II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ
1. Khắa cạnh chắnh trị
a. Quan hệ hai nước ngày càng được cơ chế hoá
Cả Bắc Kinh và Washington đều coi mối quan hệ song phương là chắn muồi, có thể quản lý và rất quan trọng đối với lợi ắch chiến lược của mỗi bên. Trước hết cần phải kể tới việc cơ chế hoá các cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước. Tổng thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã gặp nhau khoảng 19 lần, ngoài các chuyến viếng thăm cấp nhà nước của hai bên, trong khuôn khổ các hội nghị quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo cũng thường xuyên gọi điện, gửi thư cho nhau. Các quan chức nội các và cấp bộ trưởng cũng liên tục trao đổi giữa Washington và Bắc Kinh với tỷ lệ 3 Ờ 4 lần mỗi tháng. Ngoại trưởng Mỹ C. Rice và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh có mối quan hệ công việc rất tốt đẹp. Bộ trưởng Bộ Tài chắnh Mỹ Henry Paulson được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực hiện chắnh sách của chắnh quyền Bush. Hai chắnh phủ hợp tác rất tốt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và một số thể
chế quốc tế khác. Mọi cơ quan, ban ngành trong Chắnh quyền Mỹ và Trung Quốc hiện đều góp phần trong xây dựng quan hệ với hai bên.
Bên cạnh việc kế thừa cơ chế đối thoại song phương và cơ chế hợp tác tồn tại trong giai đoạn trước, hai bên còn tạo ra những cơ chế mới nhằm giúp quan hệ Mỹ - Trung thắch ứng với tình hình mới, như đối thoại chiến lược và đối thoại kinh tế chiến lược. Tháng 11 năm 2004, trong cuộc họp thượng đỉnh APEC tại Chile, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đưa ra sáng kiến về cơ chế đối thoại chiến lược cấp cao giữa hai nước nhằm tạo ra diễn đàn để hai nước thảo luận các vấn đề quan tâm chung. Mỗi vòng đàm phán kéo dài 2 ngày, được tổ chức mỗi năm hai lần tạo ra một khuôn khổ nhận thức và chiến lược. Các vòng đàm phán chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế và thương mại, an ninh năng lượng, dân chủ và nhân quyền, các vấn đề an ninh quốc tế, chống khủng bố và cấm phổ biến vũ khắ huỷ diệt hàng loạt, an ninh năng lượng, cải tổ Liên Hợp Quốc và các dịch bệnh nguy hiểmẦ Tháng 9 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Tài chắnh Henry Paulson đưa ra sáng kiến thành lập cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ - Trung với mục đắch thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên và khuyến khắch Trung Quốc tiếp tục chuyển đổi kinh tế thành một bên liên quan có trách nhiệm trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Đối thoại kinh tế chiến lược góp phần không nhỏ giúp hai bên vượt qua sự chú ý đơn giản đối với điểm nóng kinh tế thương mại trong thời gian ngắn, từ tầm cao chiến lược, hai nước đã tiến hành suy nghĩ tổng hợp về sự phát triển kinh tế thương mại trong một thời gian, đã đạt được nhận thức chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực với kết quả cụ thể. Tuy đối thoại chiến lược về chắnh trị và kinh tế đã được thể chế hoá dần dần và đi vào hiện thực thì điều đáng chú ý là một cơ chế như vậy trong lĩnh vực đối thoại quân sự, quốc phòng vẫn chưa được hoàn thiện. Cơ chế đối thoại hiện thời là Ộđàm phán tư vấn quốc phòngỢ (DCT) bị cho là chưa có hiệu quả. Điều này cho thấy tắnh nhạy cảm trong quan hệ quân sự Mỹ - Trung.
Tóm lại, thông qua các cuộc thăm viếng và đàm phán trực tiếp diễn ra ở nhiều cấp khác nhau giữa quan chức cấp cao giữa hai nước, quan hệ Mỹ - Trung ngày càng được mở rộng và phát triển. Nhiều vấn đề chắnh trị, kinh tế và an ninh quốc phòng giữa hai nước và các vấn đề quốc tế quan trọng đã được giải quyết và đưa ra bàn bạc thoả đáng qua các kênh này. Tất cả những cách làm mang tắnh cơ chế hoá này làm cho quan hệ hai nước có khả năng dự báo càng nhiều, sẽ giúp tránh không xảy ra biến động vì sự kiện cá biệt đột xuất hoặc thay đổi về nhân sự, bởi những cơ chế này đã thể hiện hiệu quả của nó.
b. Hợp tác vì những lợi ắch tương đồng
Quan hệ ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc được cải thiện đáng kể và hai nước hợp tác chặt chẽ nhằm thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực và toàn cầu. Việc Trung Quốc ủng
hộ cuộc chiến chống khủng bố được coi là động thái rất tắch cực cho quan hệ hai bên. Các chuyến thăm của những quan chức cao cấp tăng đáng kể và hợp tác chặt chẽ trong các thể chế như: đàm phán 6 bên và WTO phản ánh những lợi ắch tương đồng của hai bên.
Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc có thể khẳng định lợi ắch chung trên hầu hết mọi vấn đề quốc tế quan trọng như chống khủng bố, cấm phổ biến vũ khắ hạt nhân, tự do hoá thương mại, bảo vệ môi trường, năng lượng, tội phạm xuyên quốc gia và vô số dịch bệnh. Thậm chắ với vấn đề lịch sử chia rẻ hai bên Ờ vấn đề Đài Loan, việc duy trì hoà bình và ổn định tại eo biển Đài Loan trở thành mục tiêu chung cho cả hai bên. Từ quan điểm này, khái niệm Ộbên liên quan lợi ắch có trách nhiệmỢ phản ánh thực tế quan hệ hai bên. Sự tồn tại vô số lợi ắch chung khiến hai bên dễ dàng vạch ra mục tiêu chung trong giải quyết các vấn đề quốc tế khẩn cấp, vì vậy giảm khả năng xung đột.
Tuy nhiên, mục tiêu chung chưa phải là sự đảm bảo cho việc hợp tác hiệu quả và có lợi. Như Tổng thống Bush chỉ ra trong hội nghị báo chắ với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm của ông Hồ sang Mỹ, khi được hỏi về cuộc khủng hoảng Iran, Mỹ và Trung Quốc có mục tiêu chung là ngăn chặn Iran sở hữu vũ khắ hạt nhân, nhưng họ cũng có quan điểm khác nhau về biện pháp và chiến thuật để đạt được mục tiêu này. Nói chung, những khác biệt tương tự cũng có thể thấy trong nhiều vấn đề quốc tế khác như chống khủng bố, hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, hay khủng hoảng nhân đạo tại Darfur. Những khác biệt như vậy có thể được bắt nguồn từ những ưu tiên khác nhau trong chắnh sách đối ngoại hai nước do vị thế khác nhau của hai bên trong hệ thống quốc tế và những định hướng giá trị khác nhau giữa hai bên.
c. Tồn tại những bất đồng
Chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự nâng cấp, vượt lên chắnh sách hoà nhập, chuyển từ giai đoạn Ộđưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tếỢ sang giai đoạn Ộthúc đẩy Trung Quốc trở thành bên liên quan có trách nhiệmỢ trong hệ thống quốc tế do Mỹ giữ vai trò chủ đạo. Nhưng một mặt, Mỹ áp dụng chắnh sách mềm dẻo tăng cường tiếp xúc với Trung Quốc, mặt khác, Mỹ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong một số vấn đề: chẳng hạn vấn đề nhân quyền, cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á, vấn đề Đài Loan, vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệẦ