Quan hệ kinh tế Mỹ-Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 47)

II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ

b. Quan hệ kinh tế Mỹ-Trung Quốc

Do hai bên đều đặt mục tiêu trọng tâm vào phát triển quan hệ kinh tế, mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc trên thực tế đã liên tục phát triển và ngày càng mạnh mẽ. Hiện nay, hai nước đều là những đối tác quan trọng hàng đầu của nhau. Điều này thể hiện rất nổi bật trong lĩnh vực thương mại. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng hết sức nhanh chóng và vượt trội so với các lĩnh vực

kinh tế khác, và có tốc độ phát triển nhanh hơn quan hệ thương mại của Mỹ với bất kỳ đối tác nào khác, cũng như quan hệ thương mại của Trung Quốc với các đối tác khác. Sau khi hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương tháng 7 Ờ 1979, sau đó Mỹ đã bắt đầu cho Trung Quốc được hưởng quy chế tối huệ quốc (MNF) từ năm 1980 đã tạo điều kiện pháp lý cơ bản và điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua việc giảm thuế quan của Mỹ đối với các hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc làm cho quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển và cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, quan hệ thương mại giữa hai nước lại có thêm cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển mới. Cụ thể là tổng kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia đã tăng từ khoảng 5 tỷ USD năm 1980 lên 20 tỷ USD năm 1990 và lên đến 386.7 tỷ USD vào năm 2007. Giá trị thương mại song phương đã tăng hơn gấp 3 lần từ năm 2001 đến năm 2007.

Nếu như trong hai năm 2004 và 2005, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ sau Canada và Mexico với tỷ phần tương ứng là 10.1% và 11.1% trong tổng thương mại của Mỹ, thì đến năm 2006 Ờ 2007, Trung Quốc đã vượt Mexico trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ sau Canada.

Trong khi đó, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Với giá trị thương mại song phương đạt 302,1 tỷ USD. Năm 2007, Mỹ đã bỏ xa nước thứ hai là Nhật Bản với giá trị 236 tỷ USD.

Xét về tốc độ tăng trưởng thương mại song phương, trong vòng 10 năm trở lại đây từ năm 1998 đến năm 2007, tốc độ này liên tục tăng ở mức hai con số. Có nhiều năm tăng trên 20%, chẳng hạn năm 2004, tốc độ tăng trưởng thương mại song phương đạt 28%, năm 2005 đạt 23.3%. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đều ở mức hai con số, ngoại trừ năm 1999 có tốc độ tăng trưởng âm. Đặc biệt, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng lên đến 32.1% vào năm 2006. Mặc dù xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng khá nhanh như vậy, nhưng vẫn thua xa về khối lượng so với nhập khẩu. Năm 2001, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc chỉ tăng 2.2%, do kinh tế Mỹ bắt đầu chững lại sau chu kỳ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, những năm sau đó con số này lại tăng nhanh dao động quanh mức 20%, năm 2004 lên đến 29.1%.40

Về cơ cấu sản phẩm, thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng có sự khác biệt rất rõ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Trung Quốc là nhà cung cấp quan trọng cho Mỹ đặc biệt là những 40 US International Trade Comission, US Department of Commerce, and US Census Bureau

sản phẩm cần nhiều lao động, các sản phẩm tiêu dùng gia đình, linh kiện điện tử, trong đó dệt may là sản phẩm chủ lực.

Những năm đầu của thế kỷ XXI, Mỹ nhập khẩu với khối lượng lớn những sản phẩm của Trung Quốc bao gồm: các sản phẩm dệt may đạt kim ngạch trên 35 tỷ USD vào năm 2007, thiết bị máy tắnh và linh kiện điện tử có giá trị 28 tỷ USD năm 2006 và năm 2007, đồ chơi và xe đạp cũng có giá trị gần 27 tỷ USD vào năm 2007, máy vi tắnh đạt 23 tỷ USD vào năm 2007Ầ Với sự gia tăng nhanh chóng khối lượng nhập khẩu của Mỹ và Trung Quốc đã gây nên sự thâm hụt nghiêm trọng cán cân thương mại giữa hai nước. Điều này đã khiến cho quan hệ kinh tế giữa hai nước trở nên khá căng thẳng đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết.

Nếu như các mặt hàng chủ yếu mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc là các sản phẩm tiêu dùng và linh kiện điện tử thì xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chủ yếu tập trung ở các sản phẩm phục vụ công nghiệp, máy móc, thiết bị. Ngày nay, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ của Trung Quốc đã mở rộng nhiều sang cả sản phẩm nông nghiệp, chứ không phải là các sản phẩm sợi thô, sản phẩm nhựaẦ như trước đây. Từ năm 2000 đến 2005, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang phần còn lại của thế giới chỉ tăng 2%. Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu hàng hoá thứ tư của Mỹ vào năm 2005 và 2006. Xuất khẩu hàng hoá của Mỹ sang Trung Quốc năm 2006 chiếm khoảng 5.3% tổng xuất khẩu của Mỹ.

Ngoài ra, để thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển, hai bên cũng đã ký kết rất nhiều hiệp định, thoả thuận về kinh tế như Hiệp định Dệt may, Hàng không, nâng cao năng lực cạnh tranh và các hiệp định, thoả thuận khác như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, kỹ thuật, Hiệp định hợp tác vận tải biển, Bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệpẦ

Về lĩnh vực đầu tư, bên cạnh những kết quả tắch cực về trao đổi thương mại, hoạt động hợp tác đầu tư giữa hai nước Mỹ - Trung Quốc cũng có những bước tiến đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc đã đầu tư vào Trung Quốc kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực (ngày 1 Ờ 1 Ờ 1978), chủ yếu thông qua những dự án đăng ký trực tiếp từ Mỹ và gián tiếp qua các công ty của nước thứ ba. Đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Trung Quốc khá ấn tượng bởi Trung Quốc là địa chỉ đầu tư rất thấp dẫn thu hút các luồng đầu tư nước ngoài. Gần đây, Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài cùng với Mỹ. Trong tiến trình này, Trung Quốc cũng đã trở thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới.

Các công ty Mỹ là nơi cung cấp những công nghệ nguồn nên được Trung Quốc coi trọng. Có thể nói, những công ty lớn nhất của Mỹ đều đã đầu tư sản xuất, kinh doanh thị trường

Trung Quốc. Nhiều công ty Mỹ không chỉ đầu tư sản xuất kinh doanh mà họ thiết lập các cơ sở nghiên cứu triển khai (R&D) ở Trung Quốc. Điều này cho thấy Trung Quốc là một địa điểm được các công ty Mỹ lựa chọn để phát triển lâu dài và là một mắt xắch quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty Mỹ. Sự hấp dẫn của Trung Quốc khiến cho nhiều chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ đang hoạt động ở nước khác trong khu vực châu Á cũng chuyển sang đầu tư và Trung Quốc.

Như vậy, lượng vốn và công nghệ trực tiếp từ các công ty mẹ ở Mỹ và các công ty con của công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc lớn vô cùng mà khó có thống kê nào cho thấy hết được. Vì thế, trong các thống kê về đầu tư nước ngoài của Mỹ và Trung Quốc, chúng ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa con số Trung Quốc đưa ra là con số của Mỹ. Có những năm các con số đưa ra có sự chênh lệch rất lớn, con số thống kê của Trung Quốc thường cao hơn gấp nhiều lần của Mỹ.

Mặc dù vậy, cũng có một điểm chung trong các báo cáo của cả Trung Quốc và Mỹ là đều khẳng định đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc còn khiêm tốn. Các số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy FDI của Mỹ chỉ là phần nhỏ trong tổng FDI vào Trung Quốc và số liệu của các cơ quan Mỹ cho thấy đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc chỉ chiếm phần khá khiêm tốn trong tổng đầu tư ra nước ngoài của Mỹ. Điều này được lý giải do các công ty xuyên quốc gia của Mỹ vẫn tập trung đầu tư nhiều ở các nước phát triển như Canada và các nước châu Âu. Đây là những đặc điểm nổi bật của các công ty xuyên quốc gia Mỹ.

Ngoài thương mại và đầu tư là hai lĩnh vực nổi bật nhất, hợp tác kinh tế Mỹ - Trung Quốc còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực như hợp tác năng lượng. Mỹ và Trung Quốc là hai nhà nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, đương nhiên họ đều là những nước hết sức coi trọng an ninh năng lượng. Mỹ đã đưa ra các chắnh sách ủng hộ nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự minh bạch trong các vấn đề cung cầu năng lượng, bảo vệ sự phát triển của các nguồn năng lượng thay thế và Mỹ đang khuyến khắch Trung Quốc có những hành động tương tự. Mặc dù hai nước có những nhu cầu khác nhau và đối mặt với những thách thức khác nhau, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn được đảm bảo về an ninh năng lượng.

Từ sự phân tắch tình hình phát triển kinh tế thương mại và đầu tư và một số lĩnh vực hợp tác kinh tế khác giữa hai nước nêu trên, có thể thấy rằng quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thành tắch rất đáng kể, kim ngạch buôn bán hai chiều và vốn đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc cũng đã tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đáp ứng được tầm vóc của hai nền kinh tế lớn, cũng như tiềm năng vốn có của hai bên và đặc biệt sự mất cân đối trong cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang gây nên sự bất bình và căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Vì vậy, để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư Mỹ - Trung Quốc phát triển hơn nữa, công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá về hàng hoá, môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đã được chú trọng hơn. Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc đã có những kênh tiếp xúc trao đổi ở nhiều cấp, đặc biệt gần đây hai nước đã có những cuộc đối thoại chiến lược cấp cao từ năm 2006.

c. Những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w