0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chắnh sách của Trung Quốc

Một phần của tài liệu QUAN HỆ MỸ TRUNG TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 32 -32 )

I. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ

b. Chắnh sách của Trung Quốc

Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc họp năm 1982 đưa ra chắnh sách ngoại giao Ộhoà bình độc lập tự chủỢ. Đại hội XVI họp tháng 11 năm 2002 vẫn nhắc tới chiến lược ngoại giao đó, nhưng đã có sự phát triển kết hợp nhuần nhuyễn chiến lược phát triển bản quốc với chiến lược quốc tế.

Trong những năm tiếp theo, lãnh đạo Trung Quốc đi sâu làm rõ vấn đề Ộcon đường trỗi dậy hoà bình của Trung QuốcỢ. Ngày 30 tháng 1 năm 2003, Tổng bắ thư Hồ Cẩm Đào đã ra chỉ thị, yêu cầu Ộtriển khai nghiên cứu về con đường trỗi dậy hoà bình của Trung QuốcỢ. Tháng 11 năm 2003, nguyên Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đảng trung ương Trịnh Tất Kiên đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao châu Á với nhan đề ỘCon đường mới trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc và tương lai của châu Á. Sau đó vào tháng 12/2003, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chắnh thức đề cập khái niệm Ộtrỗi dậy hoà bìnhỢ. Tuy nhiên, trước phản ứng của dư luận quốc tế và trong nước, Trung Quốc có điều chỉnh, tránh đề cập đến khái niệm Ộtrỗi dậy hoà bìnhỢ và thay bằng Ộphát triển hoà bìnhỢ. Tháng 4 năm 2004, cũng tại Diễn đàn Bác Ngao, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định Trung Quốc sẽ Ộkiên định đi theo con đường phát triển hoà bìnhỢ. Tháng 12 năm 2005, Văn phòng Báo chắ Quốc vụ viện Trung Quốc ra Sách Trắng nêu rõ ỘCon đường phát triển hoà bình của Trung QuốcỢ, đó là con đường tất yếu xây dựng hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới bằng phát triển tự thân, thực hiện phát triển bằng cải cách sáng tạo và sức mạnh của chắnh mình, cùng với thế giới phát triển trên cơ sở cùng có lợi và các bên cùng thắng lợi, xây dựng thế giới hài hoá trên cơ sở hoà bình lâu dài và cùng phồn vinh.Ợ27

Như vậy, chiến lược phát triển hoà bình của Trung Quốc đã cơ bản hình thành. Chiến lược đó được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa lẫn nhau giữa tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng Ộba đại diệnỢ. Căn cứ vào các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lý giải đi theo con đường phát triển hoà bình chắnh là con đường xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc.

Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007 đề ra quan điểm Ộphát triển khoa học xây dựng xã hội hài hoàỢ, khẳng định ỘTrung Quốc trước sau không thay đổi đi theo con đường phát triển hoà bìnhỢ. Quan điểm xã hội hài hoà do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề xướng cũng được mở rộng sang lĩnh vực đối ngoại, theo đó Trung Quốc chủ trương ủng hộ một thế giới hài hoà, thực chất là sự ủng hộ đối với một trật tự thế giới đa cực và không chấp nhận thế giới đơn cực chịu sự thống trị của bất kỳ cường quốc nào. Sự lớn 27 ỘCon đường phát triển hoà bình và chiến lược quốc tế của Trung QuốcỢ, Tạp chắ Ngoại giao Trung Quốc số 11 năm 2006, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam.

mạnh của Trung Quốc không phải là mối đe doạ đối với thế giới mà góp phần tạo ra một cực trong một thế giới hài hoà.28

Theo báo chắ Trung Quốc, quan niệm Ộthế giới hài hoàỢ của Tổng bắ thư Hồ Cẩm Đào được đưa vào Báo cáo chắnh trị của Đại hội XVII. Đó sẽ được coi là mang tắnh cương lĩnh trong chắnh sách đối ngoại của Trung Quốc, chỉ đạo toàn diện công tác ngoại giao của Trung Quốc trong tương lai.

Trong 20 năm tới đây, tư duy và chiến lược tổng thể ngoại giao của Trung Quốc sẽ phải từng bước từ phương châm tạo ra Ộmôi trường hoà bìnhỢ phục vụ cho lợi ắch phát triển của bản thân chuyển sang chiến lược tìm kiếm Ộcùng nhau phát triển và an ninhỢ với châu Á và thế giới.

Xuất phát từ 2 điểm cơ bản trên để Trung Quốc hoạch định chiến lược ngoại giao thời gian tới. Trong đó, người ta coi Mỹ là nhân tố khó xác định nhất đối với ngoại giao Trung Quốc 20 năm tới đây. Nguyên nhân cơ bản là:

- Sự cảnh giác và lo ngại đối với sự phát triển của Trung Quốc do bị ám ảnh của thuyết Ộmối đe doạ Trung QuốcỢ vẫn tồn tại trong chắnh phủ, quân đội, quốc hội và giới báo chắ ở Mỹ.

- Sự can thiệp của Mỹ vào Đài Loan

Vì vậy , các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc cho rằng, trong thời gian 20 năm tới, ngoại giao Trung Quốc vẫn phải quán triệt phương châm chiến lược Ộphát triển hợp tác, không đối kháng nhauỢ với Mỹ mà ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra 10 năm trước đây. Nhưng đồng thời, Trung Quốc vẫn phải đề cao cảnh giác về khả năng Mỹ gây ra đối kháng với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và cũng phải chuẩn bị đối với khả năng Mỹ gây ra rắc rối về kinh tế, quân sự do vấn đề Đài Loan gây ra.

Sự điều chỉnh chắnh sách đối ngoại của Trung Quốc với phương châm chỉ đạo là: Ộtăng cường toàn diện, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không gây đối khángỢ. Điều này được thể hiện rõ qua việc Trung Quốc phản ứng dè dặt đối với ý tưởng lập liên minh Nga Ờ Trung Quốc - Ấn Độ của Nga, cũng như việc giải quyết một số vụ đụng độ với Mỹ. Với phương châm đó, từ những năm 80, Trung Quốc đã từ chỗ mặc nhiên chấp nhận liên minh Mỹ - Nhật Bản đến chấp nhận sự có mặt của Mỹ ở khu vực châu Á Ờ Thái Bình Dương. Cuối năm 2000, trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ cho rằng cần có sự thay đổi thái độ đối với Mỹ. Khi G.W Bush lên cầm quyền, Trung Quốc đã có thái độ hợp tác hơn với Mỹ. Sự chỉ trắch của Bắc Kinh với Washington giảm bớt dần dần. 28 ỘCon đường đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giớiỢ, từ http://vietbao.vn/the-gioi/con-duong- dua-TQ-tro-thanh-cuong-quoc-hang-dau-the-gioi/65108497/161

Nếu không có vụ va chạm máy bay ngày 1/4/2001 thì quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã có sự cải thiện nhiều hơn.

Từ thực tế phát triển quan hệ Trung Quốc Ờ Mỹ có thể nói, sự điều chỉnh trong chắnh sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ sau sự kiện 11 Ờ 9 không mang tắnh chất chuyển hướng mà là sự tăng cường và mở rộng mối quan hệ được xác lập.

Mức độ tăng cường thể hiện ở chỗ: việc Trung Quốc chấp nhận sự có mặt và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ ở châu Á từ mức độ hiểu ngầm lên mức độ công khai và rõ ràng hơn nhưng chưa phải là hình thức chắnh thức. Chắnh vì phương châm chiến lược đó, mặc dù chống lại chủ nghĩa đơn phương bá quyền song Trung Quốc chỉ có thái độ phản đối theo nguyên tắc Ộquyết không đối đầuỢ để tránh tiêu hao thực lực quốc gia và không dồn sức vào những lợi ắch không phải chủ yếu. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương thực hiện Ộcần kiên trì nguyên tắc có lợi, có mức độ trong vấn đề phản đối khuynh hướng chủ nghĩa đơn phương và đế quốc mới.Ợ

Trung Quốc ho rằng, những chắnh sách, động thái bao vây, kiềm chế của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian qua đã gây nên tình trạng căng thẳng, làm tổn hại tới mối quan hệ song phương. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường hợp tác vì lợi ắch chung của hai nước, Trung Quốc cũng có những chiến lược đối phó hợp lý để có thể vừa duy trì, phát triển quan hệ với Mỹ, vừa phá được thế bao vây, kiềm chế của Mỹ.

Trên thưc tế, Trung Quốc có chắnh sách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn đối với Mỹ. Có thể thấy được chắnh sách này trong mối quan hệ sonmg phương, qua việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Trên thực tế, sự chênh lệch về tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng đô la của Mỹ đã gây nên tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ. Mỹ gây sức ép buộc Trung Quốc phải tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trung Quốc đã có hành động làm giảm căng thẳng quan hệ hai nước khi quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ lên 2.1%, trong khi phắa Mỹ yêu cầu nâng giá lên 40%. Bởi vì, Trung Quốc cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ chịu sự tác động của môi trường kinh tế trong nước và vì thế việc điều chỉnh phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Trong các vấn đề quốc tế như vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều TiênẦTrung Quốc đã tắch cực hợp tác với Mỹ và cộng đồng quốc tế, nỗ lực thực hiện việc phi hạt nhân hoá hai quốc gia này, nhưng đồng thời cũng tỏ thái độ kiên quyết phản đối Mỹ sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề, gây mất ổn định an ninh trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc cho rằng, để phá thế bao vây về ngoại giao cũng như quân sự của Mỹ, trong chiến lược đối ngoại chung, Trung Quốc chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại đa phương và tăng cường hợp tác với các nước, khu vực và thế giới.

Việc thực thi đường lối chiến lược này, Trung Quốc coi trọng việc tăng cường quan hệ trước hết với các nước láng giềng. Về mặt chủ trương, Chắnh phủ Trung Quốc tuyên bố kiên trì phương châm hữu nghị coi láng giềng là bạn và chắnh sách láng giềng hữu nghị, láng giềng an ninh và láng giềng giàu có. Trung Quốc phát huy vai trò của mình trong các cơ chế hợp tác châu Á như ASEAN + 3, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN. Các nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc Ờ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đã tắch cực thực hiện hàng loạt các chuyến viếng thăm tới các nước láng giềng Đông Nam Á như: Brunay, Indonesia, Bangladesh, Sri LankaẦ Thông quan quan hệ kinh tế, Trung Quốc cũng mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước châu Phi, tìm kiếm những cơ hội làm ăn mới, đặc biệt là nguồn năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào Trung Đông, tránh đối đầu với Mỹ ở khu vực này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với các nước Arab, thành lập Diễn đàn Trung Quốc Ờ Arab. Không những thế, Trung Quốc còn vươn ra cả Mỹ - Latinh, Ộsân sauỢ của Mỹ, Trung Quốc cũng thành lập Diễn đàn hợp tác Trung Quốc Ờ Mỹ Latinh, thúc đẩy quan hệ với các nước ở đây. Trung Quốc cũng không ngừng tập trung phát triển quan hệ với châu Âu, đồng minh truyền thống của Mỹ. Kết quả rõ rệt nhất trong mối quan hệ này đó là việc EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khắ đối với Trung Quốc từ hơn 16 năm nay trước sự phản đối của Mỹ.

Đó là những nỗ lực ngoại giao đa chiều nhằm xây dựng thế đứng vươn lên cho Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thực hiện một số biện pháp khác nhằm phá thế bao vây quân sự của Mỹ. Mọi hoạt động hải quân của nước này thời gian qua, kể cả tàu nổi, tàu chìm, tàu khảo sát khoa học đều nằm trong kế hoạch mang tắnh chiến lược nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ ỘChuỗi đảo phòng ngự thứ nhấtỢ của Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc cũng tăng cường hiện diện quân sự ở những nơi là thế mạnh của Mỹ: khu vực Đông Bắc (nơi có hạm đội 7 của Mỹ chiếm đóng) và khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, đặc biệt là quân sự.

Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 2005, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Nga và thu được nhiều kết quả quan trọng. Hai nước đã ký ỘTuyên bố chung Trung Ờ Nga về trật tự thế giới trong thế kỷ XXIỢ. Hai nước cũng có tập trận chúng quân sự vào đầu tháng 8 năm 2005. Theo giới quan sát, về danh nghĩa đây là một cuộc tập trận coi tấn công khủng bố là mục tiêu, nhưng những biểu hiện của nó thì vượt ra ngoài mục tiêu chống khủng bố. Cuộc tập trận nhằm đối phó với sự bao vây của Mỹ xung quanh hai nước và nằm trong chiến lược Ộchống bao vâyỢ của Bắc Kinh.

Nhằm mục tiêu thúc đẩy thống nhất Đài Loan bằng con đường hoà bình hoặc thậm chắ dùng vũ lực, cùng với các nỗ lực ngoại giao, Trung Quốc cũng tăng cường phát triển kinh tế với Đài Loan. Năm 2004, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 105.8 tỷ USD trong tổng số 665,03 tỷ USD kim ngạch thương mại với châu Á. Đặc biệt, khi Mã Cửu Anh lên nắm quyền, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện đáng kể.

Như vậy, có thể nói, Trung Quốc đã tạo ra thế đối chọi lại toàn diện đối với Mỹ từ kinh tế, ngoại giao, quân sựẦ Những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc không chỉ giúp mở rộng quan hệ đối ngoại của quốc gia này, tăng cường cơ hội hợp tác mà còn phần nào phá được thế bao vây của Mỹ, tăng thế trỗi dậy của nước này.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ MỸ TRUNG TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Trang 32 -32 )

×