I. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ
a. Nhiệm kỳ thứ nhất của chắnh quyền G.W Bush
Sau khi lên nắm quyền, G. W. Bush điều chỉnh lại chiến lược toàn cầu. Trong ba trụ cột chiến lược nói trên, Mỹ nhấn mạnh trụ cột an ninh. Chắnh quyền Bush chủ trương can thiệp theo chiều sâu, dựa trên chắnh sách đơn phương đối với nhiều vấn đề quốc tế. Trên cơ sở tư duy chiến lược đó, Chắnh quyền Bush chú trọng vấn đề an ninh quân sự, chủ trương thực hiện Ổngăn chặn, răn đeỢ với những đối tượng chủ yếu là các nước thù địch tiềm tàng như Trung Quốc, Nga và các nước Ộkhông lương thiệnỢ như Iran, Bắc Triều TiênẦ Xác định Trung Quốc là Ộđối thủ cạnh tranh chiến lượcỢ chứ không phải là Ộđối tác chiến lượcỢ.
Thực tế, ngay từ đầu Chắnh quyền Bush có cách tiếp cận khác hoàn toàn trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Trong chiến dịch bầu cử năm 2000, các cố vấn cho Bush ủng hộ cách sử dụng sức mạnh của Mỹ để thúc đẩy lợi ắch quốc gia, xây dựng các liên minh an ninh và cương quyết đối với các đối thủ tiềm năng. Trừ một số ngoại lệ, hầu hết cố vấn cao cấp về chắnh sách đối ngoại đều là những người có tư tưởng bảo thủ, cứng rắn, từng phục vụ trong Chắnh quyền Reagan và Bush cha trước đây. Họ phê phán cách tiếp cận của chắnh quyền Bill Clinton là quá mềm mỏng, thiếu quyết đoán, chỉ quan tâm tới chủ nghĩa đa phương mà không tập trung vào kết quả cuối cùng, và điều này cũng có thể là do thiên hướng của nền chắnh trị Mỹ.
Ít nhất có hai khác biệt cơ bản giữa chắnh quyền Clinton và chắnh quyền Bush trong hoạch định chắnh sách với Trung Quốc. Đó là: thứ nhất thay vì xem Trung Quốc như là một đối tác chiến lược, Chắnh quyền Bush nêu đặc trưng quan hệ với Trung Quốc một cách phức tạp hơn, trong đó hai nước vừa có thể hợp tác trên một số vấn đề cụ thể, nhưng nhìn chung có xu hướng cạnh tranh hơn trên các vấn đề khác. Thứ hai là sự khác biệt về cách tiếp cận chắnh sách. Nếu Clinton tìm cách gắn những tiến bộ về nhân quyền với cấp quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc hoặc điều chỉnh những bất đồng trong các vấn đề cụ thể nhằm xem xét những bối cảnh rộng hơn trong quan hệ hai bên thì Bush thông qua
một chắnh sách phân đoạn gắn với từng vấn đề cụ thể. Nói cách khác, Mỹ sẽ tìm kiếm hợp tác với Trung Quốc ở những lĩnh vực cụ thể, nhưng sẽ cứng rắn trong việc giải quyết những vấn đề cần phải cứng rắn. Điều này có thể giải thắch tại sao ứng cử viên Bush lại ủng hộ cấp quy chế quan hệ bình thường thương mại vĩnh viễn cho Trung Quốc (PNTR), nhưng chắnh quyền Bush cũng sẵn sàng áp dụng lệnh cấm vận (ắt nhất 7 lần cho tới gần đây) với những gì mà Bush cáo buộc Trung Quốc vi phạm quy chế cấm phổ biến vũ khắ hạt nhân. Thêm vào đó, các quan chức của chắnh quyền Bush, kể cả Tổng thống cũng chỉ ra rằng hợp tác hai bên trong vấn đề chống khủng bố sẽ không được sử dụng cho là cớ cho Trung Quốc biện minh cho những vi phạm tôn giáo và nhân quyền của mình.25
Theo đó, chắnh sách đối với Trung Quốc của chắnh quyền Bush đã được điều chỉnh từ chú trọng hợp tác là chủ yếu dưới thời Clinton sang chắnh sách nhấn mạnh đến kiềm chế với các biện pháp như:
- Tiếp tục dùng các vấn đề kinh tế, nhân quyền gây sức ép với Trung Quốc.
- Tăng cường hợp tác với các nước đồng minh: nâng cấp quan hệ Mỹ - Nhật Bản thành quan hệ đối tác đặc thù, coi Nhật Bản là trung tâm chiến lược an ninh mới.
- Điều chỉnh quan hệ Mỹ - Ấn Độ, lợi dụng Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc.
- Từng bước xây dựng vòng vây chiến lược đối với Trung Quốc, từ Mông Cổ qua Trung Á, Nam Á và Đông Nam ÁẦ
- Tăng cường quan hệ với Đài Loan thông qua bán vũ khắ tiên tiến và công khai bày tỏ sự kiên quyết bảo vệ Đài Loan qua tuyên bố sẽ Ộlàm hết khả năngỢ để giúp Đài Loan phòng vệ.
Nhưng xét điều kiện và bối cảnh thế giới và lợi ắch quốc gia tối ưu của hai nước Mỹ và Trung Quốc vẫn tìm cách phát triển quan hệ kinh tế - hợp tác, cạnh tranh để phát triển hoà bình. Vì vậy, trên thực tế, chắnh sách đối với Trung Quốc của chắnh quyền Bush tuy có cứng rắn hơn so với chắnh quyền Clinton, song vẫn bao gồm hai mặt. Một về phương diện kinh tế, Mỹ tiếp tục mở rộng giao lưu kinh tế với Trung Quốc; hai là về phương diện chắnh trị quân sự, Mỹ Ộngăn chặnỢ bốn hiện đại hoá của Trung Quốc và ủng hộ cái gọi là Ộtự do dân chủỢ của các thế lực chống đối Trung Quốc với ý đồ làm đảo lộn chế độ chắnh trị của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, coi trọng ngăn chặn phổ biến vũ khắ huỷ diệt và trừng trị các thế lực Hồi giáo cực đoan. Về cơ bản, chiến lược toàn cầu này thống nhất với chiến lược Ộcam kết và mở rộngỢ đều là nhằm duy trì địa vị 25 Rosemary Foot (2003), ỘBush, China and Human RightsỢ, Survival, Vol.45, No.2 (Summer 2003), pp. 167 - 186
lãnh đạo thế giới của Mỹ. Tuy nhiên, thứ tự các vấn đề ưu tiên được thay đổi chuyển từ những đối thủ truyền thống như Nga, Trung Quốc sang chống khủng bố và các thế lực hồi giáo cực đoan. Vì vậy, Mỹ cần sự hợp tác của các nước này để thành lập liên kinh chống khủng bố toàn cầu. Dựa trên quan điểm chiến lược đó, Chắnh quyền Bush đưa ra ỘHọc thuyết hoà nhậpỢ để lôi kéo các nước tham gia vào liên minh đó.
Có thể khái quát chắnh sách của Bush đối với Trung Quốc là Ộdẫn dắt và tạo dựng dưới sự chỉ đạo của học thuyết hoà nhậpỢ. Giới tinh hoa chắnh trị của Mỹ cho rằng 30 năm qua, các nhà chiến lược Mỹ vẫn không ngừng tranh cãi làm thế nào hoà nhập Trung Quốc, nhưng ngày nay trên mức độ rất lớn, nước này đã trở thành một bộ phận của hệ thống quốc tế. Mục tiêu của chắnh sách này của Mỹ là làm cho Trung Quốc hoà nhập hoàn toàn và lâu dài vào hệ thống quốc tế hoà bình, phồn vinh và tự do.
Trong nhận thức chiến lược, Mỹ rất chú ý tầm quan trọng của Trung Quốc. Bush nói, là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ phải có mối quan hệ tốt đối với các quốc gia khác trong khu vực. Đối với Mỹ, Ộkhông có nước nào trong khu vực này quan trọng hơn Trung QuốcỢ. Trên ý nghĩa nhất định, Trung Quốc lại nằm ở vị trắ trung tâm trong chắnh sách của Mỹ tại châu Á. Hai nước có lợi ắch chung rộng lớn và quan trọng. Mục tiêu thật sự của học thuyết hoà nhập này là nhằm làm cho Trung Quốc Ộhoà nhập hoàn toàn và lâu dài vào hệ thống quốc tế hoà bình, phồn vinh và tự doỢ.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, Mỹ đã đưa ra biện pháp quan trọng là tăng cường Ộtiếp xúcỢ với Trung Quốc, thông qua Ộtiếp xúcỢ toàn diện, trực tiếp tác động khiến cho tình hình kinh tế, chắnh trị của Trung Quốc phát triển theo hướng có lợi cho Mỹ. Nhưng học thuyết hoà nhập không làm thay đổi về căn bản chiều hướng vốn có trong chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Nhất là trong phạm vi trong chắnh sách cụ thể, Ộbiện pháp képỢ trên ba mặt đã tạo nên khung chắnh sách của Bush, cho thấy phương hướng phát triển quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
- Một là thực hiện đồng bộ các biện pháp tiếp xúc và kiềm chế. Một mặt, Mỹ muốn hợp tác với Trung Quốc trong một loạt vấn đề chống khủng bố và chấn hưng kinh tế trong nước, nhưng mặt khác mục tiêu cơ bản trong chiến lược toàn cầu của Bush vẫn là Ộlãnh đạo thế giớiỢ, xác định vị trắ chủ đạo của Mỹ, muốn dựa vào Trung Quốc nhưng lại muốn cải tạo Trung Quốc, điều đó quyết định Mỹ chẳng mảy may lơi lỏng việc cảnh giác và kiềm chế Trung Quốc. Trạng thái mâu thuẫn đó càng làm nổi bật tắnh chất hai mặt trong chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
- Hai là: thúc đẩy song song quan hệ Trung Quốc và Đài Loan. Bush có ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc, dưới sự chủ đạo của tư duy Ộtiếp xúc có nguyên tắcỢ. Có thể nói
ngoài ba thông cáo chung Trung Ờ Mỹ và đạo luật quan hệ với Đài Loan, một nước Trung Hoa không khiêu khắch nhau, giải quyết hoà bìnhỢ đã hình thành trụ cột trong chắnh sách của Mỹ đối với hai bờ eo biển Đài Loan. Lập trường của Mỹ đối với Đài Loan có lúc rất cứng rắn, biểu thị sự chuyển chiến lược đối với Đài Loan từ Ộmơ hồỢ sang Ộrõ ràngỢ, chủ trương Ộphòng thủ Đài Loan bằng mọi giáỢ. Mỹ bán vũ khắ cho Đài Loan, nâng cấp toàn diện quan hệ an ninh giữa các bên, các cuộc tiếp xúc chắnh trị cũng được nâng cấp.
Ba là, chống khủng bố, đồng thời chống phổ biến vũ khắ huỷ diệt hàng loạt. Trong khi đánh giá sự hợp tác tắch cực của Trung Quốc, Bush không ngừng gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề phổ biến vũ khắ, sức ép đó không giảm ngay cả khi Trung Quốc đã công bố Ộđiều lệ quản lý xuất khẩu tên lửa cùng vật tư kỹ thuật liên quanỢ. Mỹ đã trừng phạt 9 công ty của Trung Quốc với lý do họ đã chuyển giao kỹ thuật nhạy cảm cho Iran và khu vực Trung Đông, vi phạm đạo luật không bán vũ khắ, trang bị cho Iran, Iraq và đạo luật tiêu huỷ vũ khắ sinh hoá.
Nét chắnh trong tư duy của học thuyết hoà nhập là tắch cực, nhưng biện pháp hoà nhập có những quy chế mang tắnh chế độ, có mặt khuyến khắch hiệp thương, cũng có mặt cưỡng chế. Tắnh hai mặt trong phạm vi chắnh sách cụ thể nhất trắ về bản chất với chiến lược vừa rắn vừa mềm của Mỹ đối với Trung Quốc bao năm qua.
Do vậy, các chiến lược gia Mỹ nhấn mạnh tiếp xúc Ộcó điều kiện và giữ nguyên tắcỢ; và Mỹ vẫn không lơi lỏng việc cảnh giác và kiềm chế Trung Quốc. Từ đó, ta có thể thấy rõ tắnh hai mặt trong chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Một số chắnh sách cụ thể của chắnh quyền Bush đối với Trung Quốc như việc Ộphương Tây hoáỢ Trung Quốc, thâm nhập cạnh tranh về kinh tế, phòng ngừa bao vây về an ninh, tăng nhanh bước kiềm chế Trung Quốc và công khai bày tỏ sự kiên quyết bảo vệ Đài Loan và phê chuẩn việc bán nhiều vũ khắ hiện đại cho Đài Loan.
b. Nhiệm kỳ thứ hai của chắnh quyền G. W. Bush
Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, chắnh sách đối với Trung Quốc tiếp tục có sự điều chỉnh. Chắnh quyền Bush đặc biệt nhấn mạnh thúc đẩy dân chủ với phạm vi được mở rộng ra toàn thế giới, không chỉ bó gọn trong thế giới Hồi giáo. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, sức mạnh tổng hợp của đất nước đã được nâng cao đáng kể. Trước sức mạnh không ngừng của Trung Quốc, Chắnh quyền Bush ngày càng đánh giá cao vai trò và vị trắ của quốc gia này. Mỹ cho rằng, chắnh sách đối với Trung Quốc có tầm quan trọng rất lớn, quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới. Mỹ thừa nhận tắch cực trong sự trỗi dậy của Trung Quốc và cho rằng Mỹ không ngăn cản được điều này. Nhưng mà khi sự lớn mạnh của Trung Quốc
ngày càng tăng lên thì sự lo ngại của Mỹ về quốc gia này ngày càng lớn. Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh của mình như thế nào, việc đó ảnh hưởng ra sao đối với mục tiêu chắnh sách và lợi ắch khu vực của Mỹ, vẫn còn là câu hỏi lớn đối với các nhà chiến lược Mỹ. Nhiều nhà quan sát cho rằng chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ có những thay đổi theo hướng cứng rắn. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù trong mọi văn kiện bàn về chiến lược cũng như trong bố trắ lực lượng chiến lược cụ thể, Trung Quốc là đối thủ được Mỹ coi trọng nhất. Nhưng, tư tưởng chủ đạo của Mỹ không phải là ngăn chặn toàn diện mà thông qua các biện pháp ỘmềmỢ để kiềm chế Trung Quốc. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert B. Zoellick cho rằng: ỘViệc làm thế nào đối phó với sức mạnh không ngừng trỗi dậy của Trung Quốc là một vấn đề quan trọng trong chắnh sách ngoại giao của MỹỢ.26
Chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc có sự nâng cấp, vượt lên chắnh sách Ộhoà nhậpỢ, chuyển từ giai đoạn Ộđưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tếỢ sang giai đoạn để ỘTrung Quốc đảm nhiệm trong hệ thống quốc tếỢ Ờ Ộthúc đẩy Trung Quốc trở thành nước có trách nhiệm trong hệ thống quốc tếỢ.
Giới lãnh đạo Mỹ cho rằng để đảm nhiệm được vị trắ Ộbên liên quan lợi ắch có trách nhiệmỢ trong hệ thống quốc tế thì Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm chiến lược, tức là không thách thức Mỹ ở phạm vi toàn cầu mà còn phải chủ động hơn nữa trong việc cùng với Mỹ xây dựng trật tự thế giới có lợi cho Mỹ; Trung Quốc phải có trách nhiệm về ngoại giao, nghĩa là phải giúp đỡ Mỹ xử lý các vấn đề khó khăn như Băc Triều Tiên, IranẦ Trung Quốc phải có trách nhiệm về kinh tế. Mỹ cho rằng, Trung Quốc muốn phát triển thì phải thay đổi một cách thực chất vấn đề mất cân bằng mậu dịch với Mỹ (thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trên 256 triệu đô la), phải có hành động thực chất về nhiều mặt như quyền sở hữu trắ tuệ, mở cửa thị trường, tỷ giá đồng nhân dân tệẦ Trung Quốc cũng phải gánh vác Ộtrách nhiệm quân sựỢ, phải khống chế được tốc độ hiện đại hoá quân sự, minh hoạ hơn về vấn đề quân sự. Cuối cùng, Trung Quốc phải có trách nhiệm chắnh trị tức là đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế chắnh trị theo nguyên tắc quốc tế, trong đó có vấn đề nhân quyềnẦ
Để làm được việc này, Mỹ sẽ vừa thông qua các phương thức đàm thoại chiến lược để tăng cường hợp tác, phối hợp, đồng thời vừa làm tốt công việc phòng ngừa cần thiết, ứng phó với khả năng Trung Quốc thực hiện sự trỗi dậy bằng phương thức phi hoà bình. Mỹ thúc giục Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế lớn hơn trong các lĩnh vực như chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khắ huỷ diệt. Các vấn đề như tỷ giá đồng nhân dân tệ, nhân quyềnẦ được giải quyết bằng phương thức đối thoại. Trong vấn đề Đài 26 ỘXu hướng điều chỉnh chiến lược của chắnh quyền Bush đối với Trung QuốcỢ, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1 tháng 6 năm 2006, Thông tấn xã Việt Nam
Loan, Mỹ đã có những động thái không ủng hộ Đài Loan độc lập, không ủng hộ việc Ộtrưng cầu dân ýỢ đòi ly khai của nhà cầm quyền Đài Loan.
Bên cạnh đó, Mỹ vẫn không ngừng mở rộng sức mạnh quân sự của mình xung quanh Trung Quốc. Mỹ tiếp tục tăng cường liên minh quân sự với các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, hợp tác quân sự với các đối tác quân sự khác như Ấn Độ, Mông Cổ, Việt NamẦ và Mỹ duy trì cân bằng lực lượng quân sự của Đài Loan và đại lục thông qua việc bán vũ khắ cho Đài Loan.
Như vậy, trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống G. W. Bush, Mỹ tăng cường cả hai mặt xây dựng và phòng ngừa, tiếp xúc và kiềm chế đối với Trung Quốc. Nhưng tắnh chất kiềm chế đã có sự thay đổi từ Ộbao vây kiềm chếỢ sang Ộkiềm chế mang tắnh chất dung hoàỢ. Nguyên nhân đưa đến sự điều chỉnh này là do:
- Chắnh sách Ộbao vây kiềm chếỢ của Bush trong những năm qua không hiệu quả và bị dư