1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI

70 620 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Lời nói đầu Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những thay đổi hết sức lớn lao và nhanh chóng trong môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động rất mạnh đến chiến lược, chính sách và quan hệ của các nước trên thế giới, nhất là sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn. Trong đó nổi bật là Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn – một siêu cường đang tại vị và một cường quốc đang lên – hiện có ảnh hưởng chi phối toàn diện đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ Mỹ – Trung Quốc là mối quan hệ ngày càng mang tính toàn cầu. Sự trỗi dậy toàn diện của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng lớn đang là mối quan tâm chủ yếu của các nhà chiến lược Mỹ, cũng như ở khu vực. Vì họ cho rằng, trong các nước lớn ở khu vực này, Trung Quốc là nước duy nhất có khả năng cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần tuyên bố: “Mỹ là một cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với những lợi ích bao trùm khắp khu vực.” Chính vì thế, Mỹ không ngừng thực hiện những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, trong bối cảnh quốc tế mới, Mỹ đã thực hiện điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới, trong đó chiến lược đối với Trung Quốc ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng. Câu hỏi đặt ra là sự điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ có gì mới? Nó đang tác động như thế nào đối với Trung Quốc? Liệu Trung Quốc có chiến lược ứng phó ra sao? Những điều chỉnh này có tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ Trung Quốc trong những năm tiếp theo? Đây là những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quốc tế trong và ngoài khu vực quan tâm theo dõi chặt chẽ. Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong khâu chuẩn bị tài liệu và biên soạn, song những sai sót là khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được những đánh giá từ quý Thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Phần nội dung CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI I. Bối cảnh quốc tế và khu vực Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xu thế chung trên thế giới là hoà bình, hợp tác, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới với sự nổi lên của nhiều quốc gia và nhiều khu vực kinh tế. Hoà bình, hợp tác vì sự ổn định và phát triển kinh tế là nét cơ bản, song vẫn còn nhiều vấn đề thách thức đặt ra với nền hoà bình chung trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những gam màu tối, sáng của các quốc gia và các khu vực trên thế giới đều có những tác động riêng đối với quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác hoặc xung đột vì lợi ích riêng của hai quốc gia. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu thuộc về bối cảnh quốc tế có tác động tới mối quan hệ vốn diễn biến rất phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 1. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế a. Toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá làm gia tăng mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia, đặc biệt là mối quan hệ ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc khi cùng giải quyết những vấn đề chung. Và một điều không thể phủ nhận được là toàn cầu hoá đã đem lại những lợi ích cho các nước tham gia, thông qua sự tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và trao đổi thương mại. Quá trình toàn cầu hoá cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân trên thế giới. Với vị thế là hai cường quốc hùng mạnh trên thế giới, tất nhiên là Mỹ và Trung Quốc được hưởng lợi nhiều từ quá trình toàn cầu hoá. Do những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, trong thời kỳ chính quyền Bush, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ đối với Trung Quốc với xu hướng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, sự hợp tác kinh tế này cũng đặt ra những vấn đề căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Mỹ bị thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, bị sức ép mạnh từ Trung Quốc bởi việc nâng giá đồng nhân dân tệ và vấn đề bản quyền tri thức, vấn đề chưa thể mở rộng thị trường Trung Quốc hơn nữa. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang phải chịu sức ép lớn từ Mỹ và một số quốc gia phương Tây khác do việc tẩy chay hàng hoá chất lượng kém và một số vấn đề khác. Trong quá trình toàn cầu hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu, từ đó dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),…Không chỉ thế, song song với toàn cầu hoá là xu hướng khu vực hoá như: Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)… Các tổ chức này ngày càng mở rộng và phát triển, tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư với lợi ích kinh tế là yếu tố được đặt lên hàng đầu. b. Khu vực hoá kinh tế

Trang 1

Ngành: Quốc tế học

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Kha – MSSV: K38.608.074

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Phụng Hoàng

Trang 2

Lời nói đầu

Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những thay đổi hết sức lớn lao và nhanh chóng trong môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động rất mạnh đến chiến lược, chính sách và quan hệ của các nước trên thế giới, nhất là sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn Trong

đó nổi bật là Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn – một siêu cường đang tại vị và một cường quốc đang lên – hiện có ảnh hưởng chi phối toàn diện đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Quan hệ Mỹ – Trung Quốc là mối quan hệ ngày càng mang tính toàn cầu Sự trỗi dậy toàn diện của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng lớn đang là mối quan tâm chủ yếu của các nhà chiến lược Mỹ, cũng như ở khu vực Vì họ cho rằng, trong các nước lớn ở khu vực này, Trung Quốc là nước duy nhất có khả năng cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần tuyên bố: “Mỹ là một cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với những lợi ích bao trùm khắp khu vực.” Chính vì thế, Mỹ không ngừng thực hiện những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc.

Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, trong bối cảnh quốc tế mới, Mỹ đã thực hiện điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới, trong đó chiến lược đối với Trung Quốc ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng Câu hỏi đặt ra là sự điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ có gì mới? Nó đang tác động như thế nào đối với Trung Quốc? Liệu Trung Quốc có chiến lược ứng phó ra sao? Những điều chỉnh này có tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong những năm tiếp theo? Đây là những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quốc tế trong và ngoài khu vực quan tâm theo dõi chặt chẽ.

Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong khâu chuẩn bị tài liệu và biên soạn, song những sai sót là khó tránh khỏi.

Em rất mong nhận được những đánh giá từ quý Thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa.

Trang 3

Phần nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ QUAN

HỆ MỸ - TRUNG QUỐC TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

I Bối cảnh quốc tế và khu vực

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xu thế chung trên thế giới là hoà bình, hợp tác, toàn cầuhoá và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới với sự nổi lên của nhiều quốc gia và nhiều khuvực kinh tế Hoà bình, hợp tác vì sự ổn định và phát triển kinh tế là nét cơ bản, song vẫncòn nhiều vấn đề thách thức đặt ra với nền hoà bình chung trên thế giới và nền kinh tếtoàn cầu Tất cả những gam màu tối, sáng của các quốc gia và các khu vực trên thế giớiđều có những tác động riêng đối với quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩyhợp tác hoặc xung đột vì lợi ích riêng của hai quốc gia Dưới đây là một số nhân tố chủyếu thuộc về bối cảnh quốc tế có tác động tới mối quan hệ vốn diễn biến rất phức tạpgiữa Mỹ và Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI

1 Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế

a Toàn cầu hoá kinh tế

Toàn cầu hoá làm gia tăng mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia, đặc biệt là mối quan

hệ ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc khi cùng giải quyết những vấn đề chung Và mộtđiều không thể phủ nhận được là toàn cầu hoá đã đem lại những lợi ích cho các nướctham gia, thông qua sự tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và trao đổi thương mại Quátrình toàn cầu hoá cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nângcao đời sống của người dân trên thế giới Với vị thế là hai cường quốc hùng mạnh trênthế giới, tất nhiên là Mỹ và Trung Quốc được hưởng lợi nhiều từ quá trình toàn cầu hoá

Do những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, trong thời kỳ chính quyền Bush, Mỹ đã cónhững điều chỉnh chiến lược trong quan hệ đối với Trung Quốc với xu hướng tăng cườnghợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư Tuy nhiên, sự hợp tác kinh tếnày cũng đặt ra những vấn đề căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước Mỹ bịthâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, bị sức ép mạnh từ Trung Quốc bởi việcnâng giá đồng nhân dân tệ và vấn đề bản quyền tri thức, vấn đề chưa thể mở rộng thịtrường Trung Quốc hơn nữa Bên cạnh đó, Trung Quốc đang phải chịu sức ép lớn từ Mỹ

Trang 4

và một số quốc gia phương Tây khác do việc tẩy chay hàng hoá chất lượng kém và một

số vấn đề khác

Trong quá trình toàn cầu hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu, từ đó dẫn đến sự

ra đời của các tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),…Không chỉ thế, song song với toàn cầu hoá là xu hướng khu vực hoá như: Liên minhChâu Âu (EU), Khu vực Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á (ASEAN), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)… Các tổ chứcnày ngày càng mở rộng và phát triển, tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia,các khu vực, tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư với lợi ích kinh tế là yếu tố được đặtlên hàng đầu

b Khu vực hoá kinh tế

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tập trung các nước lớn, trung tâm của mấy lựclượng lớn, trong tương lai được một số nhà chiến lược đánh giá cao phần lớn tập trung tạichâu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước lớn không phải là đồng minh mà là “đốithủ cạnh tranh” của Mỹ như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ Để tăng cường ưu thế trongcạnh tranh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ muốn mượn cớ bảo vệ an ninh đểtăng cường ưu thế quân sự Tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương kháphức tạp, tập trung nhiều loại mâu thuẫn, xung đột lợi ích và vấn đề điểm nóng Các mối

đe doạ an ninh chủ yếu mà Mỹ cần phải đối phó như phổ biến vũ khí hạt nhân thì ở khuvực này cực kỳ nổi cộm, đặc biệt là nhiều nước đua nhau tăng chi phí quân sự, từ đó làmcho khu vực châu Á – Thái Bình Dương xuất hiện xu thế chạy đua vũ trang Ngoài ra,khu vực châu Á, Thái Bình Dương là một trong những trung tâm kinh tế thế giới hiệnnay, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Mỹ có lợi ích kinh tế lớn ở khu vực này, nếu khu vực

có biến động lớn thì lợi ích của Mỹ cũng sẽ bị tổn hại

Trong các tổ chức kinh tế lớn khu vực hiện nay, Diễn đàn khu vực châu Á – Thái BìnhDương là nơi hội tụ các nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay Khu vực kinh tếnăng động này gồm 21 thành viên: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga,Mexico, Việt Nam… và một số nước, khu vực lãnh thổ khác, có 2.6 tỷ người tiêu thụ,tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chiếm 47% giá trị trao đổi hàng hoá toàn cầu và đónggóp 70% tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới 1

Châu Á – Thái Bình Dương là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, với nhu cầu rất đa dạng

do các nền kinh tế trong khu vực có sự chênh lệch khá lớn về mức độ phát triển Các

1 Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương: Hướng tới phát triển bền vững và chống khủng bố, http://www.hoinhap.gov.vn/tintuc_print.aspx?id=593

Trang 5

nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, Canada… có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, làcác thị trường xuất nhập khẩu lớn trên thế giới Các nước đang phát triển như như TrungQuốc, ASEAN… được đánh giá là phát triển năng động hàng đầu thế giới, đặc biệt là nềnkinh tế Trung Quốc Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá như Hàn Quốc, Đài Loan,Singapore… có tiềm lực về vốn và công nghệ, có khả năng cạnh tranh rất mạnh trongnhững lĩnh vực yêu cầu công nghệ trung gian.

Bên cạnh đó, châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực hiện đang đi đầu trong việc tự

do hoá thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho sự luân chuyển hàng hoá giữa các nướctrong khu vực Trong những năm đầu thế kỷ XXI, châu Á – Thái Bình Dương trở thànhđộng lực vừa thúc đẩy hợp tác kinh tế vừa thúc đẩy sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ vàTrung Quốc Có thể nói, sự phát triển năng động của khu vực châu Á – Thái Bình Dương

là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đốivới Trung Quốc từ năm 2001 và dự đoán sẽ tiếp tục chi phối sự điều chỉnh chính sách đốingoại của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian tới

Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – TháiBình Dương Khu vực này ngày càng chiếm vị trí đặc biệt cả trong lĩnh vực kinh tế, chínhtrị lẫn trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ

Hơn nữa, việc Trung Quốc đang trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng mở rộng ra khu vựcchâu Á – Thái Bình Dương gây ra sự cạnh tranh ảnh hưởng đối với vị thế và vai trò lãnhđạo của Mỹ tại khu vực này đã khiến cho không ít người trong chính giới Mỹ hết sức longại

Trong quá trình phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mối quan hệ Mỹ Trung đóng vai trò rất quan trọng Mối quan hệ này được củng cố bằng mức tăng trưởngđáng kể của khu vực, sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, và lợi ích mà hai quốc gia nàythu được từ sự ổn định của khu vực

-Dự báo trong thời gian tới, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải đối đầuvới những rủi ro mới về tài chính, nhưng sẽ vẫn duy trì được sức mạnh tài chính Sự suythoái của nền kinh tế Mỹ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của khu vực này.Nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ giảm, tác động tới vấn đề xuất khẩu hàng hoá từ cácnước châu Á sang thị trường Mỹ Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải còn đốimặt với nhiều khó khăn lớn như việc thắt chặt hơn tín dụng toàn cầu, các biện pháp điềuchỉnh đột ngột trong tỷ giá hối đoái, sự biến động giá dầu và giá cả các mặt hàng khác.Quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tếcủa khu vực này, nhất là khu vực Đông Á

Trang 6

c Sự hội nhập kinh tế khu vực Đông Á

Khu vực Đông Á bao gồm khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, nằm trong khu vựckinh tế phát triển năng động nhất thế giới: châu Á – Thái Bình Dương Từ nửa cuối thế

kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến sự phát triển ngoạn mụccủa Đông Á với tư cách là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.Đông Á là khu vực có GNP (tính theo sức mua tương đương lớn nhất thế giới PPP) lớnnhất thế giới

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á năm 2006 là 8.4%, năm 2007 là 8.7% 2,đạt mức cao so với những năm cuối thế kỷ XX Sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực đãghi nhận một thập kỷ chuyển biến tốt sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998

Có thể thấy Đông Á thực sự là một trung tâm kinh tế hùng mạnh và đang là động lực thúcđẩy tăng trưởng kinh tế thế giới Hiện nay, khu vực Đông Á đang trở thành tâm điểm thuhút sự chú ý của thế giới do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng mở cửa với bênngoài, thu hút đầu tư Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn được lợi từ sự hợp tác kinh tế vớikhu vực Đông Á, tranh thủ ảnh hưởng tại khu vực Đông Á Sự phát triển mạnh mẽ củakhu vực Đông Á và xu hướng liên kết kinh tế của các nước trong khu vực được cho là sẽ

có tác động đáng kể tới quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh vị trí chi phối ở châu

Á, đặc biệt là Đông Á Điều này dựa trên cơ sở những bằng chứng khá rõ ràng Năm

2003, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại số 1 của Hàn Quốc.Theo Mỹ, việc đồng nhân dân tệ được định giá dưới mức thực tế không chỉ thu hút công

ăn việc làm và nguồn đầu tư vào Trung Quốc, mà còn là một trong những nguyên nhânchính gây ra thâm hụt thương mại khổng lồ cho Mỹ Bên cạnh đó, sự bùng nổ kinh tế củaTrung Quốc khiến quốc gia này trở thành nơi thu hút hàng nhập khẩu quan trọng, tạo ra

số việc làm lớn cho khu vực Đông Á

Trong mấy thập kỷ gần đây, các quốc gia Đông Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanhchóng và ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau thông qua hoạt động thương mại và đầu

tư Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng thể hiện khả năng cạnh tranh trên thị trường thếgiới Thị phần của các quốc gia Đông Á trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp của thếgiới trong giai đoạn 1980 – 2002 đã tăng gấp đôi, từ 18% năm 1980 đến 39% năm 2002.3

Trong đó, đáng chú ý nhất là các quốc gia mới công nghiệp hoá (NIEs), ASEAN vàTrung Quốc đều tăng thị phần đáng kể Số liệu thống kê về tình hình thương mại cho thấy

2 Vn Media http://www.vnmedia.vn/print.asp?newsid=118153

3 Theo www.tapchithoidai.org

Trang 7

kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của các quốc gia Đông Á tới các nước trong cùngkhu vực đã tăng mạnh với tốc độ cao hơn nhiều so với xuất khẩu ra toàn thế giới.

Các quốc gia trong khu vực Đông Á đang có những nỗ lực hội nhập nền kinh tế khu vực, tiến tới nhất thể hoá các ngành kinh tế Đông Á Hiện nay, khu vực Đông Á đang chuyển

động mạnh mẽ trong các hoạt động thương mại và đầu tư Song song đó, tiến trình hộinhập kinh tế của khu vực Đông Á được phản ánh thông qua sự gia tăng mạnh mẽ của cáchiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các quốc gia trong khu vực Nỗ lực của cácquốc gia trong khu vực nhằm hình thành một cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương laikhông chỉ thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác và hội nhập kinh tế trong khu vực mà còn giúp châu

Á cạnh tranh với nhiều khối kinh tế lớn nhất hiện nay là Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc

Mỹ và Liên minh Châu Âu

Mười năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á, nhiều quốc gia vẫn cho rằng

Mỹ chưa quan tâm thoả đáng tới khu vực Đông Á Từ sau sự kiện 11 – 9 – 2001, Mỹ tậptrung vào cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, Iraq Trong khi đó, các quốc giaĐông Á cố gắng phát triển Cộng đồng kinh tế Đông Á bao gồm cả các quốc gia ở bênngoài khu vực như Ấn Độ, Úc và New Zealand, nhưng không có Mỹ

Đông Á cũng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sauChiến tranh lạnh, Mỹ cần liên minh mạnh ở Đông Á nhằm đối chọi với các cường quốckhác Ngày nay, cán cân quyền lực trong khu vực đã thay đổi Vị thế của Mỹ đang trongtình trạng suy giảm, Trung Quốc thì đang trỗi dậy, Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục thayđổi

Từ sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đóng vai trò chi phối ở Đông Á về kinh tế Thông quathương mại và viện trợ, Mỹ đã giành được sự ủng hộ đối với các chính sách của mình ởkhu vực này Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực hiện nay, vai trò của Mỹ không còn làduy nhất nữa Sân khấu chính trị trong khu vực được chia sẻ giữa Mỹ và các cường quốcmới, đặc biệt bao gồm cả Trung Quốc Vị thế về mặt kinh tế và chính trị của Trung Quốctại khu vực Đông Á ngày càng được mở rộng và củng cố Trong đó, có thể nói sự tăngtrưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc là một yếu tố quan trọng thúc đẩy chủ nghĩa khuvực phát triển mạnh mẽ ở Đông Á Và ngày nay, Trung Quốc đang dần thay thế Mỹ trởthành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản và Trung Quốc

Như vậy, sự nổi lên của khu vực Đông Á và xu hướng hội nhập kinh tế tại khu vực Đông

Á góp phần thúc đẩy Mỹ có những điều chỉnh chiến lược trong chính sách ngoại giao vớiTrung Quốc với lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu, tranh thủ sự hợp tác kinh tế với cácquốc gia trong khu vực Đông Á Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế Đông Á đòi

Trang 8

hỏi Mỹ phải có chiến lược hợp tác với Trung Quốc, và song song đó là tìm cách kiềm chếảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Dễ dàng nhận thấy, sự nổi lên và hội nhập kinh tế của khu vực Đông Á đã trở thành mộtthách thức quan trọng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc Nước nào làm chủ khu vực nàychính là nước giữ ưu thế lớn nhất trên phạm vi toàn cầu Mỹ và Trung Quốc đều phải tìm

sự cân bằng về thế lực ở khu vực này Do đó, quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ càng tạo nên

sự liên kết khu vực ngày càng có chiều sâu

2 Hoà bình và hợp tác phát triển là xu thế chủ đạo, song các nguy cơ xung đột vẫn tiềm ẩn

Hoà bình, hợp tác là mong muốn chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới Xu thế hoàbình, hợp tác và phát triển có thể coi là sợi chỉ đỏ trong quan hệ quốc tế từ khi Chiếntranh lạnh kết thúc cho đến nay và cả trong tương lai Những sự biến đổi trong tình hìnhthế giới trong những năm qua cho các lực lượng trên thế giới nhìn chung đang đấu tranhcho hoà bình và hợp tác để phát triển lớn mạnh

Mặc dù xu hướng hoà bình hợp tác là xu thế không thể phủ nhận, song vẫn có nước lợidụng vị thế siêu cường hoặc cường quốc của mình để áp đặt sự lãnh đạo và những giá trịcủa mình lên dân tộc khác Đó là nguyên nhân thường xuyên gây ra mất ổn định trên thếgiới

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh giữa các quốc gia có thể sẽ tập trung trên lĩnhvực kinh tế và văn hoá nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, điều chỉnh về mặt kinh tế vĩ mô nhằmthúc đẩy tăng cường và phát triển Trong quan hệ quốc tế, lợi ích các quốc gia được đặtlên hàng đầu thay cho sự chi phối của ý thức hệ Lợi ích quốc gia và phát triển kinh tếvừa thúc đẩy cho sự hợp tác giữa các quốc gia vừa tăng cường sự cạnh tranh về kinh tếgiữa các quốc gia Việc tăng cường hợp tác kinh tế là yếu tố góp phần vào sự phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia Và trong đó, các quốc gia và các khu vực trên thế giới luônmong muốn tối đa lợi ích cho mình, và đôi khi lợi ích quốc gia hay khu vực này lại mâuthuẫn với lợi ích quốc gia và khu vực khác Vì vậy, các cuộc đấu tranh không ngừng diễn

ra Các cuộc đấu tranh do mâu thuẫn về lợi ích có thể diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: kinh

tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quân sự…

Trong bối cảnh quốc tế đó, và trong thời gian qua, diễn biến quan hệ Mỹ và Trung Quốc

ổn định nhưng khá phức tạp Về cơ bản, quan hệ Mỹ - Trung Quốc dựa trên cơ sở hoàbình, hợp tác phù hợp với xu thế chung Cả hai nước đều thể hiện chí hoà bình và hợp táctrong việc hàn gắn những bất đồng Trung Quốc và Mỹ duy trì trao đổi và điều phối trongcác vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng Hai bên thiết lập nhiều cơ chế đối thoại, trong

Trang 9

đó có 4 cơ chế quan trọng là: Đối thoại Mỹ cũng không thể một mình giải quyết nhữngvấn đề quốc tế quan trọng Chắnh vì vậy, Mỹ cần bắt tay với các cường quốc trên thế giớinhư Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế Còn đối với Trung Quốc, với nhữngtiềm năng to lớn về nhiều mặt (diện tắch, dân số, tiềm lực kinh tế, chắnh trị, an ninh quốcphòngẦ) thì Trung Quốc đang có vai trò ngày càng lớn trong khu vực châu Á Ờ TháiBình Dương và trên thế giới Theo dự đoán của giới phân tắch trong tương lai, TrungQuốc sẽ trở thành một cực trong trật tự thế giới mới, hoàn toàn có khả năng cạnh tranhvới Mỹ và vượt Mỹ trong thế kỷ này Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cần hợp tác với Mỹ vàcác cường quốc khác trên thế giới nhằm đối phó với những nguy cơ suy thoái kinh tế vàbất ổn định, những vấn đề an ninh, chắnh trị, môi trườngẦ cần có sự hợp tác giải quyếtcủa cộng đồng thế giới.

II Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Kinh tế là nền tảng cơ bản mang lại sự trỗi dậy của Trung Quốc từ những năm 1990 Vàonăm 1990, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố không bao lâu nữa khi nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa trở thành một quyền lực chắnh trị cũng như quyền lực kinh tế Một loạt các bàiviết dự báo sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế đã xuấthiện như ỘChinaỖs centuryỢ, ỘThe Awakening of the Next Economic Powerhouse củaBrahm (2001)4, ỘThe Chinese century, The Rising Chinese Economy and Its impact onthe Global EconomyỢ, ỘThe Balance of PowerỢ and ỘYour JobỢ của Shenkar 5 Và sựphát triển kinh tế đó không còn là dự báo mà còn là thực tế Tốc độ phát triển GDP chắnhthức của Trung Quốc liên tục ở mức hai con số: 10.1% năm 2004, 10.5% năm 2005,11.2% năm 2006 và 11.4% năm 2007 Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy, tổnggiá trị sản phẩm quốc nội cũng không ngừng tăng lên, từ 215 tỷ USD năm 1978 lên 2,229

tỷ USD vào năm 2006 và đạt 3,400 tỷ USD vào năm 2007 Năm 2005, Trung Quốc đãvượt qua Pháp trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới Và hiện nay, Trung Quốcđang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Với tổng kim ngạch thương mại đạt 1,420 tỷUSD (năm 2005), Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành cường quốc thương mại thứ

ba trên thế giới sau Mĩ và Đức Đến cuối năm 2007, Trung Quốc có tổng kim ngạchthương mại hơn 2,000 tỉ USD Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc đã đem lại cơ hội lớncho các nhà đầu tư nước ngoài Từ năm 1990 đến năm 2004, lợi nhuận mà các nhà đầu tư

4 Brahm, Laurence (ed) 2001 ChinaỖs Century The Awakening of the Next economic Powerhouse New York:

John Willey & Sons (theo chú thắch của Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế

kỷ XXI , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2012)

5 Shenkar, Oded (2005) ỘThe Chinese century, The Rising Chinese Economy and Its impact on the Global

EconomyỢ, ỘThe Balance of PowerỢ and ỘYour JobỢ Upper Saddle River: Wharton School Publishing (theo chú

thắch của Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI , tài liệu đã dẫn, 2012)

Trang 10

nước ngoài thu được từ Trung Quốc đã lên tới ngưỡng 250,6 tỷ USD Trung Quốc cũngtrở thành nước đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với trên 60 tỷUSD/năm và năm 2004 Ờ 2006 và đạt 82 tỷ USD năm 2007.6 Đầu tư trực tiếp ra nướcngoài (ODI) của Trung Quốc cũng hết sức ấn tượng, tăng từ mức bình quân khoảng 0,4 tỷUSD/năm trong thập kỷ 1980 lên khoảng 2.3 tỷ USD/năm trong thập kỷ 1990 Trongmấy năm gần đây, từ năm 2004 đến năm 2006, tổng mức ODI của Trung Quốc tương ứng

là 5.5 tỷ USD, 6.92 tỷ USD, 16.1 tỷ USD Vào cuối năm 2007, số ODI thực tế của TrungQuốc đạt gần 100 tỷ USD.7 Đến năm 2009, chỉ tắnh riêng khoảng đầu tư mua trái phiếuChắnh phủ Mỹ của Trung Quốc đã tăng lên trên 800 tỷ USD

Bên cạnh đó là những con số đầy ấn tượng khác: Trung Quốc hiện đang là nhà sản xuấthàng đầu thế giới về than, thép và xi măng, nhà tiêu thụ năng lượng thứ hai thế giới và lànhà nhập khẩu dầu mỏ thứ ba thế giới Trong vòng 15 năm qua, xuất khẩu của TrungQuốc vào Mỹ đã tăng thêm 1600%, trong khi xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc tăngthêm 415% Hiện nay, Trung Quốc chiếm hơn 4% tổng thương mại thế giới, 50% trongtăng trưởng xuất khẩu của châu Á, 12% tổng nhập khẩu của Mỹ Chênh lệch khoảng cáchgiữa kinh tế Mỹ và kinh tế Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng Năm 1979,kinh tế Mỹ lớn hơn gấp 31.5 lần so với Trung Quốc Năm 2002, Mỹ chỉ lớn hơn gấp 7.6lần so với Trung Quốc Năm 2007, GDP thực của nước Mỹ ước tắnh chỉ gấp 3.5 lần GDPcủa Trung Quốc.8

Bằng cách mua một lượng trái phiếu của Mỹ, Trung Quốc cùng với các nước châu Ákhác đã cho phép người dân và Chắnh phủ Mỹ giữ được mức cho vay và chi tiêu, và do

đó duy trì sự hoạt động của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, với những người khác, mộtthế kỷ Trung Quốc là mối đe doạ rõ ràng Những lo sợ hàng xuất khẩu dệt may của TrungQuốc tràn ngập thị trường bùng phát ở châu Âu và châu Mỹ năm 2005 Theo cục Hảiquan Trung Quốc, tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới tăng từ 23 tỷUSD năm 2001 lên 30 tỷ USD năm 2002, 106 tỷ USD năm 2005, 177 tỷ USD năm 2007

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, chủ yếu với hình thức vàng và đô la Mỹ, cũng tăng vọt

từ mức 711 tỷ USD năm 2005, vượt qua mức dự trữ của Nhật vào tháng 2 năm 2006 trởthành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, rồi vượt mức 1000 tỷ USD vào mùa thu

2006, tiến tới ngưỡng 1,500 tỷ USD vào cuối năm 2007 và lên đến trên 1,800 tỷ USD vàotháng 7 năm 2008 Đến giữa năm 2009, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã vượt qua mốc2,000 tỷ USD

6 Theo Yuan Ờ Kang Wang ChinaỖs Grand Strategy and US primacy Is China Balancing American Power? The

Brooking Institute www.brooking.edu (Theo Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu

thế kỷ XXI , tài liệu đã dẫn, 2012)

7 Theo Phạm Thái Quốc, Trung Quốc Ờ Những năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng, NXB Lao động, 2008, trang 72 Ờ 73.

8 Theo Yuan Ờ Kang Wang, tài liệu đã dẫn.

Trang 11

Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến nước này cần sử dụng nhiều các nguồn lực tự nhiên và

do đó sẽ gây tác động tới môi trường là vấn đề quan trọng trong thế kỷ XXI Trung Quốc

đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và và Nhật Bản vớihơn 100 triệu tấn vào năm 2005 Việc Trung Quốc mở rộng việc tìm kiếm nguồn nănglượng ở nhiều nơi trên thế giới như ở Nga, ở Biển Đông và vươn ra thị trường Nam Mỹ,châu Phi cho thấy khả năng dẫn đến sự tranh chấp nguồn cung năng lượng giữa các nướcnày sẽ trở nên gay gắt trong tương lai

Gần đây, hiệp định của Trung Quốc nhằm sản xuất và nhập khẩu khí ga thiên nhiên từTurkmenistan cho thấy bước tiến lớn trong việc tập hợp các nước giàu tài nguyên Trung

Á tách khỏi nước Nga Tháng 9 năm 2007, Trung Quốc thông qua kế hoạch xây dựngđường ống dẫn khí ga thiên nhiên từ Turkmenistan qua Uzbekistan và Kazakhtans tớitỉnh Quảng Châu Hầu hết các nguồn khí ga thiên nhiên của Turkmenistan đóng vai tròquan trọng về địa chính trị ở khu vực Chừng nào đường ống dẫn chưa được hoàn thành,thì Nga và Ukraine còn kiểm soát con đường xuất khẩu khí ga thiên nhiên duy nhất củaTurmenistan

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã khiến cho Trung Quốc không chỉ thoả mãn nhucầu trong nước mà đang vươn ra toàn thế giới Trung Quốc đang tăng cường chiếm lĩnhnhững thịn trường tiêu thụ mà Mỹ hay các nước phương Tây vẫn chiếm lĩnh từ bấy lâunay Bên cạnh các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc cũng mở rộng quan

hệ thương mại với châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, thông qua đó mở rộng phạm vi ảnhhưởng và vị thế của Trung Quốc ở các khu vực này Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăngcường mở rộng phát triển hợp tác với các nước Đông Nam Á, một trong những khu vựcphát triển kinh tế năng động nhất thế giới Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ tư củaASEAN Trung Quốc đã đi trước Nhật Bản và Mỹ trong việc ký “Hiệp định khung vềhợp tác kinh tế toàn diện” với ASEAN, mở đường cho Khu vực mậu dịch tự do TrungQuốc – ASEAN (ACFTA) vào năm 2010

Sự mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại của Trung Quốc với các thị trường trên đã đụngchạm tới lợi ích kinh tế của Mỹ, thậm chí là ngay ở sân sau của Mỹ (Mỹ Latinh) Điềunày đã làm gia tăng thêm sự cạnh tranh về kinh tế giữa hai nước khiến cho Mỹ hết sứcquan tâm theo dõi

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển.Chẳng hạn, kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của hệ thống đào tạo, tạo ra một tầnglớp trung lưu có trí thức hơn và có điều kiện đi du lịch nhiều hơn cùng khả năng tiếp cậncác thông tin trên mạng internet cho phép người Trung Quốc khám phá thế giới Năm

1995 có khoảng 4.5 triệu lượt khách Trung Quốc ra nước ngoài thì đến năm 2005, thì con

Trang 12

số này đã tăng lên 30 triệu.9 Ngoài ra, tầng lớp lãnh đạo tinh hoa cũng có trình độ ngàycàng cao Trong đánh giá toàn diện của H.Lyman Miller và Liu Xiahong, vào tháng 9năm 1997, trong số 24 quan chức Bộ Chắnh trị của Quốc hội khoá XV chỉ có 6 ngườitừng lãnh đạo Đảng trước năm 1992, còn hầu hết đều trẻ hơn các nhà lãnh đạo tiền nhiệm

10 tuổi Những nhà lãnh đạo trẻ đã hoàn thành giáo dục và đào tạo ở các nước phươngTây.10

Sự phát triển kinh tế cũng mang lại bước tiến lớn về khoa học công nghệ Trong lĩnh vựcnghiên cứu và phát triển, Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc về mọi mặt theo sátcác nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản Trung Quốc đã hai lần đưa ngườilên vũ trụ thành công vào tháng 10 năm 2003 và tháng 12 năm 2005 Đặc biệt, việc TrungQuốc thử nghiệm thành công tên lửa vệ tinh vào tháng 1 năm 2007 khiến thế giới ngạcnhiên và lo lắng Bằng việc hạ những vệ tinh dự báo thời tiết lỗi thời, các nhà lãnh đạoBắc Kinh chứng tỏ khả năng của họ trong việc làm giảm sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầngkhông gian quan trọng cho thông tin liên lạc và tình báo nếu cần

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đưa đến gia tăng đáng kể tiềm lực quân sự Nó giúpTrung Quốc thực hiện các biện pháp tăng cường khả năng quân sự Theo các nguồn tinchắnh thức, chi tiêu quốc phòng tăng lên 300% trong thập kỷ qua và tăng thêm 17.8 %năm 2007 Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đang được chuyển đổi từ lực lượngphòng thủ mạnh nhất trên mặt đất thành một đội quân gọn nhẹ hơn, di động hơn và đachức năng với đội ngũ binh lắnh lớn nhất thế giới Ờ 2.3 triệu quân Một điểm quan trọngnữa là việc hiện đại hoá hải quân sẽ nâng cao khả năng Trung Quốc tiếp cận được các vịtrắ quyền lực Khả năng tiếp cận quân sự của Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn và lực lượngquân đội của Trung Quốc vẫn còn dễ dàng bị lực lượng Mỹ đánh bại

Việc Trung Quốc thay đổi quan điểm từ cô lập sang chắnh sách đối ngoại tắch cực hơnđược thể hiện rõ ràng trong quan hệ tại Đông Á và các nước láng giềng Trung Á TrungQuốc đang mở đường tiến vào vị trắ trung tâm châu Á và đẩy Nhật về vị trắ ngoài rìa.Chẳng hạn như, Trung Quốc củng cố mối quan hệ song phương với các nước Đông Nam

Á và ký kết quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Ấn Độ và Pakistan Đặc biệt, TrungQuốc rất chú trọng thúc đẩy Liên minh Nga Ờ Trung nhằm đối trọng lại chiến lược baovây của Mỹ và tạo dựng một thế giới đa cực Theo đó, trong chuyến thăm Nga từ ngày 26đến ngày 28 tháng 3 năm 2007, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cùng tổng thống NgaPutin đã ký kết ỘTuyên bố chung 30 điểmỢ chống lại sức ép của Mỹ và phương Tây Haibên cam kết thực hiện quy hoạch hợp tác song phương 10 năm lần thứ hai về ỘQuan hệ

9 ỘOutward BoundỢ, Economist, 22 June 2006, 74 (theo Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc

thập niên đầu thế kỷ XXI , tài liệu đã dẫn, 2012)

10 Joshua Cooper Ramo, 2004, The Beijing Consensus (London, England: Foreign Policy Center, 2004), 19 Ờ 20 (Lê

Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI , tài liệu đã dẫn, 2012)

Trang 13

hợp tác chiến lược Nga Ờ TrungỢ đến năm 2018 Bên cạnh đó, Bắc Kinh vẫn liên tụcnhấn mạnh duy trì quan hệ Mỹ - Trung là ưu tiên hàng đầu cho chắnh sách đối ngoại củaTrung Quốc.

Với các nước Đông Nam Á, ngay từ cuối những năm 1990, Bắc Kinh bắt đầu xây dựngkhái niệm an ninh mới nhằm bảo đảm an ninh cho mình và nước khác thông qua xâydựng sự tin cậy lẫn nhau với các nước láng giềng và tổ chức đa phương Trung Quốc giảiquyết xung đột biên giới bằng việc ký kết các hiệp ước hữu nghị và hợp tác, các văn bảntôn trọng chủ quyền và bình đẳng với 10 nước Đông Nam Á Thêm vào đó, Bắc Kinh đưa

ra bộ luật Ứng xử Biển Đông, kắ hiệp ước Khu vực phi hạt nhân Đông Nam Á và ký kếtnhiều hiệp ước hợp tác song phương và quan hệ đối tác chiến lược với các nước ở châu

Á.11 Trung Quốc tắch cực tham gia Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), ủng hộ Hộinghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên, và tạo ra Quỹ hợp tác châu Á nhằm giúp đỡ các banngành Trung Quốc trong hợp tác ASEAN

Tại Mỹ Latinh, Trung Quốc sử dụng chiến thuật tương tự bằng cách nêu bật hình ảnhTrung Quốc như một chủ thể không gây đe doạ Phó Chủ tịch Zeng Qinghong trongchuyến thăm Mexico tháng năm 2005 đã ký 7 Hiệp định hợp tác về chuyên chở hàng hải

và lĩnh vực khác tạo ra cơ hội cho quan hệ đối tác thiết thực trong tương lai Cuối năm

đó, Phó Chủ tịch Zeng cũng ký 19 hiệp định với Venezuela.12 Trung Quốc tham gia Tổchức các nước châu Mĩ với tư cách là quan sát viên, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và kýhiệp định hợp tác với Cộng đồng các nước Andian

Tại Châu Phi, Trung Quốc cũng theo đuổi chắnh sách tắch cực với Lục địa đen, hỗ trợ hàophóng về tài chắnh và kỹ thuật, nhanh chóng tăng đầu tư trực tiếp và hiệp định nănglượng và thương mại Trung Quốc lập ra diễn đàn Hợp tác Trung Ờ Phi năm 2000 vàChương trình vì sự hợp tác Trung Ờ Phi trong phát triển kinh tế và xã hội, đều nhằm mụctiêu củng cố hợp tác kinh tế, ye tế, phát triển và các vấn đề ngoại giao Trung Quốc đãcung cấp viện trợ kinh tế cho Liên minh châu Phi và giữ vai trò lớn hơn trong Ngân hàngPhát triển Châu Phi thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc Hiện tại, Trung Quốcmua hơn 1/3 lượng dầu của Châu Phi

Tại Trung Đông, chắnh sách đối ngoại của Trung Quốc cũng bị quyết định bởi vấn đềtăng sự phụ thuộc vào năng lượng Bắc Kinh nhập gần 50% dầu mỏ từ khu vực này,khiến họ không thể bỏ qua những động thái chắnh trị ở khu vực khủng hoảng này Trung

11 Philip Sauders, 2006 ChinaỖs Global Activism: Strategy, Drivers and Tools (Washington D.C.: National Defense

University Press, 2006) (Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI , tài liệu

đã dẫn, 2012)

12 Kurlantzick, Joshua, 2007 Charm offensive, How ChinaỖs soft Power Is Transforming the World New Haven,

CT: Yale University Press, 2007, page 49 to 51 (Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên

đầu thế kỷ XXI , tài liệu đã dẫn, 2012)

Trang 14

Quốc đã trở thành đối tác thương mại dễ chịu tại khu vực Trung Đông, và chắnh sách củaTrung Quốc trực tiếp làm suy yếu ý đồ dân chủ hoá và quản trị của phương Tây Hiệpđịnh năng lượng ký kết với Tehran của Bắc Kinh trị giá 100 tỷ USD đã bị phắa Mỹ chỉtrắch gay gắt.

Những con số đầy ấn tượng trên đây về bề rộng và bề sâu của sự trỗi dậy của Trung Quốckhiến cho người Mỹ hết sức lo lắng Campbell cho rằng: Ộthế kỷ Mỹ đã qua điỢ và thayvào đó là Ộthế kỷ của Trung Quốc bắt đầu.13 Với lý thuyết dịch chuyển quyền lực trongquan hệ quốc tế, thế kỷ XXI sẽ là giai đoạn dịch chuyển nguy hiểm giữa một Trung Quốcđang trỗi dậy và một nước Mỹ đang tại vị.14

Những mối quan tâm địa chắnh trị về một ỘThế kỷ Trung QuốcỢ khiến Tổng thốngGeorge Bush phải khẳng định lại trước Nghị viện Nhật Bản về quan điểm Thái BìnhDương mới, trong đó nêu rõ: ỘTôi nhận thấy thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương.Nhật Bản và Hoa Kỳ có chung quan điểm về tương lai của khu vực châu Á Ờ Thái BìnhDương là sự giao hảo các nước tự do ở Thái Bình DươngỢ.15

Với Max Boot, Project for a New Chinese Century là kế hoạch Bắc Kinh dành cho sự lớnmạnh của dân tộc.16 Tuy nhiên, vẫn còn những nhận thức chưa chắc chắn về sự trỗi dậycủa Trung Quốc trong thế kỷ XXI Như Goldstein lưu ý Ộmột chiến lược thay đổiỢ bắtđầu từ những năm 1980 tiếp tục kéo dài trong 30 Ờ 50 năm tới tránh những vấn đề lâu dàinảy sinh khi Trung Quốc trỗi dậy, do Trung Quốc nhận thấy mục tiêu đạt được các tiêuchuẩn về sự hùng mạnh và của cải với nền tảng dân số lớn.17 Quan điểm lâu dài gần đâycủa Rennstich cho rằng: Trung Quốc sẽ trỗi dậy vào năm 2080

Tuy nhiên, giữ can dự thấp nhằm trỗi dậy hoà bình là lý do Trung Quốc không nói nhiều

về việc thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc Như Wang Yiwei thừa nhận trong BeijingReview Ộhiện Trung Quốc giữ mức độ can dự thấp nhưng đang chuẩn bị làm những gìmình muốnỢ.18

Như vậy, sự trỗi dậy mạnh mẽ và nhanh chóng của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càngđược mở rộng ra khắp các khu vực và trên thế giới đang trở thành một thách thức to lớn

13 Campbell Ian 2004 ỘThe Chinese Century BeginsỢ, Washington Times 1 May

14 Kugler, Jack and Tammen, Ronald and Swaminathan, Siddhart 2001 ỘPower Transitions and Alliances in the 21 st

CenturyỢ Asian Perspective 25(3): Page 5 to 29.

15 Bush, George Walker 2002 ỘPresident Discusses Unity Between the US and JapanỢ, 18 February.

16 Boot, Max 2005 ỘProject for a New Chinese Century Beijing Plans for National Greatness.Ợ Weekly Standard,

11 (4) Ờ 11 October

17 Goldstein, Avril, 2003 ỘAn Emerging ChinaỖs Emerging Grand StrategyỢ Page 57 to 106

18 Wang Yiwei, 2004 ỘBeijing Hands Moscow a Long RopeỢ, Beijing Review 11 November, page 23 (*)

(*) Tất cả chú thắch 13, 14, 15, 16, 17, 18 thuộc chú thắch của tác giả Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ -

Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI , tài liệu đã dẫn, 2012

Trang 15

đối với nước Mỹ Nó là một bài toán khó mà các nhà hoạch định chiến lược Mỹ luôn phảitính đến mỗi khi điều chỉnh hay hoạch định chiến lược và chính sách của Mỹ đối với khuvực và thế giới nói chung và với Trung Quốc nói riêng.

III Một số vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ tác động đến việc hoạch định chính sách Trung Quốc của Mỹ

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt cho đến trước sự kiện 11 – 9, Liên Xô sụp đổ khiếncho Mỹ mất đi một mối đe doạ rõ rệt, nhưng thế giới vẫn còn đầy rẫy những nguy hiểm

và rối loạn Mối đe doạ mà Mỹ hiện đang phải đối mặt phân tán hơn, khó đối phó hơn

Mỹ gặp khó khăn trong việc hoạch định một chính sách đối ngoại rõ ràng Trong môitrường an ninh quốc tế, Mỹ phải dựa ngày càng nhiều vào hệ thống kinh tế quốc tế trongthời đại toàn cầu hoá trong khi phải chú trọng cả về kinh tế, an ninh, dân chủ Vì vậy,việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại bị hạn chế cả về đối nội và đối ngoại.Sau Chiến tranh Lạnh, với tư cách siêu cường duy nhất và ưu thế chi phối về sức mạnhkinh tế, quân sự và chính trị, giới cầm quyền Mỹ vừa muốn duy trì vị trí bá chủ thế giới,vừa muốn thực hiện mục tiêu đó với phí tổn ít nhất Để thực hiện điều đó, trong chínhsách đối ngoại của mình, các chính quyền Mỹ đã tìm cách cân bằng giữa các học thuyếtđang chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ như chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa can dự,chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thực dụng Theo các nhà nghiên cứu, đặc trưng nổi bậttrong chính sách ngoại giao trước đây của chính quyền Clinton là sự kết hợp chủ nghĩa lýtưởng và chủ nghĩa can thiệp Nhưng đến nhiệm kỳ hai, khuynh hướng chính sách đốingoại đó đã có phần từ chủ nghĩa lý tưởng nghiêng về chủ nghĩa thực dụng và quyền lựcchính trị Đến chính quyền Obama, chính sách đối ngoại đang được điều chỉnh theohướng ngoại giao “thông minh, đối thoại và lắng nghe” từ bỏ đường lối đơn phươngnhằm tạo ra một hình ảnh mới về nước Mỹ

Vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc – cá nhân

và các cơ quan hoạch định chính sách

Trên thực tế, trong các đời Tổng thống, người ta thấy đều có các cá nhân hoặc cơ cấuđóng vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chính sách đối với Trung Quốc Vào đầu thập

kỷ 70 của thế kỷ XX, dưới thời kỳ của Nich-xon, Mỹ và Trung Quốc bắt đầu tiếp xúc,

mở đầu cho việc hợp tác chiến lược có ý nghĩa lịch sử, nhằm chống lại các mối đe doạchiến lược của Liên Xô Kissinger là người giữ vai trò then chốt trong các vấn đề ViệtNam, Liên Xô và Trung Quốc Và trong nhiệm kỳ Ford, Kissinger vừa là Cố vấn Hộiđồng an ninh quốc gia vừa là Ngoại trưởng Mỹ đã giữ vai trò quyết sách chủ đạo trongvấn đề Trung Quốc Hay trong các chính phủ sau đó, trong nhiệm kỳ Tổng thống J

Trang 16

Carter, Bzrezinski cũng phát huy vai trò cực kỳ quan trọng Dưới thời Reagan, việc quyếtsách đối với Trung Quốc lại chuyển sang Bộ Ngoại giao và do Ngoại trưởng Haig giữ vaitrò chi phối Quan hệ quân sự Mỹ - Trung lên cao chưa từng thấy, trong việc giải quyếtvấn đề Đài Loan, chủ trương của Haig ảnh hưởng tới Reagan Vai trò quan trọng củaChristopher thời Bush cha và Berger thời Clinton có ý nghĩa là quyết sách đối với vấn đềTrung Quốc của Mỹ, tức là vẫn do Hội đồng An ninh quốc gia lãnh đạo.

Do sự thay đổi của tình hình quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, Uỷ ban An ninh quốc giatrong thời kỳ tổ chức lại, ảnh hưởng suy giảm và không còn giữ vai trò chủ đạo trongquyết sách đối với Trung Quốc Dưới thời chính quyền Bush, các Bộ Quốc phòng, Ngoạigiao, Thương mại và Uỷ ban An ninh quốc gia không phải một khối thống nhất vữngchắc, nhất là không hoàn toàn nhất trí về lập trường quan điểm đối với Trung Quốc, làmcho ý kiến của Chính quyền Bush trở nên đa dạng hơn so với các chính quyền trước,thiếu nhận thức chung mang tính chủ đạo, thể hiện sự hỗn tạp trong mục tiêu của cácngành, ở cả sự đối kháng về ý thức hệ, kiềm chế về quân sự, tiếp xúc về kinh tế Về chínhsách ngoại giao, Bush nghiêng về áp dụng thái độ võ đoán, coi trọng an ninh quân sựhơn Hơn nữa, trong các nhà hoạch định chính sách về Trung Quốc thường có hai ý kiếnkhác nhau Thứ nhất, là phái diều hâu trong Bộ Quốc phòng, cánh hữu trong quốc hội,giới báo chí bảo thủ… mang ý thức thù địch dai dẳng, coi Trung Quốc là “đối thủ tiềmẩn”, chủ trương phát triển mối quan hệ Mỹ - Đài Loan Phái thứ hai do Bộ Ngoại giao,

Bộ Thương mại, Uỷ ban An ninh Quốc gia làm chủ đạo, cùng với các quan chức Bộ quốcphòng từng trải qua chiến tranh, các học giả và cựu chính khách Phái này cho rằng Mỹcần chú ý đến Trung Quốc như một đối tác Họ cho rằng sự phát triển của Trung Quốcmang tính “không xác định”, Rice nói “Trung Quốc đang trong mô hình chuyển đổi môhình, kết quả chuyển đổi chưa rõ lắm, nhưng một nước Trung Hoa đi tới pháp trị, mở cửathị trường, cuối cùng tiến tới dân chủ, sẽ ảnh hưởng sâu xa tới an ninh và phồn vinh trênthế giới.” Vì vậy, xét về tổng thể, “”hợp tác chiến lược Mỹ - Trung là tất yếu” Tuy nhiên,chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ mang tính hai mặt

IV Điều chỉnh chíến lược toàn cầu Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đối với Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng tronmg chiếnlược toàn cầu của Mỹ đối với Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng trong chiếnlược toàn cầu của Mỹ trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh Quan hệ Mỹ - Trung là mối

quan hệ quan trọng nhất chi phối các vấn đề khu vực và thế giới.

1 Chiến lược toàn cầu/Châu Á – Thái Bình Dương – cơ sở hình thành chính sách Trung Quốc của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh

Trang 17

a Mục tiêu chiến lược toàn cầu từ “ngăn chặn Liên Xô sang “duy trì vị trí siêu cường duy nhất”

Sau Chiến tranh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, mục tiêu giành vai tròlãnh đạo thế giới cơ bản được thực hiện Về sức mạnh tổng lực của Mỹ, báo “Thời đại”của Cộng hoà Liên bang Đức ra ngày 29 – 9 – 2002 đã mô tả: “nước Mỹ bắt đầu thế kỷXXI với tư cách là quyền lực thế giới thực sự duy nhất Cánh tay quân sự của nó vươn tớibất cứ điểm nào của địa cầu Sự thống trị về mặt chính trị của Mỹ đã làm cho nó trở thànhmột dân tộc mà người ta không thể từ bỏ Còn ảnh hưởng về văn hoá của Mỹ thì lớn tớimức khắp nơi trên thế giới nhiều người coi toàn cầu hoá là một sự Mỹ hoá Ưu thế đachiều này đã làm cho quyền lực của Mỹ trở thành duy nhất.”19

Đối với Mỹ, George Bush lên nắm quyền trong bối cảnh quốc tế và trong nước hết sứcthuận lợi cho việc công khai khẳng định rõ ưu thế gần như tuyệt đối của Mỹ và tươngứng với ưu thế đó là vai trò dẫn dắt thế giới

“Ngày nay, nước Mỹ đang ở vị thế của một nước có sức mạnh quân sự và có tầm ảnhhưởng to lớn về kinh tế và chính trị mà không ai so sánh được… Ngày nay, nhân loại cótrong tay một cơ hội thúc đẩy sự chiến thắng tự do trước tất cả mọi đối thủ Nước Mỹ đềcao tinh thần trách nhiệm để lãnh đạo thế giới trong sứ mệnh vĩ đại này”

Và theo đà tăng trưởng của sức mạnh tổng hợp quốc gia và thay đổi về địa vị quốc tế, Mỹ

đã kịp thời điều chỉnh chiến lược toàn cầu Mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu mới

là chuyển từ “ngăn chặn Liên Xô, tranh giành bá quyền với Liên Xô” thành duy trì vàcủng cố địa vị “siêu cường duy nhất” Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, các nhàchiến lược Mỹ đã đưa ra chiến lược toàn cầu mới với 3 trụ cột chủ yếu là: đảm bảo anninh cho Mỹ và đồng minh, mở rộng kinh tế và triển khai dân chủ trên toàn thế giới

b Chiến lược toàn cầu của Mỹ dưới thời B Clinton

Theo chiến lược này, Chính quyền Clinton đưa ra chiến lược An ninh quốc gia “linh hoạt

và tham dự có lựa chọn” công bố hồi tháng 7 – 1994 dựa trên việc mở rộng cộng đồngcác nền dân chủ theo kinh tế thị trường đồng thời răn đe, ngăn chặn các hiểm hoạ đối với

Mỹ và đồng minh của Mỹ Trên cơ sở đó, khi tập trung vào các mối đe doạ mới và các cơhội mới, thì các mục tiêu chính của Mỹ là: “Tăng cường an ninh của Mỹ qua việc duy trìtiềm lực phòng thủ mạnh và thúc đẩy các biện pháp hợp tác an ninh; khuyến khích sựthịnh vượng kinh tế của Mỹ qua việc mở cửa thị trường nước ngoài và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế toàn cầu, thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài.”20

19 Tài liệu tham khảo Đặc biệt, ngày 21 tháng 10 năm 2002, Thông tấn xã Việt Nam

Trang 18

Đến năm 1997, Chính quyền Bill Clinton công bố “Chiến lược An ninh quốc gia thế kỷmới” đánh dấu lần điều chỉnh chiến lược lần ba Chiến lược này xác định phương châmchú trọng răn đe thực tế và thách thức lâu dài nhằm đối phó với mối đe doạ xung đột khuvực cũng như ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và sinh học, phòngngừa khả năng xuất hiện một nước lớn có thể thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ sau 2010– 2015 Dựa vào sức mạnh ngày càng tăng, vào cuối nhiệm kỳ thứ hai, Chính quyềnClinton tăng cường can thiệp vào các cuộc xung đột khắp nơi trên thế giới như cuộckhông kích chống Nam Tư ở Kosovo, cuộc can thiệp vào Somali… Điều này cho thấy làChính quyền Bill Clinton đã bắt đầu điều chỉnh chính sách tăng cường quân sự cứng rắn

và cường quyền hơn cùng với việc gia tăng chi phí quân sự lần đầu tiên kể từ cuối thời kỳ

R Reagan Đồng thời, để tăng cường sức mạnh và lợi ích kinh tế của Mỹ, Chính quyềnBill Clinton ủng hộ mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá coi trọng và thúc đẩy các thể chếquốc tế đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ đa quốc gia

Thực chất, chiến lược của chính quyền Clinton nhằm mục tiêu chủ yếu là duy trì vị trísiêu cường duy nhất của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh trên cơ sở mở rộng can thiệp

và dân chủ kiểu phương Tây trên thế giới

c Chiến lược toàn cầu của Mỹ dưới thời George Bush

Khi lên nắm quyền, G Bush đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết dựa trên sức mạnh quân sự,kinh tế bằng mọi cách bảo đảm vai trò bá chủ thế giới của Mỹ, chủ trương can thiệp theochiều sâu trên cơ sở chủ nghĩa đơn phương

Bảo vệ an ninh, mở rộng phát triển kinh tế và mở rộng quan niệm giá trị Mỹ luôn là batrụ cột lớn không thay đổi của chính sách ngoại giao Mỹ từ thời Bill Clinton đến G Bush.Tuy nhiên nếu như thời Bill Clinton chú trọng hơn vào chính sách đối nội với việc mởrộng và phát triển kinh tế lên vị trí hàng đầu trong ba trụ cột lớn và tìm cách cải thiệnquan hệ với các địch thủ cũ, thì G Bush là kết hợp chặt chẽ ngoại giao với quốc phòng,kinh tế với quốc phòng và ngày càng coi trọng vấn đề an ninh quân sự hơn với thời BillClinton Ông đã tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2002 lên đến 310 tỷ USDtăng 14 tỷ USD so với năm 2001 21Chiến lược an ninh của Mỹ chuyển từ “nguyên tắccân bằng lợi ích các bên” sang “nguyên tắc đơn phương uy hiếp có hiệu lực” Chính sáchnày của G Bush đã tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa Mỹ với các nướclớn và tác động không nhỏ đến các nước khác ở trong khu vực

20 Clinton B (1994), Chiến lược An ninh Quốc gia “can dự và mở rộng”, July (Tài liệu tham khảo Đặc biệt, ngày 21 tháng 10 năm 2002, Thông tấn xã Việt Nam)

21 Theo Lưu Phi Kiện, “Động hướng chính sách châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Bush”, T/C Trung Quốc: Tầm nhìn, số 16, 4 – 2001, TKCN 1 – 7 – 2001

Trang 19

Như vậy, rõ ràng đã có những điều chỉnh Chiến lược an ninh quốc gia, nhưng tư tưởngchiến lược an ninh của Mỹ trước sự kiện 11 – 9 vẫn tiếp tục tuân theo quan niệm an ninhtruyền thống “ngăn chặn và răng đe” với những đối tượng chủ yếu là các nước thù địchtiềm tàng như Trung Quốc, Nga và các nước “không lương thiện”.

Sau sự kiện 11 – 9: sự kiện ngày 11 – 9 đã làm thay đổi đánh giá chiến lược của Mỹ Mỹcho rằng chiến lược “ngăn chặn, răn đe” trước đây không còn hiệu quả nữa trước nhữngmối đe doạ mới Vì vậy, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, chống khủng bố trở thànhmục tiêu hàng đầu, coi trọng ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt và trừng trị các thế lựcHồi giáo cực đoan

Sau sự kiện ngày 11 – 9, Mỹ lợi dụng vị thế người bị hại và ưu thế nội lực tổng hợp củamình nhằm khẳng định tính đơn cực hoá của trật tự thế giới mới và tăng cường can thiệptoàn diện Chính quyền Bush đã thúc đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh chiến lược phòng vệ.Trên thực tế, Mỹ đã thành công trong việc thành lập một liên minh chống khủng bố quốc

tế rộng lớn, chưa từng có trong lịch sử do Mỹ lãnh đạo, tăng cường vị trí trung tâm củamình trong các nước đồng minh, tranh thủ sự ủng hộ của đa số các nước các quốc gia liênquan; điều chỉnh quan hệ với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan; tăng cường vai trò vàđịa vị lãnh đạo của Mỹ trong các công việc quốc tế Lợi dụng cơ hội chưa từng có do sựkiện 11 – 9 đem lại, Mỹ chiếm vị thế đỉnh cao trong việc chi phối nền chính trị thế giới,định ra luật chơi chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu Chính quyền Bush phân chia thếgiới thành hai nhóm nước chống khủng bố hay là khủng bố, thực chất là đi với Mỹ haychống Mỹ Phạm vi chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu hàm ẩn trong tuyên bố củaGeorge Walker Bush là: “Chúng ta sẽ chiến đấu với những kẻ khủng bố không chỉ là trênchiến trường này (Afghanistan) Hàng nghìn kẻ khủng bố được huấn luyện vẫn còn tự dovới các tổ chức ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông và khắp châu Á.”22

Sau thắng lợi ở Afghanistan, sự can thiệp đơn phương của Mỹ ngày càng trở nên thô bạohơn Chính quyền Bush đã đưa ra Học thuyết Chiến lược An ninh mới, khẳng định Mỹ cóquyền tiến hành tiến công trước nhằm vào các quốc gia có thể gây ra hiểm hoạ tiềm tàng.Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, lý luận “chủ động tiến công” mà chính quyền Mỹđưa ra gần đây đã đánh dấu sự thay đổi về tư duy an ninh quốc gia của Mỹ, nó đứng trên

ưu thế áp đảo để chủ động tấn công và giành thắng lợi Nhìn thổng thể, mục tiêu chiếnlược của Mỹ không có gì thay đổi nhiều, nhưng nét nổi bật hiện nay là ngày càng coitrọng thủ đoạn quân sự để đạt được mục tiêu

22 George Walker Bush, “Tăng cường các liên minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và hành động để ngăn chặn các cuộc tấn công của Mỹ và bạn bè của chúng ta”, Washington D C (Nhà hát Lớn quốc gia), ngày 14 – 9 –

2001, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, 11 – 2002.

Trang 20

Nhìn chung, Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ đã trải qua một số lần điều chỉnh,nhưng tư tưởng chiến lược chủ đạo vẫn là: “ngăn chặn, răn đe” mang tính phòng thủ hiệnthực Trọng điểm tiến hành điều chỉnh chiến lược của Mỹ là đặt việc chống chủ nghĩakhủng bố và ngăn ngừa sự vươn lên của các nước lớn thách thức vai trò lãnh đạo thế giớicủa Mỹ vào vị trí tương đối cân bằng Vì sự “trả đũa” của Mỹ sẽ được áp dụng không chỉvới các lực lượng khủng bố mà cả với các đối thủ “tiềm tàng” của Mỹ.23

Như vậy, khi mới lên nắm quyền, Chính quyền Bush đã điều chỉnh chiến lược từ “ngănchặn, răn đe” sang chiến lược “đòn tấn công phủ đầu” trước nhằm thiết lập trật tự thế giớimới do Mỹ đứng đầu với chủ nghĩa đơn phương

Nhiệm kỳ thứ hai: Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định trong việc tạo dựng mộtliên minh quốc tế chống khủng bố toàn cầu, nhưng trong bối cảnh cục diện quốc tế cónhiều biến đổi mạnh mẽ khiến cho chính quyền Bush hết sức lo lắng Đó là việc còn lâuthì chủ nghĩa khủng bố mới bị bứng rễ tận gốc Đặc biệt, Mỹ còn bị sa lầy trong cuộcchiến Iraq kéo dài với nhiều tổn thất gây nên làn sóng phản đối chiến tranh diễn ra liêntục trong nước Mỹ; vấn đề hạt nhân của khu vực Bắc Triều Tiên kéo dài; sự trỗi dậy củacác nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ; các đồng minh Liên minh châu Âu cũng có vấnđề; phong trào “cánh tả” của khu vực Mỹ Latinh phát triển mạnh… Tất cả những vấn đềnày đã khiến cho trào lưu chủ nghĩa biệt lập bắt đầu quay trở lại trong nước Mỹ Và trênthực tế, chính quyền Bush đã phải tiếp tục điều chỉnh chiến lược của mình theo hướng đaphương hơn, đặc biệt nhấn mạnh thúc đẩy dân chủ với phạm vi mở rộng ra toàn thế giới,chứ không còn bó gọn trong thế giới Hồi giáo

Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới của Chính quyền Bush là việc tiếp tục và

đi sâu hơn nữa sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ từ sau sự kiện 11 – 9 đến nay Đó là sựtổng kết mang tính giai đoạn của chiến lược đối ngoại đối với các vấn đề như chốngkhủng bố, chiến tranh Iraq, cùng những tính toán mới trước thay đổi môi trường quốc tếhiện nay Nội dung chủ yếu của cuộc điều chỉnh lần này bao gồm những ý tưởng của cáchọc thuyết do các nhà lãnh đạo hàng đầu của Mỹ đưa ra như: “Thuyết về thúc đẩy dânchủ”, “Thuyết về chiến tranh ý thức thế hệ mới” của Bush, “Thuyết về cách mạng ngoạigiao” của C Rice, “Thuyết về chuyển đổi mô hình quân sự” của Rumsfeld, và thuyết về

“Bên liên quan lợi ích có trách nhiệm” của R Zoellick Những luận thuyết đó được thểhiện trong một số văn kiện nhà nước quan trọng, tiêu biểu là “Báo cáo Chiến lược Anninh Quốc gia”, các bài phát biểu của Bush cùng các chính khách quan trọng khác, hàngloạt điều chỉnh mới về quân sự ngoại giao của Mỹ

23 Tài liệu tham khảo số 8 – 2002, Thông tấn xã Việt Nam.

Trang 21

2 Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ - cụ thể hoá ba trụ cột chiến lược của Mỹ

a Trọng điểm chính sách của Mỹ chuyển mạnh sang châu Á – Thái Bình Dương

Sau Chiến tranh Lạnh, chính phủ Mỹ thực hiện chiến lược “can dự và mở rộng” trong đólấy lục địa Âu, Á làm trung tâm với hai cánh là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương,đồng thời liên tục điều chỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương Với sự phát triểnmạnh mẽ của kinh tế toàn cầu hoá, chính quyền Clinton đã hoàn thành việc điều chỉnhchiến lược toàn cầu mới từ mô hình an ninh truyền thống sang mô hình an ninh tổng hợp,trọng điểm chuyển dần sang châu Á – Thái Bình Dương Còn khi G Bush lên nắmquyền, Mỹ càng tập trung hơn nữa đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương Chính quyềnBush lấy chủ nghĩa hiện thực truyền thống làm cơ sở, theo đuổi lợi ích an ninh tuyệt đốicủa Mỹ, thể hiện rõ chính sách coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược chủ yếu, nâng cấpquan hệ Mỹ - Nhật Bản lên vị trí số một, hâm nóng quan hệ Mỹ - Ấn, làm dịu quan hệvới Triều Tiên, thúc đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kiềm chế và bao vây chiến lượclấy đồng minh Mỹ - Nhật Bản làm trung tâm, lấy quan hệ quân sự song phương và đaphương làm điểm tựa, nhất là tăng nhanh mức độ kiểm soát với khu vực Châu Á – TháiBình Dương

b Các mục tiêu cụ thể của chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ

Để thực hiện các mục tiêu chiến lược toàn cầu đối với khu vực châu Á – Thái BìnhDương, Mỹ phải giữ được “vai trò lãnh đạo chủ chốt” để không cho bất cứ cường quốcnào nổi lên chống lại Mỹ, đồng thời phải thúc đẩy kinh tế thị trường và tự do dân chủ cólợi cho Mỹ Theo đó, các mục tiêu cụ thể của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái BìnhDương là:

- Không cho bất kỳ một quốc gia riêng lẻ hay một liên minh nào được phép thống trị khuvực;

- Không cho bất kỳ quốc gia nào giành được thế mạnh quân sự và tạo ra mối đe doạ trựctiếp đối với các quốc gia láng giềng;

- Bảo đảm sự lưu thông hàng hoá và tài nguyên trong khu vực và giữa khu vực này vớiMỹ;

- Khuyến khích các nhà đầu tư và các chế độ cam kết sự cởi mở về chính trị và tăng khảnăng kinh tế cho các công dân của họ;

Trang 22

- Tăng cường sáng kiến của các quốc gia khu vực nhằm hợp tác một cách chặt chẽ với

Mỹ trong các mục tiêu hoàn chỉnh về an ninh, kinh tế và chính trị

Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược toàn cầu và chiến lược châu Á – Thái Bình Dương nêu trên của Mỹ, có thể thấy rõ chính sách đối với Trung Quốc là một bộ phận quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của Mỹ Đặc biệt hiện nay, khi Trung Quốc đang trỗi dậy với ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực và thế giới thì mối quan tâm của Mỹ đối với một Trung Quốc lớn mạnh ngày càng tăng, đó là làm thế nào để dẫn dắt Trung Quốc trỗi dậy đi theo con đường có lợi cho Mỹ? Điều này có quan hệ chặt chẽ với việc hoạch định chính sách Trung Quốc của Mỹ.

Trang 23

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI TRUNG QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

I CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

1 Mục tiêu chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh

Sau Chiến tranh Lạnh, trên cơ sở ba trụ cột chiến lược toàn cầu và các mục tiêu chiếnlược Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc theohướng tăng thêm phần kiềm chế trong chiến lược chính sách Bởi vì, một là, cơ sở chiếnlược của hợp tác liên minh Trung Quốc – Mỹ đối kháng Liên Xô đã tan vỡ Hai là, saukhi Liên Xô giải thể, Trung Quốc trở thành quốc gia cộng sản nắm chính quyền lớn nhất

mà sự kiện 4/6/1989 vẫn không làm thay đổi về chất đối với Đảng Cộng sản sau khi họtiến hành cải cách mở cửa Ba là, sau khi Liên Xô tan rã, các nhà chiến lược Mỹ đã tìmkiếm đối thủ chiến lược mới, và một quốc gia – kinh tế phát triển nhanh chóng, đất đairộng lớn, dân số đông, lại kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc đã trởthành một đối tượng mà Mỹ quan tâm theo dõi

Nhưng mặt khác, một trụ cột khác trong chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ là “mở rộngkinh tế” nên Mỹ cần có sự hợp tác của Trung Quốc Bởi vì các nguyên nhân sau đây: Thứnhất, để mở rộng kinh tế, Mỹ cần phải khai thác thị trường nước ngoài Thứ hai, nếu Mỹmuốn thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc thì họ phải tiếp xúc với Trung Quốc Thứ ba, sauChiến tranh lạnh, Mỹ quan tâm nhiều hơn tới mối đe doạ của nhân tố phi an ninh truyềnthống như phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố… và càng chú trọng đến an ninh

và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương Vì vậy, Mỹ cần sự hợp tác của TrungQuốc và các nước lớn khác Tuy nhiên, đối với mối đe doạ an ninh truyền thống, nhiệm

vụ chủ yếu cảu Mỹ là ngăn chặn sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng vàTrung Quốc là một trong những đối tượng mà Mỹ cần ngăn chặn.24

Như vậy, có thể thấy Mỹ có những mục tiêu rõ ràng trong chính sách đối với TrungQuốc Thứ nhất, tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc để thu được lợi ích to lớn từnền kinh tế mới đầy tiềm năng này Thứ hai, gây sức ép để mở rộng giá trị phương Tây ởTrung Quốc Thứ ba, ngăn chặn những mối đe doạ tiềm tàng của Trung Quốc đối với Mỹ

ở khu vực cũng như toàn thế giới

2 Chính sách Trung Quốc của chính quyền B Clinton

a Nhiệm kỳ đầu của Chính quyền Bill Clinton

24 Nguyễn Thị Canh, Quan hệ Mỹ - Trung Quốc sau chiến tranh lạnh (1989 – 2000)

Trang 24

Chính sách đối với Trung Quốc do chính quyền Bill Clinton đề ra vừa nhằm mục đíchthúc đẩy những mục tiêu chính sách phục vụ cho ưu thế vượt trội của Mỹ, vừa thúc đẩy

mở rộng dân chủ, thị trường trên toàn thế giới Ở nhiệm kỳ đầu, chính sách đối với TrungQuốc của Clinton không thống nhất do khuynh hướng của Chính quyền Clinton muốnxoa dịu cả các nhóm lợi ích và Quốc hội Clinton đã gắn cấp quy chế tối huệ quốc choTrung Quốc vào mục tiêu thúc đẩy nhân quyền, một nhiệm vụ mà sau đó ông đã thừanhận là không thể

b Nhiệm kỳ thứ hai của Chính quyền Bill Clinton

Trong nhiệm kỳ này, Clinton bắt đầu xây dựng chính sách đối với Trung Quốc trên mộtkhuôn khổ có tính xây dựng hơn Nguyên nhân của sự điều chỉnh chính sách này là doChính quyền Clinton nhận ra rằng họ cần có sự hợp tác của Trung Quốc trong việc giảiquyết vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên,

tổ chức và phối hợp giải quyết các vấn đề ở cấp độ khu vực và toàn cầu Ngoài ra, chínhquyền Bill Clinton đã phải điều chỉnh sang chính sách “can dự”, chuyển từ ảnh hưởngquân sự sang ảnh hưởng kinh tế

Trên cơ sở chính sách can dự, chính quyền Clinton chủ trương coi Trung Quốc như một

“đối tác mang tính xây dựng” và đề ra hai mục tiêu: thứ nhất, theo đuổi sự quan tâm vàlợi ích của Mỹ ở mức độ thích hợp, thứ hai là cố gắng xây dựng sự tin cậy lẫn nhau vàthoả thuận trong các lĩnh vực Mỹ quan tâm

Trên cơ sở các mục tiêu đó, Chính quyền Clinton đã đưa ra chính sách “cam kết toàndiện”, thực hiện các biện pháp như

- Tăng cường các quan hệ và tiếp xúc kinh tế, thương mại với Trung Quốc để thúc đẩynước này phát triển dân chủ

- Đưa ra chính sách “ba không” đối với Đài Loan, một chính sách được đánh giá rõ ràng

về vấn đề Đài Loan Bên cạnh đó, Mỹ vẫn đồng thời, dùng chính sách kiềm chế dựa trên

“tinh thần cảnh giác chiến lược” đối với Trung Quốc thông qua các biện pháp như:

- Dùng quy chế tối huệ quốc gây sức ép trong vấn đề kinh tế;

- Dùng vấn đề nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cương để gây sức ép về chính trị;

- Tăng cường hợp tác an ninh – quân sự với các nước xung quanh Trung Quốc để kiềmchế Trung Quốc

Tóm lại, trong hai nhiệm kỳ của Bill Clinton, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc làtiếp xúc và ngăn chặn, nhưng tiếp xúc là chủ yếu Để thực hiện các mục tiêu trên, đối với

Trang 25

khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ phải giữ được vai trò lãnh đạo chủ chốt đểkhông cho bất cứ một cường quốc nào nổi lên chống lại Mỹ, đồng thời phải thúc đẩy kinh

tế thị trường và tự do dân chủ có lợi cho Mỹ Tuy nhiên, chính sách này của Mỹ trên thực

tế cũng đã thất bại vì Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu của Mỹ đưa ra, đặc biệt làvấn đề nhân quyền Điều này đã làm cho Mỹ phải thiên về những biện pháp cứng rắn,gây sức ép từ bên ngoài buộc Trung Quốc phải thay đổi hệ thống chính trị trong nước vàocuối những năm 90 thế kỷ XX

3 Chính sách Trung Quốc của chính quyền George Bush

a Nhiệm kỳ thứ nhất của chính quyền G W Bush

Sau khi lên nắm quyền, G W Bush điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu Trong ba trụ cộtchiến lược nói trên, Mỹ nhấn mạnh trụ cột an ninh Chính quyền Bush chủ trương canthiệp theo chiều sâu, dựa trên chính sách đơn phương đối với nhiều vấn đề quốc tế Trên

cơ sở tư duy chiến lược đó, Chính quyền Bush chú trọng vấn đề an ninh quân sự, chủtrương thực hiện ‘ngăn chặn, răn đe” với những đối tượng chủ yếu là các nước thù địchtiềm tàng như Trung Quốc, Nga và các nước “không lương thiện” như Iran, Bắc TriềuTiên… Xác định Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” chứ không phải là “đốitác chiến lược”

Thực tế, ngay từ đầu Chính quyền Bush có cách tiếp cận khác hoàn toàn trong giải quyếtcác vấn đề quốc tế Trong chiến dịch bầu cử năm 2000, các cố vấn cho Bush ủng hộ cách

sử dụng sức mạnh của Mỹ để thúc đẩy lợi ích quốc gia, xây dựng các liên minh an ninh

và cương quyết đối với các đối thủ tiềm năng Trừ một số ngoại lệ, hầu hết cố vấn caocấp về chính sách đối ngoại đều là những người có tư tưởng bảo thủ, cứng rắn, từng phục

vụ trong Chính quyền Reagan và Bush cha trước đây Họ phê phán cách tiếp cận củachính quyền Bill Clinton là quá mềm mỏng, thiếu quyết đoán, chỉ quan tâm tới chủ nghĩa

đa phương mà không tập trung vào kết quả cuối cùng, và điều này cũng có thể là do thiênhướng của nền chính trị Mỹ

Ít nhất có hai khác biệt cơ bản giữa chính quyền Clinton và chính quyền Bush tronghoạch định chính sách với Trung Quốc Đó là: thứ nhất thay vì xem Trung Quốc như làmột đối tác chiến lược, Chính quyền Bush nêu đặc trưng quan hệ với Trung Quốc mộtcách phức tạp hơn, trong đó hai nước vừa có thể hợp tác trên một số vấn đề cụ thể, nhưngnhìn chung có xu hướng cạnh tranh hơn trên các vấn đề khác Thứ hai là sự khác biệt vềcách tiếp cận chính sách Nếu Clinton tìm cách gắn những tiến bộ về nhân quyền với cấpquy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc hoặc điều chỉnh những bất đồng trong các vấn đề

cụ thể nhằm xem xét những bối cảnh rộng hơn trong quan hệ hai bên thì Bush thông qua

Trang 26

một chính sách phân đoạn gắn với từng vấn đề cụ thể Nói cách khác, Mỹ sẽ tìm kiếmhợp tác với Trung Quốc ở những lĩnh vực cụ thể, nhưng sẽ cứng rắn trong việc giải quyếtnhững vấn đề cần phải cứng rắn Điều này có thể giải thích tại sao ứng cử viên Bush lạiủng hộ cấp quy chế quan hệ bình thường thương mại vĩnh viễn cho Trung Quốc (PNTR),nhưng chính quyền Bush cũng sẵn sàng áp dụng lệnh cấm vận (ít nhất 7 lần cho tới gầnđây) với những gì mà Bush cáo buộc Trung Quốc vi phạm quy chế cấm phổ biến vũ khíhạt nhân Thêm vào đó, các quan chức của chính quyền Bush, kể cả Tổng thống cũng chỉ

ra rằng hợp tác hai bên trong vấn đề chống khủng bố sẽ không được sử dụng cho là cớcho Trung Quốc biện minh cho những vi phạm tôn giáo và nhân quyền của mình.25

Theo đó, chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Bush đã được điều chỉnh từchú trọng hợp tác là chủ yếu dưới thời Clinton sang chính sách nhấn mạnh đến kiềm chếvới các biện pháp như:

- Tiếp tục dùng các vấn đề kinh tế, nhân quyền gây sức ép với Trung Quốc

- Tăng cường hợp tác với các nước đồng minh: nâng cấp quan hệ Mỹ - Nhật Bản thànhquan hệ đối tác đặc thù, coi Nhật Bản là trung tâm chiến lược an ninh mới

- Điều chỉnh quan hệ Mỹ - Ấn Độ, lợi dụng Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc

- Từng bước xây dựng vòng vây chiến lược đối với Trung Quốc, từ Mông Cổ qua Trung

Á, Nam Á và Đông Nam Á…

- Tăng cường quan hệ với Đài Loan thông qua bán vũ khí tiên tiến và công khai bày tỏ sựkiên quyết bảo vệ Đài Loan qua tuyên bố sẽ “làm hết khả năng” để giúp Đài Loan phòngvệ

Nhưng xét điều kiện và bối cảnh thế giới và lợi ích quốc gia tối ưu của hai nước Mỹ vàTrung Quốc vẫn tìm cách phát triển quan hệ kinh tế - hợp tác, cạnh tranh để phát triểnhoà bình Vì vậy, trên thực tế, chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Bush tuy

có cứng rắn hơn so với chính quyền Clinton, song vẫn bao gồm hai mặt Một về phươngdiện kinh tế, Mỹ tiếp tục mở rộng giao lưu kinh tế với Trung Quốc; hai là về phương diệnchính trị quân sự, Mỹ “ngăn chặn” bốn hiện đại hoá của Trung Quốc và ủng hộ cái gọi là

“tự do dân chủ” của các thế lực chống đối Trung Quốc với ý đồ làm đảo lộn chế độ chínhtrị của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, coi trọng ngăn chặnphổ biến vũ khí huỷ diệt và trừng trị các thế lực Hồi giáo cực đoan Về cơ bản, chiến lượctoàn cầu này thống nhất với chiến lược “cam kết và mở rộng” đều là nhằm duy trì địa vị

25 Rosemary Foot (2003), “Bush, China and Human Rights”, Survival, Vol.45, No.2 (Summer 2003), pp 167 - 186

Trang 27

lãnh đạo thế giới của Mỹ Tuy nhiên, thứ tự các vấn đề ưu tiên được thay đổi chuyển từnhững đối thủ truyền thống như Nga, Trung Quốc sang chống khủng bố và các thế lựchồi giáo cực đoan Vì vậy, Mỹ cần sự hợp tác của các nước này để thành lập liên kinhchống khủng bố toàn cầu Dựa trên quan điểm chiến lược đó, Chính quyền Bush đưa ra

“Học thuyết hoà nhập” để lôi kéo các nước tham gia vào liên minh đó

Có thể khái quát chính sách của Bush đối với Trung Quốc là “dẫn dắt và tạo dựng dưới

sự chỉ đạo của học thuyết hoà nhập” Giới tinh hoa chính trị của Mỹ cho rằng 30 nămqua, các nhà chiến lược Mỹ vẫn không ngừng tranh cãi làm thế nào hoà nhập TrungQuốc, nhưng ngày nay trên mức độ rất lớn, nước này đã trở thành một bộ phận của hệthống quốc tế Mục tiêu của chính sách này của Mỹ là làm cho Trung Quốc hoà nhậphoàn toàn và lâu dài vào hệ thống quốc tế hoà bình, phồn vinh và tự do

Trong nhận thức chiến lược, Mỹ rất chú ý tầm quan trọng của Trung Quốc Bush nói, làmột quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ phải có mối quan hệ tốt đối với các quốc gia kháctrong khu vực Đối với Mỹ, “không có nước nào trong khu vực này quan trọng hơn TrungQuốc” Trên ý nghĩa nhất định, Trung Quốc lại nằm ở vị trí trung tâm trong chính sáchcủa Mỹ tại châu Á Hai nước có lợi ích chung rộng lớn và quan trọng Mục tiêu thật sựcủa học thuyết hoà nhập này là nhằm làm cho Trung Quốc “hoà nhập hoàn toàn và lâudài vào hệ thống quốc tế hoà bình, phồn vinh và tự do”

Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, Mỹ đã đưa ra biện pháp quan trọng là tăngcường “tiếp xúc” với Trung Quốc, thông qua “tiếp xúc” toàn diện, trực tiếp tác độngkhiến cho tình hình kinh tế, chính trị của Trung Quốc phát triển theo hướng có lợi cho

Mỹ Nhưng học thuyết hoà nhập không làm thay đổi về căn bản chiều hướng vốn cótrong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Nhất là trong phạm vi trong chính sách cụthể, “biện pháp kép” trên ba mặt đã tạo nên khung chính sách của Bush, cho thấy phươnghướng phát triển quan hệ giữa hai nước trong tương lai

- Một là thực hiện đồng bộ các biện pháp tiếp xúc và kiềm chế Một mặt, Mỹ muốn hợptác với Trung Quốc trong một loạt vấn đề chống khủng bố và chấn hưng kinh tế trongnước, nhưng mặt khác mục tiêu cơ bản trong chiến lược toàn cầu của Bush vẫn là “lãnhđạo thế giới”, xác định vị trí chủ đạo của Mỹ, muốn dựa vào Trung Quốc nhưng lại muốncải tạo Trung Quốc, điều đó quyết định Mỹ chẳng mảy may lơi lỏng việc cảnh giác vàkiềm chế Trung Quốc Trạng thái mâu thuẫn đó càng làm nổi bật tính chất hai mặt trongchính sách của Mỹ đối với Trung Quốc

- Hai là: thúc đẩy song song quan hệ Trung Quốc và Đài Loan Bush có ý định cải thiệnquan hệ với Trung Quốc, dưới sự chủ đạo của tư duy “tiếp xúc có nguyên tắc” Có thể nói

Trang 28

ngoài ba thông cáo chung Trung – Mỹ và đạo luật quan hệ với Đài Loan, một nước TrungHoa không khiêu khích nhau, giải quyết hoà bình” đã hình thành trụ cột trong chính sáchcủa Mỹ đối với hai bờ eo biển Đài Loan Lập trường của Mỹ đối với Đài Loan có lúc rấtcứng rắn, biểu thị sự chuyển chiến lược đối với Đài Loan từ “mơ hồ” sang “rõ ràng”, chủtrương “phòng thủ Đài Loan bằng mọi giá” Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, nâng cấp toàndiện quan hệ an ninh giữa các bên, các cuộc tiếp xúc chính trị cũng được nâng cấp.

Ba là, chống khủng bố, đồng thời chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt Trong khiđánh giá sự hợp tác tích cực của Trung Quốc, Bush không ngừng gây sức ép với TrungQuốc trong vấn đề phổ biến vũ khí, sức ép đó không giảm ngay cả khi Trung Quốc đãcông bố “điều lệ quản lý xuất khẩu tên lửa cùng vật tư kỹ thuật liên quan” Mỹ đã trừngphạt 9 công ty của Trung Quốc với lý do họ đã chuyển giao kỹ thuật nhạy cảm cho Iran

và khu vực Trung Đông, vi phạm đạo luật không bán vũ khí, trang bị cho Iran, Iraq vàđạo luật tiêu huỷ vũ khí sinh hoá

Nét chính trong tư duy của học thuyết hoà nhập là tích cực, nhưng biện pháp hoà nhập cónhững quy chế mang tính chế độ, có mặt khuyến khích hiệp thương, cũng có mặt cưỡngchế Tính hai mặt trong phạm vi chính sách cụ thể nhất trí về bản chất với chiến lược vừarắn vừa mềm của Mỹ đối với Trung Quốc bao năm qua

Do vậy, các chiến lược gia Mỹ nhấn mạnh tiếp xúc “có điều kiện và giữ nguyên tắc”; và

Mỹ vẫn không lơi lỏng việc cảnh giác và kiềm chế Trung Quốc Từ đó, ta có thể thấy rõtính hai mặt trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Một số chính sách cụ thể củachính quyền Bush đối với Trung Quốc như việc “phương Tây hoá” Trung Quốc, thâmnhập cạnh tranh về kinh tế, phòng ngừa bao vây về an ninh, tăng nhanh bước kiềm chếTrung Quốc và công khai bày tỏ sự kiên quyết bảo vệ Đài Loan và phê chuẩn việc bánnhiều vũ khí hiện đại cho Đài Loan

b Nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền G W Bush

Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, chính sách đối với Trung Quốc tiếp tục có sự điều chỉnh.Chính quyền Bush đặc biệt nhấn mạnh thúc đẩy dân chủ với phạm vi được mở rộng ratoàn thế giới, không chỉ bó gọn trong thế giới Hồi giáo Trong khi đó, kinh tế Trung Quốctiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, sức mạnh tổng hợp của đất nước đã được nâng caođáng kể Trước sức mạnh không ngừng của Trung Quốc, Chính quyền Bush ngày càngđánh giá cao vai trò và vị trí của quốc gia này Mỹ cho rằng, chính sách đối với TrungQuốc có tầm quan trọng rất lớn, quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quantrọng nhất trên thế giới Mỹ thừa nhận tích cực trong sự trỗi dậy của Trung Quốc và chorằng Mỹ không ngăn cản được điều này Nhưng mà khi sự lớn mạnh của Trung Quốc

Trang 29

ngày càng tăng lên thì sự lo ngại của Mỹ về quốc gia này ngày càng lớn Trung Quốc sẽ

sử dụng sức mạnh của mình như thế nào, việc đó ảnh hưởng ra sao đối với mục tiêu chínhsách và lợi ích khu vực của Mỹ, vẫn còn là câu hỏi lớn đối với các nhà chiến lược Mỹ.Nhiều nhà quan sát cho rằng chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ có những thay đổitheo hướng cứng rắn Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù trong mọi văn kiện bàn về chiếnlược cũng như trong bố trí lực lượng chiến lược cụ thể, Trung Quốc là đối thủ được Mỹcoi trọng nhất Nhưng, tư tưởng chủ đạo của Mỹ không phải là ngăn chặn toàn diện màthông qua các biện pháp “mềm” để kiềm chế Trung Quốc Thứ trưởng ngoại giao MỹRobert B Zoellick cho rằng: “Việc làm thế nào đối phó với sức mạnh không ngừng trỗidậy của Trung Quốc là một vấn đề quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ”.26

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có sự nâng cấp, vượt lên chính sách “hoà nhập”,chuyển từ giai đoạn “đưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tế” sang giai đoạn để “TrungQuốc đảm nhiệm trong hệ thống quốc tế” – “thúc đẩy Trung Quốc trở thành nước cótrách nhiệm trong hệ thống quốc tế”

Giới lãnh đạo Mỹ cho rằng để đảm nhiệm được vị trí “bên liên quan lợi ích có tráchnhiệm” trong hệ thống quốc tế thì Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm chiến lược, tức

là không thách thức Mỹ ở phạm vi toàn cầu mà còn phải chủ động hơn nữa trong việccùng với Mỹ xây dựng trật tự thế giới có lợi cho Mỹ; Trung Quốc phải có trách nhiệm vềngoại giao, nghĩa là phải giúp đỡ Mỹ xử lý các vấn đề khó khăn như Băc Triều Tiên,Iran… Trung Quốc phải có trách nhiệm về kinh tế Mỹ cho rằng, Trung Quốc muốn pháttriển thì phải thay đổi một cách thực chất vấn đề mất cân bằng mậu dịch với Mỹ (thâmhụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trên 256 triệu đô la), phải có hành động thựcchất về nhiều mặt như quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường, tỷ giá đồng nhân dân tệ…Trung Quốc cũng phải gánh vác “trách nhiệm quân sự”, phải khống chế được tốc độ hiệnđại hoá quân sự, minh hoạ hơn về vấn đề quân sự Cuối cùng, Trung Quốc phải có tráchnhiệm chính trị tức là đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế chính trị theo nguyên tắc quốc

tế, trong đó có vấn đề nhân quyền…

Để làm được việc này, Mỹ sẽ vừa thông qua các phương thức đàm thoại chiến lược đểtăng cường hợp tác, phối hợp, đồng thời vừa làm tốt công việc phòng ngừa cần thiết, ứngphó với khả năng Trung Quốc thực hiện sự trỗi dậy bằng phương thức phi hoà bình Mỹthúc giục Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế lớn hơn trong các lĩnh vực nhưchống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt Các vấn đề như tỷ giá đồng nhândân tệ, nhân quyền… được giải quyết bằng phương thức đối thoại Trong vấn đề Đài

26 “Xu hướng điều chỉnh chiến lược của chính quyền Bush đối với Trung Quốc”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1 tháng 6 năm 2006, Thông tấn xã Việt Nam

Trang 30

Loan, Mỹ đã có những động thái không ủng hộ Đài Loan độc lập, không ủng hộ việc

“trưng cầu dân ý” đòi ly khai của nhà cầm quyền Đài Loan

Bên cạnh đó, Mỹ vẫn không ngừng mở rộng sức mạnh quân sự của mình xung quanhTrung Quốc Mỹ tiếp tục tăng cường liên minh quân sự với các đối tác truyền thống nhưNhật Bản, Hàn Quốc, hợp tác quân sự với các đối tác quân sự khác như Ấn Độ, Mông

Cổ, Việt Nam… và Mỹ duy trì cân bằng lực lượng quân sự của Đài Loan và đại lục thôngqua việc bán vũ khí cho Đài Loan

Như vậy, trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống G W Bush, Mỹ tăng cường cả hai mặtxây dựng và phòng ngừa, tiếp xúc và kiềm chế đối với Trung Quốc Nhưng tính chấtkiềm chế đã có sự thay đổi từ “bao vây kiềm chế” sang “kiềm chế mang tính chất dunghoà” Nguyên nhân đưa đến sự điều chỉnh này là do:

- Chính sách “bao vây kiềm chế” của Bush trong những năm qua không hiệu quả và bị dưluận phản đối

- Mỹ xác định không thể ngăn cản “sự trỗi dậy” của Trung Quốc Đây là nét mới trongnhận thức và trong sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Trung Quốc Nó cũng cho thấyđặc điểm chủ yếu trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnhđến nay vẫn là tính hai mặt “hợp tác và kiềm chế “luôn đan xen nhau Nó khiến cho quan

hệ giữa hai nước Mỹ - Trung Quốc trải qua những thăng trầm, đầy phức tạp

4 Chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ

a Sự phát triển chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ:

Sự phát triển chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ có thể phân theo các giai đoạn sau:

i Thời điểm 1989 – sau Chiến tranh Lạnh

Khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn lần hai, Mỹ và phương Tây đã thực hiện trừng phạt, côlập Trung Quốc Trong bối cảnh đó, Trung Quốc gặp khó khăn lớn nên phải tìm cáchkhắc phục thông qua thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Nhật Bản để phá vòng vây.Tiếp đó, Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây Trung Quốc đã thànhcông trong việc thiết lập được quan hệ với Nhật và các nước Liên minh châu Âu để thoátkhỏi vòng vây của Mỹ Cuối cùng, Mỹ phải đồng ý cải thiện quan hệ với Trung Quốc.Lúc này, với thế lực còn yếu nên Trung Quốc luôn ở thế kém trong quan hệ với Mỹ vàphương Tây

Năm 1991, trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ khiến cho Mỹ muốn thúc đẩy hiệu ứng đôminôvới Trung Quốc, Mỹ và phương Tây gây sức ép với Trung Quốc và mong muốn nước

Trang 31

này thay Liên Xô giương ngọn cờ lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, banlãnh đạo Trung Quốc đã nhận định đánh giá tình thế lúc đó còn nguy hiểm hơn cả lúcmới giành chính quyền Vì vậy, họ đã chủ trương thực hiện chiến lược “giấu mình chởthời” Để thực hiện chiến lược này, Bắc Kinh chủ trương ứng xử chủ yếu như sau:

+ Đối với Mỹ và phương Tây thì Trung Quốc phải nhận nhịn đối đầu

+ Đối với các nước cộng sản thì Trung Quốc quyết không đi đầu, không giương cờ.Trong giai đoạn từ cuối 1980 đến cuối những năm 1990, Trung Quốc đã kiên trì thực

hiện chiến lược nhẫn nhịn chờ thời tránh sức ép của Mỹ và phương Tây, kiên quyết

không đi đầu để thực hiện chính sách kinh tế ba bước nhằm nâng cao tiềm lực của đấtnước

ii Thập niên đầu thế kỷ XXI

Bước vào đầu thế kỷ XXI, cùng với công cuộc cải cách mở cửa không ngừng đi vàochiều sâu, nền kinh tế Trung Quốc đã được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, liên tụctrong suốt mấy chục năm, kinh tế Trung Quốc liên quan chặt chẽ với nền kinh tế TrungQuốc Trung Quốc đã hình thành được hai bước trong chiến lược ba bước xây dựng hiệnđại hoá xã hội chủ nghĩa là đưa đất nước từ nghèo đói đến ấm no, và từ ấm no đến khágiả, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước

Cùng với sự gia tăng nội lực, tình hình quốc tế trong thập niên đầu thế kỷ XXI cũng cólợi cho Trung Quốc Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, chốngchủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành mục tiêu hàng đầu, thứ tự các vấn đề ưu tiên đượcthay đổi chuyển từ những đối thủ truyền thống như Nga, Trung Quốc sang chống khủng

bố và các thế lực hồi giáo cực đoan Bởi vì, Mỹ cần sự hợp tác của các nước này để thànhlập liên minh chống khủng bố toàn cầu Trong khi Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng

bố và sa lầy vào hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, sau đó lâm vào cuộc khủnghoảng tài chính trầm trọng đã khiến cho vị thế, hình ảnh nước Mỹ bị suy giảm, thì cácquốc gia như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đang ngày càng tăng cường sức mạnh và ảnhhưởng của họ trên thế giới, kể cả Mỹ Latinh – sân sau của Mỹ, cho thấy một bức tranh vềmột thế giới đa cực Trong khi Mỹ gặp khó khăn như vậy, tình hình thế giới biến chuyển

có lợi cho Trung Quốc, ban lãnh đạo Trung Quốc đã nắm lấy thời cơ chiến lược trong 20năm đầu thế kỷ XXI, lợi dụng triệt để điều kiện hoà bình, ổn định của thế giới và khuvực, họ xác định Trung Quốc đi theo con đường phát triển hoà bình là lấy kinh tế làmnhiệm vụ trung tâm, phát triển xã hội toàn diện, hài hoà Theo đường lối đó, Trung Quốcthực thi chính sách ngoại giao hoà bình độc lập dân chủ

Trang 32

b Chính sách của Trung Quốc

Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc họp năm 1982 đưa ra chính sách ngoại giao “hoàbình độc lập tự chủ” Đại hội XVI họp tháng 11 năm 2002 vẫn nhắc tới chiến lược ngoạigiao đó, nhưng đã có sự phát triển kết hợp nhuần nhuyễn chiến lược phát triển bản quốcvới chiến lược quốc tế

Trong những năm tiếp theo, lãnh đạo Trung Quốc đi sâu làm rõ vấn đề “con đường trỗidậy hoà bình của Trung Quốc” Ngày 30 tháng 1 năm 2003, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã

ra chỉ thị, yêu cầu “triển khai nghiên cứu về con đường trỗi dậy hoà bình của TrungQuốc” Tháng 11 năm 2003, nguyên Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đảng trungương Trịnh Tất Kiên đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao châu Á với nhan đề “Conđường mới trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc và tương lai của châu Á Sau đó vào tháng12/2003, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức đề cập khái niệm

“trỗi dậy hoà bình” Tuy nhiên, trước phản ứng của dư luận quốc tế và trong nước, TrungQuốc có điều chỉnh, tránh đề cập đến khái niệm “trỗi dậy hoà bình” và thay bằng “pháttriển hoà bình” Tháng 4 năm 2004, cũng tại Diễn đàn Bác Ngao, Chủ tịch Trung Quốc

Hồ Cẩm Đào khẳng định Trung Quốc sẽ “kiên định đi theo con đường phát triển hoàbình” Tháng 12 năm 2005, Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc ra Sách Trắngnêu rõ “Con đường phát triển hoà bình của Trung Quốc”, đó là con đường tất yếu xâydựng hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới bằng phát triển

tự thân, thực hiện phát triển bằng cải cách sáng tạo và sức mạnh của chính mình, cùngvới thế giới phát triển trên cơ sở cùng có lợi và các bên cùng thắng lợi, xây dựng thế giớihài hoá trên cơ sở hoà bình lâu dài và cùng phồn vinh.”27

Như vậy, chiến lược phát triển hoà bình của Trung Quốc đã cơ bản hình thành Chiếnlược đó được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa lẫn nhau giữa tư tưởng Mao Trạch Đông, lýluận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng “ba đại diện” Căn cứ vào các văn kiện của Đảng Cộngsản Trung Quốc, lý giải đi theo con đường phát triển hoà bình chính là con đường xã hộichủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc

Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007 đề ra quan điểm “phát triển khoahọc xây dựng xã hội hài hoà”, khẳng định “Trung Quốc trước sau không thay đổi đi theocon đường phát triển hoà bình” Quan điểm xã hội hài hoà do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đềxướng cũng được mở rộng sang lĩnh vực đối ngoại, theo đó Trung Quốc chủ trương ủng

hộ một thế giới hài hoà, thực chất là sự ủng hộ đối với một trật tự thế giới đa cực vàkhông chấp nhận thế giới đơn cực chịu sự thống trị của bất kỳ cường quốc nào Sự lớn

27 “Con đường phát triển hoà bình và chiến lược quốc tế của Trung Quốc”, Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc số 11 năm 2006, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam.

Trang 33

mạnh của Trung Quốc không phải là mối đe doạ đối với thế giới mà góp phần tạo ra mộtcực trong một thế giới hài hoà.28

Theo báo chí Trung Quốc, quan niệm “thế giới hài hoà” của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đàođược đưa vào Báo cáo chính trị của Đại hội XVII Đó sẽ được coi là mang tính cươnglĩnh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chỉ đạo toàn diện công tác ngoại giaocủa Trung Quốc trong tương lai

Trong 20 năm tới đây, tư duy và chiến lược tổng thể ngoại giao của Trung Quốc sẽ phảitừng bước từ phương châm tạo ra “môi trường hoà bình” phục vụ cho lợi ích phát triểncủa bản thân chuyển sang chiến lược tìm kiếm “cùng nhau phát triển và an ninh” với châu

Á và thế giới

Xuất phát từ 2 điểm cơ bản trên để Trung Quốc hoạch định chiến lược ngoại giao thờigian tới Trong đó, người ta coi Mỹ là nhân tố khó xác định nhất đối với ngoại giao TrungQuốc 20 năm tới đây Nguyên nhân cơ bản là:

- Sự cảnh giác và lo ngại đối với sự phát triển của Trung Quốc do bị ám ảnh của thuyết

“mối đe doạ Trung Quốc” vẫn tồn tại trong chính phủ, quân đội, quốc hội và giới báo chí

ở Mỹ

- Sự can thiệp của Mỹ vào Đài Loan

Vì vậy , các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc cho rằng, trong thời gian 20 năm tới,ngoại giao Trung Quốc vẫn phải quán triệt phương châm chiến lược “phát triển hợp tác,không đối kháng nhau” với Mỹ mà ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra 10 năm trước đây.Nhưng đồng thời, Trung Quốc vẫn phải đề cao cảnh giác về khả năng Mỹ gây ra đốikháng với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và cũng phải chuẩn bị đối với khả năng Mỹgây ra rắc rối về kinh tế, quân sự do vấn đề Đài Loan gây ra

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc với phương châm chỉ đạo là: “tăngcường toàn diện, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không gây đối kháng” Điềunày được thể hiện rõ qua việc Trung Quốc phản ứng dè dặt đối với ý tưởng lập liên minhNga – Trung Quốc - Ấn Độ của Nga, cũng như việc giải quyết một số vụ đụng độ với

Mỹ Với phương châm đó, từ những năm 80, Trung Quốc đã từ chỗ mặc nhiên chấp nhậnliên minh Mỹ - Nhật Bản đến chấp nhận sự có mặt của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái BìnhDương Cuối năm 2000, trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ cho rằngcần có sự thay đổi thái độ đối với Mỹ Khi G.W Bush lên cầm quyền, Trung Quốc đã cóthái độ hợp tác hơn với Mỹ Sự chỉ trích của Bắc Kinh với Washington giảm bớt dần dần

28 “Con đường đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới”, từ dua-TQ-tro-thanh-cuong-quoc-hang-dau-the-gioi/65108497/161

Trang 34

http://vietbao.vn/the-gioi/con-duong-Nếu không có vụ va chạm máy bay ngày 1/4/2001 thì quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã có sựcải thiện nhiều hơn.

Từ thực tế phát triển quan hệ Trung Quốc – Mỹ có thể nói, sự điều chỉnh trong chính sáchđối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ sau sự kiện 11 – 9 không mang tính chất chuyểnhướng mà là sự tăng cường và mở rộng mối quan hệ được xác lập

Mức độ tăng cường thể hiện ở chỗ: việc Trung Quốc chấp nhận sự có mặt và vai trò lãnhđạo thế giới của Mỹ ở châu Á từ mức độ hiểu ngầm lên mức độ công khai và rõ ràng hơnnhưng chưa phải là hình thức chính thức Chính vì phương châm chiến lược đó, mặc dùchống lại chủ nghĩa đơn phương bá quyền song Trung Quốc chỉ có thái độ phản đối theonguyên tắc “quyết không đối đầu” để tránh tiêu hao thực lực quốc gia và không dồn sứcvào những lợi ích không phải chủ yếu Bởi vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trươngthực hiện “cần kiên trì nguyên tắc có lợi, có mức độ trong vấn đề phản đối khuynh hướngchủ nghĩa đơn phương và đế quốc mới.”

Trung Quốc ho rằng, những chính sách, động thái bao vây, kiềm chế của Mỹ đối vớiTrung Quốc trong thời gian qua đã gây nên tình trạng căng thẳng, làm tổn hại tới mốiquan hệ song phương Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường hợp tác vì lợi ích chung của hainước, Trung Quốc cũng có những chiến lược đối phó hợp lý để có thể vừa duy trì, pháttriển quan hệ với Mỹ, vừa phá được thế bao vây, kiềm chế của Mỹ

Trên thưc tế, Trung Quốc có chính sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn đối với Mỹ Có thểthấy được chính sách này trong mối quan hệ sonmg phương, qua việc điều chỉnh tỷ giáđồng nhân dân tệ của Trung Quốc Trên thực tế, sự chênh lệch về tỷ giá giữa đồng nhândân tệ của Trung Quốc và đồng đô la của Mỹ đã gây nên tình trạng thâm hụt thương mạicủa Mỹ Mỹ gây sức ép buộc Trung Quốc phải tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc

đã có hành động làm giảm căng thẳng quan hệ hai nước khi quyết định điều chỉnh tỷ giáđồng nhân dân tệ lên 2.1%, trong khi phía Mỹ yêu cầu nâng giá lên 40% Bởi vì, TrungQuốc cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ chịu sự tác động của môi trườngkinh tế trong nước và vì thế việc điều chỉnh phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.Trong các vấn đề quốc tế như vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên…Trung Quốc đãtích cực hợp tác với Mỹ và cộng đồng quốc tế, nỗ lực thực hiện việc phi hạt nhân hoá haiquốc gia này, nhưng đồng thời cũng tỏ thái độ kiên quyết phản đối Mỹ sử dụng biện phápquân sự để giải quyết vấn đề, gây mất ổn định an ninh trong khu vực và trên thế giới Trung Quốc cho rằng, để phá thế bao vây về ngoại giao cũng như quân sự của Mỹ, trongchiến lược đối ngoại chung, Trung Quốc chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại đaphương và tăng cường hợp tác với các nước, khu vực và thế giới

Trang 35

Việc thực thi đường lối chiến lược này, Trung Quốc coi trọng việc tăng cường quan hệtrước hết với các nước láng giềng Về mặt chủ trương, Chính phủ Trung Quốc tuyên bốkiên trì phương châm hữu nghị coi láng giềng là bạn và chính sách láng giềng hữu nghị,láng giềng an ninh và láng giềng giàu có Trung Quốc phát huy vai trò của mình trongcác cơ chế hợp tác châu Á như ASEAN + 3, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễnđàn an ninh khu vực ASEAN Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc – Chủ tịch HồCẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đã tích cực thực hiện hàng loạt các chuyến viếng thămtới các nước láng giềng Đông Nam Á như: Brunay, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka… Thông quan quan hệ kinh tế, Trung Quốc cũng mở rộng quan hệ ngoại giao với các nướcchâu Phi, tìm kiếm những cơ hội làm ăn mới, đặc biệt là nguồn năng lượng, giảm sự phụthuộc vào Trung Đông, tránh đối đầu với Mỹ ở khu vực này Ngoài ra, Trung Quốc cũngtăng cường quan hệ với các nước Arab, thành lập Diễn đàn Trung Quốc – Arab Khôngnhững thế, Trung Quốc còn vươn ra cả Mỹ - Latinh, “sân sau” của Mỹ, Trung Quốc cũngthành lập Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Mỹ Latinh, thúc đẩy quan hệ với các nước ởđây Trung Quốc cũng không ngừng tập trung phát triển quan hệ với châu Âu, đồng minhtruyền thống của Mỹ Kết quả rõ rệt nhất trong mối quan hệ này đó là việc EU dỡ bỏ lệnhcấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ hơn 16 năm nay trước sự phản đối của Mỹ.

Đó là những nỗ lực ngoại giao đa chiều nhằm xây dựng thế đứng vươn lên cho TrungQuốc

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thực hiện một số biện pháp khác nhằm phá thế bao vâyquân sự của Mỹ Mọi hoạt động hải quân của nước này thời gian qua, kể cả tàu nổi, tàuchìm, tàu khảo sát khoa học đều nằm trong kế hoạch mang tính chiến lược nhằm phá vỡtuyến phòng thủ “Chuỗi đảo phòng ngự thứ nhất” của Mỹ và Nhật Bản Trung Quốc cũngtăng cường hiện diện quân sự ở những nơi là thế mạnh của Mỹ: khu vực Đông Bắc (nơi

có hạm đội 7 của Mỹ chiếm đóng) và khu vực Đông Nam Á Đồng thời, Trung Quốccũng tăng cường hợp tác với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đặc biệt làquân sự

Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác quân sự với Nga Từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 3tháng 7 năm 2005, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Nga và thu đượcnhiều kết quả quan trọng Hai nước đã ký “Tuyên bố chung Trung – Nga về trật tự thếgiới trong thế kỷ XXI” Hai nước cũng có tập trận chúng quân sự vào đầu tháng 8 năm

2005 Theo giới quan sát, về danh nghĩa đây là một cuộc tập trận coi tấn công khủng bố

là mục tiêu, nhưng những biểu hiện của nó thì vượt ra ngoài mục tiêu chống khủng bố.Cuộc tập trận nhằm đối phó với sự bao vây của Mỹ xung quanh hai nước và nằm trongchiến lược “chống bao vây” của Bắc Kinh

Ngày đăng: 15/07/2015, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w