VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Xu hướng phát triển dịch vụ Viễn thông ở Việt nam và trên Thế giới:
Trong những năm đầu thế kỷ 21, môi trường phát triển Viễn thông quốc tế đang diễn ra những thay đổi hết sức sâu sắc cả về công nghệ lẫn qui mô cũng như hình thức phát triển dịch vụ Viễn thông. Việt nam cũng như các nước trên thế giới đều có xu hướng phát triển sau:
- Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông đại chúng:
+ Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - phát thanh truyền hình sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ cũng như thiết bị mạng lưới viễn thông;
+ Công nghệ số đã hoàn toàn xâm nhập mọi mặt của hoạt động viễn thông;
+ Sự phát triển công nghệ chuyển mạch (ATM, IP...), truyền dẫn (SDH, cáp quang) đã tạo dựng những chùm đường thông lớn, những siêu lộ thông tin có khả năng truyền tải được mọi loại hình thông tin với tốc độ lớn và dung lượng ngày càng cao.
+ Các máy tính thế hệ mới có khả năng tính toán, xử lý thông tin nhiều và nhanh gấp hàng ngàn lần các hệ thống hiện có.
+ Nhu cầu về các dịch vụ truyền số liệu, văn bản, hình ảnh cũng như các dịch vụ theo yêu cầu, trao đổi người - máy cùng với công nghệ xử lý Video và Audio trên máy tính siêu mạnh sẽ dẫn tới sự hội tụ giữa viễn thông - tin học - phát thanh truyền hình, mở ra một kỷ nguyên mới cung cấp các dịch vụ đa phương tiện đầy hữu ích cho xã hội. Xu hướng xã hội hóa nhanh chóng của dịch vụ Internet, thông tin di động, lưu lượng phi thoại vượt qua lưu lượng thoại, thuê bao di động vượt qua thuê bao cố định trong 10 năm tới sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ viễn thông.
- Xu hướng toàn cầu hóa, cá nhân hoá
Xu hướng toàn cầu hóa về sản xuất, thương mại và dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới với việc hình thành một loạt các tổ chức kinh tế trên bình diện toàn cầu, cũng như trong khu vực như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các tổ chức khu vực như EU, ASEAN, APEC, AFTA. Sự phát triển mạng lưới dịch vụ viễn thông của mỗi quốc gia đều gắn với sự phát triển chung của công nghệ, tiêu chuẩn thế giới, gắn liền với hoạt động của các mạng của các quốc gia khác trên toàn cầu. Phạm vi thông tin cũng sẽ vượt qua biên giới địa lý một cách dễ dàng với các dịch vụ thông tin cá nhân toàn cầu.
Xu hướng tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông thế giới đang diễn ra nhanh chóng. Vấn đề thương mại hóa dịch vụ viễn thông được đặt ra trong tất cả các tổ chức thương mại toàn cầu và khu vực như WTO, ASEAN, APEC và đều nhằm mục đích chung là đến năm 2020 sẽ tiến tới việc tự do hóa hoàn toàn thương mại dịch vụ trong khu vực và trên toàn thế giới. Điều này bắt buộc thị trường viễn thông Việt Nam cũng phải mở cửa hội nhập theo tiến trình đó khi tham gia vào các tổ chức này.
- Những cơ hội từ môi trường quốc tế và khu vực:
+ Có cơ hội tận dụng các nguồn vốn, công nghệ mới từ nước ngoài; + Sự hội tụ công nghệ viễn thông tin học phát thanh truyền hình sẽ tạo thời
cơ phát triển những dịch vụ viễn thông mới thoả mãn mọi nhu cầu về thông tin cho khách hàng.
- Những thách thức:
+ Mở cửa, tự do cạnh tranh trên thị trường viễn thông. + Áp lực giảm giá khi tham gia các tổ chức quốc tế.
+ Thách thức tụt hậu về công nghệ nếu không theo kịp xu hướng phát triển
công nghệ mới trên thế giới.
3. Xu hướng phát triển dịch vụ Điện thoại cố định ở Việt Nam thời gian tới:
Trong thời gian tới dịch vụ điện thoại cố định sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn về công nghệ lẫn qui mô phục vụ, bán kính phục vụ ngày càng được thu hẹp lại, chất lượng ngày càng tốt hơn, thực hiện phổ cập dịch vụ điện thoại cố định đến từng người dân.
Đến năm 2005:
Xu hướng của ngành là phấn đấu xoá các điểm trắng về dịch vụ, đảm bảo 100% số xã trên toàn quốc được phục vụ thông tin điện thoại. Nâng mật
độ điện thoại của cả nước tăng gần gấp đôi so với hiện nay, đạt mật độ 7-9 máy điện thoại/100 dân .
Đến năm 2010:
Có xu hướng đẩy nhanh việc thực hiện phổ cập hoá các dịch vụ viễn thông đặc biệt là dịch vụ điện thoại cố định, mạng lưới phục vụ phủ rộng khắp trong cả nước đảm bảo phục vụ cho người dân khi có nhu cầu. Mật độ điện thoại bình quân đạt 15-18 máy/100 dân, đạt bình quân hơn 60% số hộ gia đình có máy điện thoại, thành thị đạt mức bình quân 100% số hộ gia đình có máy điện thoại. Hà nội, TP.HCM đạt 35 - 40 máy/100 dân.
Chương III : DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010