II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ
i. Vấn đề nhân quyền
Mỹ luôn lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp bất đồng chắnh trịẦ Trong báo cáo nhân quyền hàng năm của mình, Washington miêu tả Trung Quốc là một trong những nước vi phạm quyền con người một cách có hệ thống nhất. Trung Quốc
đã được liệt vào một trong những nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất trong bản báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2005 và năm 2006. Trong bản báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2007, tuy Mỹ đã xoá Trung Quốc khỏi bản danh sách đen 10 nước vi phạm nhân quyền nhiều nhất, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng Trung Quốc vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề nhân quyền.
Về phần mình, đã thành thông lệ, Trung Quốc luôn phản đối những lời chỉ trắch của Mỹ đối với tình hình nhân quyền tại nước này. Chắnh phủ Trung Quốc đã công bố một bản báo cáo có tựa đề: ỘNhững trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong và ngoài nước MỹỢ, trong đó có đoạn ỘTrong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tự mình đánh giá tình hình nhân quyền tại hơn 190 nước và khu vực, nhưng lại bỏ qua và che giấu những hành động vi phạm nhân quyền ngay trên lãnh thổ đất nước mình do lo sợ bị chỉ trắch. Chúng tôi kêu gọi chắnh quyền Mỹ nhìn lại những vấn đề nhân quyền của họ.Ợ29
Báo cáo của Trung Quốc khẳng định rằng việc chắnh quyền Mỹ bắ mật giám sát và thu thập thông tin cá nhân của người dân, tù nhân bị ngược đãi, tình trạng phân biệt chủng tộc và kết án oan sai là một trong những vấn đề cho thấy tình hình vi phạm nhân quyền nghiêm trọng bên trong nước Mỹ. Còn ở bên ngoài, cuộc chiến tranh Iraq do Mỹ phát động đã khiến cho khoảng 100.000 người dân nước này, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng. Báo cáo tuyên bố: "Mỹ luôn tự coi mình là đất nước dân chủ mẫu mực, và áp đặt mô hình dân chủ của riêng họ với thế giới bên ngoài, nhưng thực tế, Ộdân chủ kiểu MỹỢ chỉ là nền dân chủ dành cho người giàu và là 'trò chơi của tầng lớp thượng lưu'", báo cáo tuyên bố.
Một trong những vấn đề nhân quyền dễ gây căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung là vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng. Trung Quốc tố cáo Mỹ có kế hoạch ỘTây Tạng độc lậpỢ trong thập kỷ 50 Ờ 60 thế kỷ XX thông qua việc huấn luyện các đội quân nổi loạn người Tạng. Trung Quốc tố cáo Mỹ là nguyên nhân gây ra hàng loạt các sự kiện hỗn loạn dắnh lắu tới vấn đề Tây Tạng. Chẳng hạn như cuối năm 1987, hai viện của Mỹ đã mở hội nghị liên tịch, thông qua cái gọi là Ộnước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa xâm phạm nhân quyềnỢ về vấn đề Tây Tạng. Đến năm 1988 do hoạt động của Chắnh quyền Mỹ, một số ắt phần tử phân biệt Tây Tạng nhân cơ hội nghi lễ cầu đảo đại pháp ở Lạp Tát sắp kết thúc lại gây ra sự kiện hỗn loạn. Năm 1989, với sự giúp đỡ của ỘUỷ ban giành tự do Tây Tạng ở MỹỢ, những người ủng hộ Tây Tạng độc lập lại tổ chức gây rối trước cổng trụ sở Liên Hợp Quốc, và biểu tình thị uy trước nơi ở của đoàn đại biểu Trung Quốc.
29 ỘTrung Quốc phản đối báo cáo nhân quyền của MỹỢ, trên http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-phan-doi-bao-cao-nhan-quyen-cua-my-2065845.html doi-bao-cao-nhan-quyen-cua-my-2065845.html
Một số hành động tiếp xúc của lãnh đạo Mỹ với lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma của người Tây Tạng luôn làm Trung Quốc tức giận: các cuộc tiếp xúc của Tổng thống Clinton với Đạt Lai Lạt Ma trong các năm 1993 Ờ 1995, việc Tổng thống Bush tham dự buổi lễ vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong đó Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sẽ trao tặng Huy chương vàng, huy chương cao quý nhất về mặt dân sự của Quốc hội Mỹ. Theo Trung Quốc, đó là những sự kiện nghiêm trọng mà Chắnh phủ Mỹ cố ý gây nên can thiệp vào nội chắnh của Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng Chắnh phủ Mỹ trong vấn đề Tây Tạng đã can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, luôn luôn nói một đằng làm một nẻo. Chắnh phủ Mỹ đã nhiều lần công khai thừa nhận lãnh thổ của Trung Quốc, không thừa nhận ỘTây Tạng độc lậpỢ, không thừa nhận Tây Tạng là Ộquốc gia có chủ quyềnỢ, không thừa nhận cái gọi là Ộchắnh phủ lưu vongỢ của Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng ngấm ngầm Chắnh phủ, Quốc hội Mỹ vẫn ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma. Chắnh phủ Mỹ sử dụng Ộcon bài Tây TạngỢ làm cho vết thương cũ trong quan hệ Trung Ờ Mỹ chưa lành lại thêm tổn thương mới.
Bản Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 26/2/2009 nói rằng thành tắch nhân quyền của Chắnh phủ Trung Quốc vẫn xấu và còn trở nên tồi tệ hơn trong một số lãnh vực hồi năm ngoái. Bản phúc trình đặc biệt nêu ra sự kiện Ộcuộc đàn áp nghiêm trọng về tôn giáo và văn hoáỢ những thiểu số sắc tộc tại Tây Tạng và khu vực người Hồi giáo tại vùng phắa Tây Trung Quốc. Bản phúc trình nói thêm đàn áp lên cao điểm trong thời gian từ tháng Ba, khi có các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng, và Thế vận hội mùa hè tại Bắc Kinh. Trong được coi là phản ứng mới của chắnh quyền Obama, Mỹ đã chê trách cách cư xử của Trung Quốc với 6 triệu người Tây Tạng, nói rằng họ Ộhết sức quan ngạiỢ về tình trạng nhân quyền Tây Tạng và kêu gọi Bắc Kinh nối lại đối thoại với Đức Đạt Lai Đạt Ma. Và phắa Trung Quốc đã cảnh báo quan hệ Mỹ - Trung có thể bị tác động xấu vì những cáo buộc của Mỹ xung quanh vấn đề Tây Tạng.
Nguyên nhân của vấn đề nhân quyền này là do khác biệt trong việc định nghĩa về nhân quyền và biện pháp áp dụng để bảo vệ nhân quyền của hai bên. Cộng đồng thế giới coi 2 danh mục quyền con người là các quyền về tự do cá nhân, tự do chắnh trị và các quyền về kinh tế - xã hội đều quan trọng và nằm trong sự đảm bảo của luật pháp. Nhưng Mỹ chú trọng tới các quyền tự do cá nhân và tự do chắnh trị còn Trung Quốc lại chú trọng tới các quyền kinh tế - văn hoá Ờ xã hội. Di sản chủ nghĩa Wilson, kết hợp với sức ép từ Quốc hội Mỹ, công chúng Mỹ và các nhóm lợi ắch khiến chắnh quyền Mỹ có xu hướng thúc đẩy nhân quyền ra toàn thế giới. Vì vậy, trong những thập kỷ qua Washington tìm cách ép Bắc Kinh cải thiện chắnh sách nhân quyền của Trung Quốc. Điều này gây bất mãn với Trung Quốc vì với Trung Quốc như vậy là can thiệp vào chắnh sách đối nội của nước
này. Trung Quốc coi nhân quyền là vấn đề đối nội và Mỹ không thể nhân danh nhân quyền mà vi phạm chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, những vấn đề nội bộ nước Mỹ làm phức tạp thêm vấn đề nhân quyền trong quan hệ hai bên. Đó là do thiếu sự nhất trắ tại Washington trong chắnh sách đối với Trung Quốc, do ảnh hưởng của các nhóm lợi ắch trong quá trình hoạch định chắnh sách và cuối cùng là do bế tắc trong bản thân vấn đề nhân quyền trong việc bảo vệ lợi ắch quốc gia và nâng cao các giá trị Mỹ. Khi giải quyết vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, các nhà hoạch định chắnh sách Mỹ có xu hướng lựa chọn giữa lợi ắch kinh tế và lợi ắch an ninh. Hay nói cách khác, họ phải lựa chọn giữa việc duy trì mối quan hệ có lợi với Trung Quốc hay là nâng cao các giá trị của Mỹ bằng cách phê phán vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Bất cứ khi nào có vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ hai nước thì đều tác động tới quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nền kinh tế. Thực tế cho thấy người Mỹ có xu hướng quan tâm tới vấn đề nhân quyền gắn nhân quyền với vấn đề thương mại đầu tư. Với những lợi ắch kinh tế đôi bên cùng có lợi như hiện nay, chắc chắn tồn tại sức ép lên cả hai nước trong việc điều chỉnh quan điểm của hai bên về vấn đề nhân quyền.
ii. Vấn đề Đài Loan
Vấn đề Đài Loan tiếp tục là tranh chấp khó khăn và lâu dài giữa hai nước. Với Trung Quốc vấn đề Đài Loan là lợi ắch sống còn của nước này về độc lập dân tộc, chủ quyền nhà nước, thống nhất lãnh thổ không có sự can dự của nước ngoài. Nếu Đài Loan ly khai khỏi Trung Quốc trở thành hợp pháp và lâu dài, Trung Quốc sẽ không bao giờ thành siêu cường. Tầm quan trọng của vấn đề Đài Loan được thể hiện rõ trong tuyên bố của cuốn Sách trắng về vấn đề Đài Loan của Trung Quốc: Lịch sử hiện đại của Trung Quốc mang dấu ấn bị ngoại xâm, bị chia cắt, bị các cường quốc xúc phạm. Nó cũng là biên niên sử về cuộc đấu tranh dũng cảm của người Trung Quốc giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền nhà nước, thống nhất lãnh thổ và nhân phẩm dân tộc. Nguồn gốc và sự diễn biến của vấn đề Đài Loan gắn chặt với giai đoạn lịch sử này. Vì những lý do khác nhau, Đài Loan bị tách ra khỏi đất mẹ. Trừ phi và cho tới khi vấn đề này kết thúc, sự đau thương của dân tộc Trung Quốc sẽ không được chữa lành và cuộc đấu tranh giành thống nhất quốc gia và thống nhất lãnh thổ vẫn tiếp tục.30
Theo quan điểm của Trung Quốc, xây dựng quân sự nhằm thống nhất Đài Loan nếu cần là biện pháp hoàn toàn mang tắnh phòng vệ và mang tắnh nội bộ với logic Đài Loan là phần không thể tách rời của Trung Quốc. Theo đó, lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Đài Loan tìm cách thay đổi sự nguyên trạng bằng nỗ lực dành được sự chấp nhận trong cộng đồng quốc tế và Trung Quốc hoá xã hội Đài Loan để hành vi của họ mang tắnh thụ động 30 Zhinqun Zhu (2006), ỘUS Ờ China Relations in the 21st CenturyỢ, Routledge, Taylor & Francis, page 120
hơn là chủ động. Theo quan điểm của Trung Quốc, không có cơ sở luật pháp cho cái gọi là hành động quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc giành độc lập của Đài Loan là sự xâm lược hiếu chiến.
Nhưng tình hình hiện nay đã có một số biến chuyển, như một học giả Đại học California nhận xét: ỘMục tiêu mấu chốt hiện nay không phải là xâm lược mà vì tiền.Ợ31 Nếu không bị đẩy vào đường cùng thì Trung Quốc có thể không dùng vũ lực chiếm lại Đài Loan. Trong thực tế, hai bờ eo biển có vẻ xây dựng cơ sở cho giải pháp vì tương lai chung hoà bình. Về điều này, những con số sau đây là minh chứng rõ rệt nhất. Các công ty Đài Loan đầu tư hơn 100 tỷ đô la và Đại lục và hơn 500000 cuộc gọi qua hai bờ eo biển mỗi ngày.32
Hơn một triệu người Đài Loan thăm Đại lục mỗi năm và 500000 doanh nhân Đài Loan và gia đình sống ở Thượng Hải. Đầu tư vào Đại lục là khoản đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Đài Loan và là mức đầu tư thứ ba mà Trung Quốc nhận được, sau Hongkong và Mỹ.33
Quan tâm cơ bản của Trung Quốc là Đài Loan không tách ra, trở thành độc lập và li khai khỏi Trung Quốc. Lập trường mấu chốt và cơ bản là nguyên tắc Ộmột Trung QuốcỢ; bất cứ điều gì khác cũng có thể đàm phán. Nếu Đài Loan cam kết thông qua lời nói và việc làm là sẽ không theo đuổi việc độc lập khỏi Trung Quốc thì sẽ không có Ộmối đe doạỢ quân sự kiểu như vậy với Đài Loan.
Về chắnh thức, Mỹ gắn với chắnh sách Ộmột Trung QuốcỢ và thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Nhưng Đài Loan cũng được Mỹ bảo vệ chống lại việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Mỹ cung cấp vũ khắ cho Đài Loan là để tăng cường khả năng phòng vệ của Đài Loan, nhằm làm thất bại việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Nhưng trong thực tế, không có vũ khắ nào bán cho Đài Loan cả về số lượng hay chất lượng có thể đảm bảo được an ninh cho Đài Loan, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ sử dụng để ngăn cản Đài Loan giành độc lập về pháp lý cho dù Mỹ có cam kết quân sự thế nào. Mỹ bán vũ khắ cho Đài Loan chỉ làm tăng chuẩn bị của Trung Quốc cho xung đột quân sự trực tiếp tiềm tàng với Mỹ trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan trong tương lai.
Kể từ khi Mỹ sa vào vũng lầy chiến tranh Iraq và Afghanistan, Mỹ không muốn thấy một điểm nóng toàn cầu nào khác bùng nổ, đặc biệt khi điều này liên quan tới cường quốc khác. Vì lợi ắch của riêng mình, Mỹ nỗ lực thúc đẩy sự ổn định qua hai bờ eo biển. Nhận 31 Zhinqun Zhu, sđd
32 Powell, Colin (2002b), Remarks at Asia Society annual dinnerỢ, New York, 10th June 2002, http: //www.sate.gov/secretary/rm/2002/10983 //www.sate.gov/secretary/rm/2002/10983
33 Vincent Shao (2002), ỘTrojan Horse or Peace Bridge: Trade across the Taiwan StraitsỢ, China Times, 22th October 2002, www.news.chinatimes.com October 2002, www.news.chinatimes.com
thức hậu quả tiêu cực của việc Đài Loan tiếp tục hướng tới độc lập tạm thời kể từ khi Trần Thuỷ Biển lên nắm quyền năm 2000 và việc tái bầu cử gây tranh cãi vào tháng 3/2004, Mỹ cố gắng kiềm chế chắnh sách và ngôn ngữ cực đoan của ông này. Mỹ ngày càng quan tâm tới việc tham vấn Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và thúc đẩy đối thoại giữa hai bờ eo biển. Trong chuyến thăm chắnh thức Trung Quốc tháng 10 năm 2004, Ngoại trưởng Colin Powell trong khi khẳng định lại cam kết của Mỹ giúp Đài Loan phòng vệ, tuyên bố rõ ràng ỘĐài Loan không độc lập. Đài Loan không được hưởng chủ quyền như một quốc giaỢ.34 Trong cùng buổi phỏng vấn, Ngoại trưởng Powell thậm chắ gợi ý rằng Mỹ có thể ủng hộ việc thống nhất thực sự Trung Quốc Ờ Đài Loan. Thực tế, việc Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng chấp thuận nhận xét của Powell cho thấy, Mỹ càng ngày càng bất đồng với thách thức nguyên trạng đơn phương của Đài Loan và không ủng hộ một Đài Loan độc lập.
Với phân tắch quan điểm hai bên về vấn đề Đài Loan như ở trên ta có thể nhận thấy một mặt, Trung Quốc và Mỹ có lợi ắch chung trong việc duy trì sự nguyên trạng. Và vấn đề Đài Loan vẫn tiếp tục là vấn đề gai góc trong quan hệ hai bên. Khi Trung Quốc thông qua ỘĐạo luật chống ly khai Đài Loan vào tháng 3/2005, C. Rice tuyên bố nó không phải là động thái được hoan nghênh. C. Rice cho rằng đạo luật này chỉ chứng tỏ bản chất chưa được giải quyết của một số mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Chắnh quyền Mỹ thúc đẩy EU tiếp tục cấm bán vũ khắ cho Trung Quốc bởi nước Mỹ cho rằng bất kỳ vũ khắ nào mà châu Âu bán cho Trung Quốc sẽ được sử dụng trong cuộc xung đột với Đài Loan.
Làm thế nào để bảo vệ tự do và thịnh vượng của Đài Loan trong khi nhận thức và tôn trọng lợi ắch quốc gia sống còn của Trung Quốc là một vấn đề khó khăn cho Mỹ. Có ý kiến cho rằng, Mỹ nên tôn trọng quyền và quan tâm chắnh đáng của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, nhưng Mỹ có thể làm nhiều hơn việc chỉ là đơn giản duy trì sự nguyên trạng, đặc biệt sự nguyên trạng trở nên khó duy trì hơn. Thay vào việc tập trung giữ cân bằng quân sự giữa hai bờ eo biển, Mỹ nên tắch cực khuyến khắch trao đổi kinh tế, văn hoá và xã hội. Hội nhập kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá có thể lan sang lĩnh vực văn hoá,