, đều bị quở trách.” [4,76].

Trong quá trình dạy học, cụ Đặng Văn Trọng đặc biệt sử dụng phươngpháp hỏi đáp để kích thích sự suy nghĩ của học trò Khi Đặng Huy Trứ đượccha kiểm tra về học tập thì luôn luôn phải trả lời thật nhanh gọn các câu chahỏi Sau này ông cũng vận dụng thường xuyên phương pháp hỏi đáp này vớihọc trò của mình Có lần bị ốm, học trò đến “vấn an” (hỏi thăm) thì ông đãgạt đi mà bảo rằng: vấn an không bằng vấn nan (hỏi những chỗ khó), nghĩa làthầy trò gặp nhau thì nên đem những điều khó hiểu ra hỏi nhau và bàn bạchơn là hỏi thăm sức khỏe

Cụ Đặng Văn Trọng lại nêu một tấm gương hiếm có về tinh thần cầuhọc Học trò phải học, nhưng thầy cũng phải học, thầy và trò cùng nhau học.Đặng Huy Trứ kể lại rằng: “Năm Giáp Ngọ đời Minh Mệnh (1834), phép thiđổi theo lối mới Một hôm, khóa giảng buổi sáng xong, cha tôi gọi tất cả họctrò đã từng ứng thí lại, bảo họ rằng:

- Những điều tôi gợi mở cho các thầy là cái học về nghĩa lý, là vănnghiệp theo lối cũ ở Miền Nam, miền Trung Nay đã đổi theo lối mới, nếukhông theo văn pháp của các đại gia ở Bắc Hà thì không xong Tôi định vàothành hỏi thăm người Bắc nào làm quan ở Kinh mà nổi tiếng về văn học đểtheo học, huống chi các thầy là học trò của tôi? Các thầy chịu theo tôi du họcthì sẽ tấn tới nhiều đấy!

Thầy trò bèn dắt nhau vào thành, hỏi thăm khắp các bậc đại gia nhưtiến sĩ Trương Quốc Dụng từng làm Thượng thư bộ Hình, cử nhân Lý VănPhức, từng làm Tham tri bộ Lễ, tiến sĩ Phan Bá Thiều, nguyên Án sát NinhBình Họ đều là những người kiệt xuất từ dãy Hoành Sơn trở ra phía Bắc Chatôi cùng học trò, kẻ trước người sau, nối gót nhau đến cửa theo học Học trò

Trang 21

của cha tôi nối tiếp nhau thi đỗ cử nhân, tú tài, không thể gập ngón tay lại màđếm được nữa Đó là công sức mở mang dạy bảo của cha tôi” [4,116].

Cụ Đặng Văn Trọng còn mời những bậc khoa bảng xuất sắc thời đó lầnlượt về dạy cho con và cháu mình Nhờ đó mà năm 18 tuổi Đặng Huy Trứ đã

đỗ cử nhân và năm 23 tuổi đã đi thi Hội, thi Đình trúng cách đỗ tiến sĩ nhưngchỉ vì phạm húy nên bị truất

Kế thừa truyền thống của gia đình, dòng họ, Đặng Huy Trứ đã rất quantâm đến giáo dục gia đình Nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái Làmquan chức đứng đầu một tỉnh lớn mà bắt con phải “ăn cơm hẩm, mặc áo thô,ngủ cùng quân sĩ” Con dâu thùy mị nết na, nhưng con trai lại có ý thờ ơ lạnhnhạt ông tha thiết khuyên con: “phải chân thành hòa hợp, không nên lạnh nhạtdẫn đến dẫn đến đàn cầm đàn sắt không đồng điệu Con bất hiếu với ta chẳngđáng nói làm gì, nhưng nhục cho ta là bất nghĩa với bạn đã quá cố… ta dứtkhoát từ nay không nhận là cha của con mà con cũng không là con của tanữa” [3, 500]

Đặng Huy Trứ là người coi trọng tình nghĩa, có bản lĩnh và quyết đoán.Trong một lần đi đò bị ngã xuống sông, trời mưa bão không về được, cô lái

đò đã cứu và hết lòng chăm sóc ông Phần vì cảm động trước tấm lòng của côgái, phần vì thấy cô đảm đang, ông đem lòng yêu và muốn cưới cô làm vợ.Mặc dù bị gia đình phản đối nhưng Đặng Huy Trứ vẫn kiên trì và cươngquyết theo đuổi mối tình của mình và cuối cùng cũng được gia đình chấpthuận Khi bị cha mẹ ép phải viết giấy ly hôn với người vợ mới cưới ông đãrất trăn trở: “Con cháu trái lời trên dạy bảo, tội bất hiếu nặng lắm Nhưng lấycon gái người ta rồi tìm cách bỏ tội bất nhân cũng chẳng nhỏ” [4,110] Vânglời cha mẹ, nhưng sau đó ông tìm cách để đoàn tụ với vợ Điều đó cho thấyĐặng Huy Trứ không chỉ là người hiểu biết, tình nghĩa mà còn rất có bản lĩnh

Trang 22

Gia đình trí thức nghèo nhưng có truyền thống quý trọng đạo đức, họcvấn và những giá trị tinh thần Đây là những yếu tố mang tính chất nền tảng

vô cùng vững chắc tạo nên nhân cách cao đẹp của một nhà nho, một vị quanthanh liêm trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động Và cũng là nền tảngchi phối quan điểm lối sống của Đặng Huy Trứ, giúp ông hoàn thành tác

phẩm Từ thụ yếu quy, cuốn sách đặc biệt trong lịch sử văn học Việt nam viết

về nạn tham nhũng hối lộ Tác phẩm vừa có giá trị tư tưởng xã hội, mang tínhgiáo dục sâu sắc, vừa có giá trị văn chương

1.2.1.2 Quê hương

Huế không chỉ là xứ sở của sông Hương, núi Ngự mà Huế có đủ núi đồi, sông - biển, đầm - phá, đất – cát, núi đồi nhấp nhô với Kim Phụng, NgựBình, Vọng Cảnh; có dòng sông êm đềm với Hương Giang, An Cựu, Như Ý,Lợi Nông; có đầm Chuồn, Cầu Hai; có phá Tam Giang; lại có Cồn Hến, GiãViên v.v Không những thế, thiên nhiên Huế lại quyện vào nhau, sơn thủyhữu tình, phong cảnh kỳ thú Sống trong khung cảnh thiên nhiên hòa quyệnnhư vậy, con người dễ đùm bọc, gắn bó với nhau hơn, yêu thương nhau hơn.Cái hài hòa, êm đềm của phong cảnh của thiên nhiên đã ăn nhập vào conngười xứ Huế nhuần nhị và sâu lắng

-Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân,Huế trở thành kinh đô của cả nước thống nhất từ Đồng Văn đến Cà Mau.Nhiều công trình kiến trúc văn hóa được xây dựng Từ đó Huế càng trở nênđẹp và sâu lắng, bí ẩn hơn trong cái nhìn của mọi người Đặng Huy Trứ maymắn được sinh ra và lớn lên ở vùng đất có nhiều dưỡng chất văn hóa này Quêông là làng Thanh Lương, Hương Trà, Thừa Thiên, một vùng quê thuần pháccủa xứ Huế, yên bình, thơ mộng với bến nước con đò Người dân cần cù, lam

lũ, nhẹ nhàng, tình cảm Những yếu tố đó đã góp phần bồi đắp tâm hồn giàuchất văn chương của ông

Trang 23

Khi trưởng thành được chứng kiến cảnh đất nước bắt đầu bước vào giaiđoạn khủng hoảng từ chính trị đến tư tưởng, kinh tế, và nạn tham quan ngàycàng phát triển, ông không thể không trăn trở về trách nhiệm của bậc sĩ phu

và người quân tử với dân với nước Lúc làm quan Ngự Sử, có viên quan thamtri bộ binh, cấp trên của ông, lại là người trong họ, cùng quê, có hành vi thamnhũng, ông đã kiên quyết vạch tội: “cho dù thân thích bút không dung” Vìviệc làm khảng khái này mà trong 9 tháng, 3 lần ông bị giáng chức Có lẽchính vì thế mà Đặng Huy Trứ thấu hiểu tai họa tày đình của nạn tham nhũng,hối lộ Tận mắt nhìn thấy đời sống của những người dân nghèo ngày càng khổcực, hơn ai hết ông xót xa, đồng cảm với họ Đó là một trong những lý do khiếnông mạnh dạn thực hiện tư tưởng canh tân trên bước đường làm quan của mình

Có thể nói tình cảm yêu mến quê hương, cũng như những người dânlao động nghèo một cách chân thành và sâu sắc là nền tảng cơ sở cho tư tưởng

và hành động của Đặng Huy Trứ trong suốt cuộc đời làm quan Nó được thểhiện rõ nét trong thực tế cuộc sống, qua những việc ông làm cho dân, vì dân.Tình cảm yêu dân, tinh thần trách nhiệm với đất nước của vị quan nổi tiếngthanh liêm triều Nguyễn đã được thể hiện trong thơ văn và đặt biệt được kết

tinh trong Từ thụ yếu quy Tác phẩm trở thành bài học vô giá cho những

người làm quan trong nhiều thời đại

1.2.2 Con người

1.2.2.1 Phẩm chất của một nhà nho

Vốn sinh ra trong một gia đình nhiều đời Nho học, ngay từ nhỏ Đặng HuyTrứ đã được tiếp thu cả một khối kiến thức của Khổng - Mạnh do gia đìnhtruyền dạy Từ ông nội Đặng Quang Tuấn (1752 - 1825), thân sinh Đặng VănTrọng (1799 - 1849) đều qua cửa Khổng sân Trình song không ra làm quan mà ởlại quê nhà Thanh Lương làm thầy dạy trường tư Bác của Đặng Huy Trứ làĐặng Văn Hòa (1791- 1865) đậu Cử nhân và ra làm quan trải nhiều chức tới

Trang 24

Thượng thư Bộ công kiêm quản Hàn lâm viện, Thượng thư Bộ Lễ, Thượng thư

Bộ Hình kiêm Tổng tài Quốc sử quán Trong hoàn cảnh xã hội mà các chuẩnmực Nho giáo không còn là “khuôn vàng thước ngọc”của kẻ sĩ, Đặng Huy Trứhành xử luôn sáng suốt, năng động Tự thân là tấm gương sáng về lòng yêunước, thương dân

Cuộc đời nhập thế, năng động, sáng tạo của Đặng Huy Trứ tất cả vì locho nước, cho dân, không biểu hiện thái độ cố chấp “khắc chu cầu kiếm”nhưnhiều nhà Nho xưa, mặc dù nhân tình thế thái thời đại không mấy thuận theo

Từ suy nghĩ đến hành động, Đặng Huy Trứ rất coi trọng dân, ông quan niệm

về dân với những điểm mới khá nổi bật trong hệ thống tư tưởng chính trị ViệtNam cuối thế kỷ XIX Khác với quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, ông coi:

“Dân là gốc của nước, là chủ của thần” [3, 224] và “trị dân nhi ái dân” là cáchứng xử của ông khi làm quan Dân giàu nước mạnh “Tuy nhiên thế mạnhcủa nước là lấy dân làm gốc Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi” [3,284] Những điều ông tâm niệm và làm là mong chữa trị “bệnh nghèo đói” dothiên tai lụt lội, hạn hán, bệnh tật, quan lại đục khoét, giặc giã gây ra Đặng

Huy Trứ cảm nhận được đối với muôn dân kiếm được miếng ăn gian nan.

Cũng như những nhà trí thức cùng thời, Đặng Huy Trứ thấm nhuần tưtưởng Nho giáo Nhưng hệ tư tưởng này đã không thể trói buộc ông trongvòng bảo thủ, lạc hậu Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp tiến hành xâmlược đất nước, ông đã đứng về phe chủ chiến với quyết tâm sắt đá chống giặcđến cùng Đặng Huy trứ là người có nghị lực phi thường, khí phách lớn lao,luôn có cách xử lý công việc linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhữngngười dân nghèo khi làm quan Trong bài Tự răn số 7, ông viết: “Muốn dânđược lợi cần quyền biến Tội vạ riêng mang há sợ gì” [3, 296]

Ông quan niệm về trách nhiệm của bậc làm quan đối với dân: “dânkhông chăm sóc chớ làm quan”và người quân tử “Quân tử làm trước rồi

Trang 25

mới ăn Ăn không làm, xưa coi là nhục đó! Chức phận không tròn, kémloài vật Vẹn tròn chức phận mới là người” [3,169 - 171] Là người cầnmẫn tận tụy với công việc, hy sinh vì dân “Thức đến tàn canh, dậy trướclại Ăn rành một món khổ cùng dân Dân miếng ăn chẳng có, ta ngồi ănsao đang” [3,152], với Đặng Huy Trứ để nhân dân đói khổ, thiếu thốnchính là tội lỗi của những kẻ làm quan.

Theo văn hiến Việt nam Đặng Huy Trứ được coi là nhà nho hành động.Cuộc đời ông, ngay từ thuở thiếu thời cho đến ngày qua đời, là cả một chuỗithời gian dấn thân nhập cuộc, đầy ắp các sự kiện, không còn đâu thời khắccho sự ngừng nghỉ, thoái lui, ẩn dật

1.2.2.2 Tư tưởng canh tân đất nước

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Đặng Huy Trứ thực sự là mộttài năng, mặc dù sống trong một xã hội trì trệ ngột ngạt, với những tư tưởngbảo thủ, giáo điều lạc hậu, nhưng ông vẫn vươn lên thể hiện tầm tư tưởngtiến bộ đáng xếp vào loại tiên phong còn sức toả sáng đến ngày nay Trongbối cảnh đất nước bị giặc Pháp xâm lược, khi triều đình đã thiên về xu hướnghoà thì ông lại đi theo con đường chủ chiến, thể hiện những tư tưởng mangtính đổi mới qua hầu hết các sáng tác thơ văn và hành động thực tế của mình

Trước việc quân Pháp xâm lược, thái độ của ông rất rõ ràng Năm

1858 khi Pháp bắt đầu gây hấn, Đặng Huy Trứ nêu ra vấn đề ứng xử củadân tộc trước hoạ ngoại xâm là hoà hay chiến - giữ hay nhường TheoĐặng Huy Trứ, dù thế nào thì mục đích của Việt Nam là chống Tây, “Ngàynay điều hệ trọng nhất của quốc gia chỉ có việc người Tây dương Vấn đềlớn nhất bàn bạc ở triều đình cũng chỉ là vấn đề người Tây dương Sự việc

to lớn Sử quán ghi chép cũng là việc người Tây dương” [3, 242] Hoàkhông thể là đối sách lâu dài, nhưng chiến theo suy nghĩ của ông là cầnphải có kiến thức hiểu biết về quân sự, cần có súng đạn mới mong chiến

Trang 26

thắng Đọc binh thư tìm tòi phương cách, bằng kiến thức về quân sự ông đãvận dụng để thành lập các đội quân mới với thiết chế và kỷ luật chặt chẽ,trong thực tế những việc làm đó đã giúp nhiều cho đội quân của Hoàng KếViêm, Ông Ích Khiêm sau này.

Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, từ nhận thức vai trò vàtrách nhiệm của bản thân trước hoàn cảnh đất nước Đặng Huy Trứ đề xuấtnhững chính sách đổi mới Thể hiện tư tưởng canh tân đất nước về mọimặt, cụ thể như sau:

- Về kinh tế

Ông cho rằng làm cho dân giàu nước mạnh đâu phải là một việc chẳng cần lo toan nhiều và làm ra của cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được Đặng Huy Trứ đã từng dâng lên vua 3 đối sách và 5 điều thỉnh cầu

gắn với mục đích làm thế nào cho dân đủ ăn, nước đủ quân và cách trừ giặc.Năm 1864 ông xin triều đình phục chức cho Hoàng Diệu, đề nghị khơi sôngngòi, xin triều đình đặt “Nam Bắc vận chuyển sứ” Năm 1865 và 1867 được

ra nước ngoài, những tư tưởng canh tân của ông càng được củng cố khi chứngkiến sự phồn thịnh của một số nước

Dưới triều Tự Đức tình hình nước ta rất nguy cấp, tài lực quốc giakiệt quệ, số dân đóng thuế giảm 1/3 do lúc này ta đã mất 3 tỉnh Nam kỳ.Đặng Huy Trứ xin vua ra lệnh cấm hút và cấm mua bán thuốc phiện, nhưng

Tự Đức vẫn cho thương nhân người Hoa lập công ty nha phiến, lĩnh trưngthuế thuốc phiện và thuế rượu Đối với thương mại và nông nghiệp, ĐặngHuy Trứ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp khai mỏ, cải tiến hệ thống giaothông… Ông dự kiến trong 10 năm nếu tích cực cải cách trên lĩnh vực kinh

tế thì dân giàu nước mạnh đủ sức đánh đuổi giặc Năm 1861 đề nghị một sốchính sách về ruộng đất…

Trang 27

Đặng Huy Trứ không tán thành quan niệm khinh rẻ nghề buôn, chonghề này là mạt Năm 1866 xin vua thành lập một cơ quan kinh tế thương mạicủa nhà nước lấy tên là Bình chuẩn sứ, đóng ở Hà Nội, cơ quan này mở nhiềuhiệu buôn, tổ chức vận chuyển lưu thông hàng hoá trong cả nước vào tận GiaĐịnh Ông cũng khuyến khích việc mua bán với nước ngoài, cho dân vay tiền

để phát triển sản xuất Từ năm 1861 Đặng Huy Trứ xin vua cho thành lập một

cơ quan chuyên trách vận tải đường thuỷ nhưng Tự Đức đã bác bỏ đề nghị ấy

Là người sớm nhìn thấy được vai trò của nhân dân, tư nhân cùng làm kinh tếvới nhà nước công tư lưỡng lợi, theo ông làm giàu là chính đáng nhưng khôngđược tham của công Trong bài thơ dặn bảo những viên quan nhỏ, ông viết:

“Túi nặng ngàn vàng đâu phải quý Quan khen một tiếng ấy là vinh” [3, 374]

Những tư tưởng của ông về cải cách kinh tế rất mới mẻ so với thờiđiểm đó, và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, nhưng ĐặngHuy Trứ không thể chiến thắng được một hệ thống quan lại bảo thủ đươngthời Việc làm của ông không được ủng hộ Năm 1869 ông mở hiệu ảnh đầutiên ở Việt Nam, sau đó mở nhà in, trực tiếp viết bài văn quảng cáo cho hiệuảnh “Cảm hiếu đường” Đây là một trong những hành động thể hiện sự táobạo trong tư tưởng canh tân của ông, làm thay đổi nhận thức và cách nhìnnhận của mọi người đối với việc kinh doanh buôn bán

Tất cả những đề nghị cải cách về kinh tế của Đặng Huy Trứ đều không

đi được đến đích cuối cùng, Bình chuẩn sứ sau 2 năm hoạt động bị Tự Đứcxuống chiếu bãi bỏ, nhưng dù sao với khoảng thời gian đó cơ quan này cũng

đã có ảnh hưởng nhất định trong đời sống kinh tế xã hội nước ta Vào năm

1878, Đinh Văn Hiền đã xin vua mở lại ty Bình chuẩn Trong phong trào DuyTân, nhiều sĩ phu tiến bộ như Hoàng Tăng Bí, Đặng Nguyên Cẩn theo hướngcanh tân cũng lập hiệu buôn như “Quảng Nam hiệp thương công ty”, “TriềuDương thương cục” Những tư tưởng canh tân trên lĩnh vực kinh tế của

Trang 28

Đặng Huy Trứ là những đóng góp tiến bộ trong kho tàng tư tưởng đổi mớicủa lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX.

- Về quân sự

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Đặng Huy Trứ còn cho rằng, phải xâydựng nền quân sự vững mạnh, bởi kinh tế và quân sự có mối quan hệ hữu cơvới nhau trong vấn đề giữ vững độc lập dân tộc Ông viết: “Cấy cày và canhcửi là gốc của cơm áo Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù cóthừa thóc trong kho, thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi” [3,506] Nhận thức được thực trạng lạc hậu, yếu kém của đất nước, Đặng Huy Trứ đãrất chú ý đến thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của tư bản phương Tây.Khi sang Áo Môn và Hồng Kông ông đã nhìn thấy những điều thần kỳ củasức mạnh kỹ thuật ở phương Tây và nhận thức đúng đắn về con đường pháttriển của đất nước bằng việc học tập văn minh tiến bộ của nước ngoài Ôngxúc tiến với việc chế tạo máy móc, đóng thuyền, đúc súng đạn ông sưu tầmsách báo các nước dịch ra và giới thiệu với giới trí thức trong nước Ông gặp

gỡ và động viên số người Việt Nam được cử sang Hương Cảng học nghềđóng tàu thuỷ chạy bằng hơi nước

Cùng với việc tìm hiểu kỹ thuật tân tiến ở nước ngoài, ông còn ghi chép

tỉ mỉ và đem về nước một số hàng hoá và vũ khí mua được ở Áo Môn vàHương Cảng Cuối năm 1867, khi bị bệnh nặng Đặng Huy Trứ vẫn luôn trăntrở về con đường tự cường tự trị của dân tộc Ông đã nêu ra những chủtrương lớn như mở cục cơ khí, mở xưởng đúc gang thép, súng ống, huấnluyện quân sự, lập cục dạy nghề, mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Namdạy các môn kỹ thuật, cử những tài năng trong nước ra nước ngoài học tập

Cuối năm 1868 ông từ Trung Quốc về nước, hoàn cảnh Việt Nam lúcnày không còn thuận lợi để thực hiện công cuộc vận động duy tân Tự Đứctìm cách giảng hoà với Pháp, những bản tấu trình, điều trần của ông đưa lên

Trang 29

vua đều bị bác bỏ Việt Nam đã bỏ qua một cơ hội mở cửa và đổi mới.Nguyễn Trường Tộ cũng là người đề cao việc đổi mới quân sự, chú trọngnâng cao võ bị nhưng lại theo tư tưởng chủ hòa trên cơ sở so sánh tương quanlực lượng ta và địch Còn Đặng Huy Trứ đề cao tinh thần chủ chiến với nhữngđổi mới mang tính quyết liệt thực tế và sâu sắc hơn.

- Về văn hoá, giáo dục, xã hội

Trên lĩnh vực văn hoá giáo dục - xã hội, Đặng Huy Trứ chú ý đến vấn

đề dân trí, chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, lên án tệ nạn xã hội như cờ bạc,rượu chè, cho xây dựng nghĩa trang Đặc biệt về văn hoá giáo dục ông đượcthừa hưởng truyền thống tư tưởng tiến bộ tích cực của gia đình, từ ông nộiđến cha Trước khi ra làm quan, ông từng có 10 năm dạy học, là một nhà giáođầy tâm huyết, chống lại quan niệm xưa cũ cho rằng thầy là người có uyquyền tuyệt đối, và học trò phải tuyệt đối nghe theo phục tùng Ông cho rằngquan hệ thầy trò là 2 chiều tương hỗ cùng học cùng trưởng thành Ông lên ánlối giả học để làm quan, đầu óc thì rỗng tuếch Từ thế kỷ XIX ông đã có ýthức đổi mới nội dung học theo tiến triển của lịch sử, ông yêu cầu giáo dụcphải soạn sách mới để dạy hơn là bám cái cũ tự ngàn xưa Ví dụ tiêu biểu làcuốn “sách học vấn tâm”(1850) để dạy về phương pháp làm văn Vấn đề tựhọc cũng được ông chú ý, theo Đặng Huy Trứ học cốt thực tài và có tính thựcdụng Điều quan trọng làm nên điểm son trong tư tưởng của ông trên lĩnh vựcgiáo dục là phải đào tạo con người toàn diện, ngoài việc cung cấp trí thức phảichú tâm giáo dục nhân cách, đạo đức con người Với ông “dẫu có tài như ChuCông mà nhân phẩm bất chính”cũng không thể sử dụng

Cũng giống với quan điểm đổi mới giáo dục trong tư tưởng của NguyễnTrường Tộ là phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng: “Nướcchưa giàu sao không đặt kế hoạch làm giàu? Binh chưa mạnh sao không chăm

lo võ bị cho mạnh? Dân chưa khôn sao không đem đạo lý ra giáo dục? Nhân

Trang 30

dân đói sao không lập kế mưu sinh để cứu? Kẻ địch bên ngoài sắp muốn nôdịch, cướp bóc của cải của ta, tại sao không hỏi han nhắc nhở nhau tìm mưu lập

kế ngăn ngừa? Dân gian không biết luật lệ, phạm nhiều sai lầm, sao không chỉdạy rõ ràng để biết mà tránh? Tại sao không đem tâm lực ra mà lo những việc

cần kíp trước mắt, lại đem vào chuyện xa xôi không thiết thực?” [2,254] Điều

này có nghĩa là phải học những điều thực tế, cần thiết cho bản thân và xã hội

Quan điểm về giáo dục của Đặng Huy Trứ có những nội dung khá mới

mẻ và tiến bộ so với thời điểm lúc đó và đặc biệt cho đến tận bây giờ quanđiểm và phương pháp giáo dục của ông vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, vẫncòn rất nhiều điểm để chúng ta vận dụng, noi theo

Về việc chọn và sử dụng nhân tài ông đặt ra những tiêu chí rất cụ thể.+ Có trình độ kiến thức cử nhân, phó bảng

+ Cương trực

+ Mẫn cán

+ Đã kinh qua địa phương (có kinh nghiệm thực tế)

+ Không nhiễu dân

Ông có quan điểm rõ ràng về việc sử dụng người, đó là người có tài cứcất nhắc không sợ mang tiếng, người phạm tội dù thân thích cũng trừng trị.Đây là một quan điểm về cách dùng người cực kỳ tiến bộ, mà không phải nhànước hiện đại nào hiện nay cũng làm tốt được

Nói chung, Đặng Huy Trứ luôn luôn muốn thay đổi những cái cũ kỹ lạchậu bằng cái mới tiến bộ, tư tưởng đổi mới của ông trên các lĩnh vực, đã thểhiện rõ ông nhận thức rất chính xác về hoàn cảnh của đất nước ta trong đầuthế kỷ XIX Tuy vậy Đặng Huy Trứ chỉ là một nhà cải cách đơn độc, những

tư tưởng quan điểm mới mẻ vượt thời đại của ông khó vượt qua rào chắnvững chắc của đình thần thủ cựu Nhưng dù cho những tư tưởng của ông ngaylúc ấy không thể hiện thực hoá, nhưng ông cũng đã nêu cao một mẫu mực về

Trang 31

tinh thần chí công vô tư, sáng tạo đổi mới, và để lại cho chúng ta ngày naynhững bài học kinh nghiệm về đổi mới quý giá Ông thật sự là một nhà canhtân “trồng mầm khai hoá đầu tiên ở Việt Nam ”(Phan Bội Châu).

Theo ý kiến đánh giá của nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, con người ĐHThội tụ đủ 3 phẩm chất “nhân – trí – dũng” Những đóng góp tích cực củaĐặng Huy Trứ trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, quân sự, kinh tế, đặcbiệt là trong thơ văn đã làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nước nhà

1.2.2.3 Những tác phẩm chính

Đặng Huy Trứ để lại khoảng 2000 tác phẩm thơ văn Theo thống kê sơ

bộ của nhóm Trà Lĩnh, ông có 12 tập thơ với hơn 1.200 bài, bốn tập văn gồmnhiều thể loại và một tập hồi ký Thơ văn của ông là tiếng nói của nhà nhohành đạo, một tấm lòng thiết tha gắn bó với nhân dân, một nhân cách lịch sửmẫu mực Đọc thơ văn ông ta thấy nổi lên rõ nhất là nhân cách và phẩm chấttốt đẹp của con người ông Đó là chí khí lớn lao, nghị lực phi thường và mộtniềm tin sắt đá vào con người

Khác với nhiều tác giả văn học trung đại, thơ văn ông thể hiện cái tôiriêng tư rất đậm nét Những điều ông cảm nhận được từ cuộc sống dù lànhững cái nhỏ nhặt nhất cũng được đưa vào trong thơ Đặc biệt là cuộcsống sinh hoạt của thôn quê, từ người vú nuôi trẻ đến nhà nho nghèo bánchữ, cây cải, hoa lan, củ khoai, đàn vịt…cho đến những vấn đề lớn lao như

tư tưởng phẩm chất của người quân tử, kẻ làm quan, hay tư tưởng canh tânđất nước…Không chỉ có vậy, ngay từ khi còn nhỏ ông đã rất yêu mến quêhương nghèo khó của mình, gắn bó với khung cảnh thiên nhiên nơi thôn dã,ông đã dành một phần không nhỏ trong tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp củaquê hương, có ý kiến cho rằng ông là nhà thơ của làng cảnh Việt nam trước

cả Nguyễn Khuyến

Trang 32

Trong số trước tác của ông, đáng chú ý có tác phẩm Từ thụ yếu quy,

cuốn sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, đặc biệt

có ý nghĩa, đã được dịch in từ năm 1992 Cuốn sách có nhiều giá trị thamkhảo, khơi gợi hữu ích cho con người hôm nay

Đặng Huy Trứ sáng tác bằng nhiều thể loại, thể tài văn học khác nhau.Thơ văn ông thể hiện sự vận động trong cảm quan hiện thực, nội dung tácphẩm và trong tư duy văn học Chiều hướng sự vận động đó mặc dù chưaphải là đột xuất, chưa thật nổi bật và mới lạ nhưng cũng đã để lại những dấu

ấn riêng độc đáo, thể hiện sự cộng hưởng cốt cách con người nhà nho hànhđạo trong ông với những vấn đề thực tế đang đặt ra và quy định đời sống tinhthần của toàn dân tộc Thơ văn Đặng Huy Trứ chính là tấm gương phản ánhsắc nét bối cảnh xã hội và cần được giới thiệu rộng rãi, cần có vị trí tương

xứng trong lịch sử văn học dân tộc Những tác phẩm tiêu biểu: Đặng Dịch

Trai ngôn hành lục, Khang Hy canh chức đồ, Hoàng Trung thi văn, Nhị vị tập, Nữ giới diễn ca, Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên, Từ thụ yếu quy, Tùng chinh di quy, Việt sử thánh huấn diễn nghĩa.

Trang 33

dài để chống Pháp Họ cử người sang Quảng Đông để dò xét tình hình, họchỏi tiếp thu kinh nghiệm khoa học kỹ thuật đem về ứng dụng ở Việt nam.Đặng Huy Trứ được tiến cử để làm công việc này Trong thời gian từ 1865đến 1867 ông thực hiện 2 chuyến công vụ sang Trung Quốc và đã đem về chođất nước nhiều thành quả có ý nghĩa.

Ý tưởng viết cuốn sách được bắt đầu từ mùa xuân năm 1867 khi ĐặngHuy Trứ vâng mệnh triều đình tiến hành công việc bình chuẩn ở Hà Nội Lúcrảnh rỗi ông tập hợp những điều mắt thấy tai nghe, chia thành hai mục:Không thể nhận và có thể nhận Không thể nhận gồm 104 trường hợp, có thểnhận gồm 5 trường hợp Sau phần này là lời bàn chung và nói rộng sang phầnrăn dạy cháu con lúc ra làm quan và trong cuộc sống gia đình, tất cả đượcgộp thành 1 tập Tư tưởng và việc làm của Đặng Huy Trứ không phải là mớitrong lịch sử, thời vua Gia Long, Minh Mạng cũng đã từng đưa ra luật đểchống tệ hối lộ tham nhũng, nhà Thanh cũng đã thực hiện việc này Có lẽ vìvậy mà mùa hè năm đó, trong chuyến đi Trung Hoa đầy bất trắc lần 2 theolệnh của triều đình, ông đã tìm hiểu thêm từ những chính sách của nhà Thanh,cũng như lời nói và việc làm của người xưa trong sử sách, trong thực tế đểlàm gương, minh họa cho những quan điểm của mình Trong thời gian mắc

bệnh phải nằm nhà thương 9 tháng ông đã hoàn thành văn bản Từ thụ yếu quy Cuốn sách gồm 4 tập, 3 tập đầu nói về Từ, tập 4 nói về những điều Thụ.

Trong đó phần dành để tổng hợp khái quát thành những quan điểm phươngchâm trong việc làm quan và những quy phạm của gia đình chiếm quá nửa.Bản dịch của Nguyễn Văn Huyền và Phạm Tuấn Khánh lược bớt một số dẫnchứng, rút ngắn văn bản còn lại hơn 200 trang

Mục đích của tác giả khi viết Từ thụ yếu quy là để làm khuôn phép cho bản

thân và dăn dạy cháu con, “không dám nghĩ để làm khuôn phép cho ai”

Trang 34

1.3.2 Ý nghĩa nhan đề, bố cục, thể loại

1.3.2.1 Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề được bắt đầu bằng 2 động từ Từ, Thụ Từ có nghĩa là nhường cho người khác, không nhận, từ chối, từ bỏ, trả lại Thụ có nghĩa là tiếp thụ, nhận Yếu là cốt yếu, cốt lõi, cái chính nhất, quan trọng Quy là cái

compa, những quy chế, quy định, quy củ, phép độ, mực thước, mô đen,

mẫu mực, đi theo phép tắc, tiêu chuẩn Từ thụ yếu quy là những nguyên tắc

chủ yếu của việc không thể nhận và có thể nhận Đây là cách xuất xử chỉcho người khác, là giáo hóa, hình pháp Người Trung Hoa có 39 điều xuất

xử, tiến thoái, từ thụ Có thể do ảnh hưởng từ đó mà Đặng Huy Trứ cũngnhư các nhà nho rất coi trọng điều này Nhan đề ngắn gọn nhưng khái quátđầy đủ ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm

1.3.2.2 Bố cục

Nguyên bản cuốn sách gồm 2000 trang, dài 4 tập với tổng số 2017 dẫnchứng (nhưng bản dịch chỉ còn 206 trang) Điều đó chứng tỏ 2 dịch giảNguyễn Văn Huyền và Phạm Tuấn Khánh đã lược bỏ khá nhiều dẫn chứng vàchắt lọc những phần nội dung cơ bản nhất đưa đến người đọc

Tác phẩm được chia làm 2 phần:

+ Phần I : Không thể nhận(104 điều)

+ Phần II: Có thể nhận(5 điều)

Cuối mỗi phần là mục tổng luận và suy rộng ra, khái quát những

nguyên tắc cơ bản trong cách hành xử của người quân tử, bậc sĩ phu, nêu lênnhững đức tính cần có của kẻ làm quan và thuật trị gia Sau khi khái quát đủ

104 thủ đoạn hối lộ mà người làm quan phải từ chối (Từ) và 5 trường hợpngười làm quan có thể nhận (Thụ), Đặng Huy Trứ đặt ra vấn đề: “Đó chỉ lànhững điều tôi được mắt thấy tai nghe Ngoài ra thế thái nhân tình trăm màunghìn vẻ, bút mực nào chép hết được Cần theo những việc trên mà suy rộng

Trang 35

ra cái đạo lý, cái yếu quy” Thể hiện tầm nhìn sâu rộng, toàn diện của ông khiviết về tệ nạn này Đồng thời cũng gợi nhiều suy ngẫm đối với người đọc.

Tác phẩm mặc dù được chia làm 2 phần, nhưng tỉ lệ không cân đối

Phần Từ chiếm hầu hết nội dung tác phẩm, phần Thụ chỉ có vài trang Qua đó

cho thấy ý đồ của tác giả chủ yếu tập trung vào những biểu hiện muôn hìnhvạn trạng của tệ hối lộ

1.3.2.3 Thể loại

Là người có tư tưởng canh tân trong nhiều lĩnh vực nhưng riêngtrong sáng tác văn chương, Đặng Huy Trứ không có phát kiến mới nào vềthể loại, ông vẫn sử dụng các thể loại quen thuộc của văn học trung đại.Nhưng trong nội dung tư tưởng lại có nhiều điểm mới Một trong những tác

phẩm tiêu biểu là Từ thụ yếu quy, thuộc bộ phận văn học chức năng, được

viết dưới hình thức văn chính luận

Trong văn học thời trung đại, các thể văn có tính chất công cụ, trong đóchủ yếu là văn chính luận như chiếu, biểu, hịch, cáo… có vị trí đặc biệt quantrọng Không phải tất cả các tác phẩm này đều là văn học, bởi mục đích thứnhất của các sáng tác ấy không phải là văn chương mà phục vụ các vấn đềchính trị xã hội Nhưng có không ít tác phẩm thuộc thể loại này mang đậmchất văn chương nghệ thuật, bởi có sự kết hợp giữa tư tưởng, lí lẽ, cảm xúc,

lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú, ngôn ngữ biểu cảm như Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ văn, Chiếu cầu hiền…và Từ thụ yếu quy là một trong

số những văn bản như vậy

Trang 36

Tiểu kết

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Huy Trứ ta càng thêmkính trọng ông bởi nhân cách cao đẹp, tài năng hơn người và những đóng góp

có ý nghĩa tiên phong cho sự nghiệp đổi mới của đất nước thế kỷ XIX Đặc

biệt là những đóng góp cho nền văn học dân tộc Với Từ thụ yếu quy có thể

khẳng định ông là người đầu tiên xác lập các chuẩn mực đạo đức cơ bản củacác quan và viên chức Nhà nước Nhiều quan điểm, tư tưởng của ông đã vàđang được chứng minh là đúng đắn, xứng đáng được đánh giá cao được kếthừa và phát triển Đúng như nhà nghiên cứu Vũ Khiêu nhận định: “Dân tộc

ta tự hào có con người Trung Hiếu vẹn toàn Đặng Huy Trứ Lịch sử Việt Nam

tự hào về nhân vật lỗi lạc Đặng Huy Trứ Văn học Việt Nam tự hào về nhàthơ lớn Đặng Huy Trứ” [3, 53]

Trang 37

Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỪ THỤ YẾU QUY

2.1 Quan niệm về Từ và Thụ của Đặng Huy Trứ

Tham nhũng, hối lộ là vấn đề gây nhức nhối cho các nhà lãnh đạo đấtnước trong nhiều thời đại Hiện tượng xã hội này gắn liền với những hoạtđộng trong bộ máy nhà nước, có nguy cơ làm mục ruỗng rường cột quốc gia,

sa đọa phẩm hạnh của người làm quan và tệ hơn là dung dưỡng, tiếp tay chocác hành vi lừa đảo, dối trá hèn kém, thậm chí dẫn đến tội ác di hại cho đến cảđời sau Ý thức được điều đó, Đặng Huy Trứ đã tập hợp tất cả những điều ông

nhìn thấy trên con đường làm quan về tệ nạn này trong Từ thụ yếu quy nhằm

làm bài học cho con cháu Tác phẩm thể hiện rõ quan niệm sống, lối sống, tưtưởng và thái độ nghiêm khắc của ông trước tệ hối lộ tham nhũng trong xãhội Điều đó được gửi gắm trong mấy câu thơ mở đầu cuốn sách:

“Mình thiệt, lợi dân, Dân gắn bó Đẽo dân, mình béo, Dân căm hờn.

Hờn căm, gắn bó tùy ta cả Hai chữ Thanh, Thanh đối thế nhân.”

Cũng trong lời tựa sách, Ðặng Huy Trứ viết: "Trong ba chữ răn mình

của nhà quan thì chữ thứ nhất là Thanh Thanh là liêm khiết giữ mình, không

lấy của ai mảy may" [bản dịch, 19] Quan điểm này chi phối nội dung tưtưởng của tác phẩm

Ông cho rằng, phận làm quan là bề tôi của dân “dân là gốc của nước làchủ của thần”, chớ thấy vị trí của mình có được như hôm nay mà quên đi cáithân phận bình thường giản dị của mình trước đây và lúc nào cũng phải nghĩkhông có dân, không có người giúp đỡ, ủng hộ thì mình không có ngày hômnay Khi đã làm quan rồi thì tự khắc bổng lộc sẽ đến Ðối với những lễ vật mà

Trang 38

người khác mang đến cần phải minh mẫn để ứng xử Cái gì có thể nhận thì nhận, không thể nhận thì dứt khoát từ chối Kẻ làm quan phải luôn ý thức điều

đó mới có thể giữ mình thanh liêm, làm tròn trách nhiệm với dân với nước

Từ quan niệm đó ông đã khái quát 104 trường hợp không thể nhận, đều

là những dạng hối lộ mà chúng ta có thể gặp rất nhiều trong cuộc sống hàngngày và ông cũng đưa ra 5 trường hợp người làm quan có thể nhận Tỉ lệ5/104, những điều không thể nhận gấp hơn 20 lần những điều có thể nhận.Qua đó có thể thống kê được nhiều nhóm người và nhiều việc làm tạo cơ hộicho nạn tham nhũng phát triển Điều đó cho thấy để làm một vị quan thanhliêm thật không dễ dàng

2.2 Nội dung của Từ và Thụ

2.2.1 Nội dung của Từ

2.2.1.1 Biểu hiện và hậu quả của những kiểu hối lộ phổ biến trong xã hội

Bằng kinh nghiệm của cuộc đời làm quan và tấm lòng của một nhà nho

có trách nhiệm với dân với nước, Đặng Huy Trứ đã khái quát tệ nạn này trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, của các loại người bao gồm từ sĩ tử(học trò), thương gia, thợ thủ công, nông dân, nhà sư, người buôn bán, kẻphạm tội, các sai nha, chức dịch, quan lại… Trong mỗi kiểu hối lộ tác giảđều phân tích chi tiết những mánh khóe, biểu hiện cũng như hậu quả của nó

đối với xã hội và cuối cùng là lời nhắc nhở dành cho những kẻ làm quan Thứ hối lộ ấy không thể nhận.

Các hành vi hối lộ mà Ðặng Huy Trứ liệt kê trong 104 kiểu phải Từ gồm: Sĩ tử hối lộ cầu đỗ Quan lại hối lộ cầu được tiến cử Quan bị cách chức hối lộ được phục hồi chức Địa phương hối lộ các quan đến thanh tra Hối lộ các quan đi tra xét án kiện tụng Đồng sự làm việc bất công, phi pháp hối lộ

để cầu được che giấu Kẻ thu thuế cửa quan, bến đò hối lộ để lạm thu Con buôn người nước ngoài hối lộ để cầu thân Hối lộ để chứng nhận ruộng bị

Trang 39

thiên tai Nhận hối lộ của dân xin miễn cung cấp vật liệu Thương nhân hối lộ

để tiêu thụ được hàng Kẻ đi kiện hối lộ để cầu được kiện Người bị tội hối lộ xin giảm, miễn tội Người có tội hối lộ để giấu diếm tài sản Kẻ phạm điều cấm, hối lộ để cầu được miễn truy tội Nhà giàu vượt ra nước ngoài danh phận hối lộ cần được che giấu Quan lại tham nhũng hối lộ để lấy lòng quan trên Chiều đón ý quan trên, đưa đồ hối lộ Hối lộ cho quan khi đi công cán Phụ nữ hối lộ để xin gặp Người có việc hối lộ để nhờ chạy chọt nói giúp v.v

Trường hợp tận cùng phải cảnh giác là người tự dưng vô cớ hối lộ(98).

“Trên đời này có một lọai người chẳng phải là cấp dưới, chẳng phải là môn đệcủa ta, bỗng dưng một hôm hớn hở từ ngoài vào, biếu ta thứ này, thứ

khác ”, [bản dịch, 118] Trong 104 kiểu hối lộ được liệt kê ở trên ta thấy dân

thường tìm cách hối lộ chiếm số lượng khá lớn: 75 trường hợp Còn lại là cáctrường hợp quan lại hối lộ để được lên chức, lấy lòng quan trên, được chỗ làmbéo bở, nhiều màu lộc

Cái khéo của Đặng Huy Trứ là ông không chỉ mặt nêu tên quan lại ănhối lộ nhưng hình ảnh, bộ mặt của những tên tham quan vẫn hiện ra thật rõnét Tác giả đi vào khai thác những hành vi hối lộ để thông qua đó nhắc nhở

kẻ làm quan phải biết suy xét cho kỹ càng trước khi quyết định Từ hay Thụ.

Trong mỗi tình huống ông đều đưa ra những cách ứng xử hợp lý và khẳngđịnh phẩm chất cần có của kẻ làm quan Lời văn phân tích vừa làm sáng tỏ sựviệc, vừa hàm ẩn sự răn đe nhắc nhở Cách nói của ông tế nhị mà thấm thía

Trong 104 điều Từ chúng ta thấy nổi lên một số hiện tượng hết sức phổ biến

trong xã hội ở mọi thời đại, tác giả đã khai thác đầy đủ và sâu sắc các hiệntượng này, cụ thể như sau:

- Hối lộ để thi đỗ, làm quan

Trang 40

Sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ (điều 1) “Phép thi quý là chọn được thực

tài….Thế mà có những kẻ hèn kém, ngày thường chẳng chịu học hành, đến kỳthi liền đem tiền bạc đến hối lộ quan chấm thi, để cầu được đỗ” [bản dịch,27] Theo ông đó là những kẻ hạnh kiểm không ngay thẳng Nếu được đỗ thì

cả đời cũng chỉ tiến thân bằng con đường mờ ám, di hại cho dân chúng khôngnhỏ Cần phải loại trừ những kẻ như thế, để dân chúng thoát được tai ương

sau này, ông nói : “Thứ hối lộ ấy không thể nhận”.

Ðặng Huy Trứ quan niệm nhân tài của đất nước là do lựa chọn màthành Sự lựa chọn ấy không nơi nào khác ngoài trường học và thông qua hoạtđộng thi cử Ai làm quan cũng phải đỗ đạt, đó là nấc thang khẳng định tàinăng và trí tuệ hơn người của họ Nếu vì tình cảm riêng tư hoặc do lòng thamnhận quà hối lộ mà để cho những người không đủ tài thi đỗ, tất yếu sẽ làmmất sự công bằng trong thi cử, nghiêm trọng hơn nữa là tiếp tay cho những kẻ

cơ hội đưa người bất tài lên làm quan, gây hại cho xã hội Chính vì lẽ đó mà

ông đã đưa việc hối lộ trong thi cử lên hàng đầu trong số 104 kiểu hối lộ phổ biến trong xã hội Ông khẳng định hối lộ trong thi cử là mầm mống tai họa

của xã hội, cần phải ngăn chặn tai họa ấy ngay từ đầu Muốn làm vậy trướchết người làm quan phải có ý thức nghiêm túc, giữ mình thanh liêm, đừng vìthấy lễ hậu mà cho đỗ bừa

Đi liền với tệ hối lộ trong thi cử ông còn liệt kê hàng loạt hiện tượnghối lộ để được ra làm nha dịch, làm quan

Tú tài hoặc người có tài nghệ hối lộ để được ra làm quan (điều 5) “Lệ

của triều đình ba năm mở một khoa thi để chọn những người có phẩm hạnh,học thức sâu rộng Bất thần còn có ân điển cho những tú tài tuổi 40-50 trở lên

mà đã trúng 2,3,4, khoa tình nguyện ra làm quan…Lại có kẻ nóng lòng danhlợi, mang lễ vật đến để cầu tiến thân Những loại nhân phẩm bất chính nhưvậy dù có tài như Chu Công cũng không đáng để xét “Phải lập tức từ chối

Ngày đăng: 26/03/2014, 20:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồng Bàng (2011),“Đức thanh liêm của người xưa”, T/C Thanh tra, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức thanh liêm của người xưa”, "T/C Thanh tra
Tác giả: Hồng Bàng
Năm: 2011
16. Trần Đình Sơn (2000), Cần nhìn nhận đúng đắn hơn về danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ (Huế) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần nhìn nhận đúng đắn hơn về danh nhân văn hóa Đặng Huy Trứ (1825 - 1874)
Tác giả: Trần Đình Sơn
Năm: 2000
17. Trần Đình Sử,1999, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt nam, n.x.b Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt nam
18. Trần Thị Băng Thanh (2000), “Đặng Huy Trứ - trí sĩ yêu nước trăn trở trước công cuộc bảo vệ đất nước và ý chí duy tân tự cường”, T/C Sông Hương, (số 139), trang 73-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Huy Trứ - trí sĩ yêu nước trăn trở trước công cuộc bảo vệ đất nước và ý chí duy tân tự cường”, "T/C Sông Hương, (số 139)
Tác giả: Trần Thị Băng Thanh
Năm: 2000
19. Lê Sỹ Thắng (1997), Tư tưởng Đặng Huy Trứ (trích lịch sử tư tưởng Việt Nam, n.x.b KHXH & NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Đặng Huy Trứ (trích lịch sử tư tưởng Việt Nam
Tác giả: Lê Sỹ Thắng
Năm: 1997
20. Lã Nhâm Thìn (2011), Giáo trình văn học trung đại Việt nam tập 1, n.x.b Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học trung đại Việt nam tập 1
Tác giả: Lã Nhâm Thìn
Năm: 2011
21. Tảo Trang (1997),“Đức tính dũng trong thơ văn Đặng Huy Trứ”, Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách, trang 177-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Đức tính dũng trong thơ văn Đặng Huy Trứ”, "Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách
Tác giả: Tảo Trang
Năm: 1997
22. Phạm Quang Trung (2011), Quan niệm văn chương cổ Việt nam từ một góc nhìn, n.x.b Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm văn chương cổ Việt nam từ một góc nhìn
Tác giả: Phạm Quang Trung
Năm: 2011
23. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt nam, n.x.b Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn học trung đại Việt nam
Tác giả: Lê Trí Viễn
Năm: 1996
24. Phạm Tuấn Vũ (2010), Văn chính luận Việt Nam thời trung đại, n.x.b Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chính luận Việt Nam thời trung đại
Tác giả: Phạm Tuấn Vũ
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w