1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hỏi và đáp trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh

30 298 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 105,36 KB

Nội dung

Có vô vàn các hành vi ngôn ngữ được sử dụng để truyền tải thông điệp trong một cuộc hội thoại như cầu khiến, đe dọa,xin lỗi, cảm ơn…và trong số đó, cặp tương tác hỏi – đáp là không thể k

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bất kì cuộc hội thoại nào, các nhân vật tham gia hội thoại cũng luônmuốn làm rõ nội dung cũng như ý đồ của cuộc giao tiếp mà đối phương đangmuốn hướng đến Và để thực hiện các cuộc hội thoại ấy, người ta phải dùng đếnnhững hành vi, phương tiện ngôn ngữ nhất định, cụ thể, phù hợp với từng ngữ cảnhkhác nhau để đạt được mục đích của mình Có vô vàn các hành vi ngôn ngữ được

sử dụng để truyền tải thông điệp trong một cuộc hội thoại như cầu khiến, đe dọa,xin lỗi, cảm ơn…và trong số đó, cặp tương tác hỏi – đáp là không thể không nhắctới

Việc nghiên cứu bản chất, cấu trúc cũng như cách thể hiện của hành vi hỏi –đáp là một vấn đề hết sức quan trọng bởi chính điều này, sẽ làm rõ cho chúng tathấy được những đặc trưng ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ khi giao tiếp của ngườiViệt Đặc biệt, cặp tương tác hỏi – đáp là cặp tương tác xuất hiện khá nhiều, nóđóng vai trò là tiền đề cho sự phát triển của các cuộc hội thoại trong giao tiếp nóichung và trong các tác phẩm văn học nói riêng

Nguyễn Nhật Ánh là cây bút xuất sắc chuyên viết về đề tài giới trẻ - bộ phậnngười sử dụng ngôn ngữ với nhiều điểm mới lạ đáng chú ý Đặc thù ngôn ngữtruyện của ông là việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc và ý đồ giao tiếp của các nhânvật thông qua các đoạn hội thoại ngắn Trong số đó, hành vi hỏi – đáp được ôngđặc biệt quan tâm và sử dụng một cách linh hoạt Vì vậy, có thể coi các tác phẩmcủa Nguyễn Nhật Ánh là nguồn ngữ liệu vô cùng quý giá khi đi sâu tìm hiểu vềhành vi hỏi – đáp

2 Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa đề tài

Khi đi sâu tìm hiểu về hành vi hỏi – đáp cũng như mối tương quan giữa chúngtrong ngôn ngữ giới trẻ truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi hy vọng sẽ đem lạicho người đọc cái nhìn tổng quát nhất về cách sử dụng hỏi và đáp dưới quan điểmcủa Ngữ dụng học

Đề tài đặt ra những mục đích cụ thể như sau:

- Cho thấy rõ vai trò của hành vi hỏi – đáp trong hoạt động giao tiếp.

Trang 2

- Thấy được mối tương quan khi sử dụng hỏi – đáp và giá trị ngữ dụng của

chúng trong từng văn cảnh nhất định (cụ thể là qua ngôn ngữ nhân vậttruyện Nguyễn Nhật Ánh)

- Thấy được giá trị văn hóa, ngôn ngữ của hành vi hỏi – đáp thể hiện qua ngôn

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủyếu như sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại.

- Phương pháp miêu tả các trường nghĩa.

- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các ngữ liệu đã thu thập được.

- Đối chiếu, so sánh để làm rõ vấn đề

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở đây là tất cả hành vi hỏi –

đáp trong giao tiếp bạn bè xuất hiện trong ngôn ngữ nhân vật Nguyễn NhậtÁnh

Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Nhật

Ánh Cụ thể ở đề tài này, chúng tôi đã khảo sát qua phạm vi cụ thể đó làtruyện dài: Cô gái đến từ hôm qua – xuất bản năm 2011

5 Lịch sử vấn đề

Ngữ dụng học nói chung và hỏi – đáp nói riêng là những vấn đề lý thuyết đãđược nói nhiều trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân(2001) trong cuốn Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội cũng đã trình bày rất rõ,

Trang 3

đầy đủ về các khía cạnh của hành vi hỏi đáp trong giao tiếp Hay trong Dụng họcViệt ngữ (2004) của tác giả Nguyễn Thiện Giáp, NXB Đại học quốc gia, Hà Nộicũng đã đề cập đến việc phân chia các hành động ở lời, trong đó có hỏi – đáp.Ngoài ra, còn có một số bài báo, công trình khoa học khác nghiên cứu về hành vihỏi – đáp được in trên các tạp chí khoa học như: “Câu trả lời và câu đáp của câuhỏi” của tác giả Lê Đông trên tạp chí Ngôn ngữ số 1/1985 (tr.23 – 25); Mai ThịKiều Phượng, “Đặc trưng văn hóa dân tộc trong nghĩa hàm ẩn của phát ngôn hỏikhi mua bán, giao tiếp bằng tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ số 9/2006 (tr.72 – 80)…

Về vấn đề tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, đặcbiệt là nghiên cứu về hành vi hỏi – đáp chưa thật sự có nhiều công trình tìm hiểuchuyên sâu Một số công trình ít ỏi có thể kể đến như Luận văn Thạc sĩ chuyênngành Lý luận Văn học, “Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” củaNguyễn Thị Đài Trang, Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu ngôn ngữ giới trẻ trongmột số sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh” của Trần Thị Phương Thảo…

6 Bố cục của đề tài

Nội dung đề tài được chúng tôi triển khai thành 3 chương như sau:

Chương I: Những vấn đề lý thuyết

Chương II: Thống kê, phân loại

Chương III: Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của hành vi hỏi - đáp

- Ngữ cảnh ngôn ngữ là những hiểu biết về phạm vi đề tài, đối tượng quy

chiếu, các tiền giả định hội thoại liên quan đến lượng thông tin được cung

Trang 4

cấp trong hoạt động giao tiếp Cụ thể hơn là những câu nói đi trước đi sautrong một văn bản viết hoặc là những câu đi trước trong một văn bản nói.

- Ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ liên quan đến hàng loạt nhân tố thuộc về tự nhiên

và xã hội Những nhân tố này chi phối vào việc lựa chọn các yếu tố ngônngữ, cách thức nói năng và cả tinh thần thái độ của người tham gia vào giaotiếp

1.2 Hội thoại

Trong giao tiếp, có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều Giao tiếp mộtchiều là giao tiếp mà ở đó chỉ có một bên nói còn một bên tiếp nhận, hoặc có thể tựnói với mình đó là độc thoại Giao tiếp hai chiều là giao tiếp mà bên này nói bênkia nghe và phản hồi trở lại, đó là hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp thườngxuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt độngngôn ngữ khác

Một cuộc hội thoại thường mang những đặc điểm sau đây:

- Có mối quan hệ qua lại giữa những người giao tiếp, tuân thủ nguyên tắc luân

phiên lượt lời

- Mọi cuộc hội thoại đều có mục đích, chứa đựng một hoặc nhiều chủ đề.

- Mỗi bên tham gia giao tiếp phải tôn trọng nguyên tắc hội thoại Đó là

nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc tế nhị

- Các lượt lời có liên kết với nhau và tạo nên sự liên kết hội thoại

1.3 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ

1.3.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ là các phát ngôn được thực hiện để phục vụ cho các chứcnăng giao tiếp Chúng ta thực hiện một hành vi ngôn ngữ khi chúng ta muốn đưa ramột lời xin lỗi, một lời chào, một lời mời, một lời xin phép, hay một lời phànnàn… Người ta chia nó ra thành ba loại hành động cơ bản: hành động tạo lời, hànhđộng ở lời và hành động mượn lời

1.3.2 Hành động ở lời

Hành động ở lời là hành động được thực hiện bởi người nói khi tạo ra mộtphát ngôn, thể hiện mục đích của người nói đối với đối tượng nghe khi thực hiện

Trang 5

phát ngôn Hành động ở lời được xem xét trên cơ sở biểu hiện ý nghĩa liên cá nhâncủa phát ngôn đó.

1.3.3 Phân loại hành động ở lời

Theo J.L Austin, có 5 phạm trù hành vi ở lời: Phán xử (Verditives), Hành xử(exercitives), Cam kết (commissives)), Trình bày ( expositives) và Khu xử(behabitives): Với cách phân loại này, bản thân Austin cũng nhận thấy còn nhữngđiều không thỏa đáng: có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ không xác định được

rõ ràng các khái niệm, các phạm trù Có những ý kiến phê bình sự phân loại này,đặc biệt là ý kiến của Searle (1969)

Còn Searle chỉ ra 11 tiêu chí phân loại hành động ngôn ngữ nhưng tác giả chỉdùng 4 trong 11 tiêu chí để phân lập 5 loại hành vi ở lời Năm loại hành vi ở lờiđược Searle phân loại là: Biểu hiện (representatives), Điều khiển (directives) (còngọi là chi phối), Kết ước (commissives), Biểu cảm (expressives), và Tuyên bố(declarations)

1.3.4 Điều kiện sử dụng hành động ở lời

Austin xem điều kiện sủa dụng các hành động ở lời là những điều kiện maymắn (đạt thành công), gồm:

- Điều kiện nội dung: Chỉ bản chất nội dung của hành vi.

- Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết về năng lực, lợi ích, ý định

của người nghe Ra lệnh phải biết họ có làm được không

- Điều kiện chân thành: Là điều kiện qui về trạng thái tâm lý của người nói

- Điều kiện căn bản: Là điều kiện qui về quyền lợi và trách nhiệm của người

tham gia vào giao tiếp khi phát ngôn được phát ra điều kiện tổ chức lại quan

hệ người nói người nghe, trách nhiệm của mỗi người để hoạt động giao tiếpdiễn ra thuận lợi

1.3.5 Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp

Trang 6

Hành động ở lời trực tiếp của một phát ngôn là hành vi tại lời được chỉ địnhmột cách trực tiếp nhất bởi sự giải thích theo dạng thức ngữ pháp và từ ngữ trongcâu.

Hành động ở lời gián tiếp là hành động tại lời thêm vào một hành động trựctiếp để thể hiện mục đích giao tiếp chính của tác giả trong hoàn cảnh giao tiếp cụthể - phù ứng với yêu cầu của một cuộc giao tiếp

1.3.6 Hiệu quả ở lời và đích ở lời

Hiệu quả ở lời

- Là tác động hầu như tức thì buộc vai nói phải hồi đáp lại đối với hành động

ở lời của người phát ngôn

- Là thành phần nội dung liên cá nhân của của phát ngôn chứa hành động ở

Động từ ngữ vi

Trong tất cả các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động

từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ởlời Những động từ này được gọi tên là động từ ngữ vi (performative verbs - động

từ ngôn hành.)

“Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ

vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành

Trang 7

vi ở lời do chúng biểu thị” như xin phép, cho phép, thề, cảm ơn, khuyên, trả lời….Nói như vậy có nghĩa là không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được sửdụng trong chức năng ngữ vi.

2 Hành vi hỏi – đáp

Hỏi

Theo từ điển tiếng Việt thì hỏi được hiểu như sau: nói ra điều mình muốn người

ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời hay hỏi là nói ra điều mình đòi hỏi hoặcmong muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng

Phân loại hành động hỏi: Hỏi cũng giống tất cả các hành động ngôn ngữ khác,vừa được thực hiện một cách trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua một số hành động ởlời khác Hỏi trực tiếp là hành động hỏi mà nội dung cần hỏi được thực hiện mộtcách trực tiếp thông qua phát ngôn hỏi Hỏi gián tiếp là những hành động hỏi đượcthực hiện thông qua các hành động ở lời khác

Đáp

Từ điển tiếng Việt định nghĩa đáp mang các nét nghĩa sau: như trả lời; đáp lạicâu hỏi; biểu thị bằng hành động; thái độ trước yêu cầu của người khác, đáp lờikêu gọi; biểu thị bằng hành động, thái độ tương xứng với việc làm, thái độ(thường là tốt) của người khác đối với mình

Dười góc độ của Ngữ dụng học thì bất kì hành động hỏi nào cũng cần phải cóhành động hồi đáp tương ứng với nó Sự hồi đáp có thể là bất cứ hành động ở lờinào tương thích với hành động hỏi đã thực hiện Tuy nhiên, trong một số trườnghợp, có những hành động hỏi được thực hiện nhưng không yêu cầu hoặc không cầnmột hành động đáp tương thích nào cả

Phân loại hành động đáp: đáp cũng có hai cách thực hiện là đáp trực tiếp và đápgián tiếp Đáp trực tiếp là sự hồi đáp đúng vào điểm hỏi, giải quyết được nhữngthắc mắc, cũng cấp những thông tin cần thiết về điều được hỏi, thực hiện bằnghành động trả lời trực tiếp Đáp gián tiếp là sự hồi đáp không nhằm vào trọng tâm

Trang 8

của vấn đề được đặt ra ở câu hỏi mà được thực hiện bằng những hành động ở lờikhác nhằm một mục đích ngữ dụng nhất định nào đó.

Sự tương thích giữa hỏi và đáp:

Hỏi – đáp đúng chuẩn là sự tương tác giữa hỏi trực tiếp và đáp trực tiếp Ngườithực hiện hành vi hỏi bằng chính phát ngôn hỏi nhằm thu thập thông tin về điều gì

đó còn người người nghe thực hiện việc cung cấp thông tin cho người hỏi đúngvào trọng tâm vấn đề mà người hỏi cần được giải đáp

Hỏi – đáp không đúng chuẩn: là hành vi hỏi nhưng được thực hiện một cáchgián tiếp thông qua các hành động ở lời khác hoặc hành vi đáp nhưng theo hìnhthức đáp gián tiếp Hỏi – đáp lệch chuẩn sẽ đi theo những mô hình như sau: Hỏigián tiếp – đáp trực tiếp, hỏi trực tiếp – đáp gián tiếp, hỏi gián tiếp – đáp gián tiếp.Trong một số trường hợp còn xảy ra trường hợp hỏi nhưng không có lời đáp Sựlệch chuẩn này nhằm làm tăng hiệu quả của cuộc hội thoại hoặc cũng có thể đó làcách để những người tham gia hội thoại chuyển đề tại của cuộc giao tiếp một cách

Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm.Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS BìnhTây (Quận 6) từ năm 1983-1985

Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên Tác phẩm đầu tiên in thành sách

là một tập thơ: Thành phố tháng tư, Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chungvới Lê Thị Kim) Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung

Trang 9

kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984) Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viếtvăn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A Năm 1995, ông đượcbầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưngcầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của ThànhĐoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà VănThành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm(1975-1995)

Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sáchbán chạy nhất Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ươngĐoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và đượcHội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng

Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếptục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói vềhai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy

Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chúCún có tên Tôi là Bêtô

Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báoNgười Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008

Năm 2012, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồibên cửa sổ Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (6/2013), Chúcmột ngày tốt lành (3/2014), Bảy bước tới mùa hè (3/2015) và Con chó nhỏ manggiỏ hoa hồng (xuất bản ngày 28 tháng 2 năm 2016)

3.2 Đề tài và ngôn ngữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Hiện tại, Nguyễn Nhật Ánh đang giữ một vị trí đặc biệt trong mảng văn họcdành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn Ông được nhiều người tôn vinh là hoàng tử bé

Trang 10

trong thế giới tuổi thơ Còn nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận xét: Có thể nói mỗicuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiềutoa, mỗi toa là mỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bậtcười, khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm [Tuổi trẻ, 8.12.2010] Đọc

bộ Kính vạn hoa và hàng loạt tập truyện dài viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn NhậtÁnh, chúng ta dễ đồng tình với các ý kiến trên

Ngoài mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh cònkhẳng định tài năng qua nhiều thể tài khác như thơ, truyện thần tiên phù phủ, bìnhluận bóng đá, tạp văn,…, trong đó, tạp văn - thể văn khiêm nhường nhưng đã gắn

bó với anh hàng chục năm

Đọc tạp văn Nguyễn Nhật Ánh, dễ nhận thấy nhà văn sử dụng thành thạo, thểhiện được sự tinh tế và trong sáng của tiếng Việt Ngôn từ trong tạp văn của ôngtrong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không lên gân, khôngmàu mè son phấn, làm dáng phô trương Làm nên nét riêng ngôn ngữ tạp vănNguyễn Nhật Ánh là giọng văn thủ thỉ tâm tình nhưng đằm thắm và giàu tính nhânvăn, dẫn dụ người đọc đi vào từng miền sâu thẳm của kí ức, từng tầng vỉa nhữngvấn đề thực tại của đời sống

4 Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Việt

Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa còn văn hóa lại mang trong mìnhngôn ngữ Nhiều ý kiến cho rằng, ngôn ngữ chính là kết tinh của văn hóa dân tộc,nhờ có ngôn ngữ thì văn hóa mới được lưu giữ và phát triển Sự phát triển và biếnđổi của văn hóa luôn luôn song hành với sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ.Như vậy, giữa chúng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau Muốn tìm hiểuvăn hóa thì phải bắt nguồn từ ngôn ngữ và ngược lại, để hiểu hơn về ngôn ngữ thìnhất định phải chú tâm đến việc tìm hiểu văn hóa

Trong giao tiếp thường ngày, người Việt luôn mang một số đặc điểm sau:

- Vừa thích giao tiếp nhưng lại khá rụt rè.

- Coi trọng giao tiếp.

- Lấy tình cảm làm vấn đề trọng tâm trong khi giao tiếp.

Trang 11

- Rất coi trọng vấn đề thể diện khi giao tiếp.

- Tôn trọng các phép tắc, lễ nghi và các chuẩn mực quan hệ khi giao tiếp.

- Chú trọng đến sự tế nhị, ý tứ khi giao tiếp.

Chính các đặc điểm văn hóa này một phần nào đã ảnh hưởng đến cách thứcthực hiện cũng như các đặc điểm của hành vi ở lời khi tham gia giao tiếp Điều nàythể hiện khá rõ thông qua cặp tương tác hỏi – đáp

CHƯƠNG II: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI

2.1 Phạm vi và cách thức thu thập ngữ liệu

a Phạm vi

Trong khuôn khổ cho phép của một đề tài niên luận, chúng tôi đã tiến hànhkhảo sát hành vi hỏi và đáp của ngôn ngữ nhân vật trong một số truyện dài đã xuấtbản của Nguyễn Nhật Ánh Cụ thể ở đây, chúng tôi tập trung khảo sát qua tậptruyện: Cô gái đến từ hôm qua – xuất bản năm 2011

b Cách thức, tiêu chí thu thập ngữ liệu

Cách thức thu thập ngữ liệu

Việc tiến hành khảo sát hành vi hỏi và đáp trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đượctiến hành chủ yếu thông qua phương thức thống kê trực tiếp và phân loại

Tiêu chí nhận dạng ngữ liệu

Để việc thống kê, phân loại được tiến hành một cách chính xác nhất, chúng tôi

đã dựa trên một số tiêu chí cụ thể về dấu hiệu nhận dạng hỏi và đáp như sau:

Dấu hiệu thông thường để nhận biết một câu hỏi thường là việc câu đó kết thúcbằng thanh hỏi Ngoài ra, trong câu thường xuất hiện một số từ chuyên dùng để hỏinhư: đấy, ư, bao giờ, sao, chứ… Câu hỏi thường là những câu mang đầy đủ cácđặc điểm hình thức này

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ: câu không mang hình thức của mộtcâu hỏi nhưng lại là câu hỏi và câu mang hình thức của một câu hỏi nhưng khôngphải là câu hỏi Đối với những trường hợp như thế này, chúng tôi chủ yếu dựa vào

Trang 12

việc xác định mục đích ngữ dụng của câu đó, trong ngữ cảnh nhất định của đoạnhội thoại để khẳng định nó có phải là câu hỏi hay không? Và nếu không phải câuhỏi thì hành động ở lời của nó chính xác là gì?

Việc xác định câu hỏi là trực tiếp hay gián tiếp một phần cũng phải dựa vào ngữcảnh và mục đích ngữ dụng của nó Ngoài ra, trong một số trường hợp, chúng tôiphải dựa vào sự phản hồi của người nghe (lời đáp) để xác định xem nó có phải làcâu hỏi gián tiếp không

Dựa vào nội dung câu hỏi để xác định câu đáp tương ứng với nó là đáp trực tiếphay đáp gián tiếp Ngoài ra, việc xác định hành vi đáp là trực tiếp hay gián tiếp mộtphần cũng phải dựa vào ngữ cảnh của đoạn hội thoại mà chúng ta đang nói tới

Và cuối cùng, dựa trên những ngữ liệu đã khảo sát được, chúng tôi sẽ tiến hànhkiểm tra sự tương quan giữa hỏi và đáp nhằm đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa mà nómang lại cho người đọc

Trên đây là một số cách thức cơ bản nhất mà chúng tôi sử dụng để tiến hànhkhảo sát và phân loại hành vi hỏi và đáp trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

2.2 Kết quả thống kê hành vi hỏi – đáp trong giao tiếp bạn bè (Khảo sát

trong ngôn ngữ nhân vật Nguyễn Nhật Ánh)

2.2.1 Số lượng ngữ liệu

Sau khi tiến hành khảo sát qua tập truyện Cô gái đến từ hôm qua củaNguyễn Nhật Ánh, chúng tôi đã thu thập được 601 câu, trong đó có 310 câu thuộcnhóm hành vi hỏi và 291 câu thuộc nhóm hành vi đáp

2.2.2 Phân loại hành vi hỏi – đáp trong giao tiếp bạn bè (Khảo sát trong ngôn

ngữ nhân vật Nguyễn Nhật Ánh)

 Hỏi: Xuất hiện 310 lần, trong đó:

- Hỏi trực tiếp: 242 lần

- Hỏi gián tiếp: 22 lần, cụ thể:

+ Hỏi thông qua hành động ở lời cảm thán: 5 lần

+ Hỏi thông qua hành động ở lời thách đố: 1 lần

+ Hỏi thông qua hành động ở lời khẳng định: 8 lần

+ Hỏi thông qua hành động ở lời cầu khiến: 3 lần

Trang 13

+ Hỏi thông qua hành động ở lời khuyên: 2 lần

+ Hỏi thông qua hành động ở lời trách: 3 lần

Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê được có 46 lần, cách hành vi hỏi được sửdụng nhằm gián tiếp thực hiện các hành vi khác như cảm than, cầu khiến, tráchmóc, khẳng định, khuyên…

Bảng 1: Kết quả thống kê, phân loại hành vi hỏi

Phân loại các hành vi hỏi Tần số xuất hiện các hành vi hỏi Mục đích Cách thức Hành động ở

Hỏi gián tiếp

Trang 14

- Đáp gián tiếp: 87 lần

Hành vi đáp gián tiếp ở đây được thực hiện qua nhiều hành động ở lờinhư cảm thán (15 lần), thách đố (2 lần), khẳng định (13 lần)…

Bảng 2: Kết quả thống kê, phân loại hành vi đáp

Phân loại các hành vi đáp Tần số xuất hiện các hành vi đáp Mục đích Cách thức Hành động ở

 Sự tương tác giữa hỏi và đáp: 231 lần tương tác, trong đó:

- Có 168 lần hỏi trực tiếp – đáp trực tiếp

- Có 47 lần hỏi trực tiếp – đáp gián tiếp

- Có 8 lần hỏi gián tiếp – đáp gián tiếp

- Có 8 lần hỏi gián tiếp – đáp trực tiếp

Bảng 3: Kết quả thống kê, phân loại sự tương tác giữa hành vi hỏi và đáp

Cách thức hỏi đáp Tần số xuất hiện Ví dụ

Cách

thức hỏi

Cách thức đáp

Số lần xuất hiện

Tỉ lệ

Trang 15

Hỏi trực

tiếp

Đáp trực tiếp

168 72.72%

Hỏi: Mày tên gì?

Đáp: Tiểu Ly

Đáp giántiếp

Hỏi: Outside là sao?

Đáp: Sao mày học mau quên quá vậy?

Hỏi gián

tiếp

Đáp trực tiếp

8 3.46% Hỏi: Nhất định là có chuyện gì!

Đáp: Không có chuyện gì hết.

Đáp giántiếp

8 3.46% Hỏi: Giỡn hoài mày!

Đáp: Tao giỡn hồi nào?

Hỏi gián tếp

Hỏi n

hằm thực hiện cá

Ngày đăng: 20/04/2018, 03:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w