ỘLiệu Trung Quốc có hợp tác với Mỹ trong các vấn đề quốc tế khác?Ợ, Tham khảo thế giới, số 244, trang 9-

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 60)

II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ

41 ỘLiệu Trung Quốc có hợp tác với Mỹ trong các vấn đề quốc tế khác?Ợ, Tham khảo thế giới, số 244, trang 9-

Kết luận

Căn cứ vào những mâu thuẫn về chiến lược và lợi ắch cùng với mức độ những tổn hại gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung, có thể dự đoán quan hệ Mỹ- Trung sẽ tiếp tục trong tình trạng căng thẳng ắt nhất trong vài năm tới. Có thể thấy 3 lý do chủ yếu:

Thứ nhất, chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã trở thành một trong những tiêu điểm trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000. Bản báo cáo Cox về việc đánh cắp bắ mật hạt nhân đã góp phần đáng kể vào việc này. Chắnh quyền Clinton cũng phải thừa nhận vấn đề tình báo hạt nhân là một trong những mối đe doạ chủ yếu đối với an ninh của Mỹ trong Bản báo cáo về Chiến lược an ninh quốc gia tháng 12/ 1999. Người ta bắt đầu nghe thấy ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà, Bush, lớn tiếng chỉ trắch Clinton vì đã quá dung túng Trung Quốc, và chắnh sách Trung Quốc của chắnh quyền Clinton đã thất bại thảm hại, tương tự như những lời chỉ trắch mà Clinton đã đưa ra trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng với bố ông ta 7 năm về trước. Bởi vậy, từ nay cho đến bầu cử, Clinton mặc dù vẫn tiếp tục theo đuổi chắnh sách can dự với Trung Quốc, sẽ không dám có hành động gì cải thiện quan hệ với Trung Quốc và sẽ phải cứng rắn hơn đối với Trung Quốc để phần nào xoa dịu những chỉ trắch mạnh mẽ trong một Quốc hội do Đảng Cộng hoà chi phối và cũng để bảo vệ cho Gore trước sự chỉ trắch của Đảng Cộng hoà đối với chắnh sách Trung Quốc của chắnh quyền Clinton. Trong cuộc họp của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc tháng 3/2000, Ngoại trưởng Mỹ M. Albright đã trình bày một bản báo cáo lên án mạnh mẽ hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và điều này đã ngay lập tức được phản hồi bởi quyết định của Trung Quốc đình chỉ đối thoại nhân quyền giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống mới của Mỹ lên cầm quyền, dù là ứng cử viên Đảng Cộng hoà hay Dân chủ thắng cử, nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì chắnh sách tương đối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc để phần nào giữ những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình, ắt nhất là trong thời gian đầu của nhiệm kỳ tổng thống mới. Clinton đã cứng rắn với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ thứ nhất. Chỉ đến nhiệm kỳ thứ hai, Clinton mới có những điều chỉnh đáng kể trong chắnh sách Trung Quốc của mình .

Thứ hai, những rạn nứt mới trong quan hệ Mỹ-Trung và đặc biệt là việc Mỹ tấn công Kosovo thể hiện xu hướng bá quyền của Mỹ, việc ném bom Đại sứ quán Trung Quốc và bản báo cáo Cox tố cáo Trung Quốc ăn cắp công nghệ hạt nhân của Mỹ, và việc Mỹ tăng cường bán vũ khắ cho Đài Loan đã làm cho tình cảm chống Mỹ ở Trung Quốc tăng mạnh. Bởi vậy, nhiều khả năng sự cứng rắn của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc cũng sẽ gặp phải một thái độ đối đẳng.

Thứ ba, Đài Loan, vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Mỹ-Trung, trong thời gian tới có khả năng tiếp tục làm cho quan hệ hai nước thêm căng thẳng. Sau khi thu hồi Hồng Kông và Macao, sự nghiệp thống nhất đất nước của Trung Quốc chỉ còn lại vấn đề Đài Loan. Vì vậy, việc thống nhất Đài Loan về Trung Quốc lục địa đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Mặc dù cuốn Sách trắng về Đài Loan của Trung Quốc vừa qua chủ yếu nhằm tác động vào cuộc bầu cử ở Đài Loan, nó vẫn là một minh chứng rõ ràng về lập trường cứng rắn, không nhượng bộ của Trung Quốc đối với vấn đề Đài

Loan. Hệ luỵ trực tiếp của sự đe doạ sử dụng vũ lực của Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến việc Mỹ tăng cường bán vũ khắ cho Đài Loan. Và điều này đương nhiên sẽ làm cho Trung Quốc tức giận và có tác động bất lợi đối với quan hệ Mỹ-Trung. Bên cạnh đó, quá trình dân chủ hoá ở Đài Loan và việc Trần Thuỷ Biển thuộc Đảng Dân chủ cấp tiến Đài Loan thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan ngày 18/3/2000 không hứa hẹn biển êm sóng lặng ở eo biển Đài Loan. Mặc dù vậy, bài học khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996 khi chỉ còn trong gang tấc hai nước đã đụng độ quân sự chắc hẳn vẫn còn là một bài học đáng ghi nhớ cho các nhà lãnh đạo của hai nước.

Tuy nhiên, mặc dù luôn tồn tại mầm mống khủng hoảng, căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước khó có thể dẫn đến tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong vòng vài thập kỷ tới. Những mâu thuẫn chiến lược cơ bản và lâu dài sẽ tiếp tục tồn tại trong tưong lai có thể thấy được, nhưng không có khả năng trở thành nguyên nhân trực tiếp gây xung đột. Quan hệ hai nước có khả năng sẽ ở trong một tình trạng không ổn định lâu dài, vừa hợp tác vừa đấu tranh với mặt đấu tranh có xu hướng nổi trội. Khả năng đổ vỡ quan hệ dẫn đến đối đầu sẽ gặp phải những lực cản mạnh mẽ từ cả hai phắa.

Lực cản thứ nhất là cả hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của nước kia đối với mình. Hiện đại hoá của Trung Quốc khó có thể bỏ qua nền kinh tế lớn nhất với thị trường rộng lớn như nước Mỹ. Vai trò chủ đạo của Mỹ trong các thiết chế kinh tế tài chắnh thế giới cũng là một nhân tố quyết định đối với quá trình hội nhập của Trung Quốc vào dòng chảy chắnh của thế giới. Đối với Mỹ, ngoài những lợi ắch thương mại và đầu tư to lớn của giới kinh doanh Mỹ ở Trung Quốc, vai trò của Trung Quốc cũng không thể bỏ qua trong một loạt các vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ như vấn đề không phổ biến vũ khắ hạt nhân, vấn đề Bán đảo Triều Tiên v.v..

Lực cản thứ hai, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nền kinh tế trên thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hoá là một nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các nước, đặc biệt giữa một nước phát triển lớn nhất thế giới và một nước đang phát triển lớn nhất thế giới. Những vấn đề toàn cầu đang đe doạ tương lai của hành tinh mà không một nước nào dù mạnh như Mỹ có thể đơn phương giải quyết, cũng đòi hỏi sự hợp tác của các nước trong đó quan trọng nhất vẫn là các nước lớn. Bên cạnh đó, với sự chuyển đổi của nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn mới thay đổi về chất, kỷ nguyên của nền kinh tế trắ thức, sự chạy đua về kinh tế càng gấp rút đòi hỏi tất cả các nước phải tập trung tối đa nguồn lực vào phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây cũng là một nhân tố kiềm chế xu hướng đối kháng trong quan hệ giữa các nước.

Lực cản thứ ba là, Mỹ có lợi ắch cơ bản đối với việc duy trì hoà bình thế giới để phát triển và duy trì thế mạnh áp đảo của mình về mọi mặt. Chắnh vì vậy, Mỹ không thể cho phép mâu thuẫn giữa các nước lớn, đặc biệt là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở thành xung đột và đối đầu. Hơn nữa, mặc dù hùng mạnh, khả năng của nước Mỹ là có hạn và nước Mỹ xác định trọng tâm chiến lược của mình là khu vực Âu-A' nơi nước Mỹ đã và đang phải đối phó với những thách thức to lớn. Cho dù mặt kiềm chế và răn đe trong chắnh sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ thể hiện rõ hơn, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chắnh sách can dự tắch cực đối với Trung Quốc để cột chặt nước này vào hệ thống kinh tế thế giới. Đối với Trung Quốc, một trong những nhân tố quan trọng nhất là cho dù đang trỗi dậy, thế và lực của Trung Quốc còn xa mới có thể trở thành địch thủ ngang sức ngang tài

với Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng ngay cả đánh giá của Bộ quốc phòng Mỹ đến năm 2015 Trung Quốc có khả năng thách thức Mỹ cũng là một đánh giá tương đối cường điệu đối với Trung Quốc. Trước đây, Mỹ đã từng dự đoán đến năm 2010, Trung Quốc có khả năng trở thành địch thủ ngang sức của Mỹ. Gần đây, Mỹ đã điều chỉnh dự đoán thành 2015. Con đường tiến đến địa vị siêu cường của đất nước 1,3 tỷ dân này hứa hẹn là một con đường tiềm ẩn những thách thức to lớn. Bởi vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hoá đất nước. Điều này có nghĩa Trung Quốc vẫn là cường quốc chủ trương nguyên trạng trong tương lai ngắn đến trung hạn. Trung quốc sẽ tiếp tục chấp nhận một sự chia sẻ quyền lực không cân bằng với Mỹ trong trật tự hiện hành.

Cuối cùng, một nhân tố không kém phần quan trọng khác ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ- Trung là quan hệ giữa các nước lớn và tương quan lực lượng giữa các nước này. Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ không thể không tắnh đến nhân tố khác như Nga, Tây Âu, Nhật Bản. Sự xắch lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga không thể không gây lo ngại đối với Mỹ. Tây Âu và Nhật Bản cũng có những lợi ắch kinh tế, chắnh trị to lớn trong quan hệ đối với Trung Quốc. Mỹ sẽ vừa phải tắnh đến các lợi ắch của đồng minh đối với Trung Quốc cũng như phải cạnh tranh để không mất lợi thế của mình trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Ngược lại, trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cũng sử dụng quan hệ với Nga, Tây Âu và ASEAN để tăng sức mặc cả. Như vậy, mối quan hệ song phương Mỹ-Trung vận động trong một tương quan lực lượng phức tạp giữa các nước lớn. Trong bối cảnh quan hệ nước lớn đang chuyển động phức tạp và chưa định hình như hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ắch căn bản trong việc duy trì đối thoại giữa hai nước, tránh gây đổ vỡ trong quan hệ và thúc đẩy sự phân cực trong quan hệ giữa các nước lớn.

Nói tóm lại, quan hệ Mỹ-Trung không chỉ là mối quan hệ quan trọng nhất ở Châu A'-

Thái Bình Dương, đây còn là mối quan hệ phức tạp nhất, có tiềm năng gây xung đột nhất bởi những mâu thuẫn cơ bản chi phối mối quan hệ song phương này là tổng hợp các mâu thuẫn về thế giới quan, về chiến lược, về ý thức hệ, thương mại. Nhân tố nội bộ hai nước làm cho mối quan hệ này càng trở nên không thể dự đoán trước. Bên cạnh đó, hai nước chia sẻ những lợi ắch to lớn cả về kinh tế và chắnh trị. Sự tồn tại song song của những lợi ắch tương đồng cùng với những mâu thuẫn nhiều mặt tạo nên một tình trạng quan hệ giống như một con thuyền nhiều lúc lao đao vì sóng gió, nhưng những người chèo thuyền vẫn cố gắng chèo chống để giữ cho con thuyền khỏi bị sóng gió lật nhào. Điều này cũng thể hiện rất rõ nét ở chắnh sách dường như là hai mặt của Mỹ: một mặt chắnh quyền Mỹ đang nỗ lực vận động Quốc hội Mỹ phê chuẩn quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Trung Quốc; mặt khác chắnh quyền Clinton lên án mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Trên thực tế, bản thân chắnh sách can dự của Mỹ đối với Trung Quốc hàm chứa hai mặt: hợp tác và phòng bị; dắnh lắu và kiềm chế. Khi khẳng định quyết tâm duy trì chắnh sách can dự đối với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã từng tuyên bố Mỹ vẫn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất khi những nỗ lực lôi kéo Trung Quốc của Mỹ không mang lại kết quả mong đợi. Tuy nhiên, cho dù những song trùng lợi ắch to lớn giữa hai nước và những bài học của quá khứ có thể là những lực cản quyết định đối với khả năng đổ vỡ quan hệ và hai nước đi đến đối đầu

trong tương lai ngắn đến trung hạn, người ta vẫn có thể khẳng định ắt nhất một điều là thời kỳ trăng mật thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc chắc sẽ không sớm xảy ra.42

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w