1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỒI ỨC TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

103 2,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 160,52 KB

Nội dung

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Hồi ức trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh" với mong muốn có thêm một góc nhìn mới về nhà văn vốn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Vi

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Từ những tác phẩm đầu tiên đặt nền móng ở đầu thế kỉ XX cho đến

nay, trải qua quá trình hình thành và phát triển, văn học thiếu nhi Việt Nam

đã có những bước tiến dài về lực lượng sáng tác, đề tài và thể loại tác phẩm.Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng không thể phủ nhậnthực trạng sáng tác cho các em hiện nay ngày càng khó khăn hơn Trongthời đại “thế giới phẳng” của giao lưu và hội nhập, văn học Việt Nam nóichung, văn học thiếu nhi nói riêng không tránh khỏi quy luật cạnh tranhkhốc liệt cả về phương thức lưu hành lẫn chất lượng nghệ thuật với các tácphẩm văn ngoại nhập Truyện tranh dài tập Nhật Bản (manga) như

Doraemon của Fujikô hay truyện huyễn tưởng, kì ảo như Harry Potter của J.K Rowling, Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings) của J R.

R Tolkien… xuất hiện ồ ạt, có lúc lấn lướt sáng tác “nội địa” Sự tràn

ngập của các tác phẩm văn học dịch đã và đang không ngừng tạo nên nhữnglàn sóng đáp ứng thị hiếu độc giả nhỏ khiến con đường cạnh tranh và giànhđược cảm tình người đọc của văn học Việt vẫn còn là một hành trình dài.Trên con đường đó cần sự nỗ lực, hăng say lao động của những nhà văn cótrái tim nhiệt thành, sống trọn từng nhịp với suy tư tuổi thơ

Trước hoàn cảnh khó khăn, gai góc, nhiều tác giả văn học thiếu nhiViệt Nam đã vươn lên tự khẳng định mình và gặt hái thành công Trong số

đó phải kể đến Nguyễn Nhật Ánh Được coi là "hoàng tử bé" trong thế giớitrẻ thơ, tác giả đã vượt qua những cuộc "thử lửa" khốc liệt và chinh phụcđộc giả nhỏ tuổi Nguyễn Nhật Ánh có thể xem là nhà văn có bút lực khámạnh hiện nay với sức sáng tạo dồi dào, đạt nhiều giải thưởng cả trong

nước và quốc tế Hầu hết các sáng tác của anh như Mắt biếc, Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều tạo được dấu ấn trong lòng công chúng,

được tái bản nhiều lần và một số còn được dịch ra tiếng nước ngoài Là nhà

Trang 3

sư phạm, hoạt động đoàn, nhà báo và viết văn, dường như cuộc tao phùnggiữa tác giả và văn học thiếu nhi là một sự bén duyên đầy hữu ý Nhà văn

đã gieo hạt trên cánh đồng trẻ thơ, nuôi dưỡng nhiều giá trị tinh thần quýbáu, giúp các em chống lại nguy cơ bị lãnh cảm, bị cằn cỗi trong tác độngcủa kinh tế thị trường

1.2 Từ sau đổi mới, nhiều nhà văn đã chọn hồi ức làm chất liệu sáng tác.

Hồi ức được gợi lại từ những năm tháng đã xa không chỉ tái hiện quá khứ

mà còn mang ý nghĩa sâu sắc Đặc biệt, hồi ức về tuổi thơ và tuổi mới lớnchất chứa nhiều rung cảm Với mỗi con người, tuổi thơ là quãng thời gianđầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng để định hình nên một nhân cách.Tuổi thơ đong đầy kỷ niệm, tuổi mới lớn vụng dại, thơ ngây tuy ngày mộtlùi xa nhưng vẫn không ngừng quay trở về trong hiện tại Với văn chương,hồi ức không chỉ là chất liệu mà còn là nhu cầu chiêm nghiệm, nhận thứclại các vấn đề của quá khứ, là cách thức bộc lộ cái tôi sâu kín

Trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, hồi ức có vai trò quantrọng, đặc biệt là hồi ức tuổi thơ và tuổi mới lớn vốn đã xa xôi Hồi ức cókhi là một nỗi nhớ bất chợt của hiện tại mở ra câu chuyện quá khứ hay là sựhiện hữu song song của quá khứ và hiện tại mà sợi dây kết nối tưởng đứt lìavẫn bền chặt một cách vô hình Từ hồi ức, khung cảnh về một làng quê tươiđẹp, thế giới trẻ thơ và tuổi mới lớn hiện lên sinh động mà chẳng cần ngôn

từ hoa mĩ Đó không chỉ là đích đến, nó còn là cuộc hành trình tìm lại bảnthể Tìm về quá khứ qua màn sương hoài niệm cũng là tìm lại sự vô tư, tìmlại con người thơ dại Bên cạnh đó, nó là sự chiêm nghiệm, nghĩ suy về quákhứ với cái nhìn từng trải và sâu sắc hơn Phải chăng đó cũng là lí do khiếntác phẩm neo lại bền lâu trong trái tim nhiều thế hệ độc giả?

1.3 Chúng tôi thực sự ấn tượng với truyện viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn

của Nguyễn Nhật Ánh Những tác phẩm đó cuốn hút chúng tôi vào hànhtrình khám phá truyện Nguyễn Nhật Ánh, để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ

Trang 4

lòng nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim thơ trẻ sángtrong, từ những trang văn hóm hỉnh giàu ý nghĩa nhân sinh Từ hồi ức vềmột thời đã xa trong sáng tác của nhà văn, chúng tôi tìm thấy chính mình ởtrong đó Bởi vậy, người viết yêu thích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mộtcách tự nhiên và chân thành Thực hiện đề tài này cũng là cách thể hiệnlòng ngưỡng mộ của tác giả với nhà văn nguyễn Nhật Ánh – một “hiệntượng” của văn học thiếu nhi Việt Nam

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Hồi ức trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh" với mong muốn có thêm một góc nhìn mới về nhà

văn vốn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam, cũng như lígiải sức sống mãnh liệt của tác phẩm trong lòng bạn đọc

Đến với văn xuôi từ những năm 80 của thế kỉ XX, cho đến nay, NguyễnNhật Ánh vẫn luôn trung thành với những sáng tác cho tuổi thơ và tuổi mớilớn Tác giả viết cho thế hệ trẻ với niềm yêu mến, sự đồng cảm và lòngnhiệt tình không thay đổi theo thời gian Sự lao động cần mẫn, nghiêm túc

của nhà văn được thể hiện ở khối lượng tác phẩm đồ sộ: bộ Kính vạn hoa gồm 54 tập, Chuyện xứ Lang Biang gồm 4 tập, 30 truyện dài, 6 tập truyện

ngắn (tính đến năm 2014) Bên cạnh đó, độc giả còn biết đến nhà văn xứQuảng với bút danh Anh Bồ Câu phụ trách chuyên mục gỡ rối tơ lòng chotuổi hoa, bút danh Chu Đình Ngạn bình luận thể thao hấp dẫn NguyễnNhật Ánh là cây bút trẻ đa tài, viết ở nhiều lĩnh vực nhưng có thể khẳng

Trang 5

định thành công nhất của tác giả vẫn là văn xuôi với những sáng tác chothiếu nhi Anh đã từng vinh dự nhận nhiều giải thưởng: giải văn học Trẻhạng A (1995) do Trung ương Đoàn TNCS.HCM trao tặng cho truyện dài

Chú bé rắc rối, giải thưởng văn học (2002) của Hội Nhà văn Việt Nam cho

bộ Kính vạn hoa, huy chương Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung ương Đoàn

TNCS.HCM, giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam và giải Sách

hay của Hội xuất bản Việt Nam (2008) cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, giải thưởng văn học ASEAN (2010) tại Thái Lan, giải thưởng

FAHASA (2012) Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh còn được bầu chọn là nhàvăn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975 - 1995) và sau này (2005) là

30 năm (1975- 2005) do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổitrẻ tổ chức

Truyện Nguyễn Nhật Ánh được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiềuphương diện khác nhau trong các bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí,internet, các công trình nghiên cứu văn học Do hạn chế nhất định trong quátrình thu thập tài liệu nên chúng tôi chưa thể khai thác hết tất cả các bài viết,

các công trình nghiên cứu Trong phần này, luận văn đi vào mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh để khẳng định những thành

tựu của nhà văn mà các nhà nghiên cứu ghi nhận

2.1 Truyện Nguyễn Nhật Ánh ở Việt Nam

Mỗi tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được xuất bản đều được quantâm thể hiện qua các bài giới thiệu đăng tải trên các phương tiện thông tin

đại chúng Có thể kể đến các bài viết: Chú bé rắc rối của Vân Thanh đăng trên báo Thiếu niên tiền phong (1991), Bong bóng lên trời của Ngọc Cúc trên báo Người lao động (1991), Hạ đỏ của Đỗ Trung Quân trên Báo Tuổi trẻ (1991), Nguyễn Nhật Ánh chinh phục thiếu nhi của Ngọc Cúc trên Người lao động (1995), Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa của Lê Phương Liên trên Báo Tiền phong (1996), Kính vạn hoa có thể trở thành kịch bản

Trang 6

phim truyền hình hay của Kim Ngân trên báo Truyền hình VTV (2002), Quà xuân của các em – Bộ sách Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh được tái bản của Lê Hữu Bắc Sơn trên tạp chí Giáo dục (2003) hay Nguyễn Nhật Ánh, vẫn thế, với “Lá nằm trong lá” của Thụy Anh trên báo điện tử

tuoitre.vn (2011), Nước mắt hồi sinh thế giới của Lưu Khánh Thơ trên

thanhnien.com (2013) Các bài viết đã khẳng định sức lôi cuốn của ngòibút Nguyễn Nhật Ánh, cung cấp những thông tin khái quát, những cảmnhận về tác phẩm cụ thể của nhà văn

Bài viết mang tính nghiên cứu tổng quát truyện Nguyễn Nhật Ánh

phải kể đến Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh

của Nguyễn Thị Thanh Xuân đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ ChíMinh, số 237 (ra ngày 26/12/1996) Theo tác giả bài viết, giá trị độc đáocủa truyện Nguyễn Nhật Ánh trước hết là thái độ vào cuộc của nhà văn,

“nghĩa là Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh cácquy ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi”, “nói các ngôn ngữ họ nói,nghĩ những điều họ nghĩ và thấy những gì họ nhìn thấy” [102; 12] Nhà vănnắm bắt những nét tâm lí trong thế giới nội tâm của nhân vật, thể hiệnnhững bâng khuâng rung cảm đầu đời Nguyễn Thị Thanh Xuân rất tinh tếtrong sự phát hiện: “Chắc hẳn rằng dù không đa dạng như ở người lớn,trạng thái tinh thần này ở lứa tuổi thiếu niên vẫn đòi hỏi được thê hiện ởnhiều cung bậc, sắc thái, mà Nguyễn Nhật Ánh thì còn tựa quá nhiều vàoquá khứ Qua màn sương hoài niệm, những mối tình mới chớm đều buồn,

dở dang và gắn liền với một nhân dáng” [102; 13] Bên cạnh đó, yếu tốcách kể, ngôn ngữ cũng góp phần tạo nên thành công của truyện NguyễnNhật Ánh: “Cái cách kể, cách đối thoại đã vượt lên nội dung câu chuyện(Bằng chứng là truyện Nguyễn Nhật Ánh có nhiều cốt truyện gần giốngnhau nhưng vẫn không bị nhàm lặp)”, “Nguyễn Nhật Ánh có một ngôn ngữvăn chương chuẩn mực” [102; 28]

Trang 7

Vũ Ân Thy trong Nguyễn Nhật Ánh – người bạn thân mến của độc giả trẻ đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) đề cao tác phẩm của nhà

văn xứ Quảng “có sức hấp dẫn lạ và mới Nó lôi cuốn thiếu nhi và có sứcthuyết phục người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ” [85; 52] Tác giả bàiviết đã khái quát giá trị truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Nhỏ nhắn, hóm hỉnh vàsâu sắc, trữ tình; duyên dáng và bất ngờ truyện kể Nguyễn Nhật Ánh luôngần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mangtính hấp dẫn hiện đại” [85; 52]

Vân Thanh trong Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ

đăng trên Tạp chí Văn học số 6- 1998 nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh đã nóiđược tiếng nói, đã nghĩ theo cách nghĩ của lứa tuổi thơ” [81; 75] Đó cũng

là yêu cầu trong những sáng tác cho thiếu nhi – điều tưởng như đơn giảnnhưng không dễ thực hiện Truyện của Nguyễn Nhật Ánh “’thông qua sựsống dung dị và trẻ trung, giúp ta tiếp nhận được nhiều vấn đề: lí tưởng sống,tình bạn, tình yêu nam nữ, tình thầy trò, tình yêu quê hương Hình ảnh mộtlàng quê yên tĩnh cũng có vị trí đáng kể trong tác phẩm của anh” [81; 78]

Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Văn Hồng dành sự chú ý tới hiệntượng Nguyễn Nhật Ánh từ sớm Ông coi Nguyễn Nhật là “cây bút mến mộ

nhất của tuổi học trò” Trong bài viết Kính vạn hoa – phép lạ giữa đời thường (1996), Văn Hồng tiếp cận bộ sách nổi tiếng của nhà văn từ nghệ

thuật dẫn truyện theo phong cách tân cổ điển: “Kính vạn hoa viết theo lốichương hồi, mỗi tập là một sự tích Những sự tích ở đây đâu dễ tóm tắt, bởikhông triển khai theo chủ đề, không kết cấu theo lối tầng lớp như cổ tích”[48; 63] cho đến nhân vật “nhân vật trẻ em của anh có ưu, có khuyết nhưngkhông xấu, không hư” và chất hài ở nhiều cung bậc

Năm 2002, Văn Hồng với bài viết Nguyễn Nhật Ánh – một mình một chợ đã khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng văn học thiếu nhi, nhất là

trong hoàn cảnh truyện tranh Nhật và các tác phẩm văn học dịch xuất hiện ồ

Trang 8

ạt hiện nay Và sự khẳng định ấy càng được nhấn mạnh trong bài Nguyễn Nhật Ánh như một ví dụ (2004) Bài viết đã mang đến một các nhìn toàn

diện hơn về con người, tính cách Nguyễn Nhật Ánh qua phần trò chuyệnvới nhà văn cũng như phân tích sâu hơn về cấu trúc đặc biệt của truyện

Nguyễn Nhật Ánh qua tác phẩm Chuyện xứ Lang Biang Từ đó, Văn Hồng

nhận định: “ với cách kết hợp truyền thống và hiện đại, tinh hoa thế giới

và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa – thẩm mĩ rộng và tay nghề cao, nhắmtới một đối tượng xác định, nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượngđộc đáo trong văn học thiếu nhi” Như vậy, “không còn là ví dụ, mà thực sựNguyễn Nhật Ánh đã trở thành một bông hoa tươi thắm trong vườn hoa 30năm Hòa Bình – Thống Nhất” [48; 202]

Trong công trình nghiên cứu Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975,

Lã Thị Bắc Lý đã đề cập đến truyện Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là bộ Kính vạn hoa như những minh chứng cho sự đổi mới của truyện viết cho thiếu

nhi sau 1975 ở các phương diện: đề tài, quan niệm về con người và nghệ

thuật Sau này, trong bài viết Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI, tác giả tiếp tục nhắc tới Nguyễn Nhật Ánh với tư cách là một

trong những “nhà văn giao thời của hai thế kỉ”, “nổi lên từ những năm cuốithế kỉ XX” và “vẫn giữ được phong độ và cảm hứng sáng tạo trong thế kỉmới” [63] Nhà văn “được bình chọn là tác giả tiêu biểu nhất của văn họcthiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX” [63] Sang thế kỉ XXI,Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục thể hiện bút bực dồi dào với nhiều tác phẩm hay

Trong đó, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ vẫn “với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm

trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ” [67]

Tiếp cận truyện Nguyễn Nhật Ánh từ vai trò, ý nghĩa giáo dục,

Nguyễn Hương Giang coi nhà văn xứ Quảng là Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ: “Tính giáo dục sâu sắc trong các tác phẩm của anh rất tự nhiên,

Trang 9

không khiên cưỡng, bởi vì được viết với thái độ của người trong cuộc, giản

dị, đầy trách nhiệm” [39; 106] Tác giả của thiếu nhi mong muốn nuôidưỡng tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè và di dưỡng phần tinh thần ấytrong tâm hồn trẻ thơ “Truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói từ chính tâmhồn anh – một tâm hồn còn trong sáng, thơ trẻ cho đến tận bây giờ” [39;109] Điều đó, theo Nguyễn Hương Giang chính là điểm hấp dẫn, là sức lôicuốn rất riêng để các em tìm đến với nhà văn

Tại Hội thảo khoa học về ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sựphát triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế do Đạihọc Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2009, tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh đượcnhắc tới trong các bài tham luận như một cây bút tiêu biểu viết cho thiếu

nhi Lê Phương Liên trong Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai đã xác

định các giai đoạn của văn học viết cho thiếu nhi thời kì đổi mới và hộinhập quốc tế ở nước ta Trong giai đoạn từ 1995 – 2005, khi internet pháttriển với sự phổ biến của trò chơi điện tử (game online), sách của nguyễnNhật Ánh vẫn tạo sức hút đối với độc giả nhỏ tuổi: “với tài năng mô tả tâm

lí trẻ em và trình bày đời sống sinh hoạt thiếu nhi học sinh vui tươi, hómhỉnh, Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự là nhà văn được trẻ em cả nước đọcnhiều nhất” [57] Những năm gần đây, tác phẩm viết cho thiếu nhi vẫn thủy

chung với phong cách nghệ thuật “sáng về nhận thức và trong về nghệ

thuật” mà Nguyễn Nhật Ánh là minh chứng cụ thể Sau bộ Kính vạn hoa, tác giả “vẫn bật lên với Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” [57].

Cũng tại Hội thảo, với tham luận Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi,

Trần Văn Toàn tiếp cận truyện Nguyễn Nhật Ánh từ việc tìm hiểu hìnhtượng nhân vật trong một tác phẩm cụ thể để đưa ra kiến giải về phẩm chấtcần có của những sáng tác cho trẻ thơ Viết về Quỳnh – nhân vật chính trong

Thằng quỷ nhỏ, tác giả nhận định: “sự bất bình thường trong nhân dạng đã

Trang 10

mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy sự bất bình thường trong nhân cách

và vì thế ấn định vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại” [92]

Năm 2013, cuốn Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ (Lê Minh Quốc biên soạn) ra đời giúp người đọc có cái nhìn khá đầy đủ

về tiểu sử, hành trình văn chương của Nguyễn Nhật Ánh Với tình cảmnồng hậu dành cho bạn văn đồng hương xứ Quảng, tác giả tập sách nhậnđịnh: “Với dòng văn học dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, hiện nay anh(Nguyễn Nhật Ánh – Lê Minh Quốc) đang giữ một vị trí đặc biệt Khó cóngười thay thế Khi liệt kê tên tuổi và tác phẩm của một thế hệ nhà văn, hộiđồng văn học sử có thể nhớ người này và quên béng người kia Có thể chọnngười này và bỏ sót người kia Nhưng với Nguyễn Nhật Ánh, người takhông thể, dù cố tình hoặc vô tâm” [72; 51]

Cùng với sự khẳng định vị trí nhà văn, Lê Minh Quốc còn giải thíchnguyên nhân tạo ra “ma lực Nguyễn Nhật Ánh” Đó là nhờ “cách viết phùhợp với tâm lí đối tượng bạn đọc”, “Câu văn trong sáng như nó vốn có, nhưlời ăn tiếng nói ta tiếp nhận hàng ngày ” [72; 52] Các tác phẩm kết hợpnhuần nhuyễn yếu tố giải trí và giáo dục” hướng trẻ thơ tới những giá trịnhân bản Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, “yếu tố hóm hỉnh đóng vai tròrất quan trọng” [72; 54] thể hiện qua những câu thoại, những tình huốnggây cười Bên cạnh đó, “vốn sở hữu tư duy của một nhà thơ nên khi viết về

kỷ niệm, trang viết của anh được dịp phiêu lãng, nhẹ nhàng và giàu cảm xúcnhư thơ” [72; 57] Ngoài các yếu tố kể trên, Nguyễn Nhật Ánh luôn có “ýthức tiếp cận với cái mới, phong cách viết mới để qua đó làm mới chínhmình’ [72; 58] Vì vậy, tác phẩm của anh vẫn gần gũi, phù hợp với tâm sinh

lí thế hệ trẻ thời hiện đại hôm nay Viết về thế giới sinh động của tuổi thơ

và tuổi mới lớn, nhà văn “đồng hành cùng với nhân vật, chứ không phảiđứng ở ngoài quan sát” [72; 61] nên tạo được hứng thú, sự đồng tình củađộc giả

Trang 11

Thái Phan Vàng Anh với bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi đăng trên Tạp chí Non nước Số 187 - 2013 đã góp thêm một

cách nhìn cho việc nghiên cứu truyện Nguyễn Nhật Ánh ở góc độ nghệthuật kể chuyện Điều quan trọng là tác giả hòa vào thế giới trẻ thơ, sống cùngvới các em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi Thái PhanVàng Anh cho rằng dù không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyệnnhưng “Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờvào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật” [1; 61]

Bên cạnh những bài viết, công trình nghiên cứu mà chúng tôi đãđiểm qua ở trên, trong những năm gần đây đã có không ít tiểu luận, luậnvăn của sinh viên đại học, cao học chọn truyện của Nguyễn Nhật Ánh làm

đề tài nghiên cứu

Luận văn Thạc sĩ Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa (2005) của Phạm Thị Bền là công trình

chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt vềtác phẩn được coi là một hiện tượng trong văn học thiếu nhi gần đây Theotác giả luận văn, tuổi thơ là hệ quy chiếu của nhận thức và sáng tạo trong

Kính vạn hoa Khi lấy trẻ thơ làm hệ quy chiếu, Nguyễn Nhật Ánh thể hiện

nhận thức về thế giới xung quanh (tự nhiên, xã hội và nội tâm con người)qua điểm nhìn của nhân vật trẻ em với các phương thức tiếp cận đặc thù(tiếp cận trẻ từ sân chơi, cuộc chơi, từ các vùng miền, hoàn cảnh khácnhau) Luận văn còn đi vào khai thác, tìm hiểu nghệ thuật thể hiện thế giới trẻthơ trong bộ Kính vạn hoa trên các phương diện: ngôn ngữ trẻ thơ, nghệ thuậtkhắc họa chân dung nhân vật và âm sắc trẻ thơ trong giọng điệu trần thuật

Ngoài ra, luận văn nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh còn có

thể kể đến Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh (2009) của Vũ Thị Hương, Yếu tố huyền thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2011) của Lê Thị Diệu Phương, Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (2011) của Bùi Thị

Thu Thủy và chắc chắn trên thực tế, số lượng tiểu luận, luận văn cònnhiều hơn so với những gì chúng tôi thu thập, tìm hiểu được

Trang 12

2.2 Truyện Nguyễn Nhật Ánh và dư luận nước ngoài

Không chỉ chinh phục độc giả trong nước, truyện của Nguyễn NhậtÁnh còn được dịch ra các ngôn ngữ khác, là cầu nối đưa tên tuổi tác giả và

văn học thiếu nhi Việt Nam đến với bạn bè thế giới Năm 2004, truyện Mắt biếc được Kato Sakae dịch sang tiếng Nhật do Nhà xuất bản Terrainc ấn

hành Tác phẩm tái hiện không gian làng quê Việt Nam đậm đà bản sắc dântộc Bởi vậy, dịch giả Kato Sakae tự tin cho rằng không chỉ lớp trẻ mà cảđộc giả trung niên Nhật cũng sẽ yêu thích tác phẩm này Cách xây dựngnhân vật với nội tâm tinh tế tạo ra sự đồng cảm với người đọc: “Tôi rất

đồng cảm với nội tâm của nhân vật Ngạn trong tác phẩm Mắt biếc Tôi đã

rơi nước mắt trước tâm hồn vô tư và sự hi sinh của Trà Long, qua đó tôi suynghĩ nhiều về bối cảnh xã hội Việt Nam” (nhà văn Inazawa Junko) [dẫntheo 72; 76) Bên cạnh đó, tác phẩm còn cuốn hút bởi giọng văn “rất hay vànhẹ nhàng Câu chuyện tình cảm trong sáng” (nhà thơ Takatsuki Fumiko) [dẫntheo 72; 77] và kết cục “vượt ra ngoài những sự đoán về cuộc đời đã để lại dư

âm sâu đậm” (nhà phê bình văn học Sakai Tazuko) [dẫn theo 72; 77]

Năm 2008, tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua được Tiến sĩ Maxim

Synnerberg - người biên soạn Từ điển Nga – Việt đề nghị đưa vào giáotrình giảng dạy tiếng Việt của Đại học Moscow, Nga Dịch giả của cuốnsách đã nói: “Tôi rất thích cách viết của Nguyễn Nhật Ánh Tôi nghĩ sinh

viên cũng sẽ thích truyện này nên bắt đầu đưa tác phẩm đó (Cô gái đến từ hôm qua) vào quá trình giảng dạy tiếng Việt” [dẫn theo 72; 74] Và cho đến

nay, cuốn giáo trình có sử dụng truyện của Nguyễn Nhật Ánh “đã được xuấtbản và lưu hành ở các trường đại học của Nga, phục vụ việc giảng dạy tiếngviệt cho sinh viên Nga” [72; 72]

Việc Nguyễn Nhật Ánh tham dự Hội thảo quốc tế về văn học thiếunhi tại Stockhom năm 2009 và sự thành công với giải thưởng Văn họcASEAN năm 2010 đã tạo cơ hội đưa tác phẩm của anh đến với độc giả tạinhiều nước trên thế giới

Trang 13

Trang web www.boklogger.se, Thụy Điển đã nhận xét: “Tác phẩmcủa ông thường lấy bối cảnh đô thị hiện đại, vì vậy sẽ là một bổ sung tốtcho Tô Hoài cổ kính và Nguyễn Ngọc Thuần của tuổi thơ nông thôn” [dẫntheo 72; 74] Xuất thân từ làng Đo Đo nghèo ở tỉnh Quảng Nam, NguyễnNhật Ánh luôn nặng lòng với thôn quê Ngòi bút của anh đã tái hiện làngquê khốn khó, yên bình, mang đậm hồn Việt Nhưng bên cạnh một làng quêyên bình, thơ mộng, không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn lànhững thành phố hiện đại Do vậy, tác phẩm của anh vẫn gần gũi với độcgiả trẻ hôm nay, nhất là các em thiếu nhi thành thị.

Giới thiệu tên tuổi Nguyễn Nhật Ánh với công chúng đất nước Chùavàng, Bangkok Post đã nhận định: “Nguyễn Nhật Ánh là tác giả của nhữngtruyện sắc sảo cho trẻ em và người lớn ( ) Ông được coi là một trong nhữngnhà văn thành công nhất về đề tài thanh thiếu niên” [dẫn theo 72; 73]

Sau thành công của giải thưởng ASEAN (2011), Cho tôi xin một vé

đi tuổi thơ trở thành tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh và được dịch

ra nhiều ngôn ngữ Tác phẩm được sang tiếng Thái và được nhà xuất bản

Nanmeebooks phát hành Dịch giả Montira Rato đã tâm sự lí do chọn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ: “Lí do thứ nhất là vì tôi biết ở Việt nam cuốn sách

này được nhiều độc giả yêu mến, nhất là các độc giả trẻ Thứ hai vì nămtrước, năm 2010, cuốn sách này được giải thưởng ASEAN SEA WriterAward, trước đây cũng có nhiều cuốn sách của Việt Nam được giải thưởngASEAN hay giải thưởng SEA Writer, nhưng những tác phẩm đó đa số có

nội dung về chiến tranh là chính, còn tôi thấy cuốn sách Cho tôi xin một vé

đi tuổi thơ là một bước đi rất hay khi tìm hiểu về xã hội Việt Nam” [93].

Tác phẩm “phản chiếu thế giới kì diệu của tuổi thơ và trí tưởng tượng củacon trẻ, những điều mà người lớn không bao giờ biết tới hay không bao giờnghĩ đến, đó là đời sống thật của trẻ em, nơi có mọi điều tốt lành mà chúng

ta cần học hỏi” (Emme Achara, Nxb Nameebooks) [93] Đồng thời, nó còn

Trang 14

giúp độc giả nhận ra những khác biệt: “Khác biệt giữa thế giới trẻ em và thếgiới người lớn Khác biệt giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em Thái Lan Cuốicùng là khác biệt giữa những người đã đọc cuốn sách và những người chưađọc cuốn sách này” (nhà văn Binlah Son) [dẫn theo 72; 75].

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ còn được dịch sang tiếng Hàn do nhà

xuất bản Dasan Books tại Seoul ấn hành năm 2013 Và đầu tháng

10.2014, cuốn sách sẽ ra mắt ấn bản tiếng Anh với tên Give me a ticket

to childhood do dịch giả William Naythons chuyển ngữ, nhà xuất bản

Overlook, Mỹ phát hành Trong lời giới thiệu sách đăng trên trang webAmazon, Give me a ticket to childhood được nhắc đến là tác phẩm có thểkhiến người lớn lẫn trẻ em xúc động Sách hứa hẹn chinh phục trái tim độcgiả Mỹ nhờ kĩ thuật viết điêu luyện, vẽ nên một thế giới tuổi thơ phong phú,giàu có, được dệt nên từ niềm vui, nỗi buồn, bất hạnh lẫn hạnh phúc

Truyện Nguyễn Nhật Ánh không chỉ chạm tới trái tim của bạn đọctrong nước mà đã vượt qua khoảng cách địa lý, tạo được sự đồng cảm vớiđộc giả nước ngoài Văn chương là con đường để dân tộc này đến với dântộc khác một cách hòa bình Với ý nghĩa đó, truyện Nguyễn Nhật Ánh làmột nhịp cầu nối kết những tâm hồn độc giả, nối kết văn học thiếu nhi ViệtNam với thế giới

Những ý kiến của các dịch giả, bạn đọc nước ngoài mới chỉ là nhữngcảm nhận mang tính khái quát, bước đầu, chưa có tính hệ thống, toàn diện

về tác phẩm và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Nhưng đó cũng

là những tín hiệu đáng mừng, là niềm vinh dự mà không phải tác giả nàocũng đạt được Con đường chinh phục đông đảo độc giả nước ngoài củaNguyễn Nhật Ánh vẫn còn dài và chúng ta có thể tin tưởng vào kinhnghiệm sống, sức sáng tạo dồi dào của nhà văn

Nhìn một cách tổng thể, chúng tôi nhận thấy hầu như không có sự đốilập trong các nhận xét, đánh giá về Nguyễn Nhật Ánh Nhà văn được xem

Trang 15

là hiện tượng nổi bật trong dòng văn học thiếu nhi, là “nhà ảo thuật”, ngườitạo ra “phép lạ giữa đời thường” Tác phẩm của anh được tiếp cận, soi chiếu

từ nhiều góc độ: tính giáo dục, thế giới trẻ thơ đa dạng, nghệ thuật kểchuyện Đây sẽ là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát

về văn nghiệp Nguyễn Nhật Ánh Mặt khác, chúng tôi nhận thấy chưa cócông trình, bài viết nào nghiên cứu về hồi ức trong truyện của nhà văn mộtcách hệ thống Do vậy, với việc lựa chọn đề tài này, chúng tôi hi vọng đưa

ra thêm một cách tiếp cận giá trị văn chương Nguyễn Nhật Ánh để có thêmnhững kinh nghiệm quý báu cho công việc giảng dạy và giáo dục về sau

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu hồi ức tuổi thơ vàtuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh với hai bình diện: nội dung hồi

ức và nghệ thuật thể hiện hồi ức Từ đó chúng tôi góp phần làm sáng tỏnhững đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh trong các tác phẩm viết chothiếu nhi

Ngoài ra, là người giảng dạy, người viết thực hiện đề tài này cũngnhằm mục đích rèn luyện cho mình những kỹ năng nhận thức, chuyên mônnghiệp vụ và cách tiếp cận thế giới trẻ thơ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tìm hiểu hồi ức tuổi thơ và tuổi mới lớn trong truyện củaNguyễn Nhật Ánh trên các phương diện nội dung và nghệ thuật

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát các sáng tác viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn của NguyễnNhật Ánh

4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Trang 16

- Phương pháp liên ngành: đối tượng miêu tả trong truyện NguyễnNhật Ánh là tuổi thơ và tuổi mới lớn – những đối tượng phức tạp trong vănchương và ngoài đời thực Do vậy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợpvới phương pháp của các ngành khoa học khác như: văn hóa học, giáo dụchọc và đặc biệt là tâm lí học.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: được dùng trong việc phântích các luận chứng, từ đó có những đánh giá và kết luận khách quan,khoa học

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm chỉ ra những nét chung vànét độc đáo riêng của Nguyễn Nhật Ánh so với các nhà văn khác cùng viếtcho thiếu nhi

5 Đóng góp mới của luận văn

Từ việc tiếp nhận những thành tựu của người đi trước, với sự cố gắnglàm việc nghiêm túc, người viết hy vọng bước đầu đưa ra được một sốhướng tiếp cận có hệ thống các vấn đề sau:

- Tìm hiểu và hệ thống hóa những thông tin về nhà văn Nguyễn NhậtÁnh với tư cách là một tác gia văn học thiếu nhi

- Khảo sát và nhận diện một cách có hệ thống những nội dung vànghệ thuật thể hiện hồi ức tuổi thơ qua truyện của Nguyễn Nhật Ánh

- Từ những khảo sát, nhận xét, đánh giá có hệ thống, luận văn gópphần khẳng định những đóng góp giá trị của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đốivới văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn dượctriển khai trên ba chương:

Chương 1: Nguyễn Nhật Ánh và hồi ức trong văn học

Chương 2: Hồi ức và những chủ đề chính trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hồi ức trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Trang 17

Chương 1 NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HỒI ỨC TRONG VĂN HỌC

1.1 Khái niệm hồi ức

Trong tiếng Hán, “về, đi rồi trở lại nghĩa là hồi” [33; 124], “ức” có

nghĩa: 1 Nhớ tương ức: cùng nhớ nhau; 2 Ghi nhớ, nhớ chôn vào tim óc gọi là kí ức [33; 257] “Hồi ức” hiểu một cách đơn giản là nhớ lại những

điều đã qua

Từ điển tiếng Việt định nghĩa “hồi ức” là “nhớ lại điều bản thân đã

trải qua hoặc một cách có chủ định” [68; 594]

Như vậy, nếu đặt trên trục thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai, hồi

ức thuộc về quá khứ, là cái đã qua Trong Marcel Proust và vấn đề thời gian nghệ thuật, Lê Phong Tuyết cho rằng: “để tìm lại thời gian đã mất, nhà văn phải nhớ đến Hồi ức Hồi ức là cái cớ để đi ngược dòng thời gian Nhờ

hồi ức, tác giả đã tái tạo lại quá khứ, nhờ hồi ức, quá khứ và hiện tại luôngắn bó chặt chẽ với nhau” [96; 49]

Con người - chủ thể của hồi ức làm sống lại những hình ảnh, sự việctrong quá khứ từ trí nhớ của mình Do đó, hồi ức thuộc về kinh nghiệm cánhân, in đậm dấu ấn chủ thể Cùng một sự vật nhưng do sự quan tâm khácnhau, những mối liên hệ khác nhau mà hồi ức về nó trong mỗi cá nhân

không giống nhau Âm thanh và cuồng nộ - thiên tiểu thuyết nổi tiếng của

William Faulkner dày đặc những hoài nhớ Nhân vật chính Caddy khôngxuất hiện trực tiếp trong hiện tại mà chỉ hiện tồn qua hồi ức của các nhânvật khác Với Benjy, Caddy là nguồn động viên, sự chở che, vỗ về nên hìnhảnh của chị luôn gắn với ngọn lửa ấm áp, yêu thương Hình ảnh của Caddytrong tâm trí Quentin lại luôn đi kèm với mùi hương kim ngân, gắn với tìnhyêu tội lỗi của Quentin dành cho em gái Rõ ràng, hoài niệm về Caddytrong các nhân do sự chi phối tình cảm nên có sự khác nhau

Trang 18

Hồi ức có vai trò quan trọng trong sáng tạo văn học Hồi ức thường lànhững ấn tượng, những kỉ niệm sâu sắc trong quá khứ nhưng có sức ám ảnhlâu bền đối với con người Nó có thể là những bước ngoặt làm thay đổi sốphận hoặc tư tưởng, nhận thức của con người trước đó thành con người hiệntại Vì vậy, hồi ức góp phần thể hiện thế giới nội tâm của người kể Mặtkhác, tái hiện lại quá khứ cũng là cách suy ngẫm về những điều đã qua Hồi

ức, do đó là hành vi tìm lại chính mình cũng như chiêm nghiệm, suy tư vềcuộc đời

Hồi ức có thể được thể hiện thông qua những kỉ niệm, giấc mơ hayqua sự liên tưởng Sự hoài nhớ có thể bắt đầu từ một số hình ảnh, sự kiện

gợi nhắc đến quá khứ (hồi ức không chủ ý) Chẳng hạn, ở chương một của

Âm thanh và cuồng nộ, ở hiện tại, trong ngày sinh nhật lần thứ ba mươi, khi

nghe tiếng gọi "caddie" của người chơi golf, Benjy nhớ đến người chịCaddy yêu quý; khi chui qua hàng rào bị vướng, Benjy đột ngột lùi vàoquá khứ - lúc còn nhỏ hắn cũng bị vướng rào như thế khi cùng chị Caddymang lá thư tình của cậu Maury cho bà Patterson Dòng hồi ức cứ lan dần,tỏa rộng để từ đó người đọc nhận ra hai sự kiện chính: đám tang bà nội khiCaddy bảy tuổi và đám cưới của Caddy sau này Từ một điểm nhỏ không có

gì quan trọng trong hiện tại, quá khứ lan rộng, sâu theo dòng hồi ức, mởrộng thời gian và không gian, trở thành “quá khứ trong quá khứ” hay “hồi

ức trong hồi ức”

Cũng có khi người kể nhớ lại những sự việc, kỉ niệm một cách có chủ

định (hồi ức chủ ý) Trong Cái trống thiếc của Gunter Grass, nhân vật chính

Oskar ba mươi tuổi, trốn tránh xã hội trong trại tâm thần viết một cuốn tiểuthuyết tái hiện lại quá khứ của cả gia đình và bản thân Hồi ức của nhân vật bắtđầu với hình ảnh bà ngoại Anna với bốn tầng váy ngồi dưới cánh đồng khoaitây, đến cuộc hôn nhân của ba mẹ và từng chặng đường đời của nhân vật

Trang 19

Hồi ức thuộc về quá khứ - một quá khứ đã xa nên sự việc, hình ảnhđược tái hiện đôi khi không nguyên vẹn, không trùng khít với những gì đãdiễn ra trong thực tế Mức độ của sự trùng hợp còn phụ thuộc vào tâm trạngcủa người kể, vào độ dài của thời gian lâu hay mới diễn ra của sự kiện đượcnhớ lại và cả ý nghĩa của nó với người kể.

1.2 Hồi ức trong truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975

Đầu thế kỉ XX, trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách,

mối tình bi thương của Đạm Thủy – Tố Tâm được tái hiện từ hồi ức của

nhân vật Đạm Thủy Trong văn học thời chống Mỹ, Mảnh trăng cuối rừng

của Nguyễn Minh Châu cũng là sự gặp gỡ bất ngờ của Lãm và Nguyệttrong kí ức thông qua câu chuyện của người kể vào một đêm mưa trongrừng già Trường Sơn Như vậy, hồi ức không phải là điều mới mẻ trong vănhọc Việt Nam từ xưa đến nay Điều đáng lưu ý là truyện viết cho thiếu nhisau năm 1975 có sự xuất hiện nhiều của hồi ức Hiện tượng này có thể được

lí giải từ quá trình vận động, đổi mới văn học

Sau năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất Con người bước ra từhai cuộc chiến tranh phải đối diện với những vấn đề mới trong cuộc sống:vấn đề cơm áo gạo tiền, vấn đề lối sống, tư tưởng, quan hệ giữa cái “tôi” cánhân với cộng đồng Sự đề cao cái “ta” trong thời kì kháng chiến cứu nước

đã không còn thích hợp với xã hội hôm nay Trong thời bình, con người cóđiều kiện nhìn lại cái “tôi” cá nhân để chiêm nghiệm về chặng đường đãqua và tìm hướng đi cho tương lai sắp tới Ý thức mạnh mẽ về cái “tôi” vớitinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã tạo tiền đề cho văn học chuyển từ cáinhìn thế sự sang cái nhìn đời tư, lấy con người làm hệ quy chiếu đánh giánhững vấn đề xã hội Dòng chảy văn học thiếu nhi cũng không nằm ngoàiquỹ đạo chung của văn học Việt Nam Các nhà văn quay trở về với hồi ứcnhư một con đường để tìm lại chính mình và suy tư cuộc đời Do đó, hồi ứctrong truyện thiếu nhi sau năm 1975 hầu hết là hồi ức có thật trong cuộc đời

Trang 20

của người kể Tuy nhiên, những hồi ức ấy từ đời sống bước vào văn học đãđược nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của nhà văn, không hoàn toàn trùngkhít với hiện thực.

1.2.1 Hồi ức gắn với lịch sử đất nước, dân tộc

Mỗi con người cá nhân dù trưởng thành hay còn thơ dại đều khôngthể tách rời với xã hội, cộng đồng Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975vẫn có những tác phẩm đi theo mạch nguồn lịch sử đấu tranh hào hùng củadân tộc Hồi ức của người kể gắn liền với những cuộc đấu tranh anh dũng,với những giai đoạn không thể nào quên của đất nước Đó là một hành trìnhngược thời gian để tìm lại quá khứ đã qua, làm bức tranh hiện thực cácmạng trở nên sống động trước mắt người đọc Tiêu biểu cho khuynh hướng

này có thể kể đến Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán hay Dòng sông thơ ấu

của Nguyễn Quang Sáng

Tuổi thơ dữ dội được khởi thảo bên bờ Hồ Tây từ năm 1968 và hoàn

thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986 Phùng Quán đã dành gầnhai mươi năm để viết nên thiên sử thi về những chú bé trinh sát mười ba,mười bốn tuổi cùng các anh bộ đội bảo vệ chiến khu Hòa Mỹ trong nhữngngày kháng chiến chống Pháp ở Huế “Đối với đề tài tuổi nhỏ anh hùng,hình như với Phùng Quán không mất thời gian suy nghĩ và lựa chọn mà nó đã

ăn sâu vào máu thịt, vào gan ruột của ông khi kí ức tuổi thơ hiện về” [89] Bởi

vậy, nhà văn đã gọi Tuổi thơ dữ dội là bản di chúc chiến sĩ của tôi

Phùng Quán viết tác phẩm khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã lùi

xa nhưng sự khốc liệt của nó mãi dư âm trong hồi ức tác giả Cảnh thànhphố rực lửa trong đạn bom được tái hiện trong những câu văn nhói lòng:

“Mười giờ tối Cả Mặt trận thành Huế phút chốc rung lên trong tiếng gầm

nổ dữ dội của các loại súng đạn cầu vồng Nửa giờ sau, như không thể chịunổi sức nổ dồn dập, quyết liệt của quân ta, một cột lửa đỏ khé vụt dựng lênchính giữa trung tâm khu vực bọn Pháp chiếm đóng

Trang 21

Cột lửa mỗi lúc dựng cao hơn, tỏa rộng, chiếu đỏ rực cả bầu trời thànhphố” Sự khốc liệt của chiến tranh không chỉ tác động tới người lớn mà cònảnh hưởng tới số phận, cuộc đời của trẻ thơ Trong hoàn cảnh ấy, cả một thế

hệ tuổi thơ của Tổ quốc đã chẳng ngại gian nguy dấn thân vào cuộc chiến.Ban đầu, Mừng tham gia vào "Vệ quốc đoàn" vì muốn hái lá tầm gửi trongsân huấn luyện để chữa hen suyễn cho mẹ Hiền hồi còn đi học thích xemxiếc, “bao nhiêu gánh xiếc đến Huế không bỏ buổi nào”, đến khi đi chiếnđấu, em vẫn muốn tập xiếc Quỳnh sơn ca, Lượm, Vịnh sưa đều bỏ nhà đitheo cách mạng Các em từ những đứa trẻ non nớt, hồn nhiên dần trưởngthành Khói đạn, máu và nước mắt của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đãtôi luyện trẻ thơ thành những chiến sĩ thực thụ trong chiến đấu Số phận các

em gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc, trải qua sónggió và cả những mất mát, hi sinh Cái chết của Mừng, Vịnh sưa đều là khiđang làm nhiệm vụ Những em bé Gavroche của Việt Nam đã trở thànhnhững anh hùng

Tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng cũng tiếp nối

đề tài cách mạng Các nhân vật đều chủ động tham gia hoặc bị chi phối bởinhững biến động lịch sử mà bước ngoặt lớn nhất là cuộc cách mạng thángTám - 1945 Hiện thực phức tạp và dữ dội của làng Mỹ Luông trong nhữngnăm tháng đấu tranh được tạo dựng từ trở về quá khứ trong hoài nhớ củanhân vật Minh Hoài niệm dù đã lui vào dĩ vãng nhưng nó vẫn là một phần

của cuộc sống và gắn kết quá khứ với hiện tại hôm nay: “Nỗi nhớ của con người có lúc nó nằm yên rồi chợt gặp một dáng đi, giọng nói của ai đó, hoặc gặp một bài hát mà nó hay hát, nỗi nhớ lại dâng lên cuồn cuộn như sóng Và

kỷ niệm như những con thuyền trăn trở không yên” Từ hiện tại trở về sau bao năm tháng xa quê, người kể chuyện – nhân vật “tôi” ngược dòng quá khứ, tái hiện những năm tháng tuổi thơ với cuộc khởi nghĩa chống Pháp, Nhật, với lá

cờ cách mạng rừng rực trên cột dây thép và những bạo động tôn giáo với HòaHảo Trong nguồn sáng của những kỉ niệm, câu chuyện cách mạng giống nhưmột lời tâm tình bình dị mà vẫn bi tráng, hào hùng

Trang 22

Làng Mỹ Luông vốn có truyền thống cách mạng Những năm bamươi, lá cờ sao vàng treo trên cột dây thép làm “sáng cả lòng người”.Nhưng dưới sự đàn áp của địch, làng bị phân rã bởi sự nổi lên của các giáophái như Hòa Hảo, Tin lành Theo mạch hồi tưởng của nhân vật “tôi”, dòngchảy quá khứ tiếp tục tuôn dài trong những ngày tổng khởi nghĩa, cờ đỏ saovàng tung bay “như mùa hoa đến ngày nở rộ” Khi kháng chiến nổ ra,những con người chân chất đồng lòng đi theo “tiếng sơn hà nguy biến” nhưnhững cánh buồm trên sông đồng loạt giương lên trong mùa gió chướng Sốphận người dân làng gắn bó chặt chẽ với mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên,mang trong nó sự biến động mạnh mẽ của thời đại

Trong thiên sử thi này, dòng sông Cửu Long trở thành một chứngnhân lịch sử Dòng sông khi đục, khi trong, khi hiền hòa lặng sóng, khi tràntrề nước lũ lắng đọng phù sa Dòng sông với những chiếc xuồng cắm cò đỏsao vàng nối đuôi nhau san sát bập bềnh trên sóng nước trong ngày giànhchính quyền Dòng sông “căng lên nổi màu phù sa ngầu đỏ, vừa hăm hởvừa giục giã vừa cuồn cuộn như muốn cuốn theo cây cỏ hai bên bờ đổ rabiển” trong trận đánh đầu tiên của làng Sông Cửu Long đã trở thành biểutượng cho hiện thực cách mạng sống động của làng

Hoài niệm về tuổi thơ khói lửa mở ra những trang viết bi tráng, hàohùng, nối tiếp mạch nguồn ngợi ca cách mạng Nhưng như hai mặt của mộtvấn đề, đằng sau tấm huy chương rực rỡ mang tên chiến công vẫn tồn tạigóc khuất thương đau Hồi tưởng lại những năm tháng đã qua cũng là mộtphương cách để các nhà văn nhìn thẳng vào cuộc chiến, chiêm nghiệm quákhứ bằng cái nhìn đa chiều

Cuộc chiến tranh vệ quốc trong Tuổi thơ dữ dội không chỉ có lòng

quả cảm, chiến công mà còn hiện hữu những sai lầm tác động đến vậnmệnh con người Cùng với sự trưởng thành của những cậu bé trinh sát anhhùng là sự quay đầu, ngả về phía địch của Kim Nỗi oan ức của của cậu bé

Trang 23

Mừng bị lãnh đạo nghi là Việt gian trở thành nỗi đau đớn xót xa khi câu nóitrước lúc nằm xuống là nỗi khẩn cầu: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việtgian nữa anh hí!” - lời cầu xin khẩn thiết cuối cùng “yếu ớt và nhỏ gần nhưmột hơi thở, nhưng trong khoảnh khắc ấy đã trùm lấp cả tiếng bom đạngiặc, và cả tỉếng sấm rền của trận địa mìn đã làm tanh bành hơn hai đại đội

giặc” Ở Dòng sông thơ ấu, xen lẫn những nốt nhạc hùng của những con

người kiên cường đứng lên là những nốt buồn trầm, lạc điệu Tư Ghe chaođảo, ngả nghiêng giữa hai ngả đường cách mạng và giáo phái Hòa Hảo Ủyviên quân sự đầu tiên của chính quyền cánh mạng ở làng “vốn là chủ tiệmcầm đồ” hèn nhát, cứng nhắc Những vết khắc trên mặt trái tấm huy chương

ấy, một thời chúng ta không dám đối diện những vẫn tồn tại trong hiện thực

đã qua và giờ đây mới có cơ hội để nhìn lại, chiêm nghiệm và nghĩ suy

Với đề tài cách mạng, các tác giả vẫn tiếp tục cảm hứng ngợi canhững chiến công anh hùng của quân và dân trong những ngày lửa đạnkhông thể quên Tuy nhiên, trong hành trình hoài niệm xuôi dòng về quákhứ, chiến tranh được nhìn nhận trong cái nhìn đa chiều, không né tránhmặt trái đau thương hay những góc khuất sự thật Sự trải nghiệm, suy tưlắng qua thời gian của các tác giả làm tăng thêm chiều sâu trong cái nhìnhiện thực

1.2.2 Hồi ức về quê hương

Lấy hồi ức tuổi thơ làm chất liệu, người kể thường đứng ở vị trí đã xa

cả về không gian và thời gian để hoài niệm về quê hương yêu dấu Hồi ức

về những miền quê là hồi ức về không gian trong một thời đoạn đã qua, nay

đã khác so với hiện tại Nếu những trang viết về chiến tranh mang âmhưởng hào hùng, bi tráng thì những trang viết về miền quê trong kỉ niệm lạichất chồng nhớ thương, da diết như những vần thơ

Quê hương – nơi chôn rau cắt rốn không chỉ là chốn đi về mà còn làbến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần cho con người trong suốt cuộc đời

Trang 24

Nơi ấy gắn liền với quãng đời thơ bé Vì vậy, viết về quê hương là nhu cầurất đỗi tự nhiên của nhà văn, đặc biệt là những cây bút viết cho thiếu nhi.Quê hương trong hồi ức của truyện viết cho thiếu nhi thường là không gian

có thực gắn với tuổi thơ của chính tác giả Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

là những mảnh ghép kí ức xa xôi của nhân vật “tôi” từ những ngày đầu thơdại đến năm mười lăm tuổi Hành trình trở ngược thời gian cũng là cuộc táitạo hình ảnh làng quê bình dị, thân quen trong cái nhìn trong veo của contrẻ: từ cái ao cạnh cổng chùa “mùa mưa nước đầy đỏ ngàu màu đất sét” đếnvườn nhà đất xấu, cây trồng cằn cỗi; từ những thanh âm “lao xao” cả ngàyđêm trong mùa hè đến những ngôi mộ bên đường – chứng tích cho số phận

những con người khốn khó Cậu bé Thư (Miền thơ ấu – Vũ Thư Hiên)

không sinh ra ở làng nhưng những ngày tháng sống cùng cô Gái nơi thônquê đã tạo nên sợi dây gắn bó với quê hương Quê nội trong mắt cậu bé thịthành là những gì quen thuộc nhất xung quanh mình, là ngôi nhà lưu dấuvết của các thế hệ nối tiếp nhau, là thức quà quê bánh “sâu” gắn với niềmvui con trẻ, là cả một thế giới lạ mắt và thú vị bên bờ ao bác Cố, là gácchuông nhà thờ “in những nét như cắt trên nền trời bên trên màu xanh đậmcủa những lũy tre” mà sau này vẫn đọng lại trong tâm hồn khi Thư trở về

Hà Nội Làng quê gắn với trò câu cá, những buổi chợ theo cô đi bán thuốccủa cậu bé xa gia đình Làng quê được bao phủ trong hoài niệm nhớ thương

dường như đẹp hơn, lung linh hơn Trong Miền xanh thẳm của Trần Hoài

Dương, cậu bé Thiện không có may mắn được gắn bó với quê nhà HảiDương Do vậy, kí ức chỉ là những kỉ niệm rời rạc, không rõ nét, “ẩn hiệnqua một lớp sương mù lúc đậm lúc nhạt”, bị nhòe mờ bởi sức mạnh thờigian Tuy nhiên, hồi tưởng lại quê hương, dòng suy tư nhân vật vẫn hé lộhình ảnh ngôi nhà ấu thơ Đó là ngôi biệt thự khá lớn với hàng rào phủ hoatigôn, với mảnh vườn mà mùa xuân cây đào bung ra những bông ra màuhồng phấn, với mùi hương của bông ngọc lan vô tình rơi vào túi áo Như

Trang 25

vậy, quê hương là những gì bình dị, gắn bó thân quen nhất với tuổi thơ.Cảnh sắc thiên nhiên, tạo vật là cái nôi nuôi dưỡng tình yêu quê hương,làng xóm và lớn hơn là tình yêu nước sau này.

Hồi ức vẽ nên một làng quê không chỉ thân quen, bình dị với thiênnhiên vạn vật mà còn mang đậm nét văn hóa, phong tục đặc trưng của con

người từng vùng miền Trong Tuổi thơ im lặng, cảm nhận về làng quê là

cảm nhận từ vỉa tầng văn hóa truyền thống của thôn quê Bắc Bộ, từ “thếđất” đặc trưng của làng đến những nét sinh hoạt ngày tết vang tiếng pháoran, “con giai lớn tuổi mặt hồng vì rượu”, “con gái vì giầu cay, môi đỏ nhưson, đỏng đà đỏng đảnh” Những hội làng đến như một giấc mơ: hội vật, hátchèo, đánh đu, trở thành những phần kí ức bền chặt trong tâm thức tác giả

Dòng sông thơ ấu là thiên sử thi về những ngày hào hùng tháng Tám

-1945 nhưng cái hồn của tiểu thuyết lại là nếp ăn, nếp ở của con người Nam

Bộ gắn với từng mùa nước Cửu Long giang “Có cảnh nhà, cảnh làng với

nước ròng, nước ngập Có cảnh bẫy chim, bắt cá, có không khí đình đám,hội hè… với những con người mang dáng dấp, tích cách đậm đà đặc sắcNam Bộ Những sinh hoạt thường ngày, những công việc, ngành nghề đượcmiêu tả cụ thể rành rọt đến nỗi có thể nhận lầm là một tiểu thuyết phongtục” [46] Làng quê từ Bắc tới Nam mang đậm dấu ấn văn hóa của từngvùng miền trên đất nước, trở thành phần kí ức sâu thẳm gắn với niềm tự hàotrong mỗi con người đất Việt

Cùng với sự phát triển trường hoạt động theo chiều dài thời gian,không gian từ làng quê có thể được mở rộng thành những vùng đất khác nơinhân vật đã đi qua Hồi ức về những miền quê khác làm phong phú thêm

cảnh sắc đất nước, con người Việt Nam Hành trình ngày thơ ấu của Dương

Thu Hương đúng như tên gọi, là một cuộc hành trình trong tâm tưởngngược dòng thời gian trở về quá khứ khi nhân vật tôi (Bê) còn mười hai tuổi

ở thị trấn Rêu Thị trấn có dãy phố cũ và mới phân cách bởi đường xe lửa,

Trang 26

có dòng sông “nước xanh như thể pha màu lá non” Trẻ thơ với thứ quangnăng diệu kì khi nhìn thế giới đã đặt tên cho dòng sông là sông Xanh, gò đấttrên sông là đảo Hoa Vàng Không gian mở rộng theo hành trình đi tìm bốcủa Bê và Loan, tới thị trấn xa xôi với những người dân tộc Tày, Nùng, tớibản Muốn, đồn biên phòng Khậu Phai Mỗi vùng đất gắn với mỗi chuyếnphiêu lưu, với những con người đáng nhớ.

Hoài nhớ từ Miền xanh thẳm của nhân vật Thiện đưa độc giả trở về

với những địa danh trong những năm tháng đã xa xôi Thiên nhiên đượcnhìn từ cặp mắt trẻ thơ trong trẻo đến lạ thường Bắc Giang với cậu học trònhỏ là “Những triền đồi thoai thoải, những con đường mòn son đỏ ẩn hiệngiữa những bụi sim mua, những làn gió heo may rải đồng, những cây sausau thân trắng mốc, lá vàng chanh run rẩy trong gió lạnh, những cánh bãimiên man những cây chè đồng, cây chổi suể hoa vàng có mùi bạc hà thơmmát, những chân trời xa tít tắp”; Bãi Trại – vùng đồi thấp, đất khô cằn lẫnnhiều đá sỏi in kỉ niệm những ngày tản cư vất vả nhưng đẹp mơ màng khikhoác tấm áo mơ vàng của mùa thu Và người bạn thiên nhiên ấy vẫn “hàophóng bày ra cơ man nào hoa quả mời mọc, chiêu đãi chúng tôi, những đứatrẻ lăn lóc suốt ngày trên các bờ bãi”; Đặc biệt, Hà Nội trong dòng chảy hồi

ức đẹp như một bức gấm thêu rực rỡ Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, có ngườibán kẹo già in sâu vào trí nhớ những ngày bé thơ Hà Nội có cây cơm nguộivòng lá vàng rực trên phố Lý Thường Kiệt, cây bàng cổ thụ ở Tràng Thi, cóchùa Trấn Quốc “rêu phong mơ màng trong sương”

“Kí ức liên tiếp làm căng ta bằng những con đường, những vùng đất

đi qua, chưa đến hoặc không trở lại” (Vi Thùy Linh) Những ấn tượng,những hình ảnh lưu lại về quê hương và những vùng đất từng in dấu chântrong hành trình lội ngược dòng về quá khứ làm nên một phương diện tìnhcảm của thế giới trẻ thơ Tình yêu quê hương xứ sở, lòng tự hào về văn hóa,phong tục là của mỗi cá nhân nhưng đã chạm đến bản sắc chung của cảcộng đồng Bởi vậy, nó tạo nên sự rung động cảm xúc ngân vang trong mọitâm hồn độc giả

Trang 27

1.2.3 Hồi ức về gia đình

Gắn kết chặt chẽ với hồi ức về quê hương là những kỉ niệm về giađình, bên những người thân đang còn hay đã khuất Gia đình – trước hết làcội nguồn sinh dưỡng, là vòng tay ấm áp chở che Những trang viết vềngười bà, về cha mẹ - những đấng sinh thành bao giờ cũng là những trangvăn xúc động nhất trong lòng người

Trong Tuổi thơ im lặng, những mảnh ghép kí ức nằm sâu và bền chặt

trong tâm trí làm hiện diện những gương mặt người thân Bà nội gầy, vaimỏng tanh, lặng lẽ như chiếc bóng, hiền như đất nhưng luôn là chỗ dựa tinhthần cho con cháu Hình ảnh người bà trong hoài nhớ nâng lên thành biểutượng cho thiên tính của người phụ nữ, cho sức mạnh và thanh trừ cái ác.Những câu ca dao bà ru dạy con cháu nên người Có một người bà như thế,con cháu không thể sống hư, sống ác Những hạt bụi thời gian không làmnhòe mờ gương mặt người thân mà ngày càng trở nên sáng tỏ Người cha

có những ngón chân khum khum - “đôi chân vất vả” dãi nắng dầm sươngthành bệnh để giữ cho đôi chân con thật khỏe, đi thật xa Người mẹ đôi vaigầy nứt ra rớm máu vì gánh gồng Những dấu vết trên đôi chân cha, đôi vai

mẹ là chứng tích thời gian, là tấm huy chương của tình thương vô bờ theonhân vật “tôi” suốt cuộc đời

Dòng sông thơ ấu ghi nhớ hình ảnh bà nội – người bà đã viết nên một

phần kí ức trong Minh Bà nối kết quá khứ với hiện tại bằng những câuchuyện kể về ông sơ, ông cố, ông nội, về nghĩa tình vợ chồng của cha mẹMinh Theo dòng mạch hoài niệm, hình ảnh bà cố cũng được tái hiện chânthực Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở làng, tiếng súng đạnthổi bùng sự sợ hãi của mọi người, trừ bà cố Bà cố “tay lần hạt chuỗi, môimấp máy, lầm thầm”, “với đôi mắt hiền từ, và nụ cười trải rộng trên nhữnggương mặt nhăn nheo” khiến chị em Minh bình tĩnh Bà đưa những đứa

Trang 28

cháu vào một nơi yên tĩnh trong cõi riêng của bà Đến với bà là trở về vớicội nguồn của sự chở che mang sức mạnh lạ kì Và tình yêu thương còn trảitheo gương mặt của cha, dáng hình gầy của mẹ Hồi ức về người cha mangtheo cả những trải nghiệm triết lí ông rút ra từ chính cuộc đời Chiêmnghiệm về con người cũng như cái nghề thợ bạc: “muốn biết vàng thau thì

phải thử lửa Đã là vàng giả thì nó bóng loáng là như vậy”, “đãi người để quy về một mối mới là khó Người lúc đầu tưởng là vàng lại hóa ra là cát”.

Gia đình là nơi sinh thành con người và cũng là nơi tạo khởi truyền

thống can đảm, gan góc, tinh thần chính nghĩa Dòng sông thơ ấu – thiên

tiểu thuyết đã ghi lại lịch sử của cả một dòng họ qua ba thế hệ trong biếnđộng thời đại Những con người chân chất, thuần hậu, phóng khoáng nhưchính cây lúa, dòng sông quê nhà Hồi ức về những người thân yêu tỏa sángvới mạch nguồn truyền thống can đảm, bất khuất trong dòng họ, lắng sâutrong những triết lí về cuộc đời Ông nội Minh là người nóng tính, từngchém tên hương quản ức hiếp dân lành Những người cùng đinh “khi gặpđiều oan ức lại đến thưa với ông” Hình ảnh ông nội biểu tượng tinh thầnhào hiệp, trượng nghĩa của con người Nam Bộ Truyền thống gia đình nhưngọn lửa được truyền nối từng thế hệ Người cha - ông Hai thợ bạc cũnggiúp người chẳng tính công Đến anh em Minh – những người con lớn lêntrong khói lửa chiến tranh, ngọn lửa truyền thống gia đình vẫn cháy sáng,trở thành lòng nồng nàn yêu nước, tham gia cách mạng từ khi còn nhỏ tuổi

Những gương mặt người thân được tái hiện từ hồi ức của người kể cómột khoảng cách so với hiện tại Với khoảng cách thời gian này, người kể(thường là nhân vật “tôi”) có điều kiện để trải nghiệm, suy tư về quá khứ

Cô Gái (Miền thơ ấu) “ra sức nặn tôi từ một tên nhóc vô thần thành một con

chiên ngoan” Quá trình rèn luyện của cô có khi chiều chuộng nhưng chủyếu là những lời mắng mỏ Sự đánh giá không dựa trên sự quy chụp mà từ

Trang 29

cái nhìn đa chiều: “Có thể nghĩ rằng vì yêu tôi nên bà mới khổ công làmviệc đó Khổ công, bởi tôi rất khó nặn”, “Nhưng cũng có thể nghĩ rằng bàlàm thế là do bản năng của kẻ cuồng tín, bản năng này bộc lộ trong khátvọng tròng vào cổ đồng loại niềm tin của họ, bắt đồng loại tin cái mà họ tin,sùng bái cái mà họ sùng bái” Cô khó tính, lạnh lùng, khó gần nhưng đầybản lĩnh Cô luôn canh chừng cô Thiệp vì sợ mất đồ nhưng sẵn sàng lờ đikhi biết Thư đem gạo giúp chú Khóa Sự vênh lệch trái chiều được nhậndiện từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” – người cháu tạo nên chiều sâu triết lí.Con người không giản đơn một chiều mà có sự phức tạp, đôi khi là cả sựđan xen giữa tốt – xấu, thiện – ác Nhìn nhận về bản chất con người khôngthể bằng sự phân định rạch ròi mà từ cái nhìn đa chiều.

Hồi ức là nền tảng, là điểm tựa để trở về quá khứ Trong hành trìnhngược dòng thời gian ấy, cuộc sống được tiếp nhận thông qua lăng kính đặcbiệt: con mắt của trẻ thơ Với góc nhìn này, thế giới đối tồn tại với logic vànguyên tắc riêng mà người lớn không thể hiểu hết Sự chênh lệch giữa haigóc nhìn cùng với sự cố chấp của người lớn tạo ra hố sâu ngăn cách những

con người trong một gia đình Người mẹ trong Hành trình ngày thơ ấu

thương Bê nhưng không lắng nghe con Quan niệm áp đặt “người học tròngoan chỉ có mỗi nhiệm vụ: lắng nghe và học hỏi thầy”, không xét tư cáchcủa thầy khiến Bê trở thành đứa con hư trong mắt mẹ Vết thương tâm hồnkhông chỉ vì đòn roi mà còn vì sự thờ ơ của người thân yêu nhất: “Sự imlặng của mẹ khiến tôi cảm thấy tôi đã chết rồi Tôi đã chết thật” Quyết định

bỏ nhà đi tìm bố thực ra là sự phản ứng mạnh mẽ trước nỗi uất ức của cô

bé Ngòi bút tác giả tinh nhạy trong sự nắm bắt trạng thái tâm lí của nhânvật, đồng thời tạo ra sự trăn trở, suy tư về thái độ, cách nhìn bao dung củangười lớn đối với trẻ thơ

Sự phức tạp của cuộc sống nhiều biến đổi khiến mái ấm gia đình đôikhi không còn là chốn bình yên trong lòng mỗi người con Tâm hồn nhạy

Trang 30

cảm của cậu bé Thiện (Miền xanh thẳm) nhận ra những rạn nứt trong ngôi

nhà tưởng như êm ấm, hòa thuận Bố Thiện lấy hai người vợ - vốn là hai chị

em Người vợ sau mà Thiện gọi là “cô” dường như không yêu quý hai chị

cả của cậu bé Đằng sau sự yên bình “suốt trong mấy chục năm, chưa baogiờ có một câu nói nặng lời, một cử chỉ gì gây xức phạm đối với người nàyngười khác” là “không khí uể oải, buồn chán, lạnh lùng, một sự không bằnglòng do một nguyên nhân thầm kín nào đó không dễ nói ra chi phối” Sựtúng quẫn về kinh tế khiến không khí gia đình càng trầm uất, nặng nề hơn.Cậu bé Thiện từ lúc mười một, mười hai tuổi đã mang mặc cảm có tội, làgánh nặng của gia đình, không tự kiếm sống ăn nhờ vào những người thân

Men theo kí ức, từng góc sâu nội tâm nhân vật được bộc lộ Đi cùngnhững rạn nứt trong tình cảm gia đình vốn thiêng liêng, cao đẹp là những

đổ vỡ trong tâm hồn trẻ thơ Thế giới trẻ thơ không chỉ có màu hồng màcòn những gam màu buồn, sắc lạnh Tuy nhiên, nhân vật không bị nhấnchìm bởi những ẩn ức, những vệt mờ tâm lí Trong chiều sâu của ý nghĩanhân sinh, các tác giả luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện, sự vươn lên khỏi

nghịch cảnh Do vậy, Hành trình ngày thơ ấu, Miền xanh thẳm không

nặng nề mà luôn hướng tới ngày mai, sáng lên tinh thần lạc quan, yêu đời,yêu cuộc sống

1.2.4 Hồi ức về mái trường

Hồi ức về những năm tháng ấu thơ không thể thiếu vắng kỉ niệm vềngôi trường Sau gia đình, trường học là ngôi nhà thứ hai nơi trẻ em gắn bónhiều nhất, là nơi hình thành các mối quan hệ xã hội đầu tiên của cuộc đời.Theo dòng chảy hoài niệm của người kể, hình ảnh ngôi trường được khắctạc chân thực, gần gũi, giản dị và đơn sơ Đó có thể là ngôi trường nằm bên

con đường nhựa, đối diện với trường dạy nghề dệt của Minh trong Dòng sông thơ ấu; là ngôi trường có vách đất, mái lợp lá gồi mà thầy trò phải đổ công sức xây dựng của Thiện trong Miền xanh thẳm Sức mạnh của thời

Trang 31

gian không thể xóa đi mọi ấn tượng về ngôi trường mà các em từng gắn bó,quen thuộc

Trong kí ức xưa cũ của Bê (Hành trình ngày thơ ấu), ngôi trường

luôn rực rỡ sắc màu: sắc xanh của cỏ, sắc vàng hoa kim phượng và sắc đỏphượng vĩ, những con chuồn chuồn óng ánh lượn trên khung trời lơ vànhững váy áo lụa xanh, lụa hồng, những chiếc mũ dán giấy tráng kim lấplánh dưới ánh đèn liên hoan Đó là cả thế giới mà dưới cái nhìn trẻ thơ, cáibàn bóng một bên vênh, một bên có khe nứt hay phòng thí nghiệm với dãychai lọ hình thù lạ lẫm cũng trở thành thế giới kì thú, hấp dẫn Hồi ức chảytrôi từ quá khứ đến hiện tại, để sau bao năm trở về thăm trường, Bê - cô gái

đã trưởng thành vẫn thấy: “Những tán kim phượng hoe vàng cũng nhưnhững bông phượng vĩ đỏ có nhụy mà chúng tôi thường chơi chọi gà nởrung rinh trên đầu tôi Chúng là bông hoa của dĩ vãng Một dĩ vãng khôngthể nào phai nhạt” Tình cảm gắn bó với ngôi trường là tình cảm nguyên sơđẹp của tuổi học trò Kỉ niệm cùng niềm mến yêu đan cài nhau khiến hìnhảnh ngôi trường bỗng lung linh tươi sáng trong kí ức

Theo quy luật của trí nhớ, những gì gần gũi hoặc ấn tượng với chủthể sẽ in sâu vào tâm trí Với ý nghĩa là không gian nghệ thuật, ngôi trường

là nơi chốn quen thuộc, gần gũi để tác giả đặt vào đó các kỉ niệm của tuổithơ Ngôi trường, ngoài ý nghĩa là nơi để học tập kiến thức, đối với các tácgiả, còn là nơi chốn bình yên để kiếm tìm khát vọng và những tình cảm caoquý, thiêng liêng

Trong Dòng sông thơ ấu, kí ức về trường học rất ngắn ngủi so với

những dằng dặc hoài nhớ về đất và người Nam Bộ nhưng lại là những trangvăn xúc động về những người thầy thắp sáng ngọn lửa yêu nước, truyền thốngcách mạng kiên cường Giáo dục không đến từ những triết lí khô khan mà từtấm lòng của những người thầy tâm huyết Những lời dạy ngoài sách vở củathầy Hưng, những bài hát dạy cho học trò của thầy Ngọc đã nhen lên tinh thầnyêu nước trong tâm hồn non nớt của các em Nó “như một hạt giống gieo

Trang 32

xuống, nảy mầm, thành gốc, thành rễ sâu xa trong trí não”, để thế hệ trẻ vùngsông nước lựa chọn tiếp nước con đường cách mạng.

Ngôi trường còn là nơi chốn bình yên bao bọc trẻ thơ trong bầu khíquyển của tình yêu thương Dù vất vả, gian khổ nhưng những ngày thángsống dưới mái trường đã xóa đi mặc cảm gánh nặng trong tâm hồn non nớtcủa Thiện: “Ăn uống kham khổ, ở chật chội, đèn đóm tù mù, nói chung mọithứ đều kém xa Hà Nội nhưng tôi thấy thanh thản vô cùng” Mái trườngthành ngôi nhà thứ hai và những người thầy, người bạn là những người thânthiết ruột thịt Các nhân vật đều mang một trái tim yêu thương với bạn bè,thầy cô, sống với nhau bằng tấm chân tình giản dị, sẻ chia, không có sự dốitrá, lọc lừa Anh Nhu giống như người anh cả luôn chăm lo cho Thiện từchuyện học hành, ăn uống đến ngủ nghỉ Bảo vừa là người bạn, vừa là

người anh luôn bênh vực cậu học trò nghèo (Dòng sông thơ ấu) Thầy Thế

không chỉ là giáo viên chủ nhiệm mà còn là người bố hiền hậu, công bằng

Cậu bé Ly ốm yếu sẵn sàng nhận lỗi để Bê được tiếp tục đi học (Hành trình ngày thơ ấu) Dưới mái trường thân yêu, các em lớn lên trong sự đùm

bọc, sẻ chia và cũng là người trao đi yêu thương, kính trọng thầy cô, yêumến bạn bè Thế giới ấy không có những toan tính phức tạp của người lớn

mà sâu đậm tình người

Hồi ức về những ngày đến trường có khi được đong đếm bằng nỗi vất

vả, cực nhọc vốn không có đáng có ở lứa tuổi hồn nhiên Thấm đượm màu

sắc, âm điệu vùng cao, tác phẩm Đường về với mẹ chữ được nhà văn Vi

Hồng kể từ kí ức sâu thẳm về những ngày gian nan, vất vả đến trường.Trong nếp nghĩ của người Tày, những gì quý giá, sinh sôi nẩy nở được gọi

là mẹ (mẹ đá, mẹ nước) Nhà trường, nơi sinh nở chữ nghĩa kiến thức cũng

là mẹ “Mẹ chữ” Lương Ngọc Quyến - trường cấp ba đầu tiên của TháiNguyên đã nuôi dưỡng khát vọng tri thức, hiểu biết cháy bỏng của nhữnghọc sinh vùng núi rừng Cao Bằng: “Nghèo chữ hồn lắt lay như đèn trước

Trang 33

gió/ Người giỏi chữ rộng đường suy nghĩ” Nhờ khát vọng ấy, các em cóthể vượt qua chặng đường gian khổ đi bộ mấy ngày đêm xuyên những cánhrừng rậm hoang sơ với bao hiểm nguy rình rập Những lần đối đầu với hổ

dữ, rắn rết hay quãng đường xa xôi ngủ đêm ngoài rừng trong miền kí ứcgiờ đã xa xôi, được kể từ điểm nhìn trẻ thơ vừa chân thực, sinh động, vừa kì

lạ như những câu chuyện bí ẩn của núi rừng

Miền xanh thẳm được xem như hành trình vượt khó vươn lên để đến

trường của nhân vật Thiện cùng bạn bè Hoàn cảnh nghèo khó khiến conđường học hành để đến với chân trời mơ ước của các em trở thành conđường đầy gian truân, khổ ải Nhóm học trò nghèo Nhu, Hoàng, Bảo, Thiện

đã chung sức làm đủ nghề để kiếm sống, để có tiền theo học tới cùng, từviệc phụ bếp, phụ hồ đến chuyển gạch ngói, tre nứa, xi măng Thời niênthiếu trong hồi ức thấm nước mắt và ứa máu qua nhiều trang văn Nhân vậtđược đặt trong những thử thách, những gian truân của cuộc đời trở thànhcon người “nếm trải” Những vất vả từ tuổi ấu thơ, tuổi niên thiếu khôngthể xóa mờ mà càng làm lấp lánh khát khao học tập chiếm lĩnh tri thức Trẻthơ trong hoàn cảnh nào cũng thể hiện nội lực tiềm tàng, khát vọng sốngmãnh liệt ẩn chứa tinh thần nhân văn sâu sắc

Trong sự phức tạp, biến động của cuộc sống, mái trường cũng tồn tại

những phân rẽ đối lập giữa tốt – xấu Hành trình ngày thơ ấu hiện hữu

những bóng dáng của người thầy trung thực như thầy Thế nhưng cũng tồntại những con người mất nhân phẩm, bỉ ổi như thầy Gia, cứng nhắc và bấtcông như bà hiệu trưởng; có những người bạn trung thực như Bê, Loan, Lynhưng cũng có người vì sợ hãi mà lừa dối, phản bội niềm tin của bạn bènhư Bội Hiện thực bộn bề từ cuộc đời bước vào trang văn với góc nhìn đadiện, có cả mặt tốt và mặt trái tạo nên những nghĩ suy trong lòng độc giả.Quan niệm truyền thống luôn coi trọng và đòi hỏi sự mực thước tuyệt đối

của người thầy Dương Thu Hương trong Hành trình ngày thơ ấu đã phản

Trang 34

ánh sự thay đổi về quan niệm đạo đức của những người đứng trên bục giảngkhi hiện thực cuộc sống đã khác xưa Điều này được phản ánh rõ nét trongchương 2 khi tác giả có sự phân biệt giữa “người thầy” và “ông thầy”, giữa

sự tôn trọng, kính mến những con người hiền hậu với sự khinh ghét thầygiáo mất nhân cách

Hồi ức trong truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 có sự hòa trộngiữa hư cấu và phi hư cấu, giữa sự kiện có thật trong cuộc đời tác giả vớinhững chi tiết tưởng tượng tạo nên những trang văn đa sắc, đa âm, vừa trữtình hoài niệm, vừa triết lí suy tư Từ những cảm hứng về đất nước, quêhương, gia đình và mái trường, hồi ức mở rộng hơn theo trường liên tưởngcủa người kể Nó đánh dấu sự biến đổi đáng kể của tư duy văn học trở vềcon người cá nhân với những bình diện mới mẻ

1.3 Nguyễn Nhật Ánh – con người và quan niệm văn chương

1.3.1 Vài nét về cuộc đời, con người Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh từng tâm sự: “Thực ra những gì lung linh nhất,đáng quan tâm nhất của con người một nhà văn thì đã được tác giả giớithiệu, gửi gắm qua các tác phẩm cả rồi Những gì còn lại ngoài đời chỉ lànhững cái gạch đầu dòng khô khan mà thôi” Dẫu vậy, nhà văn làng Đo Đoluôn có “Một chút gì để nhớ”, luôn đọng lại trong tâm trí độc giả ấn tượng

về những thăng trầm cuộc đời, trên hết là tấm lòng tin yêu cuộc sống vàlòng say nghề, mến trẻ Tìm hiểu cuộc đời, con người Nguyễn Nhật Ánh,chúng tôi chỉ lưu ý tới những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tạonghệ thuật của nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh sinh ra ở Quảng Nam – tỉnh nằm ngay giữa khúcruột miền Trung nối hai đầu đất nước Đúng như tên gọi, đây cũng là vùngđất lớn mở rộng tầm nhìn về phương Nam của Tổ quốc Xứ Quảng có sự đadạng về địa hình gồm những ngọn núi cao, bãi cát dài và cả những con sông

Trang 35

lớn như Cẩm Lệ, Thu Bồn lắng đọng phù sa tạo nên những bãi bồi màu

mỡ ven sông

Những năm tháng tuổi thơ đã gieo vào lòng Nguyễn Nhật Ánh tìnhyêu quê hương, vạn vật Cùng ở Quảng Nam, nhưng nếu vùng quê Đại Hòacủa Võ Quảng khá trù phú với những nương bãi được bồi đắp bởi sông ThuBồn và Vu Gia thì miền quê Thăng Bình của Nguyễn Nhật Ánh lại tươngđối khắc nghiệt Vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừngrậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu Còn vùng ven biển là đất cát mênhmông, trắng xóa “Cát ròng ròng tuôn chảy dưới lòng chân” (thơ Ý Nhi)

Nguyễn Nhật Ánh gắn bó với làng Đo Đo – nơi “chôn nhau cắt rốn”trong tám năm đầu đời nhưng những kỉ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó đã khắctạc trong tâm hồn nhà văn Chợ Đo Đo ở chỗ “quán gò đi lên” chỉ họp vềđêm, với những quán tạp hóa nhỏ như một thế giới lộng lẫy sắc màu trongcon mắt Nguyễn Nhật Ánh thuở còn thơ Tên chợ xuất phát từ tích quan về

đo đất, đo đi đo lại nên thành chợ Đo Đo Cái tên thể hiện sự hồn nhiêntrong quan niệm người dân, “sống dai dẳng như chính đất đai xứ sở, nhưchính cuộc sống hồn nhiên của dân gian, không tốn giấy mực cho họp hành,nghiên cứu, hàn lâm” Làng Đo Đo mang nét chung như mọi làng quê kháctrên dải đất hình chữ S nhưng vẫn có nét đặc trưng riêng với rừng sim, đồitrâm, những ngôi nhà nhỏ giản dị, giếng đá đầy rêu, với những thức quàgiản dị như thị, như củ nén, những con người nghĩa tình Tất cả trở thànhnỗi nhớ sâu đậm, thành kí ức không phai để mỗi lần trở về, người con xa xứrưng rưng nỗi niềm: “Mỗi lần về quê tôi (Nguyễn Nhật Ánh) lại bắt gặptrong mình sự rung động, nhất là những lúc đi trên con đường làng quenthuộc thời ấu thơ Lúc đó bao nhiêu kỷ niệm ùa về ” [35] Những kỉ niệm

ấy in bóng trong những sáng tác của nhà văn, làm nên những trang văn xuôiđẫm chất thơ: “Hầu hết các trang văn xuôi thơ mộng nhất của anh đều gợilên không khí của một vùng miền quê yên ả” [72; 56]

Trang 36

Trừ tuổi thơ êm đềm bên gia đình, Nguyễn Nhật Ánh chịu nhiềuthăng trầm, vất vả trong những năm tháng trưởng thành Đoạn đời mườimấy năm sau giải phóng 1975 là khoảng thời gian thử thách gay gắt với nhàvăn Có lúc Nguyễn Nhật Ánh phải nương nhờ họ hàng, đạp xe xích lô, phảibán gia tài cuối cùng là chiếc xe đạp cũ để sống qua ngày trong năm cuốiđại học Có lúc anh tưởng như bế tắc vì không được phân công nhiệm sở do

lí lịch gia đình, hay những gian truân trong quãng thời gian tham gia Thanhniên xung phong Những gai góc ấy không khiến anh quay lưng với cuộcđời mà tôi luyện nhà văn thành “con người biết vượt khó, có nghị lực, luônyêu đời”, “có niềm tin và cái nhìn trong trẻo với cuộc sống” [72;18] Trêntất cả, nhà văn vẫn gắn bó, sống trọn cuộc đời với niềm vui và cả khổ đau,như có lần anh đã trải lòng mình trong thơ:

Trái tim anh thích hát lên những âm điệu vui tươi và rạng rỡ

Nhưng nó cũng sẵn sàng hát lên những khúc hát đớn đau

Khi không thể nào tránh khỏi

Nguyễn Nhật Ánh trên bình diện đời tư có sự tương đồng nhất địnhvới nhà văn Nga Alecxandr Grin Dẫu cả cuộc đời gian nan, khổ ải từ thuở

ấu thơ cho đến những năm cuối đời, Grin vẫn giữ được tâm hồn trong trẻo.Trí tưởng tượng phong phú và niềm tin bất diệt vào hạnh phúc con ngườigiúp nhà văn vượt qua những “bùn rác dưới chân” để hướng tới cái đẹp, tônvinh cuộc sống Vì vậy, trên đường đời hiểm nghèo, Grin vẫn tạo ra nhữngbản trường ca lấp lánh ánh sáng, tình yêu và sự tươi trẻ của tâm hồn mà

Cánh buồm đỏ thắm là thiên truyện tuyệt vời nhất Cuộc đời Nguyễn Nhật

Ánh dù có những thăng trầm song vẫn may mắn hơn nhà văn lãng mạnNga Nhưng điều chúng tôi muốn hướng tới không phải là những gian truântrên đường đời của các nhà văn mà là thái độ sống, là cái nhìn trong trẻođáng quý, đáng trân trọng của họ sau những bão giông của cuộc đời Và vớiNguyễn Nhật Ánh, trong những khó khăn, vất vả, con người được tôi luyện,trải nghiệm và trưởng thành cũng như đưa chất liệu cuộc sống ùa vào trangvăn: “tôi nghĩ nhà văn có thuận lợi hơn người khác khi luôn biến những khó

Trang 37

khăn về vật chất, tinh thần hay hoạn nạn thành những chất liệu cho sáng táccủa mình” [74]

Nổi bật ở Nguyễn Nhật Ánh là tích cách dí dỏm, hài hước, lạc quan.Trong buổi giao lưu trực tuyến, nhà văn đã trả lời một độc giả nhỏ về sự vuitính: “Chú có tật hay cười Hồi nhỏ, chú thường bị người lớn cho ăn đòn vềcái tật hay phì cười trước những khung cảnh nghiêm trang Lớn lên đi dạyhọc, chú hay đùa giỡn với học trò và cứ hay bị học trò làm cho phì cười”[74] Người quen thường bắt gặp ở Nguyễn Nhật Ánh “nụ cười bông lơn,hỏm hỉnh nhưng lại rất thành thực và không che giấu mọi cảm xúc” [40; 8]

Sự dí dỏm ấy bắt nguồn từ thái độ sống và cái nhìn lạc quan, nhẹ nhõm vớicuộc đời: “tôi quan niệm cuộc đời con người vốn có lắm nỗi éo le, chẳngviệc gì mình phải “bi kịch hóa” nó thêm lần nữa Nhìn mọi sự bằng con mắthài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịchcảnh cũng dễ hơn” [74] Tính cách và quan niệm sống tạo nên chất ngộnghĩnh, dí dỏm, hài hước mang nét phong cách đặc trưng trong các sáng táccủa Nguyễn Nhật Ánh

Trên cương vị một nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh luôn say mê vớinghiệp viết Lòng yêu nghề là tiêu chí quan trọng của mọi nghề nghiệpthuộc mọi lĩnh vực và càng cần thiết trong văn chương: “Lòng yêu nghề làđức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thứ khác Nếu một nhàvăn cầm bút vì yêu nghề chứ không phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó

sẽ dễ được người đời thể tất cho những nhược điểm khác” [74] Động cơcầm bút phải là sự thôi thúc tinh thần, vì lòng đam mê: “Tôi viết vì yêunghề, vì một ngày không viết tôi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, chứ không vì

lý do nào khác Nên tôi không bị bất cứ một áp lực nào ngoài sự thôi thúcsáng tạo của bản thân” [101] Nhà văn cũng đề cập tới mối quan hệ giữadanh lợi và việc sáng tác nghệ thuật: “Có lẽ nhà văn nào cũng vậy, đã đivào con đường hoạt động nghệ thuật, vốn là lãnh vực có công chúng rộng

Trang 38

rãi, tên mình lại thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin,không thể không có lúc nghĩ đến chữ “danh” Nhưng cái danh đó phải đượcxây dựng trên hiệu quả công việc và sự đóng góp cho xã hội thì mới bềnvững Tôi thích một câu nói không nhớ của ai “Lợi và danh đi trước sángtác là một tai họa, đi song hành với sáng tác là một cản trở, đến sau sáng tácmới là hợp quy luật”’ [101] Lòng yêu nghề giúp Nguyễn Nhật Ánh có thểhoàn thành khối lượng công việc đồ sộ: “Sự say mê công việc tạo cho tôihứng thú, nếu không cường độ lao động căng thẳng mỗi ngày sẽ trở thànhcực hình, một hình thức lao động khổ sai” [40; 11]

Có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có bút lực dồi dào vào bậcnhất ở Việt Nam, làm việc ở cường độ lớn Anh thường được gọi là “ngườikhông có ngày chủ nhật”, “người mê công việc” Đức tính cần mẫn và bền

bỉ giúp cho nhà văn viết được khối lượng tác phẩm đồ sộ như hiện nay.Nguyễn Nhật Ánh còn là người ham học hỏi, nghiêm túc, khoa học Từnhỏ, anh đã chăm đọc sách: “Thuở bé, tôi rất mê đọc sách Tôi bị quyến rũbởi các tác phẩm của Thạch Lam, Khái Hưng, Tô Hoài, Thế Lữ, đắm chìm

trong những trang sách của Edmond de Amicis (Tâm hồn cao thượng), Victor Hugo (Những người khốn khổ), Hector Malot (Không gia đình)”

[dẫn theo 72; 14] Những cuốn sách làm phong phú tâm hồn tuổi nhỏ vànhen lên mơ ước trở thành nhà văn của Nguyễn Nhật Ánh Sau này, anh có

cả một thư viện nhỏ với các loại sách và cả các loại từ điển để phục vụ choviệc tra cứu, tham khảo Trong việc tập hợp, gìn giữ tư liệu, anh làm việcchỉn chu và khoa học Những bài thơ sáng tác từ những ngày đầu đến vớinghiệp văn hay thư từ của độc giả ái mộ gửi đến, tác giả vẫn lưu giữ được

và sắp xếp cần thận Nếu cần tham khảo, chỉ trong nháy mắt, anh có thểcung cấp đầy đủ

Lê Minh Quốc khi viết về nhà văn của làng Đo Đo đã nhận xét:

“Nguyễn Nhật Ánh – dù mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” nhưng anh lại

Trang 39

là người có đầu óc thực tế” [72; 57] Nguyễn Nhật Ánh luôn có ý thức tiếpcận với cái mới, để qua đó tự làm mới mình và làm mới những trang văn.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, anh là một trong những nhà văn đi tiênphong trong việc tiếp cận với máy vi tính Kỉ niệm về những ngày đầu làm

quen với máy tính giúp anh có chất liệu để sáng tác truyện dài Buổi chiều Window Sự tiện ích của máy vi tính tạo nên vai trò kép: “Nguyễn Nhật Ánh

vừa là một nhà văn, nhà văn và gần như một nhà xuất bản” [] khi tác giả cóthể tự thực hiện các khâu viết, sửa chữa, in ấn, thiết kế trang bìa, vẽ tranhminh họa Anh khai thác internet như một công cụ hỗ trợ cho nghề nghiệp

Trong quá trình sáng tác Chuyện xứ Lang Biang, bên cạnh việc học hỏi kiến

thức từ sách vở, Nguyễn Nhật Ánh còn kiếm tìm thông tin qua các trangweb Anh mất tới sáu tháng để hoàn tất công việc chuẩn bị cho sự ra đời củacuốn sách Internet cũng là cầu nối giúp nhà văn gần gũi với độc giả Thôngqua các buổi giao lưu trực tuyến, email, tác giả lắng nghe suy nghĩ, tìm hiểumong muốn, nhu cầu của độc giả nhỏ tuổi Nhà văn nắm bắt nhanh nhạynhững vẫn đề bức xúc trong cuộc sống hiện tại, nhất là những vấn đề liênquan đến thế giới trẻ thơ như trò chơi điện tử, chat, âm nhạc, việc học hành.Nguyễn Nhật Ánh từng đọc các bộ sách giáo khoa, đến các buổi học banđêm dành cho các em cơ nhỡ, các lớp học tiếng Anh để tiếp cận đối tượngsáng tác là các em nhỏ Điều này không chỉ thể hiện thái độ nghiêm túc màcòn thể hiện cái Tâm của tác giả trên hành trình thực hiện sứ mệnh củangười cầm bút viết cho trẻ thơ

1.3.2 Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu cầm bút khi nền văn học nước nhà đangtrên đà đổi mới cả về tư duy sáng tác cũng như phương thức thể hiện Cáctác phẩm từ cảm hứng lịch sử dần chuyển sang cái nhìn thế sự, đời tư Vănhọc thiếu nhi cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy Trước yêu cầu của thờiđại, Nguyễn Nhật Ánh cũng như các nhà văn viết cho thiếu nhi khác đềutrăn trở đi tìm cho mình một nguyên lý sáng tác, một quan niệm về sángtạovăn chương Quan niệm ấy sẽ chi phối mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống tác

Trang 40

phẩm, làm nên một Nguyễn Nhật Ánh – “hoàng tử bé trong thế giới tuổithơ” (Lê Minh Quốc).

Mỗi nhà văn chuyên nghiệp đều gắn lấy một sứ mệnh riêng của

mình Viết cho độc giả nhỏ tuổi, Nguyễn Nhật Ánh quan niệm nhà văn “là trụ đỡ tinh thần cho các em” Những năm 80 của thế kỉ XX, sách khiêu

dâm chép tay như nạn dịch lây lan đe dọa những tâm hồn trong trẻo của trẻthơ và cho đến nay, những nguy hại của “văn hóa đen” vẫn đang rình rập ởlứa tuổi học đường Trong bối cảnh đó, truyện nguyễn Nhật Ánh đã kéongười đọc đến với văn chương đích thực, lành mạnh và trong sáng đúng vớilứa tuổi hồn nhiên Nhà văn “trở thành lá chắn cho tâm hồn học trò” (ĐỗTrung Quân) [91], đưa đến tiếng cười dí dỏm, nghịch ngợm để các em yêntâm mà vui sống Thiên chức của nhà văn gắn bó chặt chẽ với chức năngcủa văn học: “Tôi tin điểm mạnh của văn chương nằm ở khả năng thẩmthấu Bằng hình thức đặc thù của mình, văn chương góp phần mài sắc các ýniệm đạo đức nơi người đọc một cách vô hình Được nuôi dưỡng bởi vănchương chân chính, trẻ em lớn lên sẽ biết yêu thương đồng bào, đồng loại,biết dị ứng và chống lại cái xấu, cái ác, biết yêu tự do Bồi đắp tâm hồn vànhân cách một cách âm thầm và bền bỉ là chức năng gốc rễ của văn chương,đặc biệt là văn chương viết cho thanh thiếu niên” [dẫn theo 72]

Thực chất của quan niệm này hướng đến chức năng giáo dục của vănhọc thiếu nhi: “Người viết cho thiếu nhi cũng đồng thời là một nhà giáomuốn các em trở nên tốt đẹp Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi làhai anh em sinh đôi” Tác phẩm văn học viết cho trẻ thơ “bao giờ cũng quántriệt vấn đề xây dựng đức tính con người một tác phẩm chân chính có giátrị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nênngười của bạn đọc ấy” [60; 331] Nhà thơ Hữu Thỉnh đã viết: “Văn họcthiếu nhi rất quan trọng và không thể thiếu Mỗi tác phẩm có giá trị được vínhư một người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định hướng

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Phan Vàng Anh (2013), “Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi”, Non nước, số 187 (tháng 6), tr.59-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện củathiếu nhi”, "Non nước
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2013
2. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Người Quảng đi ăn mì Quảng, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Quảng đi ăn mì Quảng
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
3. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Bàn có năm chỗ ngồi (tái bản lần thứ 23), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn có năm chỗ ngồi
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
4. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Buổi chiều Windows (in lần thứ 18), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buổi chiều Windows
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
5. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Hoa hồng xứ khác (in lần thứ 20), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa hồng xứ khác
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
6. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Lá nằm trong lá (tái bản lần thứ 2), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lá nằm trong lá
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
7. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Mắt biếc (tái bản lần thứ 21), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mắt biếc
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
8. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Ngôi trường mọi khi (in lần thứ 18), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôi trường mọi khi
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
9. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Những cô em gái (in lần thứ 18), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cô em gái
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
10. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Trại hoa vàng (tái bản lần thứ 19), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trại hoa vàng
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2011
11. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Bong bóng lên trời (tái bản lần thứ 25), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bong bóng lên trời
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
12. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Bồ câu không đưa thư (tái bản lần thứ 24), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồ câu không đưa thư
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
13. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (tái bản lần thứ 32), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
14. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Cô gái đến từ hôm qua (tái bản lần thứ 27), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cô gái đến từ hôm qua
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
15. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Quán gò đi lên (tái bản lần thứ 17), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quán gò đi lên
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
16. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Út Quyên và tôi (tái bản lần thứ 22), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Út Quyên và tôi
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
17. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (tái bản lần thứ 13), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
18. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Còn chút gì để nhớ (tái bản lần thứ 27), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Còn chút gì để nhớ
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
19. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Đảo mộng mơ (tái bản lần thứ 2), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảo mộng mơ
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
20. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Đi qua hoa cúc (tái bản lần thứ 19), Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi qua hoa cúc
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w