Hồi ứ c hành trình chiêm nghiệm cái “tôi”

Một phần của tài liệu HỒI ỨC TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (Trang 69)

HỒI ỨC VÀ NHỮNG CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

2.3.1. Hồi ứ c hành trình chiêm nghiệm cái “tôi”

Thời kĩ trị, nhịp sống hiện đại cuốn con người vào guồng quay bất tận với những bon chen, toan tính. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự phổ biển của internet, mạng xã hội khiến con người sống với “thế giới ảo” nhiều hơn, đôi khi thờ ơ, vô cảm và đánh mất cái “tôi”, lãng quên những giá trị tinh thần của cuộc sống. Quá khứ, nhất là quãng đời ấu thơ và những năm tháng vụng dại với những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ bị khuất lấp sau những bon chen của cuộc sống thường nhật. Trong các tác phẩm, lấy điểm tựa là hồi ức, Nguyễn Nhật đã ngược dòng trở về quá khứ, kiếm tìm và chiêm nghiệm cái “tôi” của quãng đời “một đi không trở lại”. Khoảng cách thời gian với tầm nhìn văn hóa, sự từng trải của chủ thể hồi ức trong hiện tại khiến sự chiêm nghiệm, suy tư càng trở nên sâu sắc.

Xuyên suốt nhiều tác phẩm là nhân vật “tôi” dù mang nhiều cái tên khác nhau như cu Mùi hồn nhiên (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ), Kha (Thiên thần nhỏ của tôi), Chuẩn (Trại hoa vàng) hay Ngạn (Mắt biếc), Đông (Ngồi khóc trên cây)... đều mang bóng hình tác giả. Cái “tôi” với những nét tâm lí nghịch ngợm yêu thiên nhiên, đa sầu đa cảm, có phần rụt rè trước các bạn nữ... luôn trở đi trở lại trong các trang văn, tạo nên nét “duyên” riêng biệt trong cá sáng tác của nhà văn.

Hành trình chiêm nghiệm cái tôi trước hết là sự trở về với làng quê – “thiên đường đã mất” trong hồi ức. Công cuộc hiện đại hóa khiến làng quê có những bước chuyển mình sâu sắc. Quá trình đô thị hóa một mặt tạo ra bộ mặt mới của thôn quê khang trang, đẹp đẽ hơn nhưng mặt khác cũng làm thay đổi nếp sống, nếp văn hóa từ bao đời của dân tộc. Chợ đêm với những quán tạp hóa, những con vật nặn bằng bộ đủ màu, giếng làng với những đêm trăng tỏ hay những vỏ thị dán trên tường nhà vàng rực như những bông hoa... giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nguyễn Nhật Ánh quan niệm: “Thành thị đôi khi chỉ là một khái niệm về không gian nhưng làng quê luôn là một khái niệm văn hóa. Một nhân vật đi từ ngã tư này đến góc phố kia chỉ gợi nên sự di chuyển, nhưng một nhân vật đi từ chiếc cổng làng ra bến sông lại gợi lên biết bao nhiêu là kỉ niệm trong lòng người” [dẫn theo 72; 57]. Bởi vậy, nỗi hoài nhớ làng quê luôn thường trực và sâu sắc, trở thành ẩn ức trong các sáng tác của nhà văn. “Tôi cho rằng trái tim con người vẫn mãi mãi thuộc về làng quê, ngay cả khi làng quê đó đã biến mất khỏi mặt đất” (lời giới thiệu in trên bìa cuốn Hạ đỏ) [26]. Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua việc lưu giữ những nét quê truyền thống, để từ cội nguồn ấy, ươm mầm cho thế giới tình cảm phong phú của các em sau này. Nguyễn Nhật Ánh không phản ánh làng quê trong cơn địa chấn của xung đột cũ – mới, của đối kháng giữa các dòng học, chi phái hay sự trì trệ, tù đọng của đời sống nông thôn đang kìm hãm sự phát triển của nó. Viết cho thiếu nhi,

nhà văn tái tạo một làng quê nghèo khó, yên bình nay đã lùi xa trong hiện tại. Đó là làng quê truyền thống mang đậm hồn Việt trong mỗi nếp nhà dù làng quê đó đã chớm có những đổi thay do sự xâm lấn của văn minh thành thị qua hình ảnh lớp trẻ rời quê ra phố (Hà Lan, cô Thịnh, chị Quyên... trong Mắt biếc). Cái “tôi” của tác giả vẫn luyến nhớ không nguôi đến làng quê xưa cũ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều câu chuyện được bắt đầu từ kì nghỉ của “tôi” khi trở về thăm quê, để rồi nảy sinh những tình cảm tốt đẹp. Quê hương là nơi ươm mầm cho tình yêu thiên nhiên và những xúc cảm rung động đầu đời. Cái tôi con người mãi thuộc về làng quê, dù có đi xa vẫn như cậu học trò rụt rè trước đời sống thị thành (Chương trong Còn chút gì

để nhớ, Ngạn trong Mắt biếc...).

Theo dòng hồi ức, nhân vật “tôi” hiện lên là một con người không hoàn hảo. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Trước năm 1975, do hoàn cảnh xã hội đặc biệt của hai cuộc chiến tranh vệ quốc, các tác phẩm viết cho thiếu nhi thường gắn với biến cố thời đại, nặng về giáo huấn, nêu gương nên trẻ thơ thường được lí tưởng hóa, dễ bị cường điệu. Với sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật bộc lộ cái “tôi” hồn nhiên, nghịch ngợm, mang nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít hạn chế. Huy trong Bàn có năm chỗ ngồi học giỏi văn, biết giúp đỡ bạn bè nhưng cũng ương ngạnh, tự ái, gian dối khi đánh tráo cây của bạn. Trường nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương nhưng cũng học đòi theo thói xấu của bạn bè, lừa ông ngoại bằng cách đưa ra lông mèo thay vì nhổ tóc bạc cho ông để kiếm tiền (Đi qua hoa cúc). “Tôi” – người anh vì trả thù thói mách lẻo của em gái mà đánh cắp chùm giây chun, rồi giấu cả hộp chì màu khiến Út Quyên bị điểm kém (Tôi và Út Quyên)... Con người và nhất là trẻ thơ không phải những chỉnh thể thuần nhất về tính cách mà đan xen nhiều mặt tốt – xấu trong một nhân cách đang trên bước đường tạo lập và

hoàn thiện. Chúng như bước từ cuộc đời vào trang sách của Nguyễn Nhật Ánh, tốt hay xấu đều hồn nhiên trong thế giới của chính chúng.

Những lỗi lầm của trẻ nhỏ được nhìn bằng cái nhìn ấm áp, bao dung đậm tình người. Trải nghiệm về những lỗi lầm khiến trẻ thơ lớn thêm lên về mặt tâm hồn. Nhân vật “tôi” - cậu bé Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh hiện hữu với vô vàn những lỗi lầm thơ trẻ. “Tôi” đôi khi ghen tị với

thằng em nhỏ hơn chỉ vì Tường và con Mận hay chơi chung. Và “tôi” đã trả thù bằng cách để ông Năm Ve bắt con cóc Cu cậu – thú cưng của Tường. Khi ông Năm Ve vươn tay ra, “ tôi đã nhắm tịt mắt lại”, “rùng mình tưởng như những ngón tay ông đang chộp xuống trái tim” [24; 228]. Cái chết của con cóc khiến Thiều hoảng loạn, hối hận bởi đó là sự ích kỉ khi tước đi niềm vui của người khác. Khi đó, tâm hồn con người sẽ mất đi một phần trong sáng và nỗi ám ảnh sẽ theo đến trọn đời. Trong sự thiếu thốn, đói kém sau cơn lũ, một lần, Thiều hiểu lầm thằng Tường và con Mận lén ăn thịt gà. Cậu bé trong cơn “giận dữ thèm thuồng, đau đớn”, đã vớ lấy cây gậy phang tới tấp vào lưng em trai. Lòng ghen tị, phẫn uất khiến cậu bé mờ mắt, lỡ gây ra lỗi lầm nghiêm trọng, làm tổn thương chính em ruột của mình. Ám ảnh tội lội vì thế cũng trở nên bỏng rát hơn: “Nỗi ân hận lúc này đã rất giống một chiếc cọc nhọn xuyên từ đỉnh đầu xuống gót chân tôi, đóng chặt tôi vào sự hoang mang, đờ đẫn” [24; 278]. Tường nằm liệt giường nhưng vẫn bao che cho anh. Nhân vật tôi khi thoát nạn vẫn thấy lòng mình chẳng hề sung sướng. Tình yêu thương của em trai khiến Thiều cảm thấy day dứt. Sự hối hận, ăn năn níu giữ tâm hồn nhân vật bên ranh giới của tính người, là sự khởi đầu cho hành trình “phục thiện” và thanh lọc tâm hồn.

Theo cái nhìn của các nhà nghiên cứu, sự không hoàn hảo của nhân vật cũng là bí quyết để làm nên thành công của những cuốn sách nổi tiếng trên thế giới như Doreamon hay Nhóc Nicolas. Những chiêm nghiệm về con người với sự đan xen tốt xấu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh tạo nên

một thế giới chân thực, gần gũi với đời thường. Đồng thời, nó mang giá trị giáo dục sâu sắc, không xơ cứng mà khơi gợi và đánh thức những nghĩ suy trong tâm hồn độc giả nhỏ.

Một phần của tài liệu HỒI ỨC TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w