Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu HỒI ỨC TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (Trang 87)

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HỒI ỨC TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật được thể nghiệm trong tác phẩm với những nhịp độ, chiều kích khác nhau, nhằm thể hiện những ý đồ riêng của tác giả. Nó khác với thời gian theo quan niệm thông thường và “là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật" [77; 39] cũng như được căng kéo linh hoạt: “nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai.” [78; 77] Vai trò của thời gian trong tác phẩm văn học từ lâu đã được các nhà nghiên cứu chú ý trong sự song hành với không gian, đôi khi còn được nhấn mạnh hơn. Chẳng hạn, Genette cho rằng: "tôi có thể kể một câu chuyện mà không cần nói chính xác địa điểm

nó xảy ra, hoặc nó xa cách bao lăm so với địa điểm phát ngôn của tôi, nhưng dường như tôi không thể loại bỏ việc xác định thời gian trong tương quan với hành động kể chuyện của mình, bởi lẽ tôi cứ nhất thiết phải kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc tương lai". [Dẫn theo 37; 85]. Yếu tố thời gian trở thành một định đề quan trọng cho việc thể hiện dụng ý nghệ thuật cũng như hiện diện cho cá tính sáng tạo của nhà văn.

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bởi không có sự kiện, nhân vật nào tồn tại bên ngoài không gian và thời gian. Mỗi kiểu tạo dựng không gian nghệ thuật lại có những phương thức thể hiện thời gian phù hợp. Lại Nguyên Ân khi nhận xét về biến chuyển không gian và thời gian qua các thời kì đã nhấn mạnh đến sự tồn tại của không gian được tạo dựng từ kí ức và các phương thức linh hoạt trong thể hiện thời gian của văn học hiện đại: "Một cột mốc đáng chú ý của sự phát triển văn học hiện đại là dùng kí ức của nhân vật như không gian nội tâm để triển khai cốt truyện; tiến trình ngắt quãng, trở ngược,… của thời gian cốt truyện được viện cớ không phải bởi chủ ý của tác giả, mà bởi cơ chế tâm lí của sự hồi tưởng" [44; 1697]. Như vậy, không gian được tạo nên từ kí ức nhân vật và sự linh hoạt trong sử dụng thời gian, đặc biệt là thời gian quá khứ với các thủ pháp tỉnh lược, ngưng nghỉ… trở thành một cặp song hành.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sử dụng hồi ức của nhân vật, thời gian hồi tưởng và không gian hồi ức là một cặp không – thời đặc trưng. Khi một phần kí ức của nhân vật được dùng trong tạo dựng tác phẩm, việc kể câu chuyện chính là làm sống lại những gì đã thuộc về quá khứ với hành trình thời gian trở ngược. Bản thân những phần kí ức đó đã thuộc về thời gian quá khứ, và quá trình trở lại chính là quá trình hồi tưởng theo trình tự thời gian linh hoạt. Câu chuyện có thể được kể xuất phát từ hồi

ức của người kể chuyện – nhân vật tôi (người kể chuyện ở ngôi thứ nhất), cũng có thể dựa trên hoài niệm của nhân vật (người kể chuyện ở ngôi thứ ba), song dù dưới dạng thức nào thì cơ chế của sự hồi tưởng là không đổi. Đó là một hành trình ngược thời gian để tìm lại quá khứ đã qua, làm hoài niệm trở nên sống động trước mắt người đọc. Do được kể từ hồi ức nên trong những câu chuyện được kể có cả sự nhìn nhận, đánh giá và nhận xét của người kể chuyện trong hiện tại – người đã biết trước kết quả của câu chuyện. Dù được kể lại dưới thì quá khứ, thì những câu chuyện ấy vẫn được người đọc cảm nhận như những gì đang xảy ra trước mắt hơn là những thứ ở quá khứ miên viễn.

Nguyễn Nhật Ánh có thể không quá cầu kì, hay phức tạp trong lối kể, bởi đối tượng mà nhà văn hướng đến là độc giả nhỏ, cần sự giản đơn vừa đủ. Nhưng dạng thức kể với phương thức thời gian linh hoạt vừa đem đến sự hấp dẫn trong lối kể, vừa lôi cuốn được người đọc. Trong các tác phẩm của ông, thời gian mang tính chất ước lệ, phiếm chỉ chứ không phải thời gian chính xác. Người kể chuyện thường bắt đầu kể với một giọng điệu của cổ tích, với sự xuất hiện của những dấu hiệu ngôn từ mang tính mơ hồ của thời gian: "hồi còn nhỏ, nhỏ xíu", "dạo ấy"… Bởi thế, những câu chuyện dù được kể dưới một người kể chuyện xưng tôi, hay kể bởi người kể chuyện ẩn tàng thì đều tựa như một câu chuyện cổ tích về tuổi thần tiên. Phải chăng, Nguyễn Nhật Ánh dùng cách thức kể chuyện với những mốc thời gian phiếm chỉ như thế, để đưa độc giả, nhất là những độc giả nhỏ tuổi vào thế giới thần tiên được nhà văn tạo dựng.

Với lối kể chuyện theo dòng hồi ức, tác phẩm có sự vênh lệch giữa thời gian trần thuật và thời gian sự kiện, người kể chuyện cũng có thể dễ dàng sử dụng các phương thức tỉnh lược, ngưng nghỉ, căng kéo… theo cơ chế của tâm lí hồi tưởng. Trong trình tự kể chuyện, có thể sử dụng một cách

linh hoạt giữa là trình tự tuyến tính của thời gian quá khứ, điểm dừng trong dòng thời gian, hay sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Thời gian trôi đi như một dòng chảy không ngừng, các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đều hồi tưởng tìm lại hoài niệm tuổi thơ nơi nguồn mạch ấy. Trong sự ngược dòng tìm về thời gian quá khứ, có những dạng thức khác nhau, mà trước hết phải nói đến dạng thức thời gian dòng

chảy quá khứ, tức là thời gian theo trình tự tuyến tính. Người kể chuyện đóng vai trò trần thuật câu chuyện theo một trật tự thời gian xuôi chiều. Điểm bắt đầu của câu chuyện là thời điểm của hiện tại – thời điểm người kể chuyện bắt đầu quá trình hồi tưởng, tìm lại kí ức tuổi thơ. Người kể chuyện trở ngược thời gian về một thời điểm xác định trong quá khứ và kể theo trật tự xuôi chiều. Mắt biếc được bắt đầu với điểm đầu tiên của mạch nguồn thời gian quá khứ: "hồi tôi còn nhỏ, nhỏ xíu"[chương một]. Từ điểm đầu tiên ấy, quá khứ được hiện hữu tuôn dài theo mạch kể của người kể chuyện. Cuộc đời gần bốn mươi năm của Ngạn từ lúc "nhỏ xíu" ấy, cho đến khi trở thành thầy giáo, cùng tình yêu dang dở cứ lớn dần theo thời gian lần lượt hiện ra. Hồi ức của nhân vật được đánh thức, sống động theo dòng chảy thời gian từ quá khứ xuôi về. Hiện lên trên trang sách là hình ảnh của cậu bé Ngạn được bà chiều chuộng, bị ba đánh đòn và lần đầu làm quen với Mắt Biếc. Từng bước đi của thời gian được tính theo sự lớn lên của nhân vật: “hồi còn nhỏ, nhỏ xíu”; “lớn lên một chút”; “những năm cuối tiểu học” (chương bốn); “thi đậu vào lớp sáu” (chương bốn); “năm lớp tám” (chương năm)… cùng với những mốc thời gian ấy là những sự kiện đáng nhớ. Đó là lần đầu tiên được làm quen với Hà Lan hồi đi học lớp thầy Phu, cảm giác tuyệt vọng khi Hà Lan bỗng nhiên người lớn và duyên dáng hơn vào hồi lớp tám, và những ngày tuyệt vời của năm lớp chín. Dòng chảy ấy chảy về thực tại và kết thúc với sự ra đi của nhân vật tôi, bởi anh hiểu mình không thể nào quên đi hình bóng của Hà Lan, và tình cảm anh dành cho cô bé Trà

Long chỉ là sự níu giữ ảo tưởng vào tình yêu dành cho mối tình đơn phương dang dở. Trong Đi qua hoa cúc, cũng có một dòng chảy thời gian quá khứ như thế, với những mốc thời gian từ những năm tiểu học, lên lớp sáu và bốn năm ở nhà ông nội với bao kỉ niệm. Thời gian có công năng vô thường mang sức mạnh của sự thử thách, thử thách lòng người và những giá trị đích thực. Thời gian chảy trôi là sự khẳng định tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan lớn dần thêm mãi. Nhưng thời gian cũng khiến Hà Lan quên đi những giá trị của nguồn cội, quên đi tình cảm của người bạn thân từ thuở nhỏ. Nhưng những gì là giá trị vẫn vượt qua được quyền năng xóa nhòa ghê gớm của thời gian.

Mặc dù trần thuật tuyến tính theo dòng chảy thời gian, song với cơ chế linh hoạt của sự hồi tưởng, đôi khi người kể chuyện kéo thời gian quá khứ xa xôi ấy gần với hiện tại, xen ngang trong chuỗi trật tự thời gian. Ngạn vẫn còn nhớ lần duy nhất cậu và bà nói chuyện nghiêm túc như người bạn lớn về tương lai của Mắt Biếc: "Đến bây giờ mỗi khi nhớ lại tôi vẫn không cắt nghĩa được tại sao tôi lại với bà tôi những lời như vậy và tại sao bà tôi cũng lại nói với tôi những lời như vậy" (chương bốn). Những lần người kể chuyện ngưng lại câu chuyện đang xuôi chiều theo dòng thời gian để xen vào đó cái nhìn của "tôi" thực tại là những day dứt, những băn khoăn, chưa thể chôn sâu vào quá khứ. Đó là một hoài niệm xa xôi còn hắt bóng vào thực tại, như việc đã không tỏ tình với Mắt Biếc mùa hè năm ấy: "Rất nhiều năm về sau này tôi thường tự trách mình là tại sao không nói thẳng với Hà Lan là tôi yêu nó. Nếu tôi nói ra điều đó, hẳn cuộc đời của chúng tôi đã rẽ sang hướng khác, sáng sủa hơn và ít xây xát hơn." (chương sáu).

Với dạng thức thời gian tuyến tính, chảy trôi từ quá khứ trở về với thực tại, người kể chuyện đã đưa quá khứ xa xôi hiện hữu trước mắt người đọc. Người đọc dõi theo từng bước đi của thời gian và cảm nhận câu chuyện như một quá khứ đầy sống động chảy về hiện tại.

Nếu như ở dạng thức thời gian quá khứ chảy trôi, thời gian được kể từ điểm xa nhất trong dòng quá khứ xuôi về thực tại, thì trong dạng thức

khoảng ngưng của thời gian (điểm dừng của thời gian trong dòng hồi ức), người

kể chuyện dừng lại vào một thời đoạn nhất định của quá khứ để trần thuật. Thời gian được trần thuật là một lát cắt của thời gian quá khứ, nhưng dường như là phần hồi ức quan trọng và nhiều hoài niệm nhất của người kể chuyện.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là những kỉ niệm của hồi tám tuổi, với

những trò chơi thú vị, của tuổi nhỏ. Trong thời đoạn được xác định là "hồi tám tuổi", tác giả đã tạo dựng nên cả không gian hồi ức với sự thơ ngây trong trẻo tràn ngập tiếng cười của tuổi thần tiên. Quãng thời gian tám tuổi được coi như sự ngưng đọng của thời gian mà tại đó con người đã sống một cách hồn nhiên và vô tư nhất với niềm vui thơ trẻ. Chuyến tàu ngược hướng dừng lại ở "sân ga tuổi nhỏ", dừng lại ở khoảng thời gian nhân vật muốn trở về, tìm lại bóng hình tuổi nhỏ vô ưu và hồn nhiên.

Hạ đỏ là thời gian của mùa hè năm lớp chín, một mùa hè đặc biệt với

người kể chuyện – nhân vật Chương. Đó là mùa hè quê ngoại đầy thú vị và nhiều kỉ niệm đối với một đứa trẻ thị thành. Một mùa hè trôi qua nhanh với những trận chia phe phái giữa hai xóm, vặt trộm xoài ở nhà Thơm, hay mối tình chớm nở với Út Thêm. Đây có lẽ là quãng thời gian đáng nhớ và nhiều hoài niệm, trở thành một dấu ấn quan trọng trong hồi ức tuổi thơ của nhân vật. Trong khoảng thời gian xác định là mùa hè quê ngoại, câu chuyện được kể theo trật tự tuyến tính với những mốc thời gian: hôm sau, buổi sáng… song đó chỉ là những dấu ấn thời gian mang tính chất phiếm chỉ, mơ hồ.

Thời gian thông qua cảm nhận của nhân vật có thể linh hoạt về nhịp độ, trình tự kể, căng kéo tự do. Đôi khi thời gian được cảm nhận theo những chủ quan riêng, như thời gian được tính bằng mùa, mùa được gọi tên bằng tên gọi của trò chơi: "Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa

chong chóng" (chương 1Ngồi khóc trên cây). Ở chương một Tóm lại là đã hết một ngày trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, thời gian như bị chững lại

và trôi đi chậm chạp: "Nhưng năm tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá. Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên các mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kĩ"(Chương 1). Sự lặp lại của những hiện tượng và sự vật tạo nên sự chững lại, không chảy trôi của thời gian. Nhưng ở các chương tiếp theo, với những trò chơi lí thú cùng nỗ lực đổi thay thế giới, cảm thức về thời gian chuyển sang một hàm số mà kết quả phụ thuộc vào niềm vui của nhóm bạn nhỏ. Niềm vui của ba ngày chơi trò làm ba mẹ trôi qua nhanh chóng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", và thời gian lại kéo dài lê thê như thể "xưa nay một năm có tới bốn mùa đông". Thời gian mang tính chất phiếm chỉ, bởi tựu chung lại, ý niệm về thời gian với tuổi nhỏ đôi khi hiện hữu không rõ nét mà được cảm nhận qua niềm vui hay nỗi buồn của chúng.

Thời đoạn được hiện diện trong nhiều truyện kể như một lát cắt, một sân ga nhỏ trong hành trình dài của đoàn tàu tuổi thơ. Quãng thời gian ấy xuôi chiều theo trật tự tuyến tính hay được cảm nhận căng kéo tự do theo chủ quan của người kể chuyện. Song dù được kể với cách thức ra sao thì đó cũng là quãng thời gian đáng nhớ nhất, nhiều thú vị nhất với nhân vật. Đây cũng là sự phù hợp với cơ chế tâm lí linh hoạt của sự hồi tưởng.

Sự chi phối của dòng hồi tưởng nhân vật khiến thời gian trở nên linh hoạt, quá khứ và hiện tại được đan quyện vào nhau, tạo nên một sợi dây nối kết với hoài niệm. Trong trần thuật tuyến tính theo dòng thời gian quá khứ, hiện tại chỉ được xuất hiện với tần số nhỏ cùng những lời bình giá của nhân vật người kể chuyện. Nhưng trong dạng thức thời gian song hành quá khứ -

thành những chuỗi thời gian gắn kết. Quá khứ là nguyên cớ trực tiếp ảnh hưởng đến thực tại và có vai trò to lớn đối với số phận của nhân vật. Có hai

con mèo ngồi bên cửa sổ là câu chuyện về cuộc sống mười bốn ngày sau

khi bị bắt trộm và tình cờ được nuôi trong cung điện của nhà vua Sang Năm của mèo Gấu. Quá khứ về những ngày được sống cùng cô mèo Áo Hoa, hiện diện và trở đi trở lại như một hoài niệm về thời đẹp tươi: "Trước khi mèo Gấu bị bọn trộm bắt đi và bán cho trại buôn súc vật, ngày nào chú cũng rủ Áo Hoa ra nằm phơi nắng ngoài ban công…" (chương 1), "Buổi sáng hôm đó được lấp đầy bởi niềm vui được pha trộn một cách tuyệt diệu giữa thi ca trữ tình và hài kịch vui nhộn". Và suốt những ngày sau khi bị bắt cũng là những ngày quá khứ trở về, khiến chú nhớ nhung về cô bạn mèo: "Mới hôm qua đây thôi, trời vẫn còn mưa rả rích. Chú nhớ là chú đã nằm ngắm mưa gần suốt cả buổi sáng và trong khi chú ngắm mưa hình bóng của Áo Hoa cứ vần vũ trong tâm trí chú". (chương 2). Cô gái đến từ hôm qua là sự đan cài rõ nét giữa hai dòng chảy quá khứ - thực tại. Quá khứ là tuổi thơ của nhân vật tôi – người kể chuyện và tình bạn cùng Tiểu Li, hiện tại là cuộc theo đuổi cô bạn Việt An đầy thử thách. Mạch kể xuyên suốt của tác phẩm là sự so sánh giữa "tôi" "oai hùng" trong quá khứ, và "tôi" bi thảm trong thực tại. Cuộc theo đuổi Việt An càng gặp nhiều khó khăn thì nhân

Một phần của tài liệu HỒI ỨC TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w