Những vấn đề tranh chấp kinh tế

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 51)

II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ

i. Những vấn đề tranh chấp kinh tế

Sự phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế thương mại Mỹ - Trung Quốc trong thời gian qua làm nổi lên một số vấn đề chủ yếu như: sự gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc (năm 2007 thâm hụt thương mại Mỹ với Trung Quốc lên đến 256 tỷ USD); vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trắ tuệ của Mỹ ở Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến hạn chế thương mại như tỷ giá thấp của đồng nhân dân tệẦ

Thứ nhất, vấn đề thâm hụt thương mại là nổi cộm nhất trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung Quốc: thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng rất nhanh. Năm 1995 thâm hụt của Mỹ vào khoảng 33 tỷ USD thì năm 2000 đã là 83 tỷ USD, và đạt đỉnh điểm là 256 tỷ USD vào năm 2007. Và vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong quan hệ thương mại hai nước là vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ. Theo thống kê của Chắnh phủ Mỹ, năm 2005 mức thâm hụt thương mại của nước này là 725,8 tỷ USD, tăng 17.5%. Trong đó, mức thâm hụt với Trung Quốc đã tăng lên 201,6 tỷ USD tăng 24.5% so với năm 2004. Năm 2006, con số này lên tới 232.5 tỷ USD. Dư luận Mỹ rất bất bình về mức thâm hụt khổng lồ này. Thậm chắ nhiều người Mỹ còn đổ lỗi cho tình trạng thất nghiệp ở Mỹ trong thời gian qua là do tình trạng nhập siêu của Mỹ.

Vấn đề thâm hụt thương mại có nhiều nguyên nhân, song có ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp hơn đồng đô la. Từ năm 1994 đến giữa năm 2005, Trung Quốc luôn giữ tỷ giá 1 USD = 8.23 NDT. Phắa Mỹ cho rằng, đồng nhân dân tệ phải được tăng giá khoảng 40% mới tương xứng với đồng đô la. Tháng 7 Ờ 2005, Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá 1 USD = 8.11 NDT, điều này có nghĩa là đồng nhân tệ được nâng giá khoảng 2.1%.

Nhiều người Mỹ cho rằng, do tỷ giá với đồng đô la thấp nên hàng hoá giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào thị trường Mỹ với khối lượng lớn. Trong đó, hàng dệt may chiếm một lượng lớn hơn cả. Đây cũng là một lý do khiến cho Mỹ lâm vào tình trạng nhập siêu. Theo các thoả thuận của WTO có hiệu lực từ năm 1995, buôn bán toàn cầu về hàng dệt may đã không còn bị hạn ngạch từ ngày 1 tháng 1 năm 2005. Điều này dẫn đến sự tăng vọt khối lượng hàng dệt may giá rẻ nhiều chủng loại hàng đầu thế giới của Trung Quốc

và các nước khác được nhập vào thị trường Mỹ và EU. Để đối phó với tình trạng này, Mỹ đã áp dụng đặt hạn ngạch mới đối với một số chủng loại dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi EU chọn biện pháp tìm cách thương lượng một hiệp định với Bắc Kinh xung quanh vấn đề giới hạn dệt may nhập khẩu.

Thứ hai, là vấn đề giá trị đồng nhân tệ: theo đánh giá của Mỹ, Trung Quốc giữ giá trị đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ thấp hơn giá trị thực, và nó cũng gián tiếp thấp hơn so với đồng yên và euro. Cho đến năm 2005, Trung Quốc vẫn cột chặt đồng tiền của họ với đô la, thời điểm này 1 USD bằng khoảng 8.3 NDT. Thời điểm này, có rất ắt dấu hiệu cho thấy Trung Quốc thả nổi NDT. Các công ty, những nhà lập pháp của Trung Quốc đều cảm thấy hài lòng và hoàn toàn ủng hộ chắnh sách dìm giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Lúc này, Trung Quốc rất cần đẩy mạnh xuất khẩu để tạo công ăn việc làm cho dân chúng, nhất là trong tình trạng số người thất nghiệp đang gia tăng. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng của Trung Quốc đang có tỷ lệ nợ xấu cao. Nếu tự do hoá ngay lập tức thị trường ngoại hối, cho phép nhân dân Trung Quốc giữ bất cứ ngoại hối nào tuỳ sở thắch, thì người dân Trung Quốc sẽ ồ ạt rút tiền mua ngoại hối ấy. Tình trạng này chắc chắn sẽ gây ra khủng hoảng cho đồng nhân dân tệ, hệ thống ngân hàng, và nền kinh tế Trung Quốc .

Cho đến những tháng cuối năm 2008, đồng nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 20% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mà Chắnh quyền Bush và Quốc hội Mỹ yêu cầu. Trong khi đó, Mỹ cho phép đồng đô la giảm giá. Điều này làm cho Trung Quốc không hài lòng, bởi vì hầu hết khoản dự trữ ngoại tệ trị giá 1, 760 tỷ USD của họ đều là đô la. Các quan chức Trung Quốc lên án Mỹ quản lý kém đồng đô la, trong khi đó, Mỹ lại gây sức ép đòi Trung Quốc điều chỉnh đồng nhân dân tệ.

Thứ ba, vấn đề quyền sở hữu trắ tuệ: vấn đề thực hiện quyền sở hữu trắ tuệ cũng gây nhiều mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung Quốc. Thời gian đầu cải cách, Trung Quốc tuyên bố thực hiện cam kết bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế, các bắ quyết thương mại bằng việc ký Hiệp định thương mại song phương Mỹ - Trung năm 1979. Còn khi đã gia nhập WTO, vấn đề thực hiện quyền sở hữu trắ tuệ ở Trung Quốc bị phê phán khá nhiều. Chẳng hạn, tại Quảng Châu, các xắ nghiệp Trung Quốc làm nhái kẹo cao su mang nhãn hiệu WrigleyỖs của Mỹ, rập khuôn phương thức mậu dịch, kênh tiêu thụ hàng hoá và thưởng nhiều tiền cho các cửa hàng tiêu thụ các hàng giả nói trên. Hậu quả là rất nhiều xắ nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ đã phải cắt giảm hàng loạt nhân viên, thu hẹp sản xuất, thậm chắ tuyên bố phá sản.

Mỹ cũng thường xuyên khiếu kiện Trung Quốc về nạn ăn cắp bản quyền và sở hữu trắ tuệ. Mỹ cho rằng: ỘNgười Trung Quốc làm nhái tất cả, từ các nhãn mác cao cấp, phần

mềm, đĩa DVD, đến xe hơiẦ các sản phẩm làm giả hằng năm đạt từ 19 đến 24 tỷ USDỢ. Phòng thương mại Mỹ ước tắnh nạn ăn cắp bản quyền đã làm cho các công ty Mỹ thiệt hại 15 Ờ 18% giá trị các sản phẩm của họ bán ở thị trường Trung Quốc.

Chắnh phủ Mỹ cho rằng việc Trung Quốc không hoàn toàn bảo đảm các bộ luật về sở hữu trắ tuệ và đánh cắp bằng sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu gây nên căng thẳng thương mại giữa hai nước. Mỹ đã đưa những khiếu kiện lên WTO và có một số biện pháp trừng phạt kinh tế.

Ngoài ra, còn có một số vấn đề đang nổi cộm xuất hiện như:

- Mỹ thực hiện những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư cũng như kiểm soát nghiêm ngặt việc trao đổi, chuyển nhượng kỹ thuật cao, nhất là ngành mũi nhọn như kỹ thuật máy tắnh, hạt nhânẦ đối với Trung Quốc . Mỹ cũng gây sức ép với các nước đồng minh (Israel), EU không bán kỹ thuật mũi nhọn cho Trung Quốc. Ở việc làm này, Mỹ hy vọng Trung Quốc sẽ không nắm được kỹ thuật cao, tiên tiến để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là hiện đại hoá quân sự.

- Trong vấn đề mở cửa thị trường và dịch vụ: viễn thông, ngân hàng, bảo hiểmẦ của Trung Quốc còn tiến hành rất chậm. Các công ty Mỹ chỉ được phép tham gia vào các thị trường dịch vụ trên và được đối xử công bằng, cạnh tranh lành mạnh với các công ty Trung Quốc sau 5 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.

- Vấn đề năng lượng: Mỹ cùng với Trung Quốc là những nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Năm 2004, lượng nhập khẩu của Trung Quốc là 100 triệu tấn, dự kiến năm 2020 là 450 triệu tấn. Các nhà kinh tế dự đoán cùng với sự tăng trưởng kinh tế, có thể khẳng định rằng trong thời gian 20 năm tới đây, lượng dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Năm 2005, A- rập Xê-út là nguồn nhập khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc. Trung Quốc đã ký nhiều thoả thuận thăm dò, khai thác năng lượng với Ả-rập Xê-út và quốc gia này đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với Iran, ký kết thoả thuận về thăm dò khắ đốt tại quốc gia này. Sự gia tăng có mặt của Trung Quốc ở những khu vực này đã tạo nên cuộc đấu tranh đua với Mỹ trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng.

ii. Các biện pháp xử lý các tranh chấp kinh tế với Trung Quốc của Mỹ

Thực tế trong những năm đầu thế kỷ XXI cho thấy quan hệ thương mại Mỹ - Trung xuất hiện nhiều mâu thuẫn nhưng đó cũng là điều khó tránh khỏi trong quan hệ thương mại. Điều đáng lưu ý là phắa Mỹ do chắnh sách Ộkiềm chếỢ Trung Quốc đã chắnh trị hoá các

vấn đề kinh tế, càng làm cho quan hệ hai nước nhiều lúc trở nên căng thẳng và là vấn đề Ộnổi cộmỢ lớn nhất trong quan hệ Mỹ - Trung.

- Mỹ áp dụng chống phá giá đối với Trung Quốc: theo nghiên cứu từ 1990 Ờ 2003, Trung Quốc mới chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ, chỉ chiếm 3.5% tổng nhập khẩu của Mỹ năm 1996, nhưng các vụ điều tra chống phá giá mà Mỹ áp dụng là nhiều nhất so với các nước khác. Mặc khác, thực tế cho thấy Trung Quốc là nước bị buộc tội cao và cao bất thường vào bán phá giá vào thị trường Mỹ vì thế Trung Quốc được coi là nước đặc biệt trong điều tra chống phá giá của Mỹ.

Những ý kiến đòi kiện Trung Quốc Ộbán phá giáỢ các mặt hàng như sản phẩm dệt và máy lửa đã lan sang đồ gia dụng. Xắ nghiệp sản xuất đồ gia dụng Mỹ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ phát đi tắn hiệu rằng họ sẽ kiện lên Uỷ ban Thương mại quốc tế và Bộ thương mại Hoa Kỳ về việc nhập khẩu các đồ nội thất bằng gỗ Ộbán phá giáỢ của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, năm 2002 giá trị sản lượng hàng gia dụng của Trung Quốc đạt gần 20 tỷ USD, trong đó 1/3 dành cho xuất khẩu mà Mỹ là thị trường xuất khẩu đồ gia dụng lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2002 số hàng gia dụng của Trung Quốc xuất sang Mỹ chiếm hơn một nửa hàng gia dụng xuất khẩu trong năm của Trung Quốc.

Trong năm 2003, sau khi quyết định áp dụng hạn nhập khẩu đối với ba mặt hàng của Trung Quốc, Chắnh phủ Mỹ một lần nữa tuyên bố đánh thuế chống phá giá đối với tivi màu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách huỷ bỏ kế hoạch ký hợp đồng mua đậu tương và một số sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán giới quan sát nhận thấy, Trung Quốc chỉ dùng lời lẽ rất nhẹ nhàng nhằm xoa dịu sự tức giận của Mỹ, thay vì tuyên bố biện pháp trả đũa. Theo tác giả Keith Bradsher của tờ New York Times, quan hệ thương mại của Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ dừng lại ở lời qua tiếng lại, chứ không trở thành một cuộc chiến thương mại. Những sức ép thương mại như vậy cũng không thể làm rối loạn những bước tiến lớn đầy triển vọng trong quan hệ song phương giữa hai siêu cường của thế giới. Trong năm 2004, Trung Quốc bị Mỹ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới về linh kiện bán dẫn. Mỹ lập luận rằng việc Trung Quốc áp đặt mức thuế giá trị gia tăng 17% lên các sản phẩm bán dẫn nhập khẩu, trong khi chỉ sử dụng mức thuế 3% với các nhà sản xuất nội địa là không công bằng.

Tiếp theo các sản phẩm gia dụng là các sản phẩm nông nghiệp cũng bị bán phá giá, sản phẩm tôm của Trung Quốc là một vắ dụ. Nhìn chung các vụ kiện tương đối nhiều nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp thuế chống bán phá giá. Rất nhiều trường hợp

các Uỷ ban Thương mại Mỹ không có đủ bằng chứng để kết luận Trung Quốc bán phá giá. Và việc kiện bán phá giá chỉ dừng lại ở những cáo buộc mà thôi.

- Gây sức ép đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân tệ: Trong thời gian qua, nhiều đoàn đại biểu Mỹ đã sang Trung Quốc để kêu gọi Trung Quốc thay đổi chắnh sách kinh tế tài chắnh để đối phó với những vấn đề song phương giữa hai nước. Không chỉ Mỹ mà cả Liên minh châu Âu cũng đã gây áp lực mạnh nhằm buộc Trung Quốc phải thả nổi Ờ hay ắt ra là điều chỉnh lại tỷ giá đồng nhân tệ. Mỹ càng ngày càng gia tăng sức ép yêu cầu Trung Quốc tăng giá nhanh đồng nhân dân tệ. Ngày 30 tháng 3 năm 2007 Chắnh phủ Mỹ thông báo sẽ tăng thuế đánh vào giấy nhập khẩu của Trung Quốc từ 10.9% lên 20.4%. Thậm chắ một số Thượng nghị sĩ Mỹ đang đề xuất một dự luật áp đặt lệnh trừng phạt về thuế đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Những biện pháp mạnh của Mỹ đã khiến cho Trung Quốc thực hiện những điều chỉnh. Trung Quốc cam kết sẽ có một số biện pháp Ộthắch hợpỢ trong việc xác định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ. Thực tế đồng nhân dân tệ đã liên tục tăng giá sau đợt điều chỉnh lại tỷ giá từ năm 2005. Chắnh phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp để đồng nhân dân tệ có giá hơn. Từ 1 Ờ 7 Ờ 2007, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tăng lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay thêm 25 Ờ 27 điểm phần trăm, mở rộng hơn nữa biên độ dao động trong giao dịch hối đoái của đồng nhân tệ.

- Tăng sức ép đòi Trung Quốc thực hiện quyền sở hữu trắ tuệ: Vấn đề quyền sở hữu trắ tuệ từ lâu là nguồn gốc căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên. Trong khi Trung Quốc cũng cố gắng nỗ lực sửa lại luật và tăng cường tắnh hiệu lực của nó, thì nạn vi phạm bản quyền sở hữu trắ tuệ từ trước đó rất lâu. Khi Trung Quốc vào WTO, họ đã cam kết thực hiện các yêu cầu về vấn đề này. Tuy nhiên các doanh nghiệp Mỹ vẫn phàn nàn về việc thực hiện quyền sở hữu trắ tuệ ở Trung Quốc.

- Một số biện pháp khác: Mỹ cũng gây áp lực Trung Quốc phải mở cửa nhiều hơn nữa để cho hàng hoá Mỹ dễ dàng thâm nhập hơn vào thị trường rộng lớn với hơn 1.3 tỷ dân. Mỹ lên án Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ cũng như không thực thi Ộmột cách đầy đủỢ các cam kết trước đây khi đã gia nhập WTO. Đại diện nhiều ngành công nghiệp kêu gọi chắnh quyền có những biện pháp hạn chế hàng hoá từ Trung Quốc có thể làm hại đến ngành sản xuất của Mỹ. Đặc biệt là các nhà sản xuất hàng dệt may Mỹ chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ những hàng hoá sản xuất từ Trung Quốc, nhất là khi hạn ngạch sản phẩm này đối với sản phẩm Trung Quốc được loại bỏ vào tháng 1 năm 2005.

Về phần mình, Trung Quốc sẽ yêu cầu nới lỏng việc xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao, thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc cũng như nới lỏng hạn ngạch xuất

khẩu dệt may mà phắa Mỹ đang áp đặt. Nhìn chung những phản ứng của Trung Quốc có phần nhượng bộ và khá mềm dẻo, thể hiện rõ mong muốn hợp tác.

Những phân tắch trên dường như có ngụ ý rằng sự gia tăng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc như vậy là chỉ có Trung Quốc được lợi ắch còn Mỹ thì không. Tuy nhiên, Chắnh phủ Mỹ không cho như vậy, trong xu hướng trước mắt, hàng nhập khẩu rẻ từ Trung Quốc sẽ đem lại sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng Mỹ. Còn về lâu dài, điều này sẽ tạo áp lực buộc các nhà sản xuất Mỹ phải chủ động và sáng tạo hơn trong sản xuất kinh doanh. Trung Quốc là một thị trường tiềm năng lớn và mục tiêu của Mỹ không chỉ là nắm bắt các cơ hội mới trong những năm đầu thập kỷ mà là trong những năm 2010 và 2020.

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w