II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ
34 Chalmers Johnson, trang 121 sđd
Từ sau 11 Ờ 9 Ờ 2011, Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002 vẫn sử dụng cách tiếp cận: ỘSự hiện diện của lực lượng Mỹ tại nước ngoài là một trong những biểu tượng vững chắc nhất cho các cam kết với các đồng minh và bạn bè của Mỹ. Thông qua sẵn sàng triển khai quân đội để bảo vệ đất nước và các nước khác, Mỹ chứng tỏ phương thức giải quyết duy trì cân bằng quyền lực theo hướng có lợi cho sự tự doỢ.35
Từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ càng khẳng định vai trò Ộsiêu cường số 1Ợ của mình trên toàn thế giới, song từ sau sự kiện khủng bố 11 Ờ 9 Ờ 2001, Mỹ lại gia tăng ảnh hưởng tại châu Á.
Các nhà chiến lược Trung Quốc cảnh báo Mỹ đang áp dụng chiến lược bao vây Trung Quốc thông qua sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Trung Á (cùng với các doanh trại lâu nay tại Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và Afghanistan, bằng lực lượng quân sự mới tham gia chống khủng bố tại Pakistan trong khi hình thành quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ và Nam Á với sự hiện diện quân sự ở nhiều nước như Indonesia, Malaysia và Philippines, căn cứ hải quân Changi của Singapore, và có thể Mỹ đang đưa vị trắ cảng Cam Ranh của Việt Nam vào tầm ngắm. Hơn hết thảy ỘBắc Kinh lo ngại liên minh quân sự tiềm năng giữa Mỹ và Ấn Độ. Cùng với liên minh Mỹ - Nhật, liên minh này sẽ nhằm vào Trung Quốc và mang lại phối hợp của hai đồng minh lớn của Mỹ tại châu Á.Ợ36
Trung Quốc coi việc Mỹ tăng hiện diện và ảnh hưởng của họ ở khu vực như là tổn thất chiến lược của mình. Bắc Kinh cùng Nga thành lập SCO để dành ảnh hưởng và lợi thế hơn tại Trung Á hy vọng lấp khoảng trống tại đây sau sự tan rã của Liên Xô.
Tại Đông Bắc Á, Mỹ tiếp tục duy trì Liên minh Mỹ - Nhật là hiệp ước quan trọng ở Thái Bình Dương. Liên minh Mỹ - Hàn cũng ngày một lớn mạnh. Mục đắch cơ bản của liên minh này là phòng vệ lẫn nhau, ngăn chặn và bảo vệ chống lại đe doạ từ Bắc Triều Tiên, duy trì cam kết chung cho an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc coi sự triển khai lực lượng của Mỹ là ý định giành bá quyền tại châu Á. Theo quan điểm của Trung Quốc, chống khủng bố chỉ là cơ hội khác tăng bao vây của Mỹ với Trung Quốc. Những nghi kỵ của Bắc Kinh về ý đồ của Mỹ trong chống khủng bố chủ yếu xuất phát từ những quan niệm về an ninh châu Á của Trung Quốc rất khác so với Mỹ. Như David M. Lampton nói: ỘMỹ cảm thấy hài lòng với vai trò lãnh đạo, trong khi Trung Quốc thắch một hệ thống quốc tế trong đó quyền lực được phân tán hơnỢ.37 Mặc dù 35 White House (2002), ỘThe National Security Strategy of the United States of AmericaỢ, September 2002,
http://www.whitehouse.gov/nsc/nss.pdf, page 129
36 Hawkins, W. R. (2002), ỘChallenging Chessboard of Asia, ỘWashington Times, February 9, 2002, page 2137 Lampton David M. (2001), ỘSame Bed Different DreamsỢ, Berkeley: University of California Press, 2001, page 37 Lampton David M. (2001), ỘSame Bed Different DreamsỢ, Berkeley: University of California Press, 2001, page 76.
có lúc Bắc Kinh coi sự hiện diện của Mỹ tại châu Á sẽ là nhân tố tạo ổn định, thì Mỹ trong con mắt của Bắc Kinh vẫn là lực lượng bá quyền: ỘTrung Quốc không bao giờ tìm kiếm bá quyền, cũng không bao giờ tham gia bất kỳ khối quân sự nào hay khao khát ảnh hưởng nào. Trung Quốc chống lại chắnh sách chiến tranh, xâm lược và mở rộng, chống lại chạy đua vũ trang và ủng hộ nỗ lực cộng đồng quốc tế giải quyết tranh chấp quốc tế theo cách thoả đáng và công bằng.Ợ
Tại khu vực Đông Nam Á, theo một nghiên cứu năm 2005 của Quốc hội Mỹ, mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại Đông Nam Á như sau: Ổn định khu vực và cân bằng lực lượng với mục tiêu chiến lược là: (1) Không cho ai làm bá chủ ở khu vực Đông Nam Á. (2) Không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một liên minh nào. (3) Tự do lưu thông hàng hải và bảo vệ các đường biển. (4) Bảo vệ quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ. (5) Ủng hộ đồng minh và các nước bạn. (6) Truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền và tự do tắn ngưỡng. (7) Không để khu vực trở thành căn cứ địa của bọn khủng bố.
Nhưng việc Trung Quốc tăng cường hoạt động tại Đông Nam Á trong những năm gần đây đã làm nhiều nhà nghiên cứu chiến lược của Mỹ cũng như nhiều chắnh khách Mỹ lo ngại. Trong một bài viết về Trung Quốc và ASEAN đăng trên tập san của một viện nghiên cứu chiến lược Mỹ, hai tác giả Dana R. Dillon và John J. Tkacik đã đi đến kết luận rằng: ỘTrung Quốc đang trở thành một cường quốc đầu đàn ở Đông Nam Á và sẽ làm tổn hại đến vị trắ của Mỹ cũng như sẽ gây nhiều khó khăn cho các nước bạn tại khu vực này nếu Mỹ không cố gắng tăng gấp đôi, gấp ba các hoạt động của mình tại ASEAN.Ợ38
Một số nhà nghiên cứu khác của Mỹ lạc quan hơn về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trong một bài viết về vai trò của Trung Quốc trong khu vực này và ý nghĩa của nó đối với Mỹ và Nhật, Elizabeth Economy, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Châu Á thuộc Hội đồng đối ngoại của Mỹ kết luận rằng mặc dù Trung Quốc rất khôn khéo trên mặt trận ngoại giao, nhiều nước trong khu vực vẫn chưa hẳn tin tưởng Trung Quốc vì Trung Quốc thường nói một đằng nhưng làm một nẻo. Bà Economy kết luận rằng, Mỹ và Nhật Bản vẫn đóng vai trò then chốt các lĩnh vực mậu dịch, an ninh và phát triển kinh tế ở Đông Nam Á; tuy Trung Quốc không thể đẩy Mỹ và Nhật ra khỏi khu vực, cũng vẫn nên đưa Trung Quốc vào hợp tác với Mỹ và Nhật Bản trong khu vực vì việc này, tuy sẽ gặp rất nhiều thử thách, nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ắch cho mọi bên.39